Nhận định, soi kèo Baku Sportinq vs Qabala, 18h00 ngày 4/10: Khách lấn chủ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1: Tiếp đà hưng phấn -
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành, cha từng làm quan đầu tỉnh, nhưng vì chán ghét quan trường, 20 anh chị em của GS Đàm Trung Đồn đã được cha hướng theo con đường làm khoa học. Là con thứ 19 trong gia đình, giống như các anh chị mình, ông luôn ý thức việc phải nỗ lực, chăm chỉ học hành. Vị giáo sư không có bằng tiến sĩ, hơn 50 năm đóng góp cho ngành Vật lýNgày toàn quốc kháng chiến, cậu bé Đàm Trung Đồn – khi ấy chưa học hết cấp 1 – theo gia đình tản cư về Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Cha mất, GS Đồn được các anh lớn trong nhà thay cha kèm cặp. Chỉ trong vòng hơn 2 năm, ông đã học xong chương trình cấp 2. Đến năm 1950, khi các anh trai đều đã thoát ly đi bộ đội và làm cán bộ tham gia kháng chiến, ông theo mẹ ra Hà Nội tiếp tục học hành.
Sống trong Hà Nội tạm chiếm nhưng lòng vẫn luôn hướng về kháng chiến, điều đó càng thôi thúc ông phải quyết tâm học tập. Thời phổ thông, ông từng là thủ khoa trong kỳ thi học sinh giỏi Vật lý của các trường trong vùng tạm chiếm. Đến năm 1952, với ước mơ trở thành một nhà khoa học, ông quyết tâm ghi danh vào Trường ĐH Khoa học Hà Nội.
GS Đàm Trung Đồn (1934) là một trong những nhà giáo đầu tiên tham gia giảng dạy tại ĐH Tổng hợp
Đến khi Hiệp định Geneve được ký kết, Trường ĐH Khoa học Hà Nội chuyển vào Sài Gòn. Trong khi rất nhiều sinh viên theo trường di cư vào Nam, GS Đồn là một trong số rất ít sinh viên được Thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Hà Nội cử ra học lớp tiếp quản Thủ đô. Sau đó, trở về, ông tiếp tục học tại Trường ĐH Sư phạm Khoa học và tốt nghiệp khoá đầu tiên sau hoà bình lập lại vào năm 1956.
Lớp của ông năm đó cũng là lớp cán bộ đầu tiên được đào tạo để tham gia xây dựng các trường ĐH Tổng hợp, ĐH Xây Dựng, ĐH Bách khoa,… Cũng kể từ năm 1956, ông được phân công giảng dạy Vật lý tại ĐH Tổng hợp và trở thành lực lượng nòng cốt.
“Hồi ấy, ĐH Tổng hợp chỉ có một khoa Khoa học Tự nhiên, gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh. Tổ Vật lý có 5 người gồm thầy Kon Tum – khi ấy là hiệu trưởng nhà trường, thầy Vũ Như Canh, anh Phan Văn Thích, anh Phạm Viết Chinh và tôi.
Lớp cán bộ trẻ đều mới tốt nghiệp hệ 3 năm, tương đương trình độ đại học năm thứ 2 tại các trường đại học nước ngoài. Do đó, các anh em tôi đều được cử đi nước ngoài để bổ túc kiến thức còn thiếu. Thời điểm ấy, anh Phan Văn Thích, anh Phạm Viết Chinh được cử đi học ở Liên Xô, cho nên, giáo viên tổ Vật lý khi ấy không còn nhiều”, thầy Đồn nhớ lại.
Do hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu công tác, dù nhiều năm sau đó, năm nào ông cũng được cử đi nghiên cứu sinh, nhưng không năm nào được duyệt do nhu cầu công tác rất thiếu cán bộ.
GS Đồn phải ở lại trong nước làm việc với điều kiện hết sức khó khăn. Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất rất thô sơ. Phòng thực tập Vật lý đại cương duy nhất khi ấy cũng không có trang thiết bị gì nhiều. GS Đàm Trung Đồn hiểu rằng, ông chỉ có một con đường duy nhất là phải tự học, tự làm.
GS Đàm Trung Đồn trong buổi gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Ban đầu tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng sau này, khi nhìn lại, tôi lại thấy đó là một may mắn. Tôi được đặt trong môi trường buộc bản thân phải nỗ lực rất nhiều. Thời điểm đó, hầu hết các vấn đề khoa học kỹ thuật của đất nước cần giải quyết đều gửi về ĐH Tổng hợp. Khi tham gia giải quyết các vấn đề thực tế, tôi cũng phải tự nghiên cứu, tìm tòi. Nhờ thế, tôi thấy mình trưởng thành rất nhanh”, GS Đồn nói.
Trong suốt giai đoạn 1959 – 1972, chủ trương của nhà trường là vừa tiến hành giảng dạy, vừa nghiên cứu phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời điểm đó, GS Đồn đã có rất nhiều cống hiến cả trong đào tạo lẫn các nhiệm vụ của đất nước.
Đó là thời điểm ĐH Tổng hợp thí điểm đào tạo hệ 4 năm hoàn chỉnh thay vì 3 năm như trước đây, do đó cần xây dựng các giáo trình chuyên đề và các bài thực tập chuyên đề. GS Đồn nói, bản thân ông khi ấy không có gì cả, chỉ có sức trẻ nên đã quyết tâm tự học, đồng thời tự xây dựng phòng thí nghiệm.
Được GS Tạ Quang Bửu động viên, giúp đỡ về tài liệu, ông đã tự mày mò và học các kiến thức về bán dẫn. Ngoài ra, ông cũng nhờ những người bạn của mình đang học về bán dẫn tại ĐH Lomonosov gửi cho chương trình học và các bài tập chuyên đề bằng tiếng Nga, kết hợp với một số cuốn sách xin được từ các chuyên gia người Nga,… để tự xây dựng ra giáo trình chuyên đề.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là việc xây dựng các bài thực tập thí nghiệm. Ông lại tìm kiếm các linh kiện và một số phụ tùng trong nhóm đồ viện trợ, đồng thời xin từ các chuyên gia nước ngoài và nhờ bạn bè đang học tập ở nước ngoài mua giúp. Trên cơ sở đó, ông đã tự lắp ráp được các thiết bị đo lường điện tử theo sơ đồ tìm được trong các sách chuyên khảo và đã xây dựng được 4 bài thí nghiệm chuyên đề.
Tự mình đảm nhiệm từ việc biên soạn đến xây dựng các bài thí nghiệp chuyên đề, ông cũng tham gia giảng dạy ở hầu hết các chuyên đề của bộ môn, đồng thời hướng dẫn những luận văn tốt nghiệp đầu tiên cho sinh viên hệ 4 năm thí điểm của ĐH Tổng hợp.
Đến khi chiến tranh với Mỹ ở miền Nam lan rộng, nhà trường có chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu sang nghiên cứu phục vụ quốc phòng. Là người đầu tiên trong nước có kiến thức về linh kiện bán dẫn, lại am hiểu về kỹ thuật điện tử, GS Đồn tích cực tự làm các linh kiện như máy đo hay thiết bị đo hồng ngoại.
Nhờ ham học tập, mạnh dạn đi vào thực tế, ông được giao giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn gặp phải cả trong sản xuất và chiến đấu lúc ấy như nghiên cứu về hoạt động của thủy lôi trôi hay cách xác định các tính năng của vi mạch lần đầu tiên được sử dụng trong khí tài của Mỹ,…
Đất nước thống nhất, ĐH Tổng hợp tiếp tục có chủ trương chuẩn bị tích cực để tiến tới việc hướng dẫn nghiên cứu sinh trong nước. Chính GS Đồn cũng là người trực tiếp sửa chữa, cải tiến các thiết bị của bộ môn đã bị xuống cấp trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, đồng thời làm mới một số thiết bị bổ sung. Cho đến năm 1983, ông đã hướng dẫn thành công hai luận án phó tiến sĩ. Đó cũng là những luận án đầu tiên về vật lý thực nghiệm được hướng dẫn và bảo vệ thành công ở trong nước.
Với những cống hiến của mình, đến năm 1984, ông đã trở thành thầy giáo Vật lý đầu tiên của Trường ĐH Tổng hợp được Nhà nước phong hàm Giáo sư, cũng là “vị giáo sư đặc biệt” vì không có bằng tiến sĩ.
Trăn trở chuyện phát triển nhân tài
Năm 1992, khi GS Đàm Trung Đồn được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ làm trưởng đoàn dẫn đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế. Nhưng năm đầu tiên lại không có giải, kể cả là giải khuyến khích, điều đó khiến ông vô cùng trăn trở.
“Có mấy điều làm tôi vô cùng suy nghĩ. Học sinh của mình rất giỏi, nhưng chương trình học lại không cập nhật. Chưa kể, hiểu biết về thí nghiệm cũng rất ít do không được thực hành nhiều.
Tôi nhớ mãi trong chuyến bay trở về cùng đoàn Thái Lan, một phóng viên Thái Lan có đến hỏi tôi rằng: “Năm nay dẫn đoàn, ông có hài lòng với kết quả mà đoàn Việt Nam đạt được không?”. Tôi trả lời rằng, tôi rất hài lòng, bởi nhờ kết quả này đã giúp chúng tôi thấy rõ đoàn mình yếu ở chỗ nào và chương trình học đang thiếu ra sao”.
Đến khi quay trở về, ông đặt kế hoạch bồi dưỡng thêm cho học sinh về Vật lý hiện đại, đồng thời đề nghị cần sửa đổi cách bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh giỏi, yêu cầu phải chú trọng đến phần thực hành. Để có thiết bị cho học sinh làm thí nghiệm, ông cũng tự làm, dù còn khá thô sơ. Nhưng cũng nhờ thế, những năm sau, kết quả của đội tuyển Việt Nam trong các kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế và Olympic Vật lý châu Á đều tăng vượt bậc, trong đó đã có nhiều Huy chương Vàng, Bạc.
Đến năm 2002, Việt Nam có thí sinh đoạt Huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối của cuộc thi, đồng thời còn được nhận thêm giải đặc biệt về bài thi thí nghiệm có điểm số cao nhất.
Sự chuyển mình rõ rệt của đội tuyển Việt Nam khi ấy cũng đã khiến Hội đồng Olympic quốc tế vô cùng ngạc nhiên.
10 năm đào tạo và dẫn đoàn học sinh Việt Nam chinh chiến tại các kỳ thi quốc tế, điều khiến GS Đàm Trung Đồn tiếc nuối nhất là nhiều học sinh rất giỏi, nhưng sau đó lại tản mạn đi theo các ngành nghề khác.
“Tôi nghĩ rằng, nếu mình không đào tạo tiếp thì rất uổng, bởi những học sinh đi thi quốc tế đều là các em rất giỏi”.
Cuối cùng, trong một buổi họp hội đồng khoa học của ĐH Quốc gia Hà Nội, ông đề xuất phải lập hệ đào tạo cử nhân tài năng Toán, Lý, Hóa để tiếp tục tập trung những sinh viên xuất sắc, thực hiện việc đào tạo chất lượng cao. Suy nghĩ này của ông cũng trùng khớp với những điều Giám đốc ĐH Quốc gia khi ấy đang nung nấu.
Sau đó, hệ cử nhân tài năng chính thức được thành lập tại ĐH Quốc gia Hà Nội và GS Đàm Trung Đồn cũng đứng ra nhận trách nhiệm làm trưởng ban điều hành hệ đào tạo cử nhân tài năng này.
Ông đã đề ra một chương trình tốn ít thời gian chuẩn bị hơn là cho các sinh viên ngành Toán, Lý, Hóa trong hai năm đầu sẽ được dạy về các nền tảng khoa học cơ bản như nhau. Những sinh viên tài năng này sau đó sẽ được gửi đi du học nước ngoài.
Với những mối quan hệ quen biết của mình với các giáo sư thuộc các trường đại học trên thế giới, GS Đồn đã liên hệ với Trường ĐH Bách khoa Paris và giới thiệu được trên dưới 60 sinh viên sang Pháp đào tạo tiếp.
Ngoài ra, ông còn đề nghị hợp tác với Trường Mỏ Paris (đại học tổng hợp đa ngành đứng thứ 3 của Pháp); Trường ĐH Brown của Mỹ hay với Viện Jaist ở Nhật.
Cũng nhờ thế, trong những lứa sinh viên được GS Đàm Trung Đồn giới thiệu ra nước ngoài, rất nhiều người hiện đang là cán bộ chủ chốt của khoa; nhiều người trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước; cũng có người hiện đang là đồng nghiệp của ông trong ngành.
Mặc dù nghỉ hưu đã lâu, nhưng GS Đồn vẫn cần mẫn làm việc và tham gia đóng góp cho sự phát triển của ngành cũng như việc bồi dưỡng, đào tạo lớp trẻ tài năng. Ông tin tưởng và kỳ vọng, những thế hệ trẻ, khi đã có điều kiện học tập tốt hơn, sẽ tiếp tục thực hiện được những hoài bão mà lớp thế hệ như ông vẫn chưa thể thực hiện được.
Thúy Nga
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - 65 năm dẫn đầu về khoa học cơ bản
Trải qua 65 năm, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
"> -
Yên Bái xây dựng mã số vùng trồng, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc nông sảnVùng chè được cấp mã số vùng trồng. Mã số vùng trồng là mã định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản.
Mã hóa vùng trồng mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho nông dân như: Chuẩn hóa quá trình chăm sóc, quản lý cây trồng, vật nuôi, quản lý được diện tích trồng, đưa ra quy trình chuẩn trong chăm sóc; cảnh báo tình hình dịch bệnh, lên kế hoạch chăm sóc, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và ước lượng năng suất…
Đặc biệt, khi vùng trồng được cấp mã số, sản phẩm sẽ có điều kiện thuận lợi để đến với các thị trường, đặc biệt đối với xuất khẩu theo đường chính ngạch.
Nắm bắt xu thế này, Ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhất là hỗ trợ nông dân thực hiện cấp mã số vùng trồng cho các cây trồng chủ lực của địa phương.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bái Nguyễn Xuân Huy, mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Vì vậy, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện, có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng.
Khi có vùng trồng được cấp mã số, sản phẩm của vùng trồng đó sẽ có điều kiện thuận lợi để đến với các thị trường, đặc biệt đối với xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, mã số vùng trồng được coi là "tấm vé thông hành” của nông sản. Cũng theo xu thế đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp Yên Bái đã chủ động phối hợp với các địa phương tích cực hướng dẫn người dân xây dựng vùng trồng, tổ chức thiết lập những vùng trồng được cấp mã số.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, năm 2022, ngành đã thiết lập 37 mã số vùng trồng chè phục vụ xuất khẩu đi các nước như: Mỹ, Ấn Độ, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Uzbekistan cùng nhiều nước châu Âu khác với diện tích 294 ha và cấp được 13 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa với diện tích 35 ha. Năm 2023, dự kiến ngành sẽ cấp mã số cho 35 vùng trồng với diện tích trên 450 ha trên các đối tượng cây trồng như bưởi, thanh long, lúa, rau và một số cây trồng dùng làm dược liệu.
Để khuyến khích việc đăng ký cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh, vừa qua, tại Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 quy định nội dung, mức hỗ trợ một số nội dung chi sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng cho các cá nhân, tổ chức với mức hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng cho vùng trồng phục vụ xuất khẩu; 20 triệu đồng cho vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chủ lực, tối đa 10 triệu đồng/sản phẩm.
Bên cạnh những thuận lợi khi triển khai, việc cấp mã số vùng trồng trên địa bàn cũng gặp những khó khăn nhất định như quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; không đồng nhất trong từng vùng trồng; nhận thức của người sản xuất về mã số vùng trồng và lợi ích của nó mang lại còn khá mơ hồ.
Ngoài ra, khi vùng trồng được cấp mã số thì người sản xuất trực tiếp phải cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu để quản lý (mùa vụ, các tác động vào vùng trồng, thu hoạch, năng suất...), trong khi kiến thức, trình độ của người sản xuất ở nhiều nơi, nhiều vùng chưa thể làm ngay được.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái Nguyễn Đức Điển, cho biết, với mục tiêu sẽ tập trung thiết lập, cấp, quản lý và giám sát cho vùng sản xuất chính, vùng trồng các loại cây trồng được xác định là chủ lực, đặc sản của tỉnh, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức tập huấn về mã số vùng trồng cho các đối tượng như: cán bộ quản lý, chính quyền địa phương, cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tại cơ sở; tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất và trực tiếp làm việc tại các vùng trồng.
Cùng đó, tập trung hỗ trợ, thiết lập, cấp mã số cho các vùng trồng tại các xã phấn đấu hoàn thiện tiêu chí đạt xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng….
Trong 10 tháng năm 2023, tỉnh Yên Bái đã tổ chức cấp được 71 mã số vùng trồng, trong đó có 38 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu trên cây chè tại huyện Văn Chấn với diện tích 294 ha, cây bưởi tại huyện Yên Bình với diện tích 19,7 ha; 33 mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa trên cây ăn quả có múi, cây chè, cây thanh long, cây lúa, cây rau tại huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái với diện tích 180,3 ha. Việc được cấp mã số vùng trồng là điều kiện thuận lợi để các sản phẩm của vùng trồng đó đến với các thị trường, đặc biệt đối với xuất khẩu theo đường chính ngạch.
Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục hướng dẫn, thẩm định hồ sơ cấp mã số vùng trồng cho 04 vùng trồng tại huyện Văn Chấn, Lục Yên, Thành phố Yên Bái và hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ vùng trồng Dó bầu của Công ty TNHH xuất khẩu Thái Bình.
"> -
Ngày 26/11/2019 trên du thuyền 5 sao Sài Gòn, Hà Hồ đã thu hút mọi ánh nhìn khi xuất hiện lộng lẫy, xinh đẹp, khoác tay tình tứ với người yêu điển trai. “Nữ hoàng giải trí” vẫn chứng tỏ đẳng cấp của mình khi diện lên người bộ cánh ôm sát gợi cảm, khoe trọn đường cong và vóc dáng chuẩn chỉnh đáng mơ ước. Bên cạnh đó, cô cũng chọn lối makeup sang chảnh, nổi bật với màu son đỏ đặc trưng. Hà Hồ ra mắt dòng son dành riêng cho mùa lễ hộiNgoài sự góp mặt của Kim Lý, người đã cùng cô sóng đôi trong tất cả những sự kiện quan trọng, thì buổi tiệc “chanh sả” của Hà Hồ còn có sự tham gia của Hoa Hậu Hương Giang.
Cả hai mỹ nhân đình đám showbiz cùng nhau khoe dáng trên du thuyền, chứng minh nhan sắc “kẻ 8 lạng, người nửa cân”. Hương Giang cũng là người em thân thiết của Hà Hồ bởi cả 2 đã vừa có cú bắt tay cho ra đời bộ sưu tập 7 màu son kem lì xịn đét.
Chính vì có sự xuất hiện của những người bạn, người thân quan trọng trong ngày vui như Kim Lý, Hương Giang, Quang Trung, Lý Quí Khánh, Hà Hồ tỏ ra xúc động. Cô chia sẻ, “Dù đã qua sinh nhật một ngày nhưng Hà vẫn rất hạnh phúc khi mọi người đều đến đông đủ và gửi lời chúc bằng những tình cảm chân thành. Đó là điều Hà luôn trân quý”.
Đặc biệt hơn, giọng ca “Vẻ đẹp 4.0” còn gửi lời cảm ơn đến những Lâm Thành Kim, CEO của M.O.I Cosmetics, người đã đồng hành cùng cô tạo nên bước ngoặt kinh doanh dòng mỹ phẩm son môi thành công và được nhiều người biết đến.
“Cú twist” bất ngờ và cũng là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong sự kiện lại đến từ Đàm Vĩnh Hưng. “Ông hoàng nhạc Việt” luôn chơi trội hơn người khi mừng sinh nhật Hà Hồ bằng bánh kem, nến hoa và đi cano đến du thuyền.
Trước món quà bất ngờ của Đàm Vĩnh Hưng, Hà Hồ bày tỏ cô rất hạnh phúc vì Mr.Đàm dù bận công việc đến mấy cũng sắp xếp thời gian và tham gia gần như những sự kiện quan trọng mà cô tổ chức.
Bà mẹ một con bộc bạch: “Đến thời điểm này, Hà thấy mình đã đầy đủ, viên mãn, từ sự nghiệp đến tình yêu. Hà chỉ mong khán giả vẫn luôn yêu thương và đón nhận Hà, ủng hộ các sản phẩm âm nhạc và cả dòng mỹ phẩm makeup mà Hà kinh doanh”.
Được biết, sự kiện lần này không chỉ đơn thuần là buổi tiệc hậu sinh nhật mà còn là dịp để mừng M.O.I Cosmetics, thương hiệu mỹ phẩm có Hà Hồ làm Giám đốc sáng tạo ra mắt bộ sản phẩm đẹp long lanh dành riêng cho mùa lễ hội. Sự kiện có sự góp mặt của những cộng sự thân thiết của M.O.I, giúp M.O.I đến gần hơn với phụ nữ Việt cũng được vinh danh.
Lệ Thanh
">