
- Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu4 trường trung cấp, CĐ và ĐH tại TP.HCM dừng tuyển sinh liên thông, liên kết đàotạo năm 2013 vì vi phạm quy chế đào tạo. Qua quá trình kiểm tra từ tháng10/2012 đến tháng 12/2012, Bộ GD-ĐT đã phát hiện Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân đãliên kết với Trường Trung cấp Tây Sài Gòn tuyển sinh, đào tạo liên thông trìnhđộ trung cấp, cao đẳng lên đại học hệ chính quy ngành Quản trị Kinh doanh (địađiểm tuyển sinh và đào tạo tại Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân) khi chưa đượccác cấp có thẩm quyền cho phép và không có Hợp đồng liên kết tuyển sinh và đàotạo giữa hai trường.
 |
Chú thích ảnh: Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân - (Ảnh: GDTD) |
Bộ yêu cầu: Trường ĐH Công nghệVạn Xuân, Trường Trung cấp Tây Sài Gòn và Trung tâm dạy nghề Quận Bình Tân dừngngay việc thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2013 đối với những ngànhchưa được phép đào tạo và hoạt động liên kết đào tạo liên thông trái phép.
Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân phảihủy kết quả thi tuyển sinh từ trung cấp, cao đẳng lên đại học hệ chính quy củakỳ thi tuyển sinh ngày 21/4/2013 tại Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân và khắcphục hậu quả đối với các thí sinh đã dự thi; chấm dứt việc đào tạo đối với cáckhóa đang liên kết đào tạo liên thông trình độ trung cấp, CĐ lên ĐHhệ chính quy tại Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân và đề xuất việc khắc phục hậuquả đối với số sinh viên nói trên theo hướng tự liên hệ chuyển sang cơ sở có đủđiều kiện để đào tạo.
Đồng thời, Trường ĐH Công nghệVạn Xuân phải rà soát, thống kê toàn bộ số sinh viên đã đào tạo trái phép vàtổng hợp kết quả xử lý báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 30/6.
Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân vàTrường Trung cấp Tây Sài Gòn ký Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáodục chuyển về Thanh tra Bộ GD-ĐT trước ngày 12/5 tới để xem xét xửlý theo quy định của pháp luật..
Cũng trong thời gian này, Cơ quancủa Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cũng phát hiện Trường CĐ Asean đã liên kết vớiTrường Trung cấp Vạn Tường tuyển sinh, đào tạo liên thông trình độ CĐ Dượckhi không được UBND TP.HCM đồng ý.
Bộ GD-ĐT yêu cầu hai trường dừngngay thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2013 và hoạt động liên kết đàotạo liên thông trái phép. Trường CĐ Asean rà soát, thống kê, báo cáo bằngvăn bản; trong đó đề xuất phương án xử lý đối với sinh viên theo hướng chuyểnđến cơ sở có đủ điều kiện để đào tạo.
Trước ngày 15/5 hai trường gửi hồ sơ và báo cáo gửi về Bộ GD-ĐT
Văn Chung
" alt="Buộc 4 trường dừng tuyển sinh liên thông, liên kết"/>
Buộc 4 trường dừng tuyển sinh liên thông, liên kết
- Dãy nhà học ba tầng Trường THPT Tống Duy Tân (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp trầm trọng. Còn dãy nhà hiệu bộ hai tầng chưa được bàn giao thì đã có nguy cơ sập.Các tin liên quan |
Thăm trường học không thể xấu hơn ở Thanh Hóa |
 |
Trường THPT Tống Duy Tân nhìn rất mới, nhưng bên trong, nhiều hạng mục đã “hết hạn” sử dụng. |
Chất lượng ‘rởm’
Trường bắt đầu khởi công từ năm 2005 đến năm 2010 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng, với tổng kinh phí đầu tư gần 5,5 tỷ đồng. Nhưng một thực tế đáng “báo động”, cả 2 khối nhà này đã hư hỏng rất nhiều hạng mục.
Thầy Nguyễn Văn Tinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Thật không thể tin nổi một công trình lớn và kiên cố như vậy mà chỉ mới đưa vào sử dụng đã có nhiều hạng mục hư hỏng, bong tróc”.
Khối nhà 3 tầng, gồm 15 phòng học được bàn giao từ năm 2010. Tuy nhiên, từ khi đi vào sử dụng thì bắt đầu hé lộ dần chất lượng công trình “rởm”.
Theo ghi nhận của VietNamNet, toàn bộ hệ thống điện, cửa, lan can, cầu thang, trần nhà đều bị hỏng. Các cánh cửa phòng học được làm bằng gỗ “xịn” đến nỗi học sinh lấy tay bấu vào cũng bong ra từng mảng. Các cột trụ của trường phải chắp vá cho đủ kích thước. Hai đầu lan can dọc hành lang không có thép giằng…
 |
Cận cảnh lan can cầu thang được làm bằng gỗ mọt, gạch nền nhà đã bong tróc gần hết và bậc lên xuống nứt toác. |
Ông Tào Quang Thiệu, Chánh văn phòng huyện Vĩnh Lộc cho biết, Trường THPT Tống Duy Tân mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng là có thật. Sau khi nhận được phản ánh từ nhà trường, UBND huyện cùng phía Công ty Bắc Á đã xuống kiểm tra thực tế.
“Huyện cũng đã yêu cầu phía Cty Bắc Á phải có trách nhiệm tu sửa lại để đảm bảo cho việc học và giảng dạy của nhà trường”, ông Thiệu cho biết.
Đáng nói ở chỗ, một công trình tiền tỷ vừa mới xây xong đã xuống cấp nghiêm trọng. Như vậy liệu chất lượng công trình bên trong sẽ như thế nào?.
Nhà trường bở hơi tai đi ‘vá’
 |
Hình ảnh cột nhà cũng được chắp vá, lan can hành lang chỉ đặt lên cho có lệ, cửa phòng dùng tay bóc cũng ra và nhất là trần nhà vệ sinh nứt toác, nước ngấm chảy thành dòng... |
Có được trường mới, những tưởng thầy trò Trường THPT Tống Duy Tân sẽ được yên ổn giảng dạy. Nhưng rồi từ khi có trường mới cũng là lúc thầy cô giáo nơm nớp lo sợ. Lãnh đạo nhà trường bở hơi tai vì tối ngày lo kinh phí để chắp vá, tu sửa những chỗ hư hỏng, bong tróc.
Thầy Tinh cho biết, hôm nọ trong giờ ra chơi, mấy học sinh đứng dựa vào lan can hành lang, ai ngờ cả một đoạn lan can dài lung lay đổ xuống. May mà các em nam nhanh tay kéo cho đổ về phía hành lang, chứ nếu để rơi xuống sân trường thì không biết hậu quả sẽ thế nào.
“Để đảm bảo cho tính mạng của hàng trăm học sinh và thầy cô giáo. Năm 2012, nhà trường đã thay toàn bộ hệ thống bản lề cửa của khu nhà 3 tầng, gạch hoa, bảng điện... tổng kinh phí lên tới cả trăm triệu”, thầy Tinh cho biết.
Ông Phạm Văn Đắc, Giám đốc Cty xây dựng Bắc Á cho biết, khi nhận được phản ánh của nhà trường, phía công ty đã xuống kiểm tra và cho bên thi công sửa lại những hạng mục bị hư hỏng.
“Còn việc nhà trường đã phải bỏ ra cả trăm triệu sửa chữa, gia cố những chỗ hư hỏng thì chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại. Nếu đúng như vậy phía Cty sẽ thanh toán lại số tiền đó cho nhà trường”, ông Đắc cho biết.
Tuy nhiên, theo thầy Tinh đến thời điểm hiện tại phía Công ty Bắc Á vẫn chưa xuống sửa chữa gì cho nhà trường.
" alt="Trường học tiền tỷ chưa bàn giao đã… nguy cơ sập"/>
Trường học tiền tỷ chưa bàn giao đã… nguy cơ sập
 đang bị chỉ trích do đóng vai trò lớn gây ra cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu. Tình trạng kéo dài khiến các hãng máy tính, smartphone và ôtô không thể lắp ráp, cung ứng đủ thiết bị cho người dùng.</p><p>Các công ty phần cứng tại Đài Loan cho rằng quá trình mở rộng dây chuyền sản xuất chip tương tự (analog) chậm chạp của TI khiến sản lượng chip không thể đáp ứng nhu cầu.</p><table class=)

Texas Instruments bị chỉ trích do khiến cuộc khủng hoảng chip kéo dài. Ảnh: Dallas Morning News.
Có trụ sở tại Mỹ, TI là công ty dẫn đầu thị trường về chip analog, hiện được dùng phổ biến để điều chỉnh điện áp. Đây là bộ phận quan trọng của hầu hết thiết bị điện tử, giúp những con chip trên bo mạch nhận nguồn điện thích hợp.
Những con chip đơn giản như chip analog của TI mới là nguyên nhân làm chậm quá trình lắp ráp sản phẩm, không phải các loại chip phức tạp, nhiều công nghệ do một số công ty như TSMC sản xuất.
Theo WinFuture, một giám đốc của Asus đã tiết lộ thời gian giao hàng kéo dài do các nhà cung ứng chip của Mỹ. Tuy không nhắc cụ thể, TI và Analog Devices là những cái tên dẫn đầu lĩnh vực chip analog, cả 2 có trụ sở tại Mỹ.
Tình trạng khủng hoảng chip kéo dài trong hơn một năm khiến nhiều hãng máy tính, linh kiện, smartphone và ôtô không thể đáp ứng nhu cầu cao của người dùng sau đại dịch. Nguồn tin trong ngành cho biết TI dự kiến tăng lượng cung ứng chip analog vào cuối năm 2022 do lượng đơn hàng nhiều, không thể đáp ứng thời gian giao hàng sớm như cam kết.
 |
Khủng hoảng chip ảnh hưởng đến nguồn cung nhiều thiết bị công nghệ. Ảnh: SCMP. |
Trong khi đó, CEO Tim Cook của Apple cũng thừa nhận tình trạng thiếu linh kiện tác động lớn hơn dự đoán, khiến lượng hàng iPhone 13, máy tính Mac và iPad bị ảnh hưởng. Do cuộc khủng hoảng chip vẫn khó lường, Apple không đưa ra dự báo doanh thu trong quý IV.
Tình trạng thiếu chip cũng ảnh hưởng đến ngành ôtô. Một số dây chuyền lắp ráp phải dừng hoạt động do không đủ linh kiện. Trong khi đó, nhiều ôtô được xuất xưởng thiếu những tính năng phụ thuộc vào chất bán dẫn.
Trước đó, Nintendo đã cảnh báo khủng hoảng chip ảnh hưởng đến việc sản xuất máy chơi game. Hãng này đặt mục tiêu bán được 25,5 triệu máy chơi game trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022, giảm nhẹ so với một năm trước. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết ban lãnh đạo muốn Nintendo sản xuất 28-29 triệu máy chơi game.
(Theo Zing)

Apple cuối cùng cũng phải 'đau đầu' vì thiếu chip: Cắt giảm 10 triệu iPhone 13
Các báo cáo mới cho thấy Apple đã đặt mục tiêu cắt giảm sản lượng sản xuất iPhone do thiếu linh kiện.
" alt="Texas Instruments bị cho là nguyên nhân gây khủng khoảng chip toàn cầu"/>
Texas Instruments bị cho là nguyên nhân gây khủng khoảng chip toàn cầu