Nguyễn Tử Quảng.
Nguyễn Tử Quảng hoàn toàn có thể dừng lại, tận hưởng thành quả ở phần mềm diệt virus. Nhưng anh và cộng sự muốn một giấc mơ lớn hơn chiếc ao làng. Năm 2015, khi Quảng cho ra đời Bphone 1. Tình hình khác hẳn 10 năm trước. facebook khi ấy trở thành một nơi “tập hợp lý tưởng” của lực lượng hùng hậu những người thích hành quyết tập thể bằng like, share, icon. Gạch đá ác ý của đồng hương khiến Quảng bị trầm cảm đến 2 năm liền.
Có thể, trong một số lần phát biểu, Quảng chưa thực sự chuẩn mực trong ngôn từ, nhưng điều quan trọng là anh chưa bao giờ có ý định làm hại người Việt. Trái lại, Quảng tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn đồng bào và giống như nhiều doanh nhân khác, vẫn miệt mòi gom góp để niềm tự hào Việt Nam lớn dần trên trường quốc tế.
Khi thuật toán của facebook cho phép những facebooker hay than vãn, chửi bới, bức xúc vô cùng dễ dàng nhìn thấy nhau trên tường, thì rác trên mạng và rác trong đầu nhiều cư dân mạng tăng nhanh một cách khủng khiếp. Rất khó để tìm thấy tin tốt lành mỗi ngày, khi nó ngập trong vô vàn thông tin tiêu cực, phẫn nộ; khi bất kỳ một vụ việc, vấn đề nào cũng có thể chia người Việt thành hai chiến tuyến, sẵn sàng sỉ nhục, mạt sát nhau.
Danh sách những người phẫn nộ, trầm cảm, mất niềm tin vào đồng loại như Nguyễn Tử Quảng có dấu hiệu kéo dài mãi. Chúng ta đang sống trong một thời mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của mạng xã hội, từ một người làm thiện nguyện nổi tiếng đến một GS khả kính cả đời tâm huyết cho cải cách giáo dục.
facebook ra đời năm 2004 với thiện ý kết nối và hiểu thêm về người khác. Nhưng từ khi nó trở thành con gà đẻ trứng vàng, xối vào tài khoản ông chủ Mark Zuckerberg hàng chục tỉ đô la, thì bên cạnh sự tự do thông tin mà nó mang lại, một cỗ máy gây nghiện, gây chia rẽ, gây bức xúc, phẫn nộ bắt đầu được vận hành. Đáng sợ hơn, hàng tỉ người chơi lại không có quyền thay đổi luật chơi ấy.
Một khi mạng xã hội không làm cho cuộc sống của con người tốt lên, trái lại dần dần hủy hoại đạo đức xã hội, nó đều đáng bị đặt lên bàn cân. Đó là lúc những cộng đồng nhân văn hơn, tôn trọng người chơi hơn, có cơ hội ra đời và lớn mạnh.
Nếu những “cuộc hành quyết tập thể” trên không gian mạng không chấm dứt, bao giờ người Việt mới có được sự đồng tâm, đồng chí, đồng hướng để đắp xây một nước Việt cường thịnh? Không một công trình kiên cố nào lại được xây dựng từ những viên gạch chia rẽ.
Trong buổi gặp gỡ cộng đồng công nghệ thông tin và truyền thông phía Nam mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn lại bức ảnh của ông chủ facebook, để chứng minh “cuộc chơi có vấn đề” của các ông lớn.
![]() |
Mark Zuckerberg đi giữa đám đông và không ai biết tới sự có mặt của ông chủ Facebook. (Ảnh: Facebook) |
Đó là tấm ảnh Mark Zuckerberg bước lên sân khấu tại một sự kiện về thực tế ảo. Trong bức ảnh ấy, ai cũng đeo kính thực tế ảo, chỉ duy nhất một người không đeo kính là ông chủ facebook. “Chỉ một người nhìn thấy cuộc sống thực còn những người khác nhìn cái do người đó tạo ra” – ông Hùng nói.
Cuộc chơi bất công đó cũng được GS tâm lý học người Mỹ Adam Alter bắt bệnh: "Nhiều ông trùm công nghệ rất cẩn trọng khi sử dụng… công nghệ. Họ có thể bước lên bục phát biểu và nói ‘đây là sản phẩm tuyệt nhất mọi thời đại’, nhưng anh sẽ ngã ngửa khi biết họ không cho phép con cái họ dùng chính sản phẩm đó".
Chính cựu phó chủ tịch tăng trưởng người dùng của facebook, Chamath Palihapitiya, năm ngoái có một thú nhận chấn động “facebook đang làm xói mòn những nền tảng cốt lõi về cách mọi người ứng xử với nhau. Tôi có thể kiểm soát quyết định của mình về việc không dùng thứ nhảm nhí đó. Tôi có thể kiểm soát quyết định của các con mình, tức là chúng không được phép dùng thứ nhảm nhí đó.”
Điều đáng sợ nhất là khi chúng ta hả hê xúm vào ném đá một ai đó, cho mình toàn quyền sỉ nhục một ai đó mà chỉ bằng cảm tính yêu ghét, đâu ai biết được rằng chính mình đang tích trữ một lượng gạch đá lớn trong xã hội, để một ngày nào đó, chỉ cần chính mình sảy chân, xảy miệng là thân thể nát tươm?
Những nhà lập trình mạng xã hội thiếu nhân bản thì biết chắc chắn điều đó. Càng có cộng đồng say máu, càng có nhiều bàn luận, nhiều chiến tuyến thì con người càng không thể rời xa mạng xã hội. Và như thế, con gà vẫn tiếp tục đẻ trứng vàng cho ông chủ.
Liệu người Việt có thể sáng tạo ra mạng xã hội không nhảm nhí, “nhân văn hơn, “nhân văn hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức. Đồng thời người dùng cũng phải được chia sẻ giá trị khi tham gia cuộc chơi đó” như gợi mở của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng?
Từ nhiều năm nay, sự trỗi dậy của Hàn Quốc mang lại nguồn cảm hứng lớn cho người Việt. Nhưng kỳ tích sông Hàn bắt đầu từ đâu?
Người Hàn chữa thành công bệnh sính ngoại. Sính ngoại chính là một loại rác cần dọn dẹp trong tư tưởng. Vẫn sính ngoại thì sẽ không tin vào nội lực lực và khát vọng của mình. Người Hàn dùng ô tô Hàn, điện thoại Hàn, tivi Hàn, máy móc Hàn, phim ảnh Hàn, thời trang Hàn, và dĩ nhiên là mạng xã hội “made in Korea”. 3 mạng xã hội lớn nhất đất nước này, đều là “của nhà trồng được”. Ở Hàn Quốc, ông lớn thế giới Facebook, chỉ chiếm vị trí số 7 về người dùng và tầm ảnh hưởng.
" alt=""/>Rác trên mạng, rác trong đầu và bệnh sính ngoại của người ViệtTrả lời qua điện thoại, Thắm cho biết quản trị viên nhóm “CLB Người***” liên tục dùng ảnh trên trang cá nhân của cô đăng kèm với hình chụp từ một đoạn video sex với trang phục tương tự nhưng bị che mặt.
Theo Hồng Thắm, mục đích của nhóm này là câu like "rẻ tiền", tăng tương tác. “Bọn thất đức này không có cách nào để report (báo cáo) cả. Những hình ảnh này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của em”, Thắm nói.
![]() |
Cá nhân bị ăn cắp ảnh cho mục đích xấu không biết làm gì hơn là lên mạng xã hội kêu cứu. |
Trong nhóm “CLB Người***” bài đăng sử dụng ảnh của Hồng Thắm với mô tả “Anh em vào like và theo dõi trang giúp admin sau đó inbox (nhắn tin) để admin gửi video đầy đủ cho xem nhé”. Bài đăng này nhận được hơn 300 lượt thích và hàng trăm bình luận “háo hức” từ các thành viên của nhóm.
Theo Hồng Thắm, cô và bạn bè đã liên tục báo cáo với Facebook về việc giả mạo hình ảnh này nhiều lần. Tuy nhiên, mạng xã hội này không có bất kỳ hành động nào với những hình ảnh trên.
Đồng thời, nữ bị hại cũng bình luận đính chính phía dưới bài viết nhưng quản trị viên của nhóm ngay lập tức xóa toàn bộ. “Tôi nhắn tin trực tiếp với quản trị viên nhóm, họ hứa sẽ gỡ ảnh nhưng ngày hôm sau lại đăng nhiều hơn”, Hồng Thắm chia sẻ.
![]() |
Nữ MC chương trình "Chúng tôi là chiến sĩ" cũng là nạn nhân của chiêu trò câu like trên các nhóm Facebook tại Việt Nam. |
Cuối tháng 7, cộng đồng mạng lại thêm một dịp xôn xao khi nhiều fanpage, nhóm Facebook đồng loạt đăng hình của Nguyễn Hoàng Linh - nữ người dẫn chương trình "Chúng tôi là chiến sĩ". Quản trị viên các nhóm này đăng hình ảnh của nữ MC kèm những gợi ý đã có trong tay có clip nóng.
Trước những luồng ý kiến tiêu cực đang đổ dồn về phía mình, nữ MC đã phải đính chính trên Facebook cá nhân.
"Đây nhé, mất công chờ, Linh tặng luôn nha. Nóng chính chủ có bản quyền luôn", kèm theo bài đăng, Hoàng Linh đã chia sẻ hình ảnh ông xã Mạnh Hùng đang chơi đùa cùng các con.
Bên dưới phần bình luận, bạn bè của Hoàng Linh khuyên cô nên "nhắm mắt" cho qua những thị phi này bởi đây là cách hiệu quả nhất có thể làm lúc này.
Việc ăn cắp ảnh Facebook gây ảnh hưởng lớn đến cá nhân người bị hại thế nhưng cách khắc phục gần như là không có.
"Biện pháp bảo vệ thì chỉ có báo cáo với Facebook. Thế nhưng công cụ này lúc hoạt động được lúc không. Vì thế, khi bị ai đó dùng hình ảnh để bôi nhọ thì chỉ biết kêu trời hoặc bỏ tiền ra thuê các bên dùng thủ thuật gỡ bài", Minh Hiệp, người làm dịch vụ Facebook tại TP.HCM chia sẻ.
“Ngoài câu like, “ăn cắp” trên Facebook phổ biến đến nỗi nó trở thành chuyện bình thường. Cá nhân bị xâm phạm hình ảnh cũng chỉ biết đăng trạng thái chia sẻ chứ không biết làm gì hơn. Facebook gần như không giải quyết các báo cáo về xâm phạm hình ảnh này”, Mai Thanh Phú, quản trị viên của một fanpage bán hàng từng nhiều lần bị ăn cắp ảnh.
![]() |
Hình ảnh cá nhân được lợi dụng để tăng uy tín cho các trang bán hàng giả. |
Theo ông Phú, chỉ với vài cú click chuột, bất cứ ai cũng có thể tải và sử dụng ngay ảnh của người khác trên Facebook, tùy vào mục đích sử dụng nhưng đa phần là mục đích xấu, trong đó lợi dụng uy tín của cá nhân và ăn cắp sản phẩm sáng tạo để sử dụng cho các trang bán hàng là thông dụng nhất.
Năm 2017, Trần Hùng, một người chuyên nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc cũng từng một phen điêu đứng khi bị một trang Facebook dùng ảnh để quảng cáo son giả.
Sự việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự khiến ông phải kêu cứu với báo chí.
“Bạn học cũ đã suýt từ mặt tôi sau khi mua phải một bộ son giả trên trang bán hàng Facebook. Lý do là trang này sử dụng trái phép hình ảnh của tôi để chạy quảng cáo, và bạn tôi nghĩ tôi đã lừa cô ấy", anh Hùng bức xúc.
Những tấm hình này được đăng kèm nội dung "bị một người bạn nhờ đặt giúp lô hàng nhưng chỉ mới nhận được 30 triệu tiền cọc trong khi giá trị của nó lên đến 140 triệu đồng".
Tháng 3/2019, Facebook ra mắt công nghệ AI mới có thể chủ động phát hiện những hình ảnh và video gần như khỏa thân. Theo Facebook, với công cụ này, giờ đây nó có thể tự động gắn cờ trả thù khiêu dâm trước khi bất kỳ ai báo cáo.
Đặc biệt, Facebook cũng đang lên kế hoạch ra mắt công cụ cho phép người dùng gửi các đoạn video, ảnh nóng cho mạng xã hội này. Sau đó, Facebook sẽ mã hóa và gán cho video, ảnh một ID. Bất cứ ai đăng tải ảnh, video đó lên Facebook đều sẽ bị xóa ngay lập tức. Giải pháp "tiên hạ thủ vi cường" này được xem là cách tốt nhất để tránh trả thù bằng clip nóng trên mạng xã hội.
Tuy vậy, những trường hợp ảnh bị lợi dụng không thực sự khiêu dâm, Facebook vẫn chưa có cách giải quyết hiệu quả khi công cụ hỗ trợ ngày càng quá tải.
Cách hành xử "Chí Phèo" này ngày càng trở nên thông dụng, đến mức nó được xem là một chuyện bình thường. Hình ảnh trên Facebook cá nhân được xem là "của chung", bất cứ ai cũng có thể sử dụng tùy thích. Điều này khiến chủ nhân của bức ảnh buộc phải nhắm mắt làm ngơ khi đã quá bất lực trước thực trạng này.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu rõ định hướng phát triển các mạng xã hội Việt Nam, nhất là các mạng xã hội có cách tiếp cận mới, khác biệt căn bản với Facebook.
Ngày 23/7, Mạng xã hội Gapo đã chính thức được ra mắt với việc xác định khách hàng sẽ là trọng tâm. Do đó, Gapo sẽ có đội ngũ chăm sóc luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để hoàn thiện sản phẩm.
Theo CEO Gapo Hà Trung Kiên, điểm đặc biệt của Gapo là tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Mọi người - đặc biệt là giới trẻ - có rất nhiều tùy chọn khác nhau để trang trí ngôi nhà của mình trên Gapo với những hình nền, màu sắc tùy biến. Trong giai đoạn sau, mọi người còn được sử dụng thêm video, âm nhạc hoặc thậm chí là các dạng hình ảnh tương tác khác trong trang cá nhân.
![]() |
Gapo- một trong năm mạng xã hội Việt Nam được ra mắt trong năm 2019 đạt mục tiêu sẽ có 50 triệu người dùng vào cuối năm 2021. |
Bên cạnh đó, Gapo cho phép người dùng định danh tài khoản thông qua giấy tờ tuỳ thân để bảo vệ tài khoàn, thanh toán trực tuyến hay sử dụng các dịch vụ công. Trong tương lai, Gapo còn cho phép chia sẻ doanh thu với người dùng.
" alt=""/>Năm nay sẽ ra đời năm mạng xã hội Việt Nam do doanh nghiệp tư nhân làm, không dùng tiền ngân sách