Nhận định

Các Nghị sĩ Thượng viện Mỹ “chẳng biết gì” về Facebook?

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-18 11:58:50 我要评论(0)

Mark Zuckerberg điều trần trước Thượng viện Mỹ tại Tòa nhà văn phòng Thượng viện Hart ở Capitol Hillthứ hạng của afc bournemouththứ hạng của afc bournemouth、、

Mark Zuckerberg điều trần trước Thượng viện Mỹ tại Tòa nhà văn phòng Thượng viện Hart ở Capitol Hill,ácNghịsĩThượngviệnMỹchẳngbiếtgìvềthứ hạng của afc bournemouth Washington DC vào rạng sáng ngày hôm nay (11/4) theo giờ Việt Nam.

Facebook có phải một dịch vụ độc quyền? Mark Zuckerberg có nghĩ nền tảng của mình đi theo thiên hướng tự do hay không? Tại sao tôi lại đột nhiên thấy quảng cáo chocolate xuất hiện trên khắp Facebook? Tôi có nhiều bạn như tôi tưởng không? Facebook có theo dõi những email tôi gửi đi qua WhatsApp không?

Đó mới chỉ là một số câu hỏi được các Thượng nghị sĩ đưa ra cho CEO Facebook Mark Zuckerberg trong buổi điều trần ngày hôm nay. Đó cũng là những bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy việc điều tiết Facebook sẽ rất phức tạp: Các nhà hoạch định chính sách không hiểu rõ vấn đề lớn nhất của Facebook là gì – và thậm chí họ còn không hiểu Facebook đã và đang làm những gì.

Zuckerberg, 33 tuổi, đã phải trả lời chất vấn trước 44 Thượng Nghị sĩ trong phiên điều trần chung của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải và Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào ngày hôm nay. Anh đã xin lỗi, một lần nữa, vì những hành động của Facebook và cam kết minh bạch những gì mà nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới đã làm, đang làm và sẽ làm để giải quyết tình hình.

Nhưng không phải những hành động của Zuckerberg thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Những câu trả lời của anh đã được lên kịch bản trước rất kỹ lưỡng với hàng trăm trang giấy, và đa số chúng đã xuất hiện trên khắp các mặt báo suốt thời gian qua. Điều đáng chú ý hơn chính là những câu hỏi chất vấn mà các Thượng Nghị sĩ đã đưa ra cho Mark Zuckerberg, những câu hỏi đầy "ngô nghê", thiếu nhất quán và không đúng trọng tâm.

"Làm thế nào mà anh duy trì được một mô hình kinh doanh mà người dùng không trả phí cho dịch vụ?",Thượng Nghị sĩ Orrin Hatch (R-UT) hỏi Mark Zuckerberg.

"Thưa Thượng Nghị sĩ, chúng tôi chạy quảng cáo",Zuckerberg trả lời sau một chút ngập ngừng, đồng thời nở một nụ cười tươi.

Mục đích chính của phiên điều trần là về quyền riêng tư trên mạng xã hội và việc sử dụng, lạm dụng dữ liệu người dùng. Mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo từ những dữ liệu đó của Facebook là một khái niệm vô cùng cơ bản.

"Anh Zuckerberg, một tạp chí mà tôi mới mở ra gần đây có đi kèm với một đĩa mềm cho tôi 30 giờ miễn phí của một thứ gì đó gọi là America On-Line. Nó có giống với Facebook không?"

"Thật đáng buồn khi các Thượng Nghị sĩ phải gọi hẳn Mark Zuckerberg ra để giải thích cho họ cách thức hoạt động của Facebook chỉ vì con cháu của họ không chịu nghe điện thoại".

"Có một điều rất rõ ràng trong buổi điều trần Facebook. Nhiều Thượng Nghị sĩ của Ủy ban không hiểu mọi thứ hoạt động như thế nào, chỉ biết đọc những câu hỏi đã được nhân viên soạn trước và có rất ít khả năng hỏi xoáy sâu hơn vào vấn đề".

Ở trên là những phản ứng của cộng đồng mạng về phiên điều trần của Mark Zuckerberg. Nếu bạn hỏi mỗi người trong số 44 Thượng Nghị sĩ tham gia phiên điều trần, nhiều khả năng bạn sẽ có 44 câu trả lời khác nhau về việc chính xác thì vấn đề của Facebook là gì. Phiên điều trần, ít ra thì trên lý thuyết, phải xoay quanh việc Facebook đã thi hành các chính sách bảo mật dữ liệu như thế nào, và scandal với Cambridge Analytica. Tuy nhiên, các câu hỏi của Thượng viện lại rất thiếu nhất quán, sai trọng tâm và thậm chí là "ngô nghê" đến nỗi bạn hoàn toàn có thể trả lời bằng cách... tra Google.

Một số người dùng Twitter đã rất nhanh chóng chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến những câu hỏi kỳ quặc này của Thượng viện là vì các Thượng Nghị sĩ không phải là "những con người của kỷ nguyên số". Độ tuổi trung bình của các nhà lập pháp tại phiên điều trần là 62, còn độ tuổi trung vị của các chủ tịch và thành viên của hai Ủy ban Thượng viện chủ trì phiên điều trần là gần 80.

"Theo tính toán của tôi, độ tuổi trung bình của các Thượng nghị sĩ đã đặt câu hỏi cho Zuckerberg cho đến thời điểm này là 71 tuổi"

Tất nhiên, những câu hỏi đầy hoang mang và ngô nghê ấy của các Thượng Nghị sĩ là khá buồn cười, nhưng đồng thời đó cũng là điều rất dễ hiểu. Rất nhiều người không hiểu hoặc có tầm hiểu biết rất hạn hẹp về cách thức vận hành của Facebook, điều gì xảy ra với dữ liệu của họ, và họ có thể làm gì để bảo vệ quyền riêng tư của mình.

"Tuy bạn hoàn toàn có thể "dìm hàng" các Thượng Nghị sĩ đã lớn tuổi vì những câu hỏi ngớ ngẩn của họ về Facebook, đây chính là mức độ hiểu biết của đa số mọi người về một thứ mà họ dùng hàng ngày. Lẽ ra bạn không cần phải là một chuyên gia về công nghệ để có thể hiểu về quyền riêng tư của các dữ liệu trực tuyến".

Hơn hết, phiên điều trần ngày hôm nay cũng cho thấy việc điều tiết Facebook sẽ khó đến nhường nào. Các nhà lập pháp có một vài lựa chọn khả thi, bao gồm một án phạt khổng lồ từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), ban hành các bộ luật mới, thậm chí sửa đổi các bộ luật Liên bang để đảm bảo rằng các nền tảng phải chịu trách nhiệm cho những gì đã được đăng lên.

Nhưng nếu chúng ta không thể nhất trí về vấn đề, làm sao chúng ta có thể tìm ra phương án giải quyết?

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Tim Cook ủng hộ ý tưởng các hãng công nghệ phải chủ động bảo vệ dữ liệu người dùng

“Nói chung, tôi không ủng hộ hoàn toàn các quy định. Tôi tin tưởng vào thị trường tự do. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng thị trường tự do đó không hoạt động hữu hiệu. Và nó đã không hiệu quả ngay tại Hoa Kỳ. Tôi cho rằng không thể tránh khỏi việc ra quy định mới nhằm bảo mật dữ liệu. Tôi nghĩ rằng Quốc hội Hoa Kỳ và cơ quan quản lý sẽ thông qua điều luật gì đó trong tương lai”, Tim Cook cho biết.

Cook là người đề xướng ý tưởng các hãng công nghệ phải tự đặt ra quy định bảo vệ dữ liệu người sử dụng.

Ông Cook từng nói rằng ngành công nghệ đã không đáp ứng được vấn đề tự ra quy định (mà phải chờ vào chính phủ), sau vụ bê bối công ty tư vấn Cambridge Analytica thu thập thông tin từ hàng triệu người sử dụng Facebook.

Trong khi, Facebook đang cố gắng làm người sử dụng yên tâm về bảo mật và chống chọi với cáo buộc về các loại tin giả nhằm gây ảnh hưởng đến bầu cử mà chỉ cần dao động nhỏ của cử tri cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả chung cuộc.

H.P - Kim Duyên - Trần Thanh Thủy (tổng hợp)

" alt="CEO Apple ủng hộ việc bảo vệ dữ liệu người dùng" width="90" height="59"/>

CEO Apple ủng hộ việc bảo vệ dữ liệu người dùng

GIGABYTE Marines gửi gắm “đôi lời tâm sự” với cộng đồng LMHT

Lần đầu tiên GAM chính thức lên tiếng về vụ lùm xùm, tranh cãi giữa những thành viên đã và đang thi đấu cho nhà ĐKVĐ LMHTViệt Nam thông qua trang fanpage Facebook cách đây ít phút.

GAM gọi drama đã qua là “câu chuyện bên lề không đáng có" và gửi lời xin lỗi tới fan hâm mộ cùng cộng đồng LMHTnước nhà.

Thực sự những lời chia sẻ ấy cũng khiến cho đội ngũ của Marines Esports gặp rất nhiều khó khăn, và hình ảnh của đội tuyển cũng vì thế mà bị ảnh hưởng”, GAM viết. “Chúng tôi biết rằng sự việc không đáng có trên đã ít nhiều làm các bạn fan hâm mộ cảm thấy thất vọng, vì thế Marines Esports sẽ cố gắng hết mình để những vấn đề ấy không xảy ra thêm nữa trong tương lai.

GAM gọi drama đã qua là “câu chuyện bên lề không đáng có​"

GAM cam kết “sẽ cố gắng hết sức mình để không phụ lòng người hâm mộ”, qua đó “từng bước xây dựng một đội tuyển có thành tích, có lịch sử và đưa nền Thể thao điện tử nước nhà vươn xa hơn nữa trên tầm quốc tế” ngay cả khi “mất đi những người anh em, bạn bè và cả các bạn fan hâm mộ” sau drama vừa qua.

Trước đó, vào tối ngày 07/11, một loạt những dòng trạng thái xuất hiện trên Facebook đã ngay lập tức tạo sóng trong cộng đồng fan hâm mộ LMHTViệt Nam. Nội dung xoay quanh câu chuyện ra đi và ở lại của những thành viên đã và đang là tuyển thủ của GAM, đặc biệt nhắm vào đường giữa Trần “Optimus” Văn Cường.

GAM hiện đang là ĐKVĐ LMHTViệt Nam khi thống trị giải đấu MDCS xuyên suốt mùa giải 2017. Đây cũng là một mùa giải đánh dấu một bước tiến dài của GAM nói riêng và LMHTViệt Nam nói chung khi đội tuyển này đã tạo được ít nhiều dấu ấn tại hai giải đấu quốc tế hàng đầu là 2017 Mid-Season InvitationalCKTG 2017.

Cantho Cherry khẳng định “không bán slot VCS A cho bất kỳ ai”

Team vẫn sẽ khẳng định team không bán slot VCS A cho bất ky ai và với bất ky giá nào”, CR phát ra thông báo trên trang fanpage Facebook chính thức. “Thành viên về đội hình mới sẽ dần lộ diện trong thời gian tới.

Thông tin này trái ngược hoàn toàn với công bố của CR hồi đầu tháng 8khi khẳng định đội tuyển này “giải tán sau ba mùa góp mặt tại VCS A” với hạng 6/8 tại vòng bảng MDCS Mùa Hè 2017và không thể giành vé tham dự vòng play-off như mục tiêu ban đầu.

Các VĐV của CR được phép tự do tìm kiếm đội tuyển mới”, trích lược thông báo của đội vào ngày 06/8 vừa qua.

Tuy nhiên, mọi thứ đã quay ngoắt 180 độ sau đó hai ngày (08/8), khi CR tuyên bố họ “sẽ vẫn tham dự VCS A Mùa Xuân 2018 dưới một cái tên khác và có thể là một đội hình khác.

Như vậy, có thể khẳng định rằng suất tham dự VCS A Mùa Xuân 2018 của CR vẫn sẽ được giữ nguyên mà không “sang nhượng” cho bất cứ đội tuyển nào khác. Và ngoài eHUB United, Fighters Gaming và LG RED thì chưa có đội tuyển nào đã từng tham dự MDCS Mùa Hè 2017 tuyên bố giải thể.

Ở những diễn biến liên quan, đội tuyển LMHTFAPTV, đã mua lại suất và tuyển mộ những cựu thành viên của EHU, đang trong quán trình chuẩn bị ở lần đầu tiên tham dự giải đấu số một Việt Nam.

Nguyễn "Victory" Quốc Thắng, cựu đường giữa của EHU. chia sẻ hình ảnh gaming house của đội tuyển LMHT FAPTV

Hiện BTC Vietnam Esports (VED) vẫn chưa công bố lịch trình thi đấu của VCS A Mùa Xuân 2018. 

2016

" alt="LMHT: GAM ‘gặp rất nhiều khó khăn’ sau drama, CR không bán suất dự VCS A" width="90" height="59"/>

LMHT: GAM ‘gặp rất nhiều khó khăn’ sau drama, CR không bán suất dự VCS A

Công nghệ nhận diện gương mặt hoạt động ra sao?

Không giống với vân tay, dấu gương mặt (faceprint) có thể được quét từ một khoảng cách nhất định. Dấu gương mặt cá nhân của mỗi người là chuỗi số độc nhất vô nhị. Nó được tạo ra bằng cách đo khoảng cách giữa các điểm trên mặt chẳng hạn độ rộng của mũi hay khoảng cách giữa hai mắt. Các điểm khác nhau này gọi là “nodal point” (điểm nút) và khoảng 80% được dùng để tạo ra dấu gương mặt. Một khi hoàn thành, nó được chạy qua cơ sở dữ liệu định danh để kết nối gương mặt với tên của người đó trong cơ sở dữ liệu. Bộ Công an Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu nhận diện gương mặt lớn nhất thế giới từ năm 2015. Sai số của công nghệ là 0,8%; 8/1.000 mẫu quét có thể bị nhận diện sai.

Sau khi đã tìm hiểu cơ bản về cơ chế hoạt động của nhận diện gương mặt, cùng xem Trung Quốc đã ứng dụng nó cho những mục đích gì.

An ninh và giám sát

Có rất nhiều ứng dụng cho công nghệ nhận diện gương mặt trong lĩnh vực an ninh. Từ việc phát hiện các hành vi vi phạm không đáng kể như đi ẩu cho đến tình nghi giết người và tội phạm khác, công nghệ nhận diện gương mặt giúp phát hiện các nghi phạm theo thời gian thực dựa trên hình ảnh từ camera được đối chiếu với cơ sở dữ liệu định danh. Trẻ em mất tích, người già đãng trí cũng có thể được tìm thấy nhờ công nghệ này.

Cảnh sát tại một số thành phố như Bắc Kinh và Thiên Tân còn dùng kính thực tế tăng cường của công ty Xloong để nhanh chóng đối chiếu gương mặt trong cơ sở dữ liệu quốc gia để phát hiện nghi phạm.  

Thanh toán hóa đơn, giao dịch tài chính

Công nghệ thanh toán bằng gương mặt được thí điểm tại KFC Trung Quốc

" alt="Trung Quốc đang sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt để làm gì?" width="90" height="59"/>

Trung Quốc đang sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt để làm gì?