当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Palestino với Nacional, 07h30 ngày 13/3: Cửa trên ‘tạch’ 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo BKMA Yerevan vs West Armenia, 19h00 ngày 27/3: Cơ hội chiến thắng
Phạt nặng công ty xuất xưởng thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn chưa kiểm nghiệm
Thầy giáo vùng cao nhảy cực dẻo với học sinh trên nền nhạc sôi động
Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
![]() ![]() ![]() ![]() |
Ảnh Kenh14 |
Máy chủ ảo trên CMC Cloud đáp ứng lượng truy cập cao gấp 20 lần bình thường
SencomZ là một sàn thương mại điện tử chuyên cung cấp các thiết bị công nghệ cao và các giải pháp doanh nghiệp. Nhận thấy yếu tố quan trọng thúc đẩy doanh thu bán hàng là ổn định về hệ thống thương mại điện tử, SencomZ đã lựa chọn CMC Cloud là đối tác cung ứng hạ tầng Cloud.
Tại buổi talkshow Ccloud Talk bàn luận về quá trình xây dựng hạ tầng số trong ngành thương mại điện tử do CMC Telecom tổ chức, anh Nguyễn Ngọc Hưng - Giám đốc vận hành sàn thương mại điện tử SencomZ cho biết. Mô hình kiến trúc của hệ thống công nghệ thông tin trong ngành thương mại điện tử khá phức tạp như hệ thống POS, thanh toán, vận chuyển, CRM, ERP, BI... Mỗi ngày, hệ thống của SencomZ ghi nhận hơn 10.000 cộng tác viên truy cập cùng một lúc. Vào những dịp cao điểm mua sắm trong năm, con số truy cập này có thể lên đến gấp 20 lần.
Đáp ứng lượng truy cập tăng giảm đột biến, SencomZ sử dụng giải pháp Auto Scaling (AS) trên CMC Cloud. AS giúp co giãn hạ tầng theo lượng traffic người dùng thực tế thông qua các tính năng đo lường, giám sát đã được tích hợp sẵn.
Qua đó, hệ thống của SencomZ duy trì tính ổn định, cộng tác viên bán hàng cũng như người tiêu dùng giao dịch, xử lý đơn hàng nhanh chóng mà không gặp các sự cố, phòng tránh thiếu sót đơn hàng...
Ứng dụng Cloud vào chăm sóc khách hàng
Đặc thù ngành thương mại điện tử chứa lượng lớn dữ liệu người dùng. Với SencomZ, dữ liệu bao gồm thông tin về khách hàng, sản phẩm, đơn hàng, thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác…; đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vận hành.
Giám đốc vận hành SencomZ chia sẻ: “CMC Cloud đáp ứng cho chúng tôi được các nhu cầu như khả năng mở rộng hệ thống, sao lưu và khôi phục dữ liệu tự động để đảm bảo tính sẵn sàng cao. Điều khiến chúng tôi an tâm là hệ thống vật lý của CMC đạt chuẩn Tier 3, CMC cung cấp các dịch vụ bảo mật cao cấp như: Security Group, tường lửa, VPN... để tránh các rủi ro bảo mật mạng và rò rỉ dữ liệu”.
Ngoài ra, khi vận hành một hệ thống thương mại điện tử, việc phải tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu cũng như câu hỏi của khách hàng rất nhiều. Vì vậy SencomZ cũng đã ứng dụng Cloud trong khâu chăm sóc khách hàng qua tổng đài ảo.
Đại diện SencomZ cho hay, tổng đài ảo khi tích hợp cùng với các hệ thống như CRM, chăm sóc tự động IVR (Interactive Voice Response), ghi âm và phân tích cuộc gọi, chứa lượng lớn dữ liệu. Các tổng đài viên liên tục truy xuất dữ liệu mọi lúc mọi nơi, phản hồi nhanh chóng cho khách hàng.
Dịch vụ lưu trữ trên CMC Cloud còn dễ dàng tích hợp các ứng dụng và dịch vụ khác như: tích hợp tổng đài ảo với các ứng dụng nhắn tin, email, CRM, tích hợp vào hệ thống quản lý dịch vụ khách hàng (ticketing system)... Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường khả năng tương tác với khách hàng.
Không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, CMC Cloud còn không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng. Anh Nguyễn Văn Quốc Huy - chuyên gia điện toán đám mây CMC Cloud cho biết: “Trong năm 2024 này, chúng tôi sẽ ra mắt hàng loạt các dịch vụ mới, cải tiến bổ sung tính năng các dịch vụ đang kinh doanh để doanh nghiệp ngành thương mại điện tử sẽ có những phút giây an tâm về hệ thống công nghệ khi sử dụng CMC Cloud”.
Talkshow ứng dụng Cloud trong đa lĩnh vực “Ccloud Talk” Ccloud Talk là chuỗi talkshow do CMC Telecom tổ chức, phát sóng thường xuyên trên kênh youtube CMC Cloud. Tại đây, khán giả sẽ được lắng nghe lãnh đạo các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực chia sẻ mô hình triển khai điện toán đám mây vào hệ thống chuyển đổi số. Qua đó, khán giả có thể nhận được những lời khuyên hữu ích, góp phần chuyển đổi số thành công. |
Thúy Ngà
" alt="CMC Cloud hỗ trợ sàn thương mại điện tử bứt phá doanh thu"/>Sự thay đổi này, theo chia sẻ của đại diện NCSC, cũng nhằm phản ánh mong muốn, quyết tâm phát triển và lớn mạnh của Trung tâm. Và một trong những điểm tựa vững chắc của NCSC giai đoạn tới chính là sự ủng hộ, phối hợp của rất nhiều các cơ quan chuyên trách của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và hàng chục doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng của Việt Nam.
Về màu sắc, logo mới của NCSC được thể hiện trên hai khối màu đỏ và màu xanh. Màu xanh là màu chủ đạo trên nền chữ “NCSC”, thể hiện tính đặc trưng của công nghệ hiện đại, năng động và tin cậy. Màu đỏ của mũi tên điều hướng ẩn mình trong ngôi sao cùng chữ “VN” lấy cảm hứng từ màu cờ của Tổ quốc, tượng trưng cho trung thành, sức mạnh và sự tâm huyết.
“Với đường nét đơn giản, hiện đại cùng sự kết hợp có tính ẩn dụ về màu sắc, logo mới của NCSC tạo ra diện mạo tươi mới, hòa trộn giữa bản sắc chuyên nghiệp, đáng tin cậy vốn có của Trung tâm NCSC cùng tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt huyết trong công cuộc chuyển đổi số”, đại diện NCSC chia sẻ.
Từ trung tuần tháng 2, NCSC đã công bố tầm nhìn và sứ mệnh nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Theo đó, Trung tâm xác định tầm nhìn là đối tác đáng tin cậy, có năng lực kỹ thuật cao, phấn đấu trở thành trung tâm an toàn thông tin hàng đầu ASEAN vào năm 2022 để góp phần hiện thực hoá giấc mơ đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.
Sứ mệnh của Trung tâm là nỗ lực không ngừng để không gian mạng Việt Nam trở nên an toàn và lành mạnh, góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh, bền vững; giám sát, bảo vệ và hỗ trợ người dân, các cơ quan của Đảng, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng trước các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin trên không gian mạng.
Chung tay vì không gian mạng Việt Nam ngày càng an toàn, lành mạnh
Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cho hay, để thực hiện sự mệnh mới, Trung tâm cần tiếp tục chú trọng vào việc hoàn thiện tổ chức thông qua việc nâng cao chất lượng chuyên môn.
Bên cạnh đó, song song với tiếp tục thu hút thêm nhiều cán bộ chất lượng cao về công tác, Trung tâm NCSC cũng mong muốn có thêm nhiều góp ý, đóng góp cũng như phối hợp chặn chẽ hơn của những cá nhân, tổ chức cùng chí hướng để chung tay nỗ lực để không gian mạng Việt Nam ngày càng trở nên an toàn và lành mạnh.
![]() |
NCSC đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ trở thành trung tâm an toàn thông tin hàng đầu ASEAN để góp phần hiện thực hoá giấc mơ đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng. |
Cùng với việc ra mắt logo mới, NCSC cũng điều chỉnh bộ nhận diện thương hiệu và đồng bộ trên tất cả các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của Trung tâm.
“Việc thay đổi logo và bộ nhận diện cũng thể hiện quyết tâm của chúng tôi trong việc tự đổi mới, đồng thời cũng là lời cam kết tiếp tục giữ vững, phát huy các giá trị truyền thống vốn có và tạo ra những bước đột phá mới để làm chủ các nền tảng số, làm chủ không gian mạng quốc gia, hướng tới phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, nhân văn và rộng khắp”, đại diện NCSC chia sẻ.
Được thành lập từ năm 2015 với tên gọi “Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ an toàn thông thông tin”. Đến năm 2018, Trung tâm có tên mới là “Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia”. Những năm gần đây, đội ngũ trẻ gồm khoảng 50 người của NCSC được coi là một trong những “lá chắn thép” để góp phần bảo vệ không gian mạng quốc gia.
Tuy nhiên, trong chia sẻ với ICTnews hồi đầu năm nay, Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng nhấn mạnh: “Sẽ không có gì có thể gọi là “lá chắn thép” nếu chúng tôi chỉ đứng một mình. Bản thân những gì NCSC đã làm mấy năm vừa qua vẫn còn rất ít ỏi. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng thật sự là “cuộc chiến trường kỳ” và “hệ miễn dịch” cho không gian số quốc gia cần nhiều hơn thế.
Do vậy, việc phối hợp, hợp tác cùng nhiều đơn vị chuyên trách của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức bảo mật trong và ngoài nước bằng những hoạt động cụ thể sẽ là định hướng chính sắp tới của chúng tôi”.
M.T
Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì hướng đến việc giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong 10 mạng botnet phổ biến.
" alt="Trung tâm NCSC đổi nhận diện thương hiệu"/>