![]() |
Sàn TMĐT Leflair vừa tuyên bố sẽ dừng hoạt động tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Lý do giải thích cho quyết định rút lui khỏi thị trường Việt Nam của Leflair là bởi sự biến đổi thị trường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Công nghệ, kho vận và nhân sự được xem là những yếu tố thiết yếu để các sàn TMĐT thay đổi ngành bán lẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng, mở rộng hoạt động thương mại điện tử đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn.
Trong thông báo của mình, sàn TMĐT này cho biết họ gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục hoạt động theo cơ cấu và chiến lược hiện tại. Dưới áp lực về vốn và chi phí vận hành, Leflair đã quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, Leflair cho biết sẽ tiến hành cải cách và thay đổi cơ cấu vận hành với mục tiêu tái khởi động lại hoạt động kinh doanh vào năm 2021.
Khác với các sàn TMĐT khác, Leflair chọn mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho (inventory) thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace). Theo đó, doanh nghiệp này tiến hành lưu trữ hàng hóa của mình tại 2 kho Singapore và Hồng Kông trước khi giao chúng đến tay người dùng. Điều này giúp đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của món hàng cũng như độ tin cậy trong quá truyền chuyển phát, bảo quản.
Theo số liệu mà Leflair công bố, công ty hiện có hơn 120.000 khách hàng, doanh thu thuần mỗi năm đạt con số hàng chục triệu USD, duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao nhất thị trường TMĐT Việt Nam.
Hiện vẫn chưa rõ thời điểm mà Leflair chính thức dừng hoạt động tại Việt Nam. Tính tới thời điểm chiều ngày 5/2 việc truy cập và mua sắm tại website của Leflair vẫn diễn ra bình thường.
Trọng Đạt
" alt=""/>Sàn TMĐT Leflair sẽ dừng hoạt động tại Việt NamBộ TT&TT cũng cho biết, tại hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ kết luận, giao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử đặt ra tại Nghị quyết 17, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này và trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng Chính phủ điện tử, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Vì vậy, trong văn bản đôn đốc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 5 định hướng chính, trong đó việc phải tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả các thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng.
Triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ; phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến nhằm nâng cao số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến đối với mỗi dịch vụ công.
Đồng thời, triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) để kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ và kết nối với các bộ, ngành, địa phương khác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Bảo đảm Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT; sẵn sàng kết nối với Hệ thống định danh, xác thực điện tử quốc gia, Hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc, các cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020, đồng thời bảo đảm việc triển khai phải hiệu quả, phù hợp nhu cầu, điều kiện thực tế, tránh hình thức. Trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các dịch vụ công trực tuyến đến hết năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2019.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị định kỳ hàng quý gửi báo cáo ứng dụng CNTT về Bộ TT&TT thông qua Hệ thống thông tin báo cáo ứng dụng CNTT và phát triển Chính phủ điện tử tại địa chỉ https://bcudcntt.aita.gov.vn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến.
Vân Anh
" alt=""/>Bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả thủ tục hành chính