Thêm ‘giấy phép con’?
Tại bản dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất trình Thủ tướng Chính phủ, Điều 39 dự thảo quy định về thực hiện dự án nhà ở thương mại, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất: Chỉ được bàn giao nhà ở cho người mua sau khi đã hoàn thành nghiệm thu toàn bộ công trình nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực có nhà ở. Trường hợp bàn giao nhà chung cư là công trình cấp đặc biệt, cấp I thì chủ đầu tư phải có thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở ở trung ương; trường hợp bàn giao nhà chung cư còn lại thì phải có thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
Theo ThS. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản, quy định trên tại dự thảo sẽ làm phát sinh thêm một “giấy phép con” là “thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở chung cư” của cơ quan quản lý nhà ở, đây là một thủ tục hành chính hoàn toàn mới, không có trong Luật Nhà ở năm 2014.
Ông Đỉnh phân tích, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định nhà chung cư thuộc danh mục “công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng”. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định với “công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng” thì bắt buộc phải có “văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu” của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc thuộc UBND cấp tỉnh theo pháp luật về xây dựng.
“Như vậy, để hoàn thành thủ tục nghiệm thu và đủ điều kiện bàn giao căn hộ chung cư cho khách hàng, chủ đầu tư dự án chung cư phải có 2 loại “giấy phép” do cùng một cấp hành chính ban hành” – ông Đỉnh nói.
Tức là, nếu là nhà chung cư cấp đặc biệt, cấp I thì chủ đầu tư trước tiên phải có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình - Bộ Xây dựng, tiếp đến phải có thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở ở trung ương (là Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng)…
“Như vậy 2 loại “giấy phép” đều do cùng một cơ quan ban hành nhưng theo 2 thủ tục hành chính khác nhau, quy định bởi 2 đạo luật khác nhau (một thủ tục theo Luật Xây dựng, một thủ tục theo Luật Nhà ở)” – ông Đỉnh cho hay.
Cũng theo vị chuyên gia pháp lý bất động sản, việc phân cấp công trình hiện nay thực hiện theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD (gọi tắt Thông tư 06) của Bộ Xây dựng. Trong đó, nhà chung cư được phân cấp theo Phụ lục II Thông tư 06: Công trình cấp đặc biệt có chiều cao trên 50 tầng; công trình cấp I có chiều cao từ 25-50 tầng.
“Nếu quy định như tại khoản 4 Điều 39 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ dẫn đến tất cả các tòa nhà chung cư cao từ 25 tầng trở lên (cấp I hoặc cấp đặc biệt) bắt buộc phải có thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở ở trung ương (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng), gây chậm trễ bàn giao căn hộ cho khách hàng. Trong khi loại hình nhà chung cư cao 25 tầng trở lên hiện nay ngày càng phổ biến trong cả nước” – ông Đỉnh đánh giá.
Với đề xuất trên, Ông Đỉnh cho rằng, cần có báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Trong khi hồ sơ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa có đánh giá tác động ở chính sách này. Mặt khác, cũng cần có báo cáo đánh giá tác động thủ tục hành chính khi cơ quan soạn thảo đặt ra thủ tục hành chính mới.
Theo kế hoạch, đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra các nội dung trên đối với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, TP.Đà Lạt, Bảo Lộc và các đơn vị liên quan như Phòng Quản lý đô thị TP.Đà Lạt, Bảo Lộc, Phòng Kinh tế - hạ tầng các huyện.
Đoàn thanh tra sẽ tập trung làm rõ một số nội dung như : Số lượng hồ sơ đã tiếp nhận, hồ sơ đã giải quyết và còn tồn đọng; căn cứ pháp lý khi giải quyết hồ sơ; thời hạn giải quyết với từng loại hồ sơ; căn cứ trả hồ sơ…
Ngoài ra, đoàn thanh tra cũng sẽ xác minh việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và vận hành cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đối với các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP.Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng.
Dự kiến chiều 12/6, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng sẽ công bố quyết định thanh tra nói trên. Kể từ ngày 13/6, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra, thẩm định các hồ sơ, tài liệu và kiểm tra thực tế cho đến khi hoàn thành các nội dung theo kế hoạch thanh tra.
Để phục vụ công tác thanh tra, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, TP.Đà Lạt, Bảo Lộc phải có báo cáo bằng văn bản cho đoàn thanh tra trước ngày 8/6.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
" alt=""/>Lâm Đồng sắp thanh tra thủ tục cấp giấy chứng nhận nhà đấtĐối với dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3, UBND TP.HCM được cho phép thực hiện đồng thời nhiều thủ tục để đẩy nhanh tiến độ. Vì có thêm cơ chế riêng nên thời gian bồi thường tại dự án này chỉ còn 223 ngày, rút ngắn được 47 ngày. (Xem chi tiết)
Sắp đấu giá ‘tứ giác vàng’ ở Vũng Tàu
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các quy định pháp luật, phân rõ nhiệm vụ từng cơ quan trong việc triển khai bán đấu giá khu Cụm 5, P.1, TP.Vũng Tàu.
Ngoài diện tích đất 27.643m2, khu Cụm 5 còn có tài sản công. Đây được xem là “tứ giác vàng” của TP.Vũng Tàu khi 4 mặt tiếp giáp với 4 tuyến đường Thống Nhất – Nguyễn Du – Trần Hưng Đạo – Quang Trung. Năm 2019, đơn vị tư vấn đã định giá đất và tài sản tại khu Cụm 5 có giá trị 2.213 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Công ty em gái ông Dũng 'lò vôi' muốn xây khách sạn có bãi đáp trực thăng
Công ty TNHH Thanh Lễ vừa có văn bản gửi các sở, ngành tỉnh Lâm Đồng xin chủ trương và hướng dẫn lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp tại số 7 Yersin, P.10, TP.Đà Lạt.
Ngoài các khu chức năng như khách sạn, căn hộ dịch vụ, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê…, Công ty TNHH Thanh Lễ còn đề xuất bố trí bãi đậu trực thăng. (Xem chi tiết)
Chủ dự án nhà ở tự ý thay đổi quy hoạch, bán lụi hơn 500 căn nhà
UBND TP.Cần Thơ vừa có quyết định buộc Công ty Cổ phần Đầu tư – Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ (Công ty Hoàng Quân Cần Thơ) khắc phục hậu quả tại dự án Khu dân cư Trường Thạnh và dự án Khu dân cư Trường Thạnh mở rộng tại P.Trường Thạnh, Q.Cái Răng.
Tại dự án Khu dân cư Trường Thạnh (12,3ha), dù theo quy hoạch chỉ có 512 căn nhà liên kế nhưng Công ty Hoàng Quân Cần Thơ đã bán tổng cộng 676 căn, vượt quy hoạch 515 căn.
Còn tại dự án Khu dân cư Trường Thạnh mở rộng (0,7ha), Công ty Hoàng Quân Cần Thơ đã bán 219 căn nhà liên kế khi chưa được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện. (Xem chi tiết)
‘Om’ hơn nửa tỷ đồng phí bảo trì chung cư, một chủ đầu tư bị phạt
Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh BĐS Phú Thịnh vừa bị xử phạt 180 triệu đồng về hành vi không bàn giao phí bảo trì và lãi suất tiền gửi cho ban quản trị chung cư Phú Thịnh (địa chỉ số 4 Huyền Trân Công Chúa, P.5, TP.Đà Lạt).
Số tiền phí bảo trì Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh BĐS Phú Thịnh phải bàn giao cho ban quản trị là 546 triệu đồng và lãi suất. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, chủ đầu tư này phải nộp tiền phạt, nếu không sẽ bị tính lãi suất 0,05%/ngày trên tổng số tiền chưa nộp. (Xem chi tiết)
‘Sốt đất’ ở vùng quê Khánh Hoà
Những ngày gần đây, hàng trăm môi giới nhà đất và nhà đầu tư từ khắp nơi đã đổ về xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà để mua bán đất.
Thị trường đất nền nơi đây trở nên sôi động hơn khi các môi giới liên tục báo giá, thông báo chốt cọc. Nhiều người còn dùng điện thoại để livestream, lên mạng xã hội khoe giao dịch.
Lãnh đạo UBND xã Cam An Bắc, quy hoạch huyện Cam Lâm đến nay vẫn chưa được công bố nhưng các môi giới đã tạo thông tin sốt đất ảo khiến nhiều nhà đầu tư đổ về đây. Trong khi đó, lãnh đạo UBND xã Cam Lâm xác nhận những ngày sốt đất không có giao dịch hoặc đăng ký biến động đất đai. (Xem chi tiết)