Người nữ đã ra đi, nhưng trái tim thì không còn… Người nam ở lại ôm giữ một trái tim nhưng hình bóng thì đã rời xa. Khi quay đầu nhìn lại ai sẽ đau khổ hơn…
Rất nhiều khi Yes và No chỉ khác nhau một góc độ, có rất nhiều điều trong cuộc sống chỉ cần chúng ta thay đổi cách nhìn, thì mọi việc sẽ theo chiều hướng khác.
Nhiều khi trong cuộc sống con người phạm phải tội ác, và đó cũng chính là cuộc sống. Đây chính là lý do tại sao các cao tăng thường nói rằng “con người sống, chính là đang tạo nghiệp”.
Tả thực về những chú “cú mèo thức đêm”
Ai cũng biết thức đêm là không tốt, biết những tác hại mà nó mang đến cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng trong chúng ta có mấy ai sẽ thực hiện theo? Họ thường cho rằng ngủ sớm sẽ phí hoài tuổi xuân, mà không biết đang lãng phí đi cả một sinh mệnh.
Có thể có nhiều người đã nghe câu này: Sự tín nhiệm giống như một trang giấy trắng. Nếu đã bị nhàu, thì cho dù có vuốt thế nào đi nữa, cũng không thể quay lại như lúc đầu.
Vì thế đừng bao giờ làm tổn thương những ai tin tưởng ở bạn.
Trong một xã hội áp lực và hối hả như ngày nay, nếu như có thể thong dong mà tiến bước, thì bạn quả là một người may mắn. Kỳ thực, cũng không có gì phải quá lo lắng, vì cho dù bạn có lo lắng, chưa chắc đã giải quyết được vấn đề:
Bản đồ này sẽ giúp bạn tìm đến một vùng đất bình yên trong tâm hồn:
Bạn có nhiều bạn không?
Rất nhiều? Vậy khi bạn cần, họ có đến bên bạn không?
Người bạn thực sự là người có thể cùng bạn trải qua những tháng ngày cô đơn, tối tăm và những khó khăn trong cuộc sống.
Kute
" alt=""/>Những bức ảnh ý nghĩa sâu sắc lột tả giá trị thực của cuộc sốngVào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.
Ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, cũng đồng thời là quan tòa, hỏi:“Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”
Bà lão cúi mặt xuống, ấp úng đáp: “Vâng thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.
“Vì sao bà lại lấy trộm? Có phải vì bà đói bụng không?”– quan tòa lại hỏi.
“Thưa quan tòa, tôi đã rất đói. Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy”, bà lão trả lời. “Đứa con rể của tôi đã bỏ ra đi, còn con gái tôi thì ốm liệt giường. Tôi cần chiếc bánh mì này để nuôi hai đứa trẻ đang chết đói… Chúng thực sự rất đói…”Nói đến đây bà bật khóc.
Bà lão nói xong, đám đông trong phòng xử án vang lên tiếng xì xào bàn tán.
Ngài thị trưởng thở dài. Ông nhìn khắp gian phòng một lượt, rồi quay sang bà lão và nói: “Bị cáo, tôi sẽ phải xử phạt bà, luật pháp luôn công bằng và không có ngoại lệ đối với bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô-la hoặc bị giam 10 ngày trong tù. Bà chọn cái nào?”
Trong sự bế tắc tột cùng, bà lão đáp: “Thưa quan tòa, tôi xin bằng lòng chịu phạt. Nếu tôi có 10 đô-la thì đã không lấy cắp bánh mì. Vậy tôi xin được giam 10 ngày. Nhưng còn đứa con gái và hai đứa trẻ, ai sẽ chăm sóc chúng đây?”
Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.
“Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” Rồi ông lại hướng cặp mắt về phía những người tham dự phiên tòa: “Và bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Ngài Baliff, hãy đi thu tiền phạt và đưa tất cả cho bị cáo”.
Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc. Không khí im lặng đến nỗi một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy, lấy ra 50 xu và bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng.
Ngày hôm sau, tất cả các tờ báo của thành phố New York đều đồng loạt đưa tin về sự kiện lạ lùng này: 47,5 đô-la tiền phạt đã được trao cho một bà lão nghèo khổ, từng ăn cắp bánh mì để nuôi những đứa cháu đang chết đói của mình. Ngay cả người chủ lò bánh mì, cũng như các quan khách và cảnh sát trong thành phố, đều sẵn lòng nộp phạt 50 xu…
Thị trưởng thành phố New York – ông Fiorello LaGuardia (Ảnh: Wikipedia)
Và đó là câu chuyện về ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã đưa New York vượt qua những tháng ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Ông được người dân New York yêu mến gọi bằng cái tên “Bông hoa bé nhỏ” vì chiều cao khiêm tốn 1,57 m và cái tên Fiorello (trong tiếng Ý, “Fiorello” nghĩa là “bông hoa nhỏ”). Ông cũng là người từng lái xe cứu hỏa xông vào các đám cháy lớn, từng đưa trẻ mồ côi ra sân chơi bóng chày, và khi các tờ báo của New York đình công, cũng chính ông bước lên đài phát thanh để đọc ‘truyện cười ngày Chủ Nhật’ cho các em nhi đồng.
Emily
" alt=""/>Câu chuyện đầy tình người của vị thẩm phán và bà lão nghèo phạm tội ăn cắp