- Dạo này khán giả ít thấy MC Thảo Vân dẫn các chương trình truyền hình, nguyên do là chị bận công việc ở trường Đại học hay muốn nhường sân chơi cho người trẻ?
Hiện tôi chỉ dẫn Chuyện đêm muộnvà Hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Thực ra ngoài chuyện bận công việc đã đành, tôi nghĩ rằng chương trình truyền hình và bất kể chương trình nghệ thuật nào, MC trẻ là điều cần thiết. "Tre già măng mọc”, “thầy già con hát trẻ” - các cụ xưa vẫn nói mà, mình “lui dần” là đúng. Đến tầm tuổi này mà vẫn đang dẫn chương trình là cũng hiếm so với các bạn đồng niên rồi. Vậy nên cái gì hợp tôi dẫn còn không thì thôi.
- Chị là một trong số ít những người nổi tiếng giữ được mối quan hệ tốt đẹp với chồng cũ, vợ của chồng cũ và cả ông bà nội của con trai. Cách duy trì những mối quan hệ này như thế nào?
Thực ra để giữ được mối quan hệ với những người đã qua trong cuộc đời, đòi hỏi phải biết chấp nhận mọi thứ là như thế, biết buông bỏ và cố gắng rất nhiều.
Cách duy trì những mối quan hệ này chính là tinh thần xây dựng từ mỗi người và sẽ rất đơn giản nếu mình luôn luôn cố gắng. Tất nhiên có lúc thế này lúc kia, khi khó khăn hay không được như ý nhưng với quan điểm ngay từ đầu tôi đều vượt qua được. Như tôi đã nói: Phải biết chấp nhận, dù muốn hay không, mọi thứ cũng qua. Tuyệt đối không nên giữ cảm xúc tiêu cực vì làm mệt mình, mệt người.
Thay vì làm phiền, gây khó nhau, đôi bên cùng khổ thì tại sao không buông bỏ, chấp nhận một thực tế là chúng ta đã từng là của nhau. Bây giờ dù không còn điều đó nữa nhưng hãy tôn trọng và đối xử với nhau tốt nhất có thể.
Tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng làm được nhưng khi vượt qua rồi, sẽ thấy việc này không có gì là ghê gớm. Hãy xem đây là một mối quan hệ bình thường trong cuộc sống, huống hồ đấy lại là người đã từng quen, từng thương, từng yêu. Chẳng có lý do gì để phá vỡ đi cả. Vậy nên, lúc nào tôi cũng ở trên tinh thần cố gắng và xây dựng những điều tốt đẹp.
Với ông bà nội Tít, tôi luôn ghé thăm và chia sẻ. Giờ con đã lớn nên thay mình đến thăm ông bà, có mặt trong những ngày quan trọng, kỷ niệm của gia đình bên nội. Với bố Lý (NSND Công Lý - PV), con thường xuyên đến chăm sóc, quan tâm và động viên.
- Với chị, con trai Gia Bảo (Tít) là món quà quý nhất, lại là con một. Nhiều bà mẹ không muốn con trai ở xa mình (chẳng hạn cho đi du học) vì không được gần gũi, vừa lo con phải tự chăm sóc mình. Chị thì sao?
Không người mẹ nào muốn xa con, ai cũng muốn con ở tầm mắt mình có thể thấy được. Đó là tình cảm rất tự nhiên. Nếu trong tương lai, con đi du học, tôi nghĩ cũng là chuyện bình thường. Mình cần học cách chấp nhận thực tế cuộc sống đang diễn ra, mọi thứ cứ trôi đi và đang thay đổi từng ngày. Con cũng lớn rồi, không thể ở trong vòng tay mẹ mãi. Nhưng ở xa không có nghĩa là không thể yêu, không thể quan tâm. Mỗi người sẽ biết cách quan tâm và yêu thương con mình thế nào cho phù hợp.
Có những đứa con không muốn xa cha mẹ nhưng cũng có bạn trẻ chỉ sống độc lập mới phát triển được nhiều thứ đúng với sở trường.
Vậy nên thay vì cố giữ con ở bên mình, hãy để con được bay đến những vùng trời mới. Hãy nhớ chúng ta khi còn trẻ, có bao giờ đánh đổi công việc, cuộc sống hiện tại và nhiều thứ nữa để về ở với bố mẹ không? Chắc là không nhỉ?
- Điều gì ở con trai khiến chị an tâm và chưa an tâm?
Vì là con một nên Tít được chiều, không chăm chỉ lắm. Điều này khiến tôi hơi lo. Tuy nhiên, dù bạn ý có lười thật thì tôi chưa bao giờ phải chăm lo việc ăn uống, nghỉ ngơi bởi Tít tự làm những việc liên quan đến cá nhân. Vậy nên khi con ra ở riêng, sướng khổ thế nào tự chịu.
Điều tôi an tâm là Tít tuy nhìn có vẻ lớt phớt nhưng bạn ý lại rất biết nghĩ, thậm chí già dặn hơn rất nhiều so với độ tuổi. Con có ý thức, biết quan sát, đối nhân xử thế, phân biệt tốt xấu rõ ràng, có tấm lòng thiện lương và quan tâm đến mọi người. Sau này nếu sống một mình, con sẽ biết tự lập, sống sao cho phù hợp.
- Chị là một trong những MC khá phóng khoáng khi thường xuyên chia sẻ hình ảnh của con, đoạn tin nhắn giữa hai mẹ con lên mạng xã hội. Có bao giờ Tít bày tỏ sự e ngại về điều này?
Khi Tít còn nhỏ, có lần tỏ vẻ không vui khi tôi đưa hình ảnh con lên mạng. Từ đó, tôi rút kinh nghiệm ngay. Sau này, chỉ khi con đồng ý tôi mới chia sẻ hình ảnh liên quan đến Tít lên mạng xã hội.
- Chị từng chia sẻ: “Chuyện gì đến thì cứ bình thản đón nhận. Là mẹ đơn thân không phải là điều quá kinh khủng”. Không ít khán giả nữ nhìn chị như tấm gương để mạnh mẽ và kiên định hơn vào cuộc sống. Chị có thể chia sẻ thêm về những câu chuyện họ đã bày tỏ với mình?
Tôi từng nhận nhiều tin nhắn của khán giả ở các độ tuổi khác nhau chia sẻ về hoàn cảnh của họ, xin tư vấn trong mối quan hệ với gia đình hay chồng cũ…
Tôi lắng nghe câu chuyện, đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ để đồng cảm và tìm ra lời giải đáp. Thực ra, rất khó để áp dụng câu chuyện của mình đối với người khác, bởi mỗi người là một hoàn cảnh, một số phận, một cá tính, quan điểm khác nhau.
Tôi chỉ đưa ra lời khuyên từ góc độ khách quan, phù hợp với hoàn cảnh đó cũng như tình hình chung. Còn quyền lựa chọn hay quyết định thế nào là ở cá nhân họ chứ mình không quyết định thay bất cứ ai.
Làm mẹ đơn thân là điều không phải ghê gớm, không ai mong muốn điều này nhưng nếu rơi vào hoàn cảnh đó hãy chấp nhận và bình thản vượt qua.
- Chị có mối quan hệ thân thiết với nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền, cả hai đều đang 'lẻ bóng'. Có phải những người phụ nữ cô đơn tìm đến nhau để niềm vui nhân lên, nỗi buồn giảm nửa... Chị nói gì về hai người bạn thân?
Tôi chơi thân với hai chị Trà My và Thanh Thanh Hiền không phải vì đang cô đơn mà chúng tôi tìm thấy ở nhau sự đồng điệu trong tâm hồn, tình cảm.
Hai chị luôn vun vén, yêu thương bản thân và gia đình. Nếu các bạn nhìn cách chị My chăm lo cho gia đình, con trai hay thấy chị Thanh Thanh Hiền dạy dỗ, chia sẻ về hai cô con gái sẽ hiểu vì sao tôi yêu quý họ đến vậy.
Bởi ngoài những lúc là nghệ sĩ, họ thực sự là những người phụ nữ nhân hậu, tử tế, đàng hoàng để mình có thể chia sẻ. Chúng tôi tìm được tiếng nói chung và đồng quan điểm về cuộc sống, nuôi dạy con cái.
-Tít là cậu bé thông minh và sâu sắc khi mong muốn mẹ có thể tìm được hạnh phúc mới. Mẫu người đàn ông như thế nào sẽ khiến chị rung động lần nữa?
Tít đúng là một cậu bé rất chững chạc, luôn mong mẹ có hạnh phúc mới. Còn tôi không yêu cầu cao siêu gì. Điều đầu tiên phải là một người tử tế, biết lo lắng, quan tâm và có trách nhiệm.
Minh Huệ
![]() |
Sản phẩm "Nước chấm cua đồng" của nhóm học sinh Trường THCS Lê Bình (huyện Hương Sơn) xuất phát từ một loại thực phẩm truyền thống đã vào vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 do Bộ GD-ĐT tổ chức. |
Ý tưởng khởi nghiệp này xuất phát từ một loại thực phẩm truyền thống của Hà Tĩnh.
Trước đó, sản phẩm này là 1 trong 2 dự án được Sở GD-ĐT Hà Tĩnh lựa chọn trong tất cả 9 dự án dự thi cấp tỉnh để đi thi toàn quốc.
Nhóm gồm 5 học sinh, có 3 học sinh lớp 8 và 2 học sinh lớp 7 của Trường THCS Lê Bình (xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
![]() |
Học trò miền núi Hà Tĩnh khởi nghiệp với “nước chấm cua đồng” |
Trao đổi với VietNamNet, thầy Lê Đức Lâm cho biết, ý tưởng do nhóm học sinh lớp 8B (Nguyễn Thị Nga, Lê Quỳnh Trang, Đậu Trung Phong) - lớp thầy làm chủ nhiệm đề xuất. Ngoài ra, có 2 học sinh lớp 7 là Hồ Anh Tuấn và Cao Gia Bảo cùng tham gia vào nhóm.
Em Nguyễn Thị Nga, trưởng nhóm cho hay, sản phẩm nước chấm cua đồng chủ yếu ở huyện Hương Sơn, đặc biệt xã Tân Mỹ Hà là vùng thấp, hay ngập lụt. Loại nước chấm này bà con địa phương làm từ lâu đời, được dùng như một loại thức ăn hàng ngày. Nhưng sau này, nhu cầu tiêu thụ loại nước chấm này ngày càng lớn, và món ăn dân dã lại trở thành đặc sản. Nhận thấy nguồn nguyên liệu cua ở xã khá lớn, Nga và các bạn nghĩ tới việc có thể khởi nghiệp từ sản phẩm này.
“Con em, người dân địa phương đi xa có nhu cầu đặt mua nước chấm cua đồng làm thủ công rất nhiều, nhưng chưa hề có một thương hiệu chính thức nào trên thị trường. Nhóm chúng em đã đề xuất ý tưởng tạo nên một thương hiệu của nước chấm này và thương mại hóa. Cùng đó, có thể đưa nước chấm cua trở thành một sản phẩm mang thương hiệu quê hương”.
![]() |
Học trò Hà Tĩnh khởi nghiệp với “nước chấm cua đồng” |
Chủ yếu là ý tưởng
Nga kể, cua sau khi được bắt về, được rửa sạch, rồi tách bỏ phần mai, yếm và để ráo nước. Sau đó, nhóm giã dập hoặc dùng máy xay nhỏ. Tiếp đến, cho nước đun sôi để nguội vào và dùng rây lọc nước cua. Nước cua trộn với các nguyên liệu phụ (gồm muối là chủ yếu, thính gạo, hành tăm, một ít nước nghệ tươi để tạo màu). Đặc biệt, “hồn cốt” nước cua của địa phương khác biệt là được trộn vị vỏ quả tắc trồng ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh.
“Sau khi pha trộn, nước cua được cho vào một chum sành hoặc chai thủy tinh và đặt xung quanh bếp củi để quá trình lên men nhanh hơn và nước cua được thơm”, Nga chia sẻ.
Theo tính toán và thực tiễn của nhóm, mỗi kilogam cua đồng có thể tạo ra được 2 lít nước chấm.
![]() |
Những chai "nước chấm cua đồng" được đặt cạnh bếp lửa để giúp nhanh lên men và có độ thơm tốt nhất. |
Sản phẩm cũng đã được nhóm làm, thử nghiệm và bán tuy nhiên số lượng chưa nhiều do còn dành thời gian đảm bảo việc học tập. Theo nhóm, dự án đang ở những bước đầu chứ chưa đi vào sản xuất.
“Hiện nay, chính bà con địa phương cũng chủ yếu làm thủ công. Các em học sinh chủ yếu xây dựng ý tưởng, còn các khâu chủ yếu nhờ gia đình, người thân hỗ trợ cùng để hoàn thành các ý tưởng đó. Quan trọng nhất là ý tưởng muốn thương mại hóa sản phẩm này, còn các khâu kỹ thuật thì người thân hỗ trợ nhiều”, thầy Lâm kể.
Theo giá thị trường, 1 lít nước chấm cua dao động từ 80 đến 100 nghìn đồng. Tuy nhiên, theo Nga, nếu được đầu tư về mặt quy trình, máy móc thì sẽ tiết kiệm được sức lực và chi phí từ đó có thể giảm được giá thành của sản phẩm này trên thị trường.
![]() |
Thầy Lâm cho hay, hiện nay, ngoài sản phẩm chủ đạo này, nhóm học sinh còn làm song song các sản phẩm khác từ cua như muối nêm cua đồng, bột dinh dưỡng cua đồng.
“Muối nêm như một dạng hạt nêm, còn bột dinh dưỡng hướng tới đối tượng trẻ còi xương hoặc người có các bệnh về xương, thiếu canxi,...”, thầy Lâm cho biết.
Thầy Lâm cho biết, tối 14/11, thầy cùng nhóm học sinh cũng đã bắt xe ra Hà Nội để tiếp tục tham dự vòng đào tạo (thuyết trình, viết hồ sơ) trước khi vào TP.HCM để dự thi chung kết cuộc thi khởi nghiệp do Bộ GD-ĐT tổ chức vào các ngày 18-19/12 tới.
Theo Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, đây là kết quả rất vui mừng và bất ngờ khi các em học sinh lớp 8 của huyện miền núi rất khó khăn như Hương Sơn đã vượt qua hàng trăm nhóm có dự án khác để tiến xa tại sân chơi này.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Nghệ An vừa công bố kết quả thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2020 – 2021. Kỳ thi năm nay có sự vượt trội của nhiều học sinh trường huyện khi trở thành thủ khoa ở nhiều môn thi.
" alt=""/>“Nước chấm cua đồng” của học sinh Hà Tĩnh vượt vòng bán kết cuộc thi khởi nghiệp cấp bộ