Em và chồng, yêu nhau được gần 2 năm thì kết hôn. Sau khi kết hôn, sự hòa hợp về quan điểm, tính cách, lối sống, và đặc biệt là chuyện chăn gối khiến cuộc sống của chúng em rất vui vẻ và hạnh phúc.
Tuy nhiên, sau khi em mang bầu, vì lo lắng cho con nên riêng chuyện quan hệ vợ chồng, chúng em kiêng gần như tuyệt đối.
Sinh xong, kiêng cữ xong, lẽ ra em đã có thể chiều anh, bù đắp cho anh, nhưng không hiểu sao, cứ tối đến, thấy anh lại gần em, ôm em là em cảm thấy sợ. Vì em gần như mất hết cảm giác với chuyện chăn gối.
Vì thế cho nên, mỗi lần phải gần gũi với anh là mỗi lần em khổ sở vì đau rát, và không hề có chút cảm hứng nào.
![]() |
Ảnh minh họa |
Em rất lo lắng, nhưng em vẫn tự động viên mình rằng, khi con lớn hơn chút nữa, mọi chuyện sẽ ổn và em sẽ lấy lại được những cảm xúc cũng như sự cuồng nhiệt với chồng như khi em chưa bầu.
Tuy nhiên, em cứ đợi, đợi mãi cho đến khi con em đã được 1 tuổi, rồi 1 tuổi rưỡi và bây giờ là gần 2 tuổi, vậy mà em vẫn không tìm lại được hưng phấn trong mỗi lần gần gũi với chồng. Trong khi đó, càng ngày, sự ham muốn của chồng em càng tăng lên do phải “nhịn” trong một khoảng thời gian dài.
Vì thế, anh đòi hỏi rất nhiều khiến em càng thêm stress vì liên tục phải nghĩ ra cách để trốn tránh anh. Ví như việc em thường xuyên viện cớ chăm con, hay nghĩ ra hàng trăm hàng ngàn những lý do khác.
Nhưng tránh mãi cũng không được nên mỗi lần phải gần gũi với anh là mỗi lần em sống trong cực hình, em chỉ mong cho mọi chuyện kết thúc thật nhanh.
Chồng em thấy vậy thì không hài lòng nên nhiều lần giận dỗi ôm gối ra phòng khách để ngủ riêng. Từ đó, em nhận thấy tình cảm, sự quan tâm mà anh dành cho em hình như có chút suy giảm.
Điều này khiến em lo lắng đến mất ăn mất ngủ bởi em vẫn rất yêu chồng. Tuy nhiên, cứ cố để chiều chồng thì em cảm thấy khổ cực vô cùng.
Em đã tâm sự chuyện này với một vài người bạn thân thiết. Họ bảo em, nên gửi con về cho ông bà vài hôm để đi đâu đó hâm nóng tình cảm vợ chồng để khơi gợi lại niềm cảm hứng và thu hút lẫn nhau. Em cũng đã làm theo, gửi con về cho ông bà nội hẳn 5 ngày để đi du lịch, tắm biển cùng chồng. Tuy nhiên, những sự chuẩn bị của em chỉ khiến ham muốn của anh tăng lên. Còn em thì cứ trơ như gỗ đá và không thể hòa hợp, cũng không thể có được chút cảm hứng nào. Vì thế, trong chuyến đi đó, em chỉ làm “chuyện ấy” với anh như một trách nhiệm, một bổn phận phải làm chứ trong lòng thì đau đớn và sợ hãi nhiều lắm.
Lần khác, em tìm hiểu trên mạng thì thấy có người khuyên rằng, em nên nói hết những lo lắng, cũng như những khó khăn mà em đang gặp phải khi gần gũi với chồng để chồng tìm ra cách giúp em khắc phục, ví như tăng màn dạo đầu, hoặc làm chuyện ấy một cách nhẹ nhàng hơn, ở nơi khác lạ hơn … để em có được sự hưng phấn.
Vậy nhưng, tình hình vẫn không hề cải thiện. Vì thế, em rất sợ. Bởi nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì chắc chắn một ngày nào đó, gần thôi, em sẽ đẩy chồng em vào vòng tay của một người phụ nữ khác. Tuy nhiên, muốn tháo gỡ vấn đề để giữ gìn tình cảm vợ chồng trong hoàn cảnh này thì em cảm thấy thật sự khó khăn và vẫn chưa tìm ra được phương án tốt nhất.
Thanh Mai
(Hoài Đức – Hà Nội)
" alt=""/>Sinh xong, cứ thấy chồng lại gần là sợ2. Cảm xúc trong giọng nói
Có một thuật toán máy tính có thể dự đoán hôn nhân hạnh phúc với độ chính xác là 79%, chỉ bằng cách sử dụng giọng nói của vợ hoặc chồng khi giao tiếp. Các nhà khoa học đã phân tích cuộc trò chuyện của hơn 100 cặp vợ chồng đến gặp chuyên gia tâm lý và sau đó theo dõi tình trạng hôn nhân của họ trong 5 năm.
Kết quả cho thấy, những yếu tố như cường độ, cao độ, độ rung đều có thể biểu thị cảm xúc mạnh mẽ. Nội dung của lời nói là điều đáng chú ý, thế nhưng những yếu tố khác như đã nêu ở trên cũng quan trọng không kém. Cách nói cũng thể hiện được thái độ và và triển vọng hạnh phúc của cặp vợ chồng.
3. Đồng nghiệp khác giới
Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, những người làm việc thường xuyên được “bao vây” bởi các đồng viên khác giới thường có tỷ lệ ly hôn cao hơn 15%. Nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trên quy mô lớn thông qua kết quả thu được từ tất cả các cặp đôi đã kết hôn từ năm 1981 đến năm 2002 ở Đan Mạch. Có đến khoảng 100.000 người trong số này đã ly hôn.
4. Ảnh hưởng từ mẹ
Phụ nữ có tỷ lệ nộp đơn ly hôn thường xuyên hơn. Hơn nữa, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các cặp vợ chồng đều “học tập” hành vi của cha mẹ, đặc biệt là mẹ của họ. Các nhà xã hội học đã nghiên cứu hành vi của 7.000 người và phát hiện ra rằng nếu một người mẹ bắt đầu một mối quan hệ mới, khá thường xuyên (cho dù đó là hôn nhân hay chỉ là chung sống), thì những đứa con trưởng thành của họ cũng sẽ cư xử như vậy.
5. Phớt lờ mâu thuẫn
John Gottman đã nêu ra 4 dấu hiệu của ly hôn: sự coi thường, vị trí của người là nạn nhân, sự chỉ trích và thờ ơ trước xung đột. 4 yếu tố này đều có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc trò chuyện, hay lâu dài là mối quan hệ của hai người.
Các cặp vợ chồng khó có thể tránh khỏi tranh cãi và bất hòa. Tuy chúng thường đi kèm với khoảng thời gian không dễ chịu, những cuộc tranh luận này vẫn giúp làm sáng tỏ những mong muốn và nguyện vọng riêng tư của mỗi người, giúp giải quyết những bất mãn sâu kín nhất. Nếu cả hai luôn tránh né trò chuyện về bất đồng, sự khó chịu và phẫn uất sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.
6. Thái độ tiêu cực của chồng đối với bạn bè của vợ
Kết quả từ một khảo sát trên 373 cặp đôi hơn 16 năm chung sống cho thấy, có đến 46% các cặp vợ chồng đã ly hôn vào năm thứ 16 của cuộc hôn nhân. Một nguyên nhân phổ biến cho rạn nứt này là các chỉ trích của người chồng đối với bạn bè của vợ.
Theo các nhà khoa học, mối quan hệ giữa phụ nữ và bạn bè của họ đặc trưng bởi sự gần gũi và hỗ trợ về mặt tình cảm, do đó thường kéo dài lâu hơn. Trong khi đó, tình bạn của nam giới thường phụ thuộc vào các hoạt động chung của hai bên. Vì vậy, đàn ông dễ dàng thay đổi đối tượng giao thiệp và không dễ làm thân với bạn bè của vợ, đặc biệt là những đối tượng mà họ không có cảm tình.
7. Tình cảm quá mức của cặp đôi mới cưới
Nhà tâm lý học Ted Huston đã nghiên cứu 168 cặp vợ chồng trong vòng 13 năm kể từ khi kết hôn. Kết quả được công bố trên tập san Interpersonal Relations and Group Processes vào năm 2001, trong đó nêu rõ: “Khi mới cưới, những cặp vợ chồng mà sau đó ly hôn trong vòng 7 năm trở lên có sự thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn gần 1/3 so với các cặp đôi sau cùng duy trì được hôn nhân thành công”.
Điều này là do, những cặp đôi bắt đầu mối quan hệ bằng cảm xúc lãng mạn mạnh mẽ thường khó duy trì cường độ của những cảm xúc đó. Dần dà, điều này sẽ gây ra nhiều sự thất vọng và cảm giác tình cảm nhạt phai. Chuyên gia Aviva Patz nói: “Những cuộc hôn nhân bắt đầu với ít điều lãng mạn kiểu Hollywood thường có tương lai đầy hứa hẹn hơn”.
8. Nghèo đói và thất nghiệp
Rõ ràng là sống trong điều kiện khó khăn là điều không hề dễ dàng. Các mối quan hệ trong những gia đình này thường dễ tan vỡ hơn so với những gia đình có được sự ổn định về tài chính. Bob Birrell, đồng tác giả của một nghiên cứu về kết quả tài chính của các bậc cha mẹ sau khi ly thân, xác nhận điều đó. Ông chia sẻ: “Hầu hết những người đàn ông đã ly thân và ly hôn có thu nhập thấp, và họ ít khi chi trả để đảm bảo cho hạnh phúc của người vợ và con cái”.
9. Giường chật chội
Vợ chồng nên ngủ riêng hoặc ngủ trên giường có diện tích rộng rãi để bảo đảm sức khỏe tinh thần và thể chất, có giấc ngủ ngon và từ đó duy trì bầu không khí vui vẻ trong gia đình. Các nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ đã phát hiện ra rằng, 30-40% các cặp vợ chồng ngủ khác giường với nhau. Hành động này là điều có lý bởi nếu không có được thời gian ngủ nghỉ chất lượng, cả hai sẽ dễ sinh ra khó chịu, cáu bẳn, lâu ngày tích tụ thành mâu thuẫn lớn khó hòa giải./.
Theo VOV
Không thể cưỡng lại sự cám dỗ khi gặp lại, tôi đã ngoại tình với vợ cũ và cay đắng biết mình sập bẫy ngay sáng hôm sau.
" alt=""/>Dấu hiệu báo trước đổ vỡ hôn nhânAnh Nam cho hay vợ chồng anh làm dịch vụ trang trí cưới hỏi. Tháng 3 năm ngoái, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến công việc của họ bị ảnh hưởng.
Trong thời gian ở nhà tránh dịch, sẵn có miếng đất của ba mẹ nhưng chỉ dựng kho bỏ đồ trang trí, anh Nam - chị Bích nảy ra ý định cải tạo nơi này thành chốn nghỉ dưỡng cuối tuần hay khi rảnh rỗi. Nhà chính của anh chị cách đó không xa.
![]() |
Ngôi nhà gỗ và vườn hồng của anh Nam - chị Bích có tổng diện tích khoảng 100 m2, nằm trên mảnh đất hơn 1.000 m2. |
“Vợ chồng tôi cũng là những người trẻ quay cuồng trong guồng quay tất bật của cuộc sống. Chúng tôi mong muốn có nơi để tìm về sau những mệt mỏi, áp lực công việc”.
Chốn yên bình
Trên mảnh đất rộng hơn 1.000 m2, anh Nam cùng em họ dựng ngôi nhà gỗ gồm một phòng ngủ và một nhà vệ sinh (15 m2). Khu vực nấu ăn được bố trí ở bên ngoài.
![]() |
Các góc trong ngôi nhà thứ hai được vợ chồng anh Nam tự tay xây dựng, chăm chút. |
Vốn khéo tay, anh Nam nói bản thân không gặp khó khăn gì trong quá trình dựng nhà. Mọi thứ được làm theo ý thích và tận dụng nhiều vật liệu có sẵn nên chi phí dưới 100 triệu đồng.
Để tạo điểm nhấn, anh Nam xây hồ nước nhỏ cạnh nhà và trang trí tiểu cảnh.
![]() |
Sau 2 tháng thi công, ngôi nhà được hoàn thiện vào đúng dịp sinh nhật con gái 2 tuổi nên vợ chồng anh coi đó là món quà tặng thiên thần nhỏ.
“Vợ chồng tôi đều thích hoa hồng nên bà xã tìm các giống khác nhau về trồng xung quanh. Hiện vườn có khoảng 6 loại, chủ yếu là hồng đào cổ và Sa Pa. Giữa vườn hồng có cây bơ, phía sau là cóc, dâu ăn trái và khu vực nhà lồng để trồng rau sạch”, anh kể.
![]() |
Từ khi có ngôi nhà thứ hai, vợ chồng anh Nam, chị Bích thường cho con gái sang chơi vào cuối tuần hay ngày nghỉ. Cả nhà cùng nhau chăm sóc, tưới hoa và tận hưởng cuộc sống giữa thiên nhiên.
Khi dịch không căng thẳng, anh chị cũng mời người thân tới đây vui chơi, ăn uống.
![]() |
“Con gái tôi rất vui mỗi lần được tới đây. Nhìn con chơi trốn tìm, chạy nhảy ngoài vườn cũng đủ mãn nguyện. Nhiều người nghĩ vợ chồng tôi rảnh hoặc kinh doanh hoa mới làm nên nơi này. Thực tế, đó là chốn bình yên mà chúng tôi may mắn có được”, anh nói.
Theo Zing
Khu vườn được thiết kế khoa học, thoáng đãng trên sân thượng của chị Chí luôn tràn ngập sắc hoa hồng. Mùa giãn cách, nơi đây trở thành chốn vui chơi, gần gũi thiên nhiên của cả gia đình.
" alt=""/>Cặp vợ chồng dựng nhà giữa vườn hồng khi nghỉ dịch