Tranh tài tại hạng mục Digital Inclusivity, mobiAgri nhận được đánh giá cao từ Hội đồng Giám khảo là các đại diện cho 10 quốc gia ASEAN và 3 quốc gia khách mời đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, bởi mobiAgri đem đến nhiều tính năng nổi bật và hiệu quả cho người nông dân. Cụ thể, mobiAgri có tính năng kiểm tra sức khỏe cây trồng bằng trí tuệ nhân tạo AI, hỗ trợ công tác chẩn đoán và cách điều trị sâu bệnh hại với khả năng nhận diện hơn 5.000 loại cây trồng khác nhau và hơn 700 tác nhân gây hại và sâu bệnh. Bên cạnh đó, mobiAgri còn kết nối với phần hỏi đáp cùng chuyên gia, đăng ký tư vấn trực tiếp khi gặp phải vấn đề trong sản xuất. mobiAgri còn có tính năng khuyến cáo nông vụ và dự báo thời tiết chuyên sâu giúp người dùng có thể đưa ra kế hoạch sản xuất chính xác và hiệu quả nhất.
Đại diện MobiFone cho hay, đội ngũ phát triển đã chứng minh được tính ứng dụng thực tiễn của mobiAgri thông qua các con số ấn tượng của sản phẩm dù mới chỉ ra mắt vào đầu năm 2022.
Hạng mục Hòa nhập số tập trung vào các dự án, sáng kiến sử dụng công nghệ để thúc đẩy sự hòa nhập và tiếp cận kỹ thuật số cho các nhóm yếu thế trong xã hội, bao gồm cả bà con nông dân. Với giải Bạc lần này, mobiAgri khẳng định vai trò trong việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thu hẹp khoảng cách số và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nông dân.
“Nông nghiệp kỹ thuật số rất quan trọng ở Việt Nam và với tư cách là một công ty viễn thông hàng đầu, chúng tôi rất vinh dự được chọn cho Giải thưởng Kỹ thuật số ASEAN 2024. Sự công nhận này thúc đẩy chúng tôi duy trì cam kết hỗ trợ nông dân Việt Nam đón nhận kỷ nguyên kỹ thuật số. Với mạng lưới toàn quốc, chúng tôi tận tâm ưu tiên khách hàng, cung cấp các sản phẩm giá cả phải chăng và đóng góp cho tiến bộ xã hội,” ông Hoàng Thanh Phúc, Trưởng phòng Phát triển dịch vụ Nông nghiệp mobiAgri chia sẻ.
Đại diện MobiFone khẳng định, năm 2024, mobiAgri tiếp tục hành trình kiến tạo một nền nông nghiệp Việt Nam 4.0 với cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để mang đến những giải pháp công nghệ sáng tạo, hiệu quả, giúp bà con nông dân canh tác thông minh, nâng cao năng suất và thu nhập.
Cho đến thời điểm này, khá nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam tuyên bố nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao như: Hoàng Anh Gia Lai, Hoà Phát, Thaco, VNPT, MobiFone...
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) cho rằng, nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khá lớn như nhu cầu lương thực, thực phẩm không ngừng tăng do dân số ngày càng tăng; diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do xu hướng đô thị hóa; sự diễn ra mạnh mẽ của biến đổi khí hậu; quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản không ngừng tăng cao.
Những thách thức trên đòi hỏi nông sản Việt Nam phải không ngừng gia tăng về sản lượng và nâng cao về chất lượng. Do đó, việc áp dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu trong nông nghiệp và là giải pháp giải quyết những thách thức cho nền nông nghiệp nước nhà.
“Nông nghiệp số trong thời đại 4.0 là ngành tinh vi nhất trong tất cả các ngành. Nông nghiệp động đến bí mật quan trọng nhất của cuộc sống, đó là công nghệ sinh học, công nghệ gen và đó chính là số. Nhờ ứng dụng công nghệ số hóa, nền nông nghiệp sẽ kết nối với nông dân thông qua smartphone. Qua đó, từng hộ sản xuất có mọi thông tin cần thiết, có thể đặt câu hỏi và robot sẽ trả lời những kiến thức cần biết. Trước nay nông dân thường đi bắt sâu, lúc nhìn thấy thì bắt được nhưng không bao giờ nhìn thấy hết. Để chọn cách an toàn, bà con phải phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm cho nông sản của Việt Nam bẩn hơn, giá thấp. Chúng ta phải nghiên cứu khoa học công nghệ để có thể thả một máy bay không người lái (drone) bay trên những thửa ruộng. Các thiết bị chuyên dụng sẽ tự chụp ảnh cánh đồng và trí tuệ nhân tạo tự đọc bức ảnh đó, phát hiện những vị trí có sâu. Loại sâu đó trị bằng thuốc gì, liều lượng bao nhiêu thì máy tính sẽ báo cho nông dân biết nên lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể giảm đi hàng trăm lần”, ông Trương Gia Bình nói.
"Chúng ta sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp, chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau", ông Trương Gia Bình nhấn mạnh và kỳ vọng doanh nghiệp Việt Nam có thể giàu vì nông nghiệp số.
" alt=""/>Khi nhà mạng hỗ trợ nông dân Việt bước vào kỷ nguyên kỹ thuật sốDây đeo Incase Lanyard gắn vào hộp sạc của AirPods Pro 2 được bán với giá 12,95 USD. Ảnh: Incase.
“Với tính năng đơn giản nhưng đầy đủ và thiết kế thẩm mỹ, Incase Lanyard mang đến giải pháp an toàn để gắn AirPods Pro thế hệ 2 lên những món đồ của bạn. Từ đi làm vào sáng sớm, tập thể thao cuối ngày đến mọi hoạt động khác, Incase Lanyard giữ AirPods Pro thế hệ 2 luôn trong tầm tay của bạn”, Brian Stech, CEO Incase chia sẻ.
Trên hộp đựng của AirPods Pro thế hệ 2, Apple bổ sung lỗ móc dây đeo giúp người dùng đeo trên tay, gắn lên balo hoặc túi xách một cách dễ dàng. Incase Lanyard là một trong các mẫu dây đeo được phân phối chính thức trên cửa hàng online của Apple.
Giá bán dây đeo cho AirPods Pro 2 thu hút sự chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc, đa phần ý kiến cho rằng mức giá của dây đeo quá đắt, đặc biệt khi đây là sản phẩm do công ty bên thứ ba sản xuất và không có logo Apple.
“Tôi nghĩ không cần thiết phải làm như vậy đâu, cứ móc tiền trong túi tôi đi”, “Có lẽ trong 1 triệu fan của Apple, chỉ có 1% sẽ mua nó mà thôi” là một số bình luận trên Weibo.
Đây không phải lần đầu Apple bán những phụ kiện với giá đắt. Tháng 10/2021, Táo khuyết bán khăn lau màn hình Polishing Cloth với giá 19 USD, chỉ dùng để lau màn hình cho iPhone, iPad, Apple Watch, máy tính Mac và màn hình. Trước đó, hãng cũng bán những món đồ đắt vô lý như chân đế màn hình giá 999 USD, bánh xe Mac Pro giá 699 USD hay cáp Thunderbolt giá 159 USD.
(Theo Zing)
iPhone 14 và nhiều sản phẩm mới của Apple đã được ra mắt trong đêm 7/9. Phóng viên VietNamNet đưa tin trực tiếp từ San Francisco (Mỹ).
" alt=""/>Apple bán dây móc hộp tai nghe giá 13 USDTheo cáo buộc, cuối năm 2020, Khương cùng Nghiêm Văn Dũng (SN 1991, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bàn bạc về việc chiếm đoạt tài sản của chị Nguyễn Thị H. (SN 1990, cộng tác viên của một ngân hàng).
Dũng quen biết chị H. khi nhờ làm thẻ tín dụng vào năm 2019. Đến tháng 5/2020, Dũng góp vốn với chị H. để làm dịch vụ hỗ trợ khách hàng có nhu cầu làm thẻ tín dụng.
Khi làm thẻ tín dụng, khách hàng phải đưa cho Dũng hoặc chị H. giấy tờ tùy thân, tài khoản ngân hàng, điện thoại thông minh kèm theo sim điện thoại có cài ứng dụng và mật khẩu Internet Banking để nhận mã OTP.
Chung vốn với nhau được một thời gian ngắn, giữa Dũng và chị H. xảy ra mâu thuẫn nên không làm ăn cùng nhau nữa.
Quá trình cộng tác với chị H., Dũng biết khách hàng muốn làm thẻ có hạn mức cao thì tài khoản phải phát sinh nhiều giao dịch nhận/chuyển tiền số lượng lớn. Vì vậy, chị H. thường chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng rồi mới mở thẻ tín dụng cho khách.
Dũng cũng phát hiện, khi chị H. chuyển tiền vào tài khoản khách hàng mà khách hàng làm thủ tục đổi sim điện thoại để nhận mã OTP thì chị sẽ bị mất quyền truy cập Internet Banking. Khi đó, khách hàng sẽ rút được tiền.
Đến cuối năm 2020, Dũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của chị H. nên rủ Khương tham gia. Lúc này, Khương đóng vai người trung gian, môi giới mở thẻ tín dụng ngân hàng, chuyển hồ sơ của khách hàng có nhu cầu làm thẻ tín dụng cho chị H.
Khi chị này chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng để làm thẻ tín dụng có hạn mức cao, Dũng thay đổi sim điện thoại, chiếm quyền truy cập rồi chiếm đoạt số tiền có trong tài khoản.
Với thủ đoạn trên, Dũng và Khương đã chiếm đoạt của chị H. hơn 1,3 tỷ đồng.
Năm 2023, Nghiêm Văn Dũng bị TAND TP Hà Nội tuyên án tù về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Trong khi đó, Khương bỏ trốn khỏi nơi cư trú, đến tháng 2/2024 anh ta bị bắt theo lệnh truy nã.
Ngoài hành vi trên, cáo buộc cho rằng, từ ngày 3/4/2021- 10/1/2022, Khương thuê ô tô rồi thế chấp, cầm cố cho Dũng lấy tiền ăn tiêu. Khi đưa xe cho Dũng, Khương nói dối về nguồn gốc của xe, nói dối việc chủ xe đồng ý cho Khương thế chấp và hứa sẽ làm thủ tục sang tên cho Dũng bằng việc ký hợp đồng mua bán xe.
Với thủ đoạn trên, Khương lừa đảo, chiếm đoạt 3 ô tô có tổng trị giá hơn 1,4 tỷ đồng. Bị cáo đã thế chấp 3 ô tô này cho Dũng để vay 780 triệu đồng.
Về trách nhiệm dân sự, chị H. đã được Dũng bồi thường toàn bộ số tiền chiếm đoạt nên không có yêu cầu gì trong vụ án này. Các chủ xe đã nhận lại tài sản nên không có yêu cầu dân sự. Riêng Dũng yêu cầu Khương trả lại 780 triệu đồng.
" alt=""/>Hai gã đàn ông 'dàn cảnh', chiếm đoạt tiền tỷ của người phụ nữ