Quản phim trong hay ngoài nước đều phải chặt như nhau 

Tiền kiểm và hậu kiểm với phim trên không gian mạng là vấn đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội bàn thảo sôi nổi trên nghị trường hồi cuối tháng 5 vừa qua liên quan đến Luật Điện ảnh sửa đổi. Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm,ảnphimtronghayngoàinướcđềuphảichặtnhưnhau tin nóng nhất là sau khi một số bộ phim xuất hiện trên các nền tảng phim trực tuyến bị phát hiện sai phạm về nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. 

Khoản 5 điều 21 của dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đang quy định về “Phổ biến phim trên không gian mạng” như sau: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân lực, phương tiện kỹ thuật để thực hiện việc kiểm tra nội dung phim, việc tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim phổ biến trên không gian mạng; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định của pháp luật". 

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng ngoài các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì cũng cần phải quy định việc kiểm tra nội dung phim phải được thực hiện trước khi có quyết định cho phép phổ biến phim trên không gian mạng.

Liên quan đến vấn đề tiền kiểm hay hậu kiểm phim phổ biến phim trên không gian mạng, VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông.  

- Thưa ông, những ngày qua vấn đề quản lý phim phát hành trên không gian mạng được bàn thảo sôi nổi trên nghị trường Quốc hội và được dư luận quan tâm, quan điểm của ông với tư cách cơ quan quản lý ra sao? 

Hiện nay tiền kiểm hay hậu kiểm đều là biện pháp quản lý và đã là biện pháp quản lý thì phải đặt mục tiêu chặt nội dung trên các nền tảng trong nước và nước ngoài phải chặt như nhau. Chúng ta không đặt vấn đề phim trong nước hay nước ngoài mà đã là quản lý thì phải chặt để làm sao phim đó có nội dung đảm bảo thuần phong mỹ tục, không ảnh hưởng đến người xem trong nước. Có quan điểm rằng chỉ nên hậu kiểm mà hậu kiểm thì cơ quan quản lý phải có công cụ kỹ thuật, chặn lọc được nội dung vi phạm. Tức là sử dụng cả kỹ thuật và con người để làm điều đó. Còn nếu ta đã có công cụ kỹ thuật hậu kiểm tốt thì cũng có nghĩa sẽ làm tiền kiểm tốt. 

- Tức là việc tiến hành tiền kiểm là hoàn có thể, thưa ông? 

Tiền kiểm đang thực hiện được thông qua các bộ phim vào Việt Nam do các chủ thể tiền kiểm là các cơ quan báo chí, khi xem thấy nội dung đảm bảo thì cho phát hành. Các nội dung bên ngoài thông qua các kênh mà mình đang xem trên truyền hình trả tiền vẫn đang tiền kiểm theo hình thức đó và chúng ta đang có lực lượng hùng hậu để tiền kiểm. Đây không phải việc nhà nước làm mà chính là các cơ quan báo chí. Họ có thể làm việc đó được nên nếu tiền kiểm vẫn có thể đảm bảo nguồn lực để thực hiện. Nếu hậu kiểm cần có những giải pháp về kỹ thuật để có được công cụ từ các nhà cung cấp phim nước ngoài nhằm xử lý phim vi phạm bằng cách hạ phim xuống. 

Tóm lại hậu kiểm phải có công cụ để gỡ được phim. Nhưng hiện nay cả tiền kiểm và hậu kiểm là quan điểm đưa ra trên nghị trường có nhiều ý kiến khác nhau. Tiền kiểm thực tế có rất nhiều phim mà phim không chỉ xuất hiện trên các nhà cung cấp dịch vụ mà các phim còn đưa được trên các nền tảng khác nhau như YouTube chẳng hạn. Nên nếu tiền kiểm phim thì rất nhiều và gây áp lực lớn với công tác quản lý. 

Việc chỉ tiến hành hậu kiểm dẫn đến việc nhiều phim có nội dung vi phạm bị chỉ phát hiện khi đã xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến đưa đến khán giả Việt Nam trong khi tiền kiểm sẽ hạn chế tối đa những nội dung sai lệch. 

Còn hậu kiểm nếu làm không tốt sẽ là vấn đề mở toang và tác động văn hóa rất lớn trong khi phim ở rạp và trên truyền hình Việt Nam thì đang tiền kiểm. Với tư cách cơ quan quản lý nhà nước, Cục cho rằng chúng ta không nên quy định cứng nhắc quá nhưng hoạt động quản lý phim mà phải đảm bảo nguyên tắc quản lý chung, tức là phim phải được biên tập và phân loại, không phân biệt phim trong nước hay nước ngoài. Các phim phải được thực hiện biên tập và phân loại nhưng chủ thể làm việc này phải là phía Việt Nam. Sau đó chủ thể phía Việt Nam có thể giao ngay cho đơn vị cung cấp phim phải biên tập theo tiêu chí mình đưa ra, làm không tốt thì yêu cầu chuyển cho các chủ thể khác, ví dụ là các cơ quan báo chí làm. Các chủ thể này phải được hướng dẫn cụ thể theo quy định của Chính phủ.

Thêm nữa hoạt động phổ biến phim ở Việt Nam là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do vậy các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp phim vào Việt Nam mà phát sinh doanh thu trong nước phải tuân thủ theo các điều kiện biên tập nội dung, đăng ký hoạt động tại Việt Nam, tóm lại phải có tư cách pháp nhân ở Việt Nam. Điều này cần đưa vào trong luật. Vì hoạt động phổ biến phim có nhiều hình thức như cá nhân, tổ chức đưa phim lên mạng xã hội như YouTube nên doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân cung cấp phim ở VN phải thông báo với các cơ quan quản lý ở Việt Nam thì doanh nghiệp đó mới được coi là hoạt động hợp pháp. Còn các trường hợp không đăng ký hoạt động, bao gồm cả cá nhân, tổ chức cung cấp phim đều bị coi là không hợp pháp. Khi quy định như vậy ai không đăng ký hoạt động ở Việt Nam chúng ta đều có thể xử lý chặn dịch vụ được vì như vậy là vi phạm pháp luật. 

Quan điểm quản lý nữa là phải đảm bảo các chế tài xử lý tùy thuộc vào mức độ vi phạm của các nền tảng xuyên biên giới. Trong luật phải có quy định hình thức xử lý phù hợp đủ sức răn đe, nếu cố tình không chấp hành hay vi phạm nhiều lần có thể chặn dịch vụ. Vấn đề nữa là bình đẳng trong ngoài. Có ý kiến cho rằng các quy định cũ chỉ đang thiên về bảo hộ cho nước ngoài thì làm sao luật phải giải quyết vấn đề đó. Quan điểm về quản lý đưa ra là quản trong nước như thế nào thì quản nước ngoài như thế, phải bình đẳng. Phim chiếu rạp, phim truyền hình đang tiền kiểm bằng cách phân loại, biên tập thì với phim trên các nền tảng OTT cũng phải quản bình đẳng như nhau.  

"Lấy danh nghĩa người nhà" của Trung Quốc cũng vấp phải sự phản đối của khán giả Việt Nam vì xuất hiện hình ảnh "đường lưỡi bò" trong phim. Các phim chiếu rạp hiện nay đang phải kiểm duyệt kỹ càng trước khi ra rạp nên nhiều người ủng hộ quan điểm các phim vào tại Việt Nam qua các nền tảng trực tuyến trả phí cũng cần phải kiểm duyệt, biên tập. 

- Cần tạo sự bình đẳng "trong" và "ngoài" nhưng nhiều người lo ngại vì lượng phim đưa lên các nền tảng trực tuyến quá lớn thì nguồn lực đâu có thể tiền kiểm, vậy cơ quan quản lý sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Đây đúng là vấn đề vì hiện giờ thực hiện biên tập và phân loại nội dung trên OTT (hình thức phổ biến phim qua không gian mạng - PV), ví dụ Netflix và các ứng dụng khác có cả phim, gameshow giải trí, thậm chí là tin tức. 1 app có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nên cần phân loại. Với phim thì cần thực hiện theo Luật Điện ảnh.

Ví dụ Luật Điện ảnh quy định phân loại phim thì đơn vị cung cấp phim vào Việt Nam cũng phải làm việc đó. Phim liên quan đến lịch sử, văn hóa, chính trị Việt Nam thì phải phân loại để biên tập còn những loại phim giải trí khác thì có thể giao cho doanh nghiệp biên tập trên cơ sở tiêu chí của Việt Nam. Chủ thể biên tập là phải từ phía Việt Nam và nếu bị phát hiện sai phạm thì có thể giao cho các cơ quan báo chí Việt Nam để biên tập phân loại.  Các gameshow có thể giao cho đơn vị cung cấp phim, ví dụ như Netflix có chương trình gameshow thì phải biên tập theo quy định của Việt Nam, tự doanh nghiệp phải biên tập. Còn với tin tức mang tính chất báo chí thì phải thực hiện biên tập theo Luật Báo chí.

Quỳnh An

Thế giới
上一篇:Nhận định, soi kèo Laci vs Kukesi, 19h00 ngày 14/1: Niềm tin cửa trên
下一篇:Soi kèo phạt góc Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1