Ngày 23/09 sẽ diễn ra lễ mở bán căn hộ cao cấp Golden Park Tower tại Văn phòng bán hàng dự án (Tầng 4, tòa Green Park, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy).Vị trí vàng – ngàn lợi ích
Golden Park Tower được các chuyên gia đánh giá sẽ là một trong những dự án “hot” trên thị trường phía Tây Hà Nội, thu hút sự quan tâm không chỉ khách hàng cao cấp, khách nước ngoài mà còn cả giới đầu tư cho thuê.
 |
Golden Park Tower sở hữu vị trí đắc địa ngay ngã tư Phạm Văn Bạch & Dương Đình Nghệ |
Tọa lạc ở ngã tư Dương Đình Nghệ - Phạm Văn Bạch, nơi được coi là “lõi” phát triển của khu vực Cầu Giấy - Mỹ Đình, Golden Park sở hữu vị trí đất vàng hiếm hoi còn lại trong khu vực. Đây là nơi gần với các trục đường huyết mạch như trục Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng kết nối với đường vành đai 3, Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu nối với quốc lộ 32, trục Trần Thái Tông - Nguyễn Phong Sắc... Nhờ đó, cư dân Golden Park dễ dàng di chuyển đến các quận trung tâm thành phố cũng như các khu vực tỉnh thành lân cận.
Dự án nằm trong khu vực có hạ tầng đồng bộ về y tế, giáo dục, thương mại, văn hóa… với các địa điểm quan trọng như sân vận động Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị Quốc Gia, TTTM The Garden, siêu thị Big C, trường Marie Curie, trường Lomonoxop, trường Hà Nội - Amsterdam, Đại học Quốc Gia, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, bệnh viện 198, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương… Đồng thời dự án còn liền kề với hai “lá phổi xanh” rộng hàng chục hecta là công viên Cầu Giấy và công viên hồ điều hoà Yên Hòa.
Không chỉ vậy, Golden Park Tower còn nằm trong khu vực tập trung các tòa nhà hành chính, khối văn phòng cao cấp với mật độ cao của quận Cầu Giấy… và là khu vực sinh sống của cộng đồng cư dân quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… mang tới tiềm năng đầu tư cho thuê giá trị cao.
Thực tế, mức giá thuê nhà chung cư tại khu vực này luôn ở mức cao, trung bình dao động từ 1.000 USD - 1.500 USD/tháng cho một căn hộ cao cấp 70m2. Cũng theo nghiên cứu đánh giá của CBRE trong 2 năm qua, bất động sản khu vực “lõi phát triển” Mỹ Đình - Cầu Giấy luôn có sự ổn định và giao dịch nhiều nhất kể cả những thời điểm thị trường bất động sản chưa hồi phục. Đó chính là lý do vì sao Golden Park Tower thu hút được đông đảo khách hàng trong mỗi buổi mở bán.
Căn hộ cao cấp hưởng tiện ích khách sạn hạng sang
Là sản phẩm tâm huyết của chủ đầu tư Tây Đô, dự án Golden Park được định hướng phát triển theo loại hình tổ hợp gồm khách sạn 4 sao, căn hộ cao cấp, khu thương mại dịch vụ và văn phòng. Như vậy, khi mua căn hộ tại đây, khách hàng sẽ được thừa hưởng hệ thống an ninh chuyên nghiệp, các tiện nghi - dịch vụ đẳng cấp của quần thể khách sạn - văn phòng. Đây là lợi thế lớn mà hiếm chung cư nào có được.
 |
Cư dân Golden Park được hưởng lợi từ hệ thống tiện ích khách sạn hạng sang |
Nổi bật trong hệ thống tiện ích hạng sang ở dự án có thể kể đến như: bể bơi bốn mùa, skybar, phòng gym, spa hiện đại, trung tâm thương mại cao cấp, kiểm soát an ninh 3 lớp, hệ thống PCCC tối tân… Bên cạnh đó, Golden Park Tower còn gây ấn tượng nhờ thiết kế độc đáo và sang trọng với hệ thống thang kính xuyên suốt 45 tầng. Đây cũng là dự án cao thứ 5 tại Hà Nội.
Các căn hộ chung cư nơi đây được thiết kế thông minh, tinh tế, với diện tích linh hoạt từ 82,6m2 – 132,5m2, bố trí 2 hoặc 3 phòng ngủ, nội thất cao cấp mang tới một không gian sống đẳng cấp và sang trọng.
Với những ưu thế về vị trí, tiện ích, thiết kế, không gian sống, Golden Park hứa hẹn trở thành nơi an cư lý tưởng cho các doanh nhân, trí thức, chuyên gia trong nước cũng như đông đảo người nước ngoài làm việc và sinh sống trong khu vực.
Anh Minh Tuấn - một nhà đầu tư bất động sản cho biết: “Sau khi tìm hiểu, nhận thấy Golden Park có vị trí đẹp, pháp lý đầy đủ, lại được hưởng các tiện ích - dịch vụ của tổ hợp khách sạn 4 sao lại có mức giá khá hợp lý từ 39.7 triệu đồng/m2 nên tôi đã quyết định xuống tiền mua 1 căn hộ 3 phòng ngủ ở dự án. Đây vừa là tài sản tích lũy của gia đình, vừa là khoản đầu tư đầy tiềm năng để cho thuê lâu dài”.
Được biết, trong buổi mở bán ngày 23/09, chủ đầu tư sẽ tung bảng hàng mới với những căn đẹp cùng chính sách bán hàng hấp dẫn như hỗ trợ vay lãi suất 0% trong 12 tháng, chiết khấu 3% khi thanh toán sớm 70% giá trị hợp đồng.
Đăng ký tham dự sự kiện mở bán liên hệ:
Đất Xanh Miền Bắc - Hotline: 091 447 6338 - 0936 90 9191
https://datxanhmienbac.com.vn/ban/chung-cu-golden-park.html
Minh Tuấn
" alt="Mở bán dự án trung tâm Cầu Giấy Golden Park Tower"/>
Mở bán dự án trung tâm Cầu Giấy Golden Park Tower
Thị trường bánh Trung thu với muôn vàn chủng loại khiến người tiêu dùng lo lắng không biết làm thế nào để chọn bánh đảm bảo vệ sinh. Dưới đây là 5 bí quyết giúp bạn chọn được bánh Trung thu sạch và an toàn.Quan sát bằng mắt thường
Về cảm quan bên ngoài, từ hình dáng cho đến màu sắc của bánh, người dùng đã có thể quan sát và lựa chọn cho mình một chiếc bánh tốt. Không chọn bánh bị dập vỡ hay bị biến dạng. Bánh có chất lượng tốt có hoa văn sắc nét, không bị méo mó và có màu sắc tự nhiên.
Với bánh nướng, cần quan sát để chọn loại có độ mềm và độ đàn hồi nhẹ khi ấn vào bánh, không chọn bánh có vỏ ngoài quá bóng vì đây là biểu hiện của bánh đã để lâu. Riêng với bánh dẻo, nên chọn bánh có lớp bột trắng phủ nhẹ ở bên ngoài, khi ấn vào bánh thấy mềm, dẻo, đàn hồi tốt mà không bị dính tay hay nhão.
 |
Chọn bánh có hoa văn sắc nét, màu sắc tự nhiên, không bị dập vỡ hay méo mó |
Xem xét kỹ bao bì
Chọn bánh có bao bì nguyên vẹn và kín, đầy đủ thông tin về thành phần, hàm lượng các chất, hướng dẫn sử dụng và bảo quản rõ ràng. Không chọn bánh có vỏ nhàu nát, bị thủng hay lọt khí. Bao bì của bánh nếu hở sẽ khiến không khí lọt vào làm bánh bị ẩm, mốc, vỏ bánh chảy dầu.
Quan sát hộp bánh Trung thu của đơn vị sản xuất Hữu Nghị tại một gian hàng trên đường Tây Sơn (Đống Đa - Hà Nội), có thể thấy bánh được bảo quản trong hộp giấy và bao nilon sạch, kèm gói chống ẩm, ngăn ngừa được sự phát triển của vi sinh và oxy hóa chất béo.
Đồng thời, các chữ in trên bao bì như logo, tên thương hiệu phải nguyên mới, không nhòe mực; bao bì cần ghi chính xác ngày sản xuất và hạn sử dụng. Bánh Trung thu có hạn sử dụng tương đối ngắn, khoảng 60 ngày với bánh nướng, 45 ngày với bánh dẻo. Nơi bày bán bánh phải đảm bảo vệ sinh đúng như trong hướng dẫn bảo quản sản phẩm.
 |
Bánh Trung thu được bảo quản trong hộp và túi nilon sạch, kín, có kèm gói chống ẩm |
Chọn bánh có nguồn gốc rõ ràng
Một điều vô cùng quan trọng khi mua bánh Trung thu là phải chọn bánh có nguồn gốc rõ ràng, bao gồm: tên đơn vị và địa chỉ nhà máy sản xuất. Tuyệt đối nói không với sản phẩm có xuất xứ mập mờ, vì đây là dấu hiệu của sản phẩm trôi nổi kém chất lượng, hàng nhập lậu.
Chọn bánh có thành phần và chỉ số phù hợp với người dùng
Hiện bánh Trung thu trên thị trường có rất nhiều loại nhân mặn - ngọt khác nhau: đậu xanh, hạnh nhân, sen nhuyễn, đậu đỏ, trứng muối, lạp xưởng, vi cá, nhân sâm… Vì vậy khi mua, người dùng cần quan tâm đến nhân bánh để chọn loại phù hợp với khẩu vị.
 |
Hộp bánh Thanh Nguyệt sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên và đường không năng lượng của Hữu Nghị dành riêng cho người có chỉ số đường huyết cao, người bị tiểu đường, tim mạch... |
Các thông số về hàm lượng calo, đường, hay chất béo… cũng là yếu tố người mua cần cân nhắc, nhất là với những người đang ăn kiêng, người bị tiểu đường hoặc béo phì. Dòng bánh Trung thu Sugar Free sử dụng đường không năng lượng isomalt của Hữu Nghị với chỉ số đường huyết thấp là sản phẩm đặc biệt dành riêng cho người có chỉ số đường huyết cao, người bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch...
Thương hiệu uy tín
Lựa chọn bánh từ những thương hiệu uy tín là một yếu tố giúp khách hàng yên tâm hơn. Bánh từ những thương hiệu lâu năm như thương hiệu Hữu Nghị luôn tuân thủ tiêu chuẩn khắt khe về VSATTP từ khâu chọn lọc nguyên liệu, cho đến sản xuất, bảo quản và kinh doanh. Tuy nhiên, lợi dụng tên tuổi của những thương hiệu này, nhiều cơ sở sản xuất đã làm giả làm nhái để đạt lợi nhuận cá nhân. Vì vậy người dùng cần phải mua bánh từ những địa chỉ kinh doanh chính thống của các đơn vị trên để có được những chiếc bánh sạch, ngon và an toàn cho gia đình.
Lựa chọn một chiếc bánh Trung thu sạch, an toàn vệ sinh và đảm bảo chất lượng là điều vô cùng quan trọng. Người tiêu dùng cần nắm chắc 5 bí quyết vàng trên để có được một mùa Trung thu ấm áp và hạnh phúc.
Thiên Thư
" alt="5 bí quyết vàng chọn bánh Trung thu sạch"/>
5 bí quyết vàng chọn bánh Trung thu sạch

Ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT đã đọc bức thư Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.Thực hiện Nghị quyết số 52/2019 của Bộ Chính trị và mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Chỉ thị 01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cần có sự chung tay, nỗ lực của Nhà nước, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Chính phủ sẽ tích cực hoàn thiện thể chế, pháp luật và xây dựng, triển khai các chiến lược phù hợp, cơ chế, chính sách thông thoáng, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số.
Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số cần phải đi tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
 |
Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 vừa khai mạc tại Hà Nội. |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thân ái gửi tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cùng toàn thể lãnh đạo, doanh nghiệp, chuyên gia, quản lý, người lao động lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thủ tướng tin tưởng rằng, với những kết quả đã đạt được, cùng với việc phát huy mạnh mẽ trí tuệ, nội lực, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới
Chia sẻ tại phiên khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, không Make in Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng.
Một năm trước đây, tại Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất, bài hát tự hào Việt Nam đã vang lên, với 100 diễn viên, gái trai, lớn nhỏ, các vùng miền và các dân tộc. Sự ra đời của chương trình Make in Viet Nam, của tinh thần Make in Viet Nam là thể hiện khát vọng và tự hào Việt Nam, của toàn dân Việt Nam.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn. |
Chỉ thị đầu tiên năm 2020, chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ là Chỉ thị về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Sau một năm, đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, tăng 28% và giờ đây, chúng ta đã có cộng đồng trên 58.000 doanh nghiệp. Một con số kỷ lục!
Ngày ấy, chúng ta chỉ dám nghĩ đến con số cao nhất là 6.000 doanh nghiệp một năm. Vậy mà, ngay năm đầu tiên đã có 13.000 doanh nghiệp mới ra đời. Những nhà quản lý như chúng ta đã không đánh giá hết sức mạnh của dân Việt Nam, nhất là khi có một ngọn cờ đúng đắn được dương cao. Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có thể đạt được vào năm 2025.
Make in Vietnam là một khẩu hiệu hành động. Là thúc dục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Là thay vì làm gia công, lắp ráp thì hãy làm sản phẩm. Giải bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu. Nó ngắn gọn, nó thúc dục, nó là tự hào Việt Nam và vì thế nó đi xa, đến được với mọi người và mọi miền. Việt Nam chỉ thành công khi là toàn dân!
Chúng ta đã nghe nhiều, kể nhiều, có thể là hơi quá nhiều, các câu chuyện nước ngoài cho người Việt Nam nghe. Có lẽ đã đến lúc kể câu chuyện Việt Nam. Make in Viet Nam là kể câu chuyện Việt Nam. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp Việt Nam hãy Make in Vietnam và kể câu chuyện Việt Nam của mình. Bởi vì, người Việt kể câu chuyện Việt cho người Việt nghe sẽ gây cảm hứng, tự hào Việt Nam và kích lệ người Việt có thể làm được. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện Việt, hãy kể nó và để có nhiều hơn nữa các câu chuyện Việt.
 |
|
Một bất ngờ khác là khả năng nhanh chóng phát triển các sản phẩm công nghệ số phòng chống covid và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới. Từ NCOVI, Bluezone, CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, các nền tảng kế toán từ xa, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, ... Có lẽ Việt Nam là top đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời covid. Nếu không làm chủ công nghệ, nếu không Make in Viet Nam thì chúng ta đã không làm được như vậy. Phản ứng nhanh là yếu tố sống còn trong thời đại rất khó dự đoán này.
Make in Vietnam trong năm qua, năm 2020, cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng của chúng ta làm chủ tới 90% hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Sứ mệnh cường quốc về an toàn, anh ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của việt Nam trên KGM cũng là một trọng tâm của Make in Vietnam.
Một bất ngờ khác nữa của năm 2020 là Việt Nam trở thành nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam chúng ta có thể làm được việc này. Nhưng công nghệ không phải điều gì cao siêu. Nó là kết quả của lao động sáng tạo. Kích hoạt sự lao động sáng tạo này là một khát vọng lớn. Một khát vọng lớn đến không tưởng và một sự quyết tâm bền bỉ sẽ dẫn chúng ta đến những cách tiếp cận đột phá để biến việc khó thành việc dễ. Một sứ mệnh lớn lao sẽ giúp chúng ta tiếp cận được năng lượng của Trời Đất để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Sứ mệnh Make in Viet Nam sẽ tạo ra năng lượng vô hạn cho chúng ta!
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia vào tháng 6/2020. Sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, của Make in Viet Nam là CĐS Việt Nam, là xây dựng một Việt Nam số, là chuyển đổi Việt Nam từ thế giới thực vào thế giới ảo. Đây là chặng đường dài nhiều chục năm. Vì thế, Make in Viet Nam cần một tầm nhìn dài hạn và những chiến lược giai đoạn.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Muốn Make in Viet Nam thì phải làm chủ công nghệ. Lời giải cho làm chủ công nghệ của Việt Nam là công nghệ mở. Diễn đàn Viet Nam Open Summit tháng 11/2020 đã tuyên bố chiến lược công nghệ mở. Với một nước đi sau như Việt Nam chúng ta mà muốn đi trước thì phải đứng trên vai những người khác. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của chúng ta. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ, dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại.
Viet Nam Open Summit lần thứ nhất là cam kết của Việt Nam về phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở. Không chỉ là cam kết mà đây còn là chiến lược của chúng ta: Mở để phát triển và làm chủ công nghệ Việt Nam, để Make in Vietnam. Công nghệ mở là con đường để mọi công ty, dù kinh doanh ở lĩnh vực nào, cũng có thể trở thành công ty công nghệ. Mọi công ty cần phải trở thành công ty công nghệ!
Một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một bộ chỉ số đo lường chiến lược này sẽ dẫn đường chúng ta đi. Cuộc thi Viet Solution, Giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số Việt Nam sẽ khích lệ chúng ta đi. Từ nay, chúng ta có tên Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, có ngày 12/12 là ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Như vậy là đã được sinh ra, đã được đặt tên, được giao sứ mệnh, bây giờ là lớn lên và phụng sự Tổ quốc. Hãy lớn nhanh như Phù Đổng!
Năm 2021 hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một năm với nhiều và rất nhiều sản phẩm Make in Vietnam.
Make in Vietnam để giải quyết vấn đề Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển. Make in Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Make in Viet Nam để làm chủ công nghệ. Make in Viet Nam để bảo vệ Việt Nam. Make in Vietnam để Việt Nam hùng cường thịnh vượng.
Mỗi chúng ta, mỗi doanh nghiệp hãy bắt đầu khát vọng lớn bằng một việc nhỏ, và hãy làm việc nhỏ ấy với một khát vọng lớn, với một tình yêu lớn. Và khi đó những việc nhỏ sẽ không nhỏ nữa vì chúng đồng hướng do chung một khát vọng lớn và vì thế, chúng được cộng lực với nhau để có một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc
Từ doanh nghiệp viễn thông trở thành tập đoàn công nghệ số
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển của mình, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, chính lịch sử phát triển đã giúp doanh nghiệp này có được những bài học quý báu để tìm ra phương hướng cho tương lai.
Ở giai đoạn 10 năm đầu tiên sau khi mới thành lập, Viettel khi đó vẫn là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp. 10 năm tiếp sau đó là giai đoạn doanh nghiệp này làm bùng nổ thị trường viễn thông. Và trong 10 năm trở lại đây, khi thị trường viễn thông trong nước đã ở vào trạng thái bão hòa, Viettel giờ đây chuyển định hướng hoạt động của mình để trở thành một tập đoàn công nghệ.
Lúc này, trọng tâm phát triển của Viettel bao gồm 4 lĩnh vực chính là viễn thông, giải pháp CNTT và dịch vụ số, nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao, cùng với đó là mảng chuyển phát, logistic và thương mại.
 |
Ông Nguyễn Thanh Nam - Phó TGĐ Tập đoàn Viettel. |
Theo đại diện Viettel, kinh nghiệm của tập đoàn này trong quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp công nghệ số là thực hiện chuyển đổi số hệ thống quản trị nội bộ, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ số cho khách hàng (B2B, B2C).
Bên cạnh đó, Viettel cũng dồn nguồn lực của mình để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chủ động chuyển sang nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao và đổi mới tổ chức, xây dựng văn hóa số nhằm gìn giữ và thu hút nhân tài.
Định hướng phát triển của Viettel là phát triển thành một tập đoàn công nghệ cao, đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam, trở thành trung tâm kết nối số và trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.
Chia sẻ tại Diễn đàn, đại diện Viettel cho rằng, doanh nghiệp là chủ thể chính tạo ra giá trị trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Vì vậy, chính sách nhà nước cần chú trọng hơn việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp ngay từ ngay từ khâu hoạch định chính sách.
Viettel cũng đề nghị Chính phủ có chính sách thu hút các công ty công nghệ của thế giới xây dựng trung tâm công nghệ tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới, nguồn tri thức và kinh nghiệm của các công ty công nghệ lớn của thế giới.
Trước nguy cơ mất an toàn thông tin có thể xảy ra bất cứ lúc nào, Viettel kiến nghị cần xây dựng chính sách thúc đẩy sử dụng thiết bị hạ tầng viễn thông trong nước sản xuất và quy định hạ tầng trọng yếu phục vụ quốc phòng - an ninh phải sử dụng các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin nội địa.
Nhà mạng này cũng kiến nghị Chính phủ cần chấp nhận những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, dùng các chuẩn mực chung (sandbox) trong phát triển hạ tầng số, kinh tế số. Ngoài ra, Việt Nam cần tạo không gian thử nghiệm cho các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ số, đi đôi với hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển hạ tầng số, kinh tế số.
Trọng Đạt
(Quý độc giả có thể xem toàn văn bài phát biểu tại Diễn đàn Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại đây)
" alt="Thủ tướng: 'Doanh nghiệp công nghệ số phải tiên phong đổi mới sáng tạo'"/>
Thủ tướng: 'Doanh nghiệp công nghệ số phải tiên phong đổi mới sáng tạo'