Thể thao

Cô gái Hàn Quốc mua nhà nhờ tằn tiện, xin thức ăn thừa

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-01-21 18:41:27 我要评论(0)

Xuất hiện gần đây trên chương trình Master of Living củađài SBS,ôgáiHànQuốlịch thi đấu chấm comlịch thi đấu chấm com、、

Xuất hiện gần đây trên chương trình Master of Living củađài SBS,ôgáiHànQuốcmuanhànhờtằntiệnxinthứcănthừlịch thi đấu chấm com cô gái Kwak Ji Hyun (24 tuổi) gây chú ý nhờ câu chuyện tiết kiệm 80-85% thu nhập mỗi tháng để mua nhà, theo OC.

Nữ nhân viên văn phòng bắt đầu đi làm vào năm 19 tuổi. Mức thu nhập của cô gái chỉ rơi vào khoảng 2 triệu won/tháng, con số trung bình thấp tại Hàn Quốc. Những tháng nào làm thêm ngoài giờ, cô kiếm được thêm một ít, tăng thành 2,3 triệu won.

Co gai Han Quoc mua nha nho song tan tien anh 1

Kwak Ji Hyun (Hàn Quốc) đặt cọc mua nhà sau 4 năm chi tiêu dè xẻn, dành mọi khoản để có căn hộ đầu tiên cho mình.

Giống nhiều thanh niên Hàn Quốc, Ji Hyun đặt mục tiêu sở hữu nhà. Với thu nhập thấp, cô quyết định ăn tiêu dè sẻn, thắt lưng buộc bụng hết mức có thể.

Sau 4 năm, nữ nhân viên văn phòng tiết kiệm được 100 triệu won và dùng để đặt cọc cho căn hộ đầu tiên của mình.

Tiết lộ trên sóng truyền hình, Ji Hyun cho biết cô tằn tiện ở mọi khoản chi tiêu. Mỗi tháng, cô chỉ tiêu tối đa 300.000 won tiền sinh hoạt phí, ngay cả khi cộng khoản chi phí bắt buộc dành cho chữa trị căn bệnh tiểu đường lâu năm.

Có những tháng, cô gái chỉ tiêu vỏn vẹn 8.400 won cho tiền ăn. Ji Hyun gần như không đặt đồ ăn hay đi ra ngoài hàng quán mà nấu ăn tại nhà hàng ngày hoặc xin thức ăn thừa tại căng tin của công ty.

Nếu trúng thưởng một chai nước, cô cũng sẽ bán lại, bởi chỉ uống nước máy miễn phí hoặc nước lọc, trà tự pha.

Co gai Han Quoc mua nha nho song tan tien anh 2

Nữ nhân viên văn phòng 24 tuổi đi bộ 2 tiếng mỗi ngày để tiết kiệm tiền đi xe bus, tàu điện ngầm.

Bí quyết khác của Ji Hyun là sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau để tích điểm, nhận phiếu giảm giá và dùng nó để mua các sản phẩm cần thiết. Điều này giúp cô tiết kiệm được khoảng vài trăm won mỗi lần.

“Đó chỉ là số tiền lẻ, không có giá trị và nhiều người cho rằng hành động này lãng phí thời gian nhưng nếu đang nỗ lực tiết kiệm, mọi khoản đều là đóng góp tích tiểu thành đại", cô gái 24 tuổi chia sẻ.

Để không mất nhiều chi phí đi lại, Ji Hyun thường đi bộ 2 tiếng mỗi ngày thay vì đi xe bus hoặc tàu điện ngầm.

Nói về lý do tằn tiện, Ji Hyun cho biết cô có hoàn cảnh sống khó khăn, khi cha bị rối loạn cảm xúc, mẹ mắc chứng nghiện rượu. Cuộc sống từ nhỏ đã vốn trong cảnh nghèo túng, thiếu thốn. Khi lớn lên, cô sớm tìm cách tự lo cho bản thân và muốn có cuộc sống độc lập.

"Tôi không muốn sống trong cảnh nghèo đói và tiết kiệm là cách tốt nhất để thực hiện điều đó", cô bày tỏ. Hiện, cô gái còn chia sẻ những cách thức tiết kiệm của mình thông qua kênh, trang cá nhân.

Sau khi chương trình phát sóng, câu chuyện của Ji Hyun nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, đông người chỉ trích cô gái có lối sống và suy nghĩ cực đoan, không biết tận hưởng cuộc sống và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Số khác bày tỏ lo ngại những người trẻ sẽ học theo cách chi tiêu này.

Tuy nhiên, Ji Hyun khẳng định thấy may mắn và hạnh phúc khi đã mua được nhà sau 4 năm chắt bóp, dù vẫn còn khoản nợ trả góp trong tương lai.

"Sở hữu căn nhà đứng tên mình đem lại cho tôi cảm giác an toàn. Khoảng thời gian 4 năm qua thực sự rất khó khăn, song cuộc sống sẽ tương sáng hơn trong tương lai".

Theo Zing

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords} 

Trong suốt nhiều năm, Ling Dong không muốn tìm lại cha mẹ ruột. Năm 1999, khi mới 4 tuổi, Ling bị bắt cóc trong một lần bà nội lơ đãng lúc trông cháu.

Từ Thượng Hải, cậu bé bị đưa đến một vùng núi xa xôi ở phía tây nam Quảng Tây. Giống như hàng ngàn trẻ em bị bắt cóc khác, cậu bị bán cho các cặp vợ chồng không có con hoặc không có con trai.

Nhưng khi lớn lên, Ling bị nhồi nhét suy nghĩ rằng cha mẹ ruột đã bỏ rơi anh và đem bán. Anh nảy sinh lòng căm thù với cha mẹ mình từ đó.

Vài năm gần đây, khi các vụ bắt cóc trẻ con trở nên hiếm hoi ở Trung Quốc, hàng nghìn nạn nhân đã cố gắng tìm lại nguồn cội của mình nhờ cơ sở dữ liệu DNA có quy mô toàn quốc. Nhưng Ling không thấy có nhu cầu phải tìm lại cha mẹ ruột cho đến năm 2019, sự tò mò đã thôi thúc anh.

Dưới đây là câu chuyện của Ling do chính anh kể lại với điều kiện sử dụng tên giả:

Tôi bị bắt cóc vào mùa thu năm 1999. Tôi chỉ nhớ mình bị một người đàn ông đưa đến Quảng Tây, đầu tiên là bằng tàu hoả, sau đó đi thuyền và cuối cùng tôi được cõng vào trong núi. Ông ta dùng một chiếc lá lớn để múc nước trong núi cho tôi uống. Khi tôi khóc, ông ấy chơi trốn tìm với tôi và nói rằng cảnh sát sẽ bắt nếu tôi không nín.

Tôi đến một khu vực xa xôi, nơi “bố mẹ” tôi đang đợi. Ở đó có con sông nhỏ, có núi non, cây cối, gà vịt. Nơi tôi ở trước kia không có những thứ này nên tôi vừa sợ vừa tò mò.

Một lần, tôi làm vỡ chiếc bình, “mẹ” đã gọi tôi là đồ phiền toái và nói không muốn nuôi tôi nữa. Vài tháng sau, họ sinh được con và chuyển tôi cho gia đình hiện tại.

Mùa đông năm đó tôi rời nhà cha mẹ nuôi đầu tiên của mình và ngủ với “bà nội” mới. Một đêm, tôi muốn đi tiểu nhưng sợ không dám nói. Bà đã phát hiện ra. Kể từ đó, tôi cảm thấy an toàn khi ngủ với bà. Bà luôn giữ cho chân tôi ấm.

Không lâu sau, “cha mẹ” mới bắt tôi phải học làm việc nhà. Tôi bắt đầu nấu cơm cho cả nhà. Một lần, tôi lén bỏ quả trứng vào nồi cơm sắp chín. Quả trứng chín dở thấm lên bề mặt nồi cơm. Cha nuôi phát hiện ra và phạt không cho tôi ăn tối hôm đó, rồi bắt tôi phải ngủ trong chuồng lợn.

Chị gái nuôi đã lén gói thức ăn vào trong túi và ném nó vào cho tôi. Chị bảo: “Em trai, ăn đi. Đêm sẽ qua nhanh thôi, trời sắp sáng rồi. Trứng là để bán, không được ăn”.

Một lần khác, tôi muốn ăn bánh quy giòn. Chị gái đã lấy 10 tệ của cha nuôi để mua cho tôi. Tôi không muốn ăn hết một lúc nên vừa gặm vừa nhấm nháp thích thú.

Tôi luôn hỏi chị muốn làm gì khi lớn lên. Chị luôn nói rằng chị muốn ăn ngon và mặc những bộ váy đẹp. Bây giờ, mỗi năm, tôi đều mua tặng chị vài bộ váy. Chị là người bảo vệ tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Trong trái tim tôi, chị mang hình bóng của người mẹ.

Đôi khi tôi cũng cảm thấy thương bố mẹ nuôi khi nghĩ đến việc họ đã phải làm việc đến kiệt sức ngoài đồng. Có thể họ không thể hiện nhiều tình yêu với tôi nhưng nó vẫn tồn tại. Chẳng hạn, khi tôi ốm, họ đưa tiền cho tôi để đi bốc thuốc của thầy lang trong làng. Khi tôi bị bắt nạt, mẹ sẽ can thiệp và nổi giận thay tôi. Nghĩ rằng con mình không đủ nhanh nhẹn, bà bảo tôi lần sau hãy chạy trốn.

Tôi không thích thú với chuyện học hành cho lắm. Mùa hè năm lớp 2, tôi đi bơi trong một cái ao mà tôi không được phép vì nó không an toàn. Khi bố nuôi phát hiện ra, tôi vô cùng sợ hãi nhưng không thể trốn đi đâu được. Ông không mắng tôi nhưng phạt tôi cởi hết quần áo. “Không được ăn, cứ chơi tiếp đi cho đến khi bị đuổi học” - ông ra lệnh.

Hình phạt đó làm tổn thương lòng tự trọng của tôi. Khi mọi người đi qua, tôi phải ngồi xổm xuống nước để che vùng kín. Ngồi ngâm nước lâu khiến tay chân tôi yếu dần. Cuối cùng, khi trời sắp tối, tôi bắt đầu khóc. Lúc đó, tôi rất ghét bố mẹ đẻ của mình vì nghĩ rằng họ đã bỏ rơi, khiến tôi khổ sở thế này. Đó là lần đầu tiên tôi nghĩ đến chuyện tự tử, nhưng tôi không đủ can đảm. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi về nhà với tư thế cúi đầu.

Cho dù tôi cư xử thế nào, bố mẹ nuôi luôn nói bố mẹ đẻ bỏ rơi tôi. Trong thâm tâm, tôi tin điều đó và sợ rằng một ngày nào đó, họ cũng sẽ đuổi tôi đi.

Năm 8 tuổi, tôi đã biết nấu nhiều món ăn, biết cho gà vịt ăn và cắt cỏ cho bò. Tôi biết rửa bát và thu dọn quần áo. Tôi biết cha mẹ nuôi muốn gì dựa trên nét mặt của họ.

Năm lớp 5, tôi bỏ học để đi chăn bò. Mỗi lần buồn, tôi đến chỗ ngôi mộ cổ trên lưng núi và bí mật viết nhật ký, vẽ tranh. Tôi vẽ hình mẹ ruột - niềm tôn kính của tôi nhưng đang ở một nơi xa xôi. Tôi ghét bà, nhưng tôi cũng nhớ bà. Tôi đoán rằng bà rất đẹp, và tự hỏi rằng mình có giống mẹ hay không.

{keywords}
Ngọn đồi gần nhà bố mẹ nuôi của Ling Dong.

Năm 15 tuổi, tôi bắt đầu cùng một người đàn ông trong làng đi làm phụ hồ. Sau 6 tháng, ông chủ thấy tôi chăm chỉ nên cho tôi học lái máy xúc để sau này kiếm việc làm thêm.

Khi đi làm, tôi cảm thấy mình được tự do - được ra khỏi nhà, được trả lương hàng tháng và được ăn những gì mình muốn. Đôi khi, tôi cay đắng nghĩ về cha mẹ ruột của mình. Ngay cả khi không có họ, tôi vẫn có việc làm, vẫn trưởng thành và kiếm được tiền.

Nhưng khi hết giờ làm, tôi thấy mọi người được bố mẹ gọi hỏi thăm, được gửi đồ ăn. Còn bố mẹ nuôi tôi thì chỉ gọi cho tôi vào ngày lĩnh lương để nhắc tôi gửi tiền về nhà và yêu cầu tôi mua những thứ họ cần. Tôi chỉ được giữ một phần nhỏ tiền lương để tiêu vặt.

Năm 18 tuổi, tôi tự dựng cho mình một túp lều ở phía sau ngọn núi và thường ngồi đó rất lâu, tưởng tượng rằng mọi thứ có thể thay đổi theo hướng tốt hơn và tôi có thể đã không thua kém những người khác.

Một lần tình cờ tôi xem được chương trình truyền hình “Hãy chờ con” trên kênh truyền hình quốc gia. Một bà mẹ tên là Zhang Xuexia đang đi tìm con trai mình. Chồng bà không thể chịu đựng thêm được nữa nên đã tự tử, chỉ để lại một câu nói: “Tất cả những gì tôi muốn là con trai tôi”.

Tôi bắt đầu tự hỏi: Liệu tôi có phải là đứa trẻ bị bắt cóc không? Nhưng sau đó, tôi lại quay trở về với suy nghĩ đã cố hữu trong đầu: Tôi hoàn toàn bị bỏ rơi. Dân làng thường nói với tôi: “Cha mẹ mày đã bán mày đi, chắc họ không cần mày nữa. Bố mẹ nuôi đã nuôi mày nên hãy đối xử tốt với họ”.

"Bà nội" sợ rằng một ngày nào đó tôi sẽ bỏ đi, vì thế bà đã kể cho tôi nghe tấm gương về một cô gái rất hiếu thảo với cha mẹ nuôi mình và không muốn gặp bố mẹ đẻ khi họ quay lại tìm cô.

Vài tháng trước khi bà nội mất, tôi là người cho bà ăn 3 lần/ngày, tắm và thay quần áo cho bà. Vào đêm bà mất, tôi tắm cho bà và cho bà ăn cháo loãng. Bà vẫn rất minh mẫn nói rằng, bà không có kỳ vọng gì ngoài việc muốn tôi tận tâm với gia đình và cuối cùng tất cả sẽ là của tôi. Tôi chấp nhận số phận của mình - họ đã nuôi dưỡng tôi, đổi lại tôi sẽ chăm sóc họ khi họ về già.

Lúc nửa đêm, bà qua đời trong vòng tay tôi. Ngay trước đó, bà không nói được lời nào, chỉ chỉ tay về phía bài vị tổ tiên ra hiệu cho tôi rằng tổ tiên đã chấp nhận nguyện vọng của bà.

(Còn nữa)

Phần 2: Sự thật được tiết lộ sau 21 năm làm con nuôi 

Nguyễn Thảo(Theo The Paper)

Bi kịch của cuộc đoàn tụ gia đình sau 15 năm con trai bị bắt cóc

Bi kịch của cuộc đoàn tụ gia đình sau 15 năm con trai bị bắt cóc

Khi cậu bé Shen Cong bị bắt cóc, cha cậu đã mải miết đi tìm con trai suốt 15 năm. Cậu bé được tìm thấy vào tháng 3 năm ngoái nhưng gia đình cậu lại đang chìm trong nợ nần.

" alt="Nỗi hận 21 năm của chàng trai bị bắt cóc lúc 4 tuổi" width="90" height="59"/>

Nỗi hận 21 năm của chàng trai bị bắt cóc lúc 4 tuổi

"Từ khi bước chân về làm dâu, tôi đã cố gắng làm tròn bổn phận. Hàng ngày, tôi dậy sớm đi chợ mua mua thức ăn và vật dụng sinh hoạt hàng ngày rồi mới đi làm, bố mẹ chồng sẽ ở nhà chế biến và cho các cháu ăn.

Chị chồng tôi ngủ dậy là đi làm luôn, chiều lại về rất muộn, chả mấy khi chúng tôi gặp gỡ. Gia đình bên chồng rất yêu thương và quý mến tôi nhưng không hiểu sao, chị chồng tôi lại ghét tôi ra mặt, chưa bao giờ chị hài lòng với bất cứ chuyện gì mà tôi làm trong nhà.

Tôi còn nhớ hôm đầu tiên tôi về ra mắt gia đình anh, chính chị là người duy nhất phản đối chuyện tình cảm hai đứa. Chị chê quê tôi quê mùa, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, chê làn da ngăm đen và thô kệch của tôi.

Chị chê giọng nói đặc trưng của tôi khiến “không ai nghe được”. Có lần, chị mắng tôi: Cô chỉ giỏi cái mồm, còn lại làm cái gì cũng dở. Do chị luôn định kiến khiến cho tôi thấy thật mệt mỏi. Nói thật, trước khi lấy chồng, tôi đã học một lớp nữ công gia chánh nên dù không quá giỏi nấu nướng, bếp núc nhưng tôi cũng tự thấy mình hơn rất nhiều người. Mâm cơm bao giờ dọn ra, tôi cũng đều trang trí đẹp mắt, thế nhưng chị tôi vẫn không hài lòng".

Ảnh minh họa

Đó là những dòng tâm sự mà một thính giả đã gửi tới chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi. Sau khi phát sóng, nhiều thính giả đã chia sẻ với hoàn cảnh của nhân vật. Biên tập viên chương trình cũng có đôi lời tâm sự gửi đến cho cô.

Các cụ ta xưa đã có câu: “Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng” ý muốn nói về quan hệ giữa chị/em chồng với chị/em dâu. Tôi nghĩ sự mâu thuẫn của bạn với chị chồng cũng là điều dễ hiểu vì 2 người không có mối quan hệ máu mủ, ruột rà, được nuôi dạy ở 2 môi trường gia đình khác nhau, khi phải sống chung dưới một mái nhà cùng nhau, hai bên phải biết thông cảm cho nhau lắm mới có thể hòa hợp được.

Và nếu tình cảm 2 bên không như ý, tôi cũng cho rằng, không phải do lỗi của ai, tất cả đều là người trong một nhà, cho nên nó đòi hỏi các bên đều phải có trái tim rộng mở, nhân ái để chấp nhận sự khác biệt.

Như bạn chia sẻ, chị chồng bạn đã 40 tuổi vẫn chưa lập gia đình, chắc hẳn chị ấy phải là người khó tính lắm phải không? Theo quan sát của tôi, có nhiều lý do để ở tuổi đó người ta không xây dựng gia đình. Thứ nhất là do họ muốn sống độc lập, không muốn vướng bận việc gì. Và thời gian gần đây, nhiều phụ nữ tôn thờ “chủ nghĩa độc thân” nên họ không muốn lấy chồng.

Tuy nhiên, những người này rất giỏi giang, độc lập. Ở những người này rất ít soi mói, để ý người khác. Thứ hai là những người đã từng yêu say đắm một người nào đó và đã bị tổn thương nghiêm trọng nên họ mất niềm tin ở đàn ông.

Thứ ba là người chưa từng rung động một người khác giới nào hoặc đã từng nhưng chưa yêu ai sâu sắc. Những người này thường rất khó tính.

Tôi biết, để giữ hòa khí gia đình, bạn đã chọn cách im lặng chứ không lên tiếng hay tìm cơ hội góp ý, chia sẻ với chị chồng. Bạn chọn cách im lặng để né tránh sự xung đột; nhưng thực tế, những cảm xúc tiêu cực mà không được giải tỏa ra, một người thì đè nén những ức chế, bực bội trong lòng, một người lại không biết mình sai ở đâu để sửa sẽ chỉ khiến cho mối quan hệ ngày càng khó khăn hơn mà thôi bạn ạ.

Mâu thuẫn, bất hòa là điều khó tránh khỏi, nhưng ta nên làm gì sau những mâu thuẫn đó là điều mà bạn nên cân nhắc. Có khi mình nói ra những điều đã gây mâu thuẫn ấy cho đối phương biết mình nghĩ gì, làm ra sao để đối phương hiểu và thông cảm cũng là một cách hay, vì khi không nói ra, chị chồng sẽ không biết bạn nghĩ gì, làm như thế nào nên lại là nguyên nhân đẩy sự mâu thuẫn lên cao thì sao? 

Trong trường hợp bạn không thể nói với chị ấy thì có thể nhờ chồng hoặc bố mẹ chồng hóa giải, điều hòa cuộc nói chuyện để hai bên hiểu nhau nhiều hơn cũng là điều nên làm, bạn ạ. Chỉ khi hiểu được nhau, hiểu về tính cách, con người, suy nghĩ, cảm nhận của nhau rồi thì ta mới có thể có cách ứng xử phù hợp.

Trong trường hợp việc sống chung với nhau quá khó khăn, mâu thuẫn ngày càng nhiều, tình cảm chị em dành cho nhau ngày càng rạn nứt thì bạn cũng có thể cân nhắc đến việc ra ở riêng. Tuy nhiên, bạn nên có sự trao đổi bình tĩnh, rõ ràng với chồng trước đã.

Bởi “đồng vợ chồng chồng tát biển Đông cũng cạn”. Hơn thế, chồng bạn là con trai, là trụ cột trong gia đình và cũng là chỗ dựa cho ông bà nên cũng phải rất khéo léo trao đổi với chồng và bố mẹ chồng về việc ra ở riêng, đây là việc “đặng chẳng đừng”, cũng là để giữ tình cảm chị em, gia đình mà thôi.  

Hoặc nếu sống riêng nhưng bạn mua nhà gần bố mẹ, đó cũng không phải là giải pháp tồi. Còn nếu không thể sống riêng thì cả nhà nên ngồi lại trao đổi với nhau xem khi sống chung với nhau như thế nào, hóa giải khúc mắc ra sao để tất cả mọi người đều vui vẻ, thoải mái.

Theo VOV

Học làm dâu, tôi đã sống thật hạnh phúc

Học làm dâu, tôi đã sống thật hạnh phúc

Quà tặng mà tôi nhận được là một người mẹ tuyệt vời và những ngày thật vui ở gia đình mới.

" alt="Làm gì để hóa giải 'giặc bên ngô'" width="90" height="59"/>

Làm gì để hóa giải 'giặc bên ngô'