您现在的位置是:Nhận định >>正文
Loạt xe BMW mới sắp ra mắt
Nhận định67513人已围观
简介BMW 1 Series có phiên bản 3 cửa,ạtxeBMWmớisắpramắcúp c1 hôm nay 5 cửa và Edition Metropolitan rộng r...
![]() |
BMW 1 Series có phiên bản 3 cửa,ạtxeBMWmớisắpramắcúp c1 hôm nay 5 cửa và Edition Metropolitan rộng rãi hơn. Bản hatchback có nhiều trang bị tiêu chuẩn như cảm biến trước và sau (hỗ trợ đỗ xe), cụm đồng hồ nâng cấp, hệ thống chỉ đường Business và chức năng thông minh Comfort Access. Ngoài hai mẫu xe mới 1 Series Edition Metropolitan và X3 M40d, BMW còn nâng cấp dòng 5 Series, 6 Series Gran Turismo và phiên bản i8 Roadster tốc độ cao. |
![]() |
BMW 1 Series Edition Metropolitan có nhiều điểm chung với model Urban Line và được trang bị nhiều công nghệ an toàn nâng cao như tính năng phát hiện biển báo, camera hậu và hiển thị tốc độ giới hạn. |
![]() |
Bản X3 M40d chia sẻ nhiều điểm chung với X4 M40d, cùng sử dụng động cơ diesel tăng áp 6 xi lanh thẳng hàng sản sinh công suất 326 mã lực (240 kW) và mô men xoắn 680 Nm. Chiếc crossover này chỉ mất 4,9 giây tăng tốc từ 0-100 km/h. |
![]() |
Bản X4 anh em với coupe X3dùng động cơ diesel phiên bản xDrive30d mới (6 xi lanh thẳng hàng) cho công suất 265 mã lực (195 kW) và mô men xoắn 620 Nm, có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 5,8 giây. |
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Bình Định vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 6/4: Thất vọng cửa trên
Nhận địnhHư Vân - 05/04/2025 18:55 Việt Nam ...
阅读更多Khán giả khóc, cười theo Mỹ Uyên trong kịch Tiền là số 1?
Nhận địnhTrích đoạn vở “Tiền là số 1?”: Sau thời gian dài im ắng, sân khấu kịch 5B trở lại với không khí náo nhiệt, rộn ràng của những tác phẩm mới. NSƯT Mỹ Uyên, tên tuổi của ‘bà trùm’ gắn liền với sân khấu 5B, bận đến không kịp thở. Thật khó tin người phụ nữ với dáng người nhỏ nhắn này đã tham gia hầu hết những khâu tập, dựng đến tổ chức công diễn. Cô cùng cả ekip đã làm ráo riết mọi thứ để các vở mới kịp ra mắt đúng ngày ấn định.
Mỹ Uyên – linh hồn của sân khấu 5B
“Tiền là số 1?” là tác phẩm mới của đạo diễn Công Danh, kể về đôi trai gái Phèn (Hoàng Ngọc Sơn) và Lúa (Mỹ Uyên). Cả hai yêu nhau, lấy nhau, từ quê ở Sa Đéc lên Sài Gòn lập nghiệp, cái đói nghèo vẫn đeo bám họ. Phèn đi hát rong còn Lúa bán vé số. Bước ngoặc xảy ra khi 5 tờ vé ế của Lúa trúng độc đắc, hai vợ chồng chính thức đổi đời. Phèn mua nhà mới, mở một khách sạn trên Đà Lạt, sống giàu sang “không thiếu thứ gì”.
10 năm sau, khi lên Đà Lạt giám sát, Phèn đổ gục trước nhan sắc của Hồng (Phương Linh). Anh ngoại tình, ngày càng lạnh nhạt với vợ. Khi bị phát hiện, Phèn đuổi Lúa ra khỏi nhà để thoải mái ở bên người mới. Nghe lời Hồng dỗ ngọt, Phèn sang tên khách sạn và căn nhà cho vợ mới. Khi Hồng bất ngờ lật lọng, Phèn mới biết tất cả là âm mưu của cô và người bạn thân tên Tửng (Quốc Thịnh) ngay từ đầu.
Mỹ Uyên diễn hay, tinh tế. 90% thời lượng của vở diễn ra khá tốt dù dễ đoán. Motif “sang đổi vợ” không có gì mới, kịch bản từ đầu đến gần cuối vở đều đi theo đúng hình dung thông thường. Tuy nhiên, diễn xuất của Mỹ Uyên làm nhân vật Lúa trở nên đặc sắc.
Mỹ Uyên là số ít diễn viên có tuổi có thể vào ‘ngọt’ vai thiếu nữ 16. Ngoài đời, nữ diễn viên sắc sảo, thậm chí thét ra lửa nhưng đóng vai gái quê lại rất ‘phèn’.
Lúa là nhân vật kiểu mẫu phụ nữ Việt tự đưa cổ mình vào tròng bất hạnh. Mở màn, cảnh Lúa cầm hai con cào cào lá, ngây ngô nói: “Con râu dài bay cao, con râu ngắn bay thấp” như ngầm dự đoán về đường đời của mình và Phèn sau này. Nếu tinh ý, khán giả sẽ thấy Phèn “sang đổi vợ” chứ không “giàu đổi bạn”, vì Tửng thích nghi nhanh sau bước ngoặt đổi đời của vợ chồng Phèn, tỏ ra hữu ích với Phèn để được ở cạnh và hưởng sái sự giàu sang.
Trong khi đó, 10 năm sau, Lúa vẫn ngốc nghếch, ngây ngô. Cô không thay đổi gì ngoài chiếc váy đẹp, không cập nhật thêm gì cho mình dù điều kiện sống đổi khác. Chi tiết Lúa nấu súp măng cua đợi chồng về hoặc tặng chồng hai con cào cào lá đều cho thấy rõ điều đó.
Ở phân cảnh Phèn chán chường đá tung bát súp và hai con cào cào lá, NSƯT Mỹ Uyên diễn xuất thần. Cô không khóc ngay mà nhìn trơ trơ vào hư không một lúc, khi hai tay vẫn quơ quào dọn bát súp, nhặt lại con cào cào. Lúa khóc không ra tiếng vì sợ Phèn thức giấc nghe thấy và cách Mỹ Uyên diễn cảnh khóc câm dường như không thể đạt hơn.
Một phân cảnh khác là khi Lúa bị đuổi khỏi nhà, cô sững ra, nhìn quanh quất mái ấm 10 năm lần cuối rồi mới thất thểu bước đi. Không rõ đây là sáng tạo riêng của Mỹ Uyên hay dụng ý tác giả nhưng những chi tiết nhỏ này lại tạo nên sức hút riêng biệt cho vai diễn.
Cái kết hụt hẫng
Bên cạnh Mỹ Uyên, Quốc Thịnh cũng diễn xuất ‘nặng ký’ không kém. Miếng hài từ cử chỉ, lời nói của Quốc Thịnh tự nhiên như thể hài từ trong máu ra. Nhưng lối diễn của anh nhiều phần khiến khán giả nhớ tới danh hài Minh Nhí.
Hoàng Ngọc Sơn và Phương Linh phong độ chưa ổn định. Chẳng hạn, Hoàng Ngọc Sơn diễn vai trai quê cộc tính lại chưa đủ ‘quê’, nhưng khi trở thành “người nghèo tập làm sang” lại lố lăng khá duyên dáng.
10% thời lượng cuối dành cho kết vở khá hụt hẫng khi tất cả ân oán tình thù 10 năm chỉ là một giấc mơ giữa ban trưa của Phèn. Trong thơ ca, “giấc mơ ban ngày” hàm nghĩa viễn vông, thường để mô tả khoảng cách quá xa giữa những khát vọng sâu thẳm nhất trong tâm khảm của con người (như giàu sang, vĩ đại…) và cuộc sống thực tại.
Giấc mơ ban ngày của Phèn phản ánh thông điệp: sự giàu sang không do lao động mà có vốn phù phiếm, không vững bền. Ngay cả hiện nay, trong đời thực, kiểu giàu “trên trời rơi xuống” chưa bao giờ thuần túy là một món hời, niềm hạnh phúc vẹn toàn, mỹ mãn.
Để gói câu chuyện vào giấc mơ như vậy, tác phẩm khai thác sâu, khéo và tinh tế hơn. Tuy nhiên, đổi lại một thông điệp thì cái kết này chưa thực sự đắt. Sau khi kéo màn, Mỹ Uyên có nói thêm: “Cả ekip chúng tôi đã làm ráo riết để kịp ra mắt đúng dịp mùa mưa một vở kịch vui vui”. Có thể, kết thúc như vậy giúp vở kịch vui đúng nghĩa, nhưng vô hình trung phủi sạch những bình bàn trong 90% thời lượng trước đó. Nếu 10 năm của vợ chồng Phèn – Lúa chỉ là một giấc mơ thì vô thưởng vô phạt, không có gì để rút ra hay chiêm nghiệm.
Buồn cười hơn, khi thức giấc, Phèn sợ hãi với những gì gợi nhắc đến giấc mơ. Anh kêu lên mình không cần giàu sang, có trúng số cũng không thèm. Khi nghèo, Phèn oán trách Trời. Khi giàu, Phèn đổ lỗi cho đồng tiền trong khi cốt lõi của câu chuyện là chính tư duy, thái độ sống của con người. Phèn cũng là một nhân vật điển hình cho những người nghèo với tư duy đổ lỗi thường gặp.
Kết cấu vòng lặp khi Lúa lại trúng số; rồi một cô gái quê có gương mặt giống Hồng đến nhà Phèn – Lúa xin ở nhờ mở ra nhiều viễn cảnh để khán giả thỏa sức tưởng tượng về cái kết mở. Cảnh náo loạn kết vở khiến người xem cười, nhưng là cười gượng.
Gia Bảo
Huyền tích dân gian về vua Lý Công Uẩn lên sân khấu kịch
Ngày 17/6, Sân khấu Lệ Ngọc chính thức khởi công vở kịch “Huyền thoại gò Rồng Ấp” - vở diễn kể về sự ra đời của vua Lý Công Uẩn.
">...
阅读更多Chế Linh khóc khi biết liveshow lại được diễn
Nhận định- Ngay sau khi biết tin liveshow của mình được cấp phép lại, nam danh ca Chế Linh đã xúc động đến rơi nước mắt. Ông bày tỏ đã rất lo lắng khi có thông tin chương trình gặp trục trặc.
Được cấp phép mới, Chế Linh vẫn hát tối 12/11?
Sở VH không cấp phép cho liveshow Chế Linh
Chế Linh vẫn hát tại Hà Nội dù bị dừng cấp phép?
Liveshow Chế Linh ngày 12/11 sẽ bị dừng cấp phép?
">...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Farul vs Unirea Slobozia, 21h30 ngày 7/4: Khó thắng cách biệt
-
Nhiều bậc bố mẹ chọn nghĩa trang online cho con.
Không riêng người mẹ trẻ trên, đa số những bậc sinh thành khi đến với nghĩa trang online đều để giãi bày những hối lỗi và mong cầu sự tha thứ. “Bố xin lỗi vì đã không bảo vệ được con, bố yêu con...” (Hakim2003sp), “Mẹ biết mẹ không xứng đáng làm mẹ của các con nhưng cũng mong các con cho mẹ gọi các con là con và xưng mẹ” (P3_nj), “Mẹ xin lỗi con nhiều lắm... Ba mẹ chưa đủ can đảm, chưa đủ chín chắn để đón nhận một sinh linh chào đời. Mẹ biết con đã đau đớn, đã gọi mẹ, đã hận mẹ nhiều lắm. Cả đời này mẹ không thể quên được hình ảnh trái tim bé nhỏ của con đang đập từng nhịp sống, và hình ảnh cuối cùng của con chỉ còn là một ống máu... Đau đớn... Ba mẹ xin lỗi, ngàn lần xin lỗi con... Ba mẹ yêu con nhiều lắm Hĩm ơi...” (nguoimenhantam)… Cùng với những lời sám hối từ trái tim thương tổn, những bà mẹ, ông bố trẻ còn thắp nhang, mua đồ chơi, hoa quả, quần áo, bánh kẹo…. cúng lễ cho đứa con chưa tượng hình.
Có những mộ phần thai nhi mang tên mỹ miều, có những mộ phần được gọi yêu bằng tên ở nhà; nhưng đa số những ngôi mộ thai nhi thường được những bậc cha mẹ đặt tên “vô danh”. Vô danh, bởi không biết em là trai hay gái. Vô danh, bởi em chưa từng một lần được nhìn thấy ánh mặt trời. Có những cái tên như một lời nuối tiếc: Huỳnh Xin - Huỳnh Lỗi, Lê Kí Ức, Lê Đình Nhớ - Lê Đình Thương... Đáng buồn, cũng có những ngôi mộ chỉ ghi sơ sài như "5 Sinh Linh Bé Nhỏ Chưa Kịp Chào Đời”…
Mặc dù được đặt cho những cái tên khác nhau, nhưng những mộ phần trong nghĩa trang thai nhi đều có điểm tương đồng là chỉ có ngày mất chứ không có ngày sinh. Thời gian "hưởng” (thay vì hưởng dương) ghi trên các bia mộ chỉ được tính bằng tuần tuổi. Có những thành viên lập từ 3 đến 5 ngôi mộ, tương đồng với mức độ phá thai. Có những ngôi mộ “anh em” liền kề nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Có cả bà mẹ lập ba ngôi mộ chung cho con với hai người bố khác nhau…
“Tiếc nuối thở than”
"Có bông hoa chưa kịp nở đã vội tàn. Có trái non chưa kịp chín đã rụng rơi. Có khát khao được sống chưa kịp vào đời đã vội trở về linh thiêng. Có nỗi đau chia lìa lúc chưa hạnh ngộ. Có ước mơ giờ là tiếc nuối thở than"... Lời bài hát dặt dìu giữa hàng ngàn nén nhang điện tử càng làm cho nghĩa trang thêm hiu lạnh, mông mênh.
Trong không gian ấy, hiện lên giữa những dòng tâm sự day dứt là hình ảnh của những ông bố, bà mẹ với tuổi đời khá trẻ. Đa số họ đều là học sinh, sinh viên đang ở tuổi cắp sách đến trường. Những dòng tâm sự đầy xúc cảm nhưng vẫn không thể che đậy sự trẻ con: “Giờ mẹ phải đi ngủ để mai còn đi học sớm, sáng mai và trưa mai mẹ không vào thăm con được... Đi học buồn ngủ lắm, đã thế còn bị thầy gọi dậy làm bài…Chiều nay mẹ bỏ 3 tiết con à. Thầy biết mặt mẹ nhưng mẹ cũng bỏ, con phù hộ cho mẹ không có chuyện gì nha con…”
Những hình ảnh như thế này khiến biết bao người phải suy ngẫm.
Giữa nghĩa trang thai nhi lạnh lẽo, một người mẹ trẻ đã viết: “Có những tội ác mà ta sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân…Có những nỗi đau sẽ không bao giờ nguôi ngoai…Có những nuối tiếc… sẽ theo ta suốt cuộc đời...”. Bao nhiêu mộ phần là bấy nhiêu niềm hoài cảm, nỗi ân hận. Bà mẹ trẻ có nickname Phong lan tím đã thốt lên ai oán “Ai cũng có lí do của mình khi vứt bỏ đi đứa con…”. Và hàng ngàn lý do cướp đi sự sống của trẻ thơ của các bậc sinh thành trong nghĩa trang chính là “mẹ đang ôn thi tốt nghiệp”, “bố mẹ chưa sẵn sàng”, “mẹ không đủ dũng cảm”, “mẹ chỉ mới 14 tuổi, mẹ còn đang đi học”, “bố con không chịu nhận trách nhiệm”…
Không có tình yêu nào lớn lao như tình mẫu tử và không có nỗi đau nào nhiều như nỗi đau lìa xa con. Không thể phủ nhận tính nhân văn của trang web. Bởi đây là một trong những trị liệu tâm lý tốt nhất đối với những cô bé tuổi teen ám ảnh tâm lý lần đầu làm mẹ.
(Theo Khampha.vn)" alt="Những tâm sự đắng lòng ở nghĩa địa online">Những tâm sự đắng lòng ở nghĩa địa online
-
Nhưng ở khía cạnh khác, câu chuyện khiến chúng ta phải suy nghĩ xa hơn về tình trạng giáo viên nói chung không được trang bị đầy đủ công cụ, dẫn đến tư tưởng... xin hỗ trợ, khá phổ biến ở không ít nơi. Một số trường học hiện vẫn huy động nguồn lực của phụ huynh, từ máy lạnh, bảng thông minh, chi phí nước uống, vệ sinh, thậm chí tiền quà cáp, lễ lạt... một cách thiếu chuyên nghiệp, làm mất đi sự tôn nghiêm cần có của môi trường giáo dục. Vậy chuyên nghiệp là phải như thế nào?
Không có gì sai khi trường học huy động và tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ từ phụ huynh, cộng đồng vào các hoạt động để trường phát triển mạnh hơn, phục vụ học sinh tốt hơn. Ở một nước giàu có như Mỹ, trường học cũng rất chào đón các khoản đóng góp từ thiện hoặc kinh phí từ cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Ai đóng góp cho trường? Đó có thể là phụ huynh, cựu học sinh thành đạt, các triệu phú, tỷ phú, chính trị gia, người nổi tiếng, một công ty ở địa phương hay một quỹ từ thiện. Số tiền đóng góp có thể lên tới 500 triệu USD như khoản hiến tặng của một tỷ phú ở New York cho Đại học SUNY Stony Brook hồi năm ngoái, hoặc có thể chỉ vài chục USD. Sự khác biệt trong văn hóa đóng góp cho trường học ở đây là họ có cơ chế rõ ràng, thông tin công khai minh bạch, có kiểm toán, báo cáo nên không ai phải "sống trong sợ hãi" khi hiến tặng hay khi đi xin tiền quyên góp. Cơ chế khuyến khích tốt như vậy đã phát triển thành văn hóa làm từ thiện cho trường học rất phổ biến. Người đóng góp có động lực lớn vì có thể được miễn giảm thuế, được ghi nhận, được xã hội cổ vũ.
Nguồn lực nhà nước dành cho trường công không bao giờ "đủ" được. Với sự hỗ trợ của cộng đồng, trường học sẽ làm tốt hơn nữa vai trò của mình, và người hưởng lợi là học sinh. Nguồn lực của xã hội đóng góp vào giáo dục có hiệu quả hơn nhiều so với việc tiền được huy động cho các công trình hoặc chương trình không có ý nghĩa phát triển, gây lãng phí. Vấn đề chỉ là làm như thế nào để giữ được uy tín cho trường, đồng thời giữ được động lực cho người đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Có một vài điều đáng lẽ có thể được làm tốt hơn.
Thứ nhất là phải rõ ràng giữa khoản "phải thu" và khoản "đóng góp tự nguyện". Giáo dục phổ thông thường được các chính phủ bảo trợ cho toàn dân với mức học phí tượng trưng. Ngay ở những nơi miễn phí giáo dục phổ thông thì phụ huynh cũng có thể phải đóng một số loại phí nhỏ, như trường công ở Singapore hoặc châu Âu. Đây là các khoản "phải thu" cần được niêm yết công khai để tránh mọi sự tranh cãi, hiểu lầm. Theo tôi không có gì khó để Bộ Giáo dục & Đào tạo (hoặc Sở) niêm yết danh sách các khoản này hàng năm để phụ huynh và nhà trường cùng biết và thực hiện.
Đối với các khoản tự nguyện, cần có cơ chế về việc đóng góp cho trường học như nói ở trên để tránh việc lạm thu, tránh hối lộ, tránh rửa tiền. Trường học muốn gây quỹ, muốn tiếp nhận các khoản đóng góp phải có chính sách và công bố chính sách này cho mọi người cùng biết. Quỹ của trường phải được kiểm toán độc lập, và phải được báo cáo cho các bên có liên quan. Chừng nào chuyên nghiệp hóa như vậy, mới hy vọng thu hút được những khoản lớn, thu hút được số lượng đông đảo những người đóng góp cho trường một cách hoàn toàn tình nguyện. Với cách làm chưa chuyên nghiệp hiện nay, trường học tạo ra sự ngờ vực thường xuyên mặc dù khoản đóng góp nhiều khi chỉ vài trăm nghìn, hoặc vài triệu đồng.
Thứ hai là giáo viên cần được làm đúng vai trò của họ trong trường học. Mẹ tôi là giáo viên và đã nghỉ hưu. Thời của bà, giáo viên cũng từng phải bán xổ số cho học sinh theo yêu cầu của trường hoặc theo chỉ tiêu của đơn vị nào đó. Nhưng thời đó đã lâu lắm rồi, trong chiến tranh, khi nhận thức về giáo dục còn chưa đầy đủ. Tuy vậy, tôi biết hiện nay giáo viên vẫn còn bị huy động vào việc thu học phí, chào bán sách, tiếp thị chương trình tiếng Anh, thu quỹ... Tất cả những việc đó không phải nhiệm vụ của nhà giáo, và nó làm giảm sự tôn nghiêm cần thiết của trường học và người thầy trước xã hội.
Trường học có kế toán, có thủ quỹ và khi có chính sách huy động đóng góp từ thiện, cần có bộ phận gây quỹ riêng. Giáo viên không phải là nhân viên "sale" (kinh doanh, bán hàng) của nhà trường.
Những cách sắp xếp giáo viên làm các công việc liên quan đến thu chi tiền bạc, đòi nợ học phí như vậy là thiếu lành mạnh, làm phiền giáo viên và cần phải được chấm dứt. Chấm dứt việc này cũng sẽ hạn chế được tình trạng giáo viên lạm dụng vị thế của mình, nhũng nhiễu học sinh dưới mỹ từ "xã hội hóa".
Khi cách thực hiện sai, chỉ một chiếc laptop cũng gây phản ứng dữ dội, nhưng nếu thực hiện đúng, trường học có thể huy động được nguồn lực không giới hạn về cho mình. Tôi biết nhiều trường học thực hiện chính sách xã hội hội hóa giáo dục rất tốt nên dù là trường công, họ có thể mua sắm thêm cơ sở vật chất tiện nghi cho học sinh, ở đó gia đình có điều kiện sẵn sàng đóng những khoản rất lớn chứ không phải "chia đều" cho các gia đình.
Khác với trường tư nơi các học sinh thường có điều kiện đồng đều hơn và có khả năng trả cùng mức học phí, trường công thường bao gồm học sinh với hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác xa nhau, do vậy khả năng đóng góp cũng khác nhau. Trường có cơ chế lành mạnh và thực hiện tốt, sẽ tạo động lực đóng góp cho bất cứ ai, cả trong và ngoài trường, miễn là có điều kiện và có tinh thần tự nguyện.
Rất nhiều cá nhân thành đạt, nhiều tỷ phú từng là những học sinh nghèo trong quá khứ, từng nhận được sự hỗ trợ của xã hội để trưởng thành, và họ cũng thường quay lại đúng ngôi trường mình từng học thuở nhỏ để làm từ thiện. Chính vì sự hỗ trợ qua lại như thế này trong nhiều thế hệ mà trường học mới trở nên thịnh vượng, học sinh lứa sau được hưởng lợi từ di sản của thế hệ trước.
Đầu tư vào giáo dục được chứng minh là một trong những lựa chọn đầu tư đáng giá nhất, bền vững nhất. Quyên góp tiền, bao gồm cả vận động đóng góp hay tài trợ cho trường học, là một hoạt động cần được triển khai chuyên nghiệp. Trường học nếu muốn thực hiện "xã hội hóa" hiệu quả cần có chính sách quyên góp công khai, có nhân sự gây quỹ chuyên trách thay vì huy động giáo viên đóng những vai không có trong bản mô tả công việc của họ.
Bùi Khánh Nguyên
" alt="'Xã hội hóa' một chiếc laptop">'Xã hội hóa' một chiếc laptop
-
Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động cho biết: Thanh tra Sở VH&TT Hà Nội đã xử phạt 25 triệu đồng đối với Công ty quảng cáo Probina vì hành vi treo biển quảng cáo “Coca-Cola - Mở lon Việt Nam - Trúng vàng mỗi ngày” tại 45 Nguyễn Lương Bằng (Đống Đa, Hà Nội). Sở dĩ Sở VH&TT Hà Nội phạt đơn vị này là do không thông báo nội dung “Coca -Cola - Mở lon Việt Nam - Trúng vàng mỗi ngày” đến Sở và bảng quảng cáo đã làm mất mỹ quan an toàn xã hội. Ngay sau khi đoàn thanh tra yêu cầu, đơn vị thực hiện quảng cáo sản phẩm cho Coca Cola đã tháo dỡ biển vi phạm và hứa không tái phạm.
Bảng quảng cáo tại 45 Nguyễn Lương Bằng là bảng được cấp phép quảng cáo đến tháng 11/2019, tuy nhiên, vị trí đắc địa này đã được các DN quảng cáo mua đi bán lại.
Đơn vị phụ trách treo biển quảng cáo của Coca-Cola bị phạt 25 triệu đồng vì vi phạm luật quảng cáo tại số nhà 45 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, trên cổng thông tin Bộ VHTT&DL, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cũng cho biết: “Việc gắn chữ “lon” như cách của Coca-Cola mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như “ở Việt Nam”, “tại Việt Nam… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam không thể tùy tiện sử dụng với mục đích quảng cáo, gắn với các slogan một cách thiếu trang trọng như vậy”.Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng bày tỏ như thông tin đã được nêu rõ tại 3 văn bản, cụm từ được nhãn hàng Coca - Cola sử dụng trong chiến dịch quảng cáo lần này “Mở lon Việt Nam” hoàn toàn không rõ nghĩa, không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo theo quy định đã được nêu rõ trong Luật Quảng cáo.
Cục Văn hoá cơ sở ra văn bản, yêu cầu Sở VHTT&DL các tỉnh, TP chấn chỉnh hoạt động quảng cáo của Coca-cola. Dòng chữ "Mở lon Việt Nam" được cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Ngay sau đó, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi cụm từ “Mở lon Việt Nam” thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho chương trình khuyến mãi của sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác. Theo cam kết của Công ty, hiện quy trình đang được diễn ra nhanh chóng, toàn bộ nội dung quảng cáo trên tất cả các kênh truyền hình, kỹ thuật số và 70% bảng hiệu quảng cáo ngoài trời đã được cập nhật nội dung mới. Quy trình vẫn đang được tích cực diễn ra nhằm đảm bảo sự thay đổi sẽ hoàn tất trong tuần đầu tháng 7/2019.
Tình Lê
Coca-Cola đã thay đổi cụm từ có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ
Bộ VHTT&DL cho rằng cụm từ "Mở lon Việt Nam" của Coca-Cola bị cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ, vi phạm thuần phong mỹ tục.
" alt="Đơn vị quảng cáo 'Coca">Đơn vị quảng cáo 'Coca
-
Nhận định, soi kèo Brest vs Monaco, 0h00 ngày 6/4: Cái dớp với Brest
-
Chó nghiệp vụ đã phát hiện ra 4 đứa trẻ còn sống trong rừng Amazon sau tai nạn máy bay cách đây 40 ngày. Tướng Pedro Sanchez, người phụ trách lực lượng cứu hộ, cho biết các đội cứu hộ đã vài lần đi qua khu vực cách nơi bọn trẻ được tìm thấy khoảng 20-50m nhưng đều không phát hiện ra điều gì.
“Bọn trẻ đã rất yếu. Và chắc chắn sức lực của chúng chỉ đủ để thở hoặc với lấy một quả nhỏ để ăn hoặc uống một vài giọt nước trong rừng”, ông nói.
Được biết, 4 đứa trẻ đều là tộc người Huitoto – lần lượt 13, 9 và 4 tuổi cùng với một em bé 11 tháng tuổi – đang đi cùng mẹ từ ngôi làng Araracuara ở Amazon đến San Jose del Guaviare khi máy bay gặp nạn vào nửa đêm ngày 1/5.
Một con chó đánh hơi của quân đội đã phát hiện bọn trẻ còn sống vào hôm 9/6 sau nhiều tuần nỗ lực sinh tồn trong khu vực có nhiều rắn, muỗi và các loài động vật khác.
Bọn trẻ nói với các quan chức rằng có một con chó đã ở cùng chúng, nhưng sau đó nó đã đi mất.
Các quan chức Colombia đã ca ngợi lòng dũng cảm của cô bé lớn nhất trong số đám trẻ, người mà họ nói rằng có một số kiến thức về cách sinh tồn trong rừng nhiệt đới. Cô bé đã dẫn dắt những đứa trẻ còn lại vượt qua thử thách.
Trước đó, có 7 người đang trên chiếc máy bay cánh quạt khi phi công tuyên bố tình trạng khẩn cấp do hỏng động cơ. Rất nhanh sau đó, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar và cuộc tìm kiếm những người sống sót kéo dài hàng tuần đã bắt đầu. Ba người lớn trên máy bay đều đã qua đời.
Video của lực lượng không quân được công bố hôm 9/6 cho thấy một chiếc trực thăng sử dụng dây để kéo những đứa trẻ lên vì nó không thể hạ cánh trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp. Cùng ngày, quân đội đã đăng những bức ảnh trên Twitter cho thấy một nhóm binh lính và tình nguyện viên chụp ảnh cùng những đứa trẻ được quấn trong chăn giữ nhiệt. Một trong số những người lính đã đưa chai nước đến gần môi đứa trẻ nhỏ nhất.
Tổng thống Gustavo Petro tới bệnh viện thăm bọn trẻ. Tổng thống Gustavo Petro gọi bọn trẻ là "tấm gương sống sót" và dự đoán câu chuyện của chúng "sẽ đi vào lịch sử".
Hai tuần sau vụ tai nạn, vào ngày 16/5, một đội tìm kiếm đã phát hiện chiếc máy bay trong một khu rừng nhiệt đới rậm rạp. Thi thể của 3 người lớn trên máy bay đã được tìm thấy, nhưng không tìm thấy 4 đứa trẻ.
Dự đoán rằng chúng có thể còn sống, quân đội Colombia đã đẩy mạnh cuộc săn lùng và đưa 150 binh sĩ cùng chó nghiệp vụ vào khu vực, nơi sương mù và các tán lá dày hạn chế tầm nhìn. Hàng chục tình nguyện viên từ các bộ lạc gần đó cũng tham gia tìm kiếm.
Khi cuộc tìm kiếm diễn ra, các binh sĩ đã tìm thấy những manh mối khiến họ tin rằng những đứa trẻ vẫn còn sống, như: dấu chân, một bình sữa trẻ em, bỉm và những miếng trái cây trông giống như đã bị con người cắn. "Rừng đã cứu chúng" - Tổng thống Petro nói. "Chúng là những đứa con của rừng, và là những đứa con của Colombia".
Sống sót thần kỳ trong chiếc ô tô bị cây cổ thụ nghiền nát
MỸ - Grace Frost cực kỳ may mắn khi thoát chết trong gang tấc sau vụ tai nạn khiến chiếc ô tô của cô bị biến dạng." alt="Gói bột và kỹ năng sinh tồn giúp 4 đứa trẻ sống sót trong rừng Amazon 40 ngày">Gói bột và kỹ năng sinh tồn giúp 4 đứa trẻ sống sót trong rừng Amazon 40 ngày