Tin bài khác:
Con sợ bệnh lắm!" alt=""/>Cha mẹ nhặt phân bò, con bỏng nặng cần 20 triệu đồngTính hết quý 1/2023, doanh số cộng dồn của mẫu xe này đã đạt 793 xe. Kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 12/2021, Toyota Camry đã có 2 lần điều chỉnh tăng giá.
Hiện tại, Toyota Camry đang được phân phối trên thị trường với 4 phiên bản: 2.0G, 2.0Q, 2.5Q và 2.5HV với giá từ 1,07 - 1,460 tỷ đồng.
Vị trí thứ 2 quen thuộc trong tháng 3 này vẫn thuộc về mẫu xe Mazda6 với 105 xe đã được giao tới tay khách hàng, mức tăng trưởng chỉ 1,9% so với tháng trước. Doanh số cộng dồn 3 tháng đầu năm 2023 của Mazda6 hiện đạt 308 xe.
Mazda6 được bán ra thị trường dưới 3 phiên bản cùng 2 tùy chọn động cơ 2.0L và 2.5L. Giá xe dao động từ 889 triệu đồng cho tới 1,049 tỷ đồng và đang được áp dụng mức điều chỉnh giá cao nhất, giảm từ 60-70 triệu đồng, kèm theo ưu đãi cao nhất lên đến 40 triệu đồng, áp dụng tùy theo phiên bản.
Mặc dù không còn tăng trưởng mạnh như tháng 2 nhưng doanh số bán hàng của KIA K5 đã đạt mốc 3 con số với 100 xe, tăng 25% so với tháng trước.
KIA K5 đã bám sát với đối thủ xếp trên và nếu cứ giữ đà tăng như vậy, rất có thể tháng tới đây mẫu xe này sẽ vượt qua Mazda6 để giành lấy vị trí thứ 2. Hiện tại, doanh số quý 1/2023 của mẫu xe này mới chỉ đạt 233 xe.
KIA K5 là một trong những mẫu xe sedan cỡ D mới nhất trên thị trường, kiểu dáng hiện đại và đầy ắp công nghệ. Xe đang có 3 phiên bản tùy chọn gồm 2.0 Luxury, 2.0 Premium và 2.5 GT-Line cùng mức giá dao động từ 934 triệu đồng đến 1,069 tỷ đồng và đang được ưu đãi 50% phí trước bạ.
Bước sang tháng thứ 3 của năm 2023, doanh số của Honda Accord vẫn không thể vượt quá 2 con số khi chỉ bán được có 4 xe. Dẫu vậy, kết quả này vẫn khả qua hơn so với 1 xe của tháng trước đó. Khép lại quý 1/2023, Honda Accord mới bán được tổng cộng có 12 xe.
Trên thực tế, với doanh số bết bát như vậy, hãng xe liên doanh Nhật Bản đã không còn mặt mà với việc kinh doanh mẫu xe này những vẫn cố duy trì Honda Accord để cho đủ giải sản phẩm.
Giá cao 1,319 tỷ đồng và chỉ có 1 phiên bản là điểm yếu lớn nhất khiến Honda Accord không được người dùng ưu chuộng. Chưa kể mẫu xe này đã đi đến cuối vòng đời sản phẩm nên nhiều người có thể sẽ chờ đợi nhiều hơn với mẫu xe thế hệ mới.
Bạn có bình luận thế nào về các mẫu xe cỡ D tiền tỷ? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo Sở Y tế TP.HCM, phụ nữ mang thai, trẻ béo phì, trẻ nhũ nhi, người có bệnh nền là nhóm nguy cơ chuyển nặng khi mắc bệnh. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP ghi nhận ít nhất 2 thai phụ đã tử vong do sốc, suy đa tạng. Hiện nay, thai phụ mắc sốt xuất huyếtđược yêu cầu nhập viện sớm để theo dõi.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, một bệnh nhi 8 tuổi mắc sốt xuất huyết bị suy gan thận, phải lọc máu, thở máy, điều trị suốt 2 tháng mới thoát cửa tử. Khi nhập viện, em sốc sâu, tiên lượng rất xấu. Khi qua cơn nguy hiểm, em có dấu hiệu hoảng loạn, sợ hãi vì thời gian dài phụ thuộc máy thở.
“Bệnh nhi này đúng nghĩa là chết đi sống lại. Chúng tôi không dám nghĩ bé có thể sống mà chỉ biết cố gắng hồi sức và hy vọng”, bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của bệnh viện nói thêm.
Hiện, 2/3 trẻ sốt xuất huyết nguy kịch ở Bệnh viện Nhi đồng 1 là trẻ béo phì.
Chủ quan khi hết sốt
Sốt xuất huyết là căn bệnh quen thuộc, tồn tại hàng chục năm qua tại Việt Nam. Đa số bệnh nhân đều tự phục hồi sau 7-10 ngày, chỉ một bộ phận chuyển nặng nên khiến nhiều người lơ là.
Sốt xuất huyết thường giảm sốt sau ngày thứ 3, người bệnh dễ chịu hơn và nghĩ rằng đã khỏi bệnh. Nhưng đây lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất, dễ xảy ra các biến chứng.
Theo các bác sĩ, trong giai đoạn ngày thứ 3-7 của bệnh, khoảng 10-20% bệnh nhân mệt mỏi hơn, tay chân nổi ban, đau vùng bụng bên phải, buồn nôn, chảy máu răng, máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, tay chân lạnh... Đây là triệu chứng của sốc.
Nếu không được nhập viện, hồi sức kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Diễn biến này có thể xảy ra ở mọi đối tượng mắc sốt xuất huyết.
Không nhận ra dấu hiệu cảnh báo
Người dân khi mắc sốt xuất huyết thường tìm đến các phòng mạch, phòng khám tư lấy thuốc và tự theo dõi tại nhà. Do không nhận ra triệu chứng chuyển nặng nên thường nhập viện chậm trễ.
Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức tập huấn điều trị sốt xuất huyết cho y tế cơ sở - nơi tiếp nhận người bệnh đầu tiên, nhằm nhận ra các dấu hiệu cảnh báo. Từ đó, bệnh nhân nhẹ có thể điều trị tại chỗ, bệnh nhân nặng chuyển lên tuyến cao hơn.
Hiện nay, các bệnh viện tuyến đầu của TP bắt đầu quá tải, người bệnh các tỉnh lân cận dồn lên, nên việc điều trị gặp khó khăn.
Đáng chú ý, TP.HCM cũng ghi nhận một số bệnh nhân sốt xuất huyết bị truyền dịch sớm, tiêm thuốc vào bắp khiến bệnh trở nặng, nguy kịch sau đó.
Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM khẳng định, bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ được truyền dịch khi có dấu hiệu cảnh báo hoặc đã chuyển nặng.
“Việc truyền dịch sớm ở cơ sở không giúp ích gì cho bệnh nhân mà khó khăn hơn cho bệnh viện tuyến cuối vì nguy cơ quá tải dịch truyền”, bà Như nói.
Mới đây nhất, một nữ bệnh nhân 28 tuổi, sốt xuất huyết ngày 1, khám tại một phòng khám tư nhân tại quận Bình Tân, được truyền dịch. Bệnh nhân sau đó hôn mê và chuyển đến Bệnh viện Thống Nhât, tuy nhiên tử vong trước nhập viện. Các cơ quan chức năng đang phối hợp làm rõ vụ việc.
Tử vong vì sốt xuất huyết vẫn tăng caoTừ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận 13 ca tử vong vì sốt xuất huyết, Bình Dương 10 ca, Đồng Nai 10 ca.
Theo PGS Phạm Văn Quang, khi số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, tỷ lệ ca nặng và tử vong theo đó sẽ tăng cao. Vì vậy, muốn giảm số tử vong trước hết phải kiểm soát số ca mắc. Điều này đồng nghĩa với việc, cộng đồng phải diệt lăng quăng và muỗi, cắt đứt trung gian truyền bệnh để khống chế sốt xuất huyết ngay từ thời điểm này.
" alt=""/>Mắc bệnh sốt xuất huyết vì sao nhiều người lại tử vong?