Rút xăng cho ô tô
1. Tắt động cơ và mở cửa xe: Tắt động cơ và mở cửa xe để giảm nguy cơ xăng tràn vào trong khoang động cơ.
2. Đậu xe ở chỗ an toàn: Đậu xe ở một nơi an toàn, tránh xa nguồn lửa và các nguồn nhiệt độ cao.
3. Mở nắp bình xăng: Mở nắp xăng một cách nhẹ nhàng và đặt ở nơi an toàn.
4. Sử dụng dung cụ chuyên dụng: Sử dụng ống hút xăng chuyên dụng và bình xăng dự phòng để rút xăng một cách an toàn.
5. Rút xăng cẩn thận: Rút xăng từ bình xăng xe vào bình dự phòng một cách chậm rãi và cẩn thận.
6. Đóng nắp xăng đúng cách: Đảm bảo nắp xăng được đóng kín sau khi rút xăng.
Rút xăng từ van xả xăng
Trên bình xăng của cả ô tô và xe máy đều được trang bị van xả xăng. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần sử dụng một chiếc tuốc nơ vít 2 cạnh và xác định đúng vị trí ống xả. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đặt chai nhựa hoặc dụng cụ chứa xăng ở phía dưới van xả bình xăng
Bước 2: Quan sát vị trí gần khóa bình xăng sẽ thấy một con ốc 2 cạnh. Đây chính là vị trí cần tác động để xả xăng;
Bước 3: Xoay ngược chiều kim đồng hồ con ốc để xăng chảy ra;
Bước 4: Xoay ngược lại thật chặt để khóa ống xả xăng khi đã lấy đủ lượng xăng cần thiết.
Theo VTCNews
Ban đầu, ông thử làm một số đồ vật nhỏ như: Cốc uống nước, gạt tàn thuốc lá,… Sau đó, thú vui lớn dần, trở thành đam mê giúp ông có nhiều sản phẩm thú vị hơn.
Một trong số này là bộ bàn ghế tiếp khách. Những chiếc ghế được ông tạo hình, gia cố bằng khung sắt chắc chắn, sau đó phối ghép với các vỏ chai cùng hình dạng, kích thước, màu sắc. Ông sắp xếp, cố định chắc chắn số vỏ chai này vào khung ghế.
Để đồng bộ với bộ ghế, ông tạo thêm chiếc bàn theo cách tương tự. Khi hoàn thành, bộ bàn ghế trở nên độc lạ.
Ông Bình chia sẻ: “Đây là sản phẩm kích thước lớn đầu tay của tôi nên mất khá nhiều thời gian. Phải mất 2 năm, tôi mới hoàn thành bộ bàn ghế này. Đến nay, dù đã 20 năm, bộ bàn ghế vẫn sử dụng bình thường.
Việc khoan, cắt, cố định vật liệu là vỏ chai thủy tinh khó và mất thời gian nhiều hơn các vật liệu khác. Tôi từng học cơ khí và kinh doanh dụng cụ, máy móc cơ khí nên có sẵn các thiết bị phục vụ tái chế vỏ chai”.
Sau bộ bàn ghế, ông Bình tạo thêm nhiều sản phẩm nội thất khác cho ngôi nhà như: Bàn ghế phòng khách, phòng ăn, quầy bar, đèn trang trí, đèn ngủ,…
Nhân kỷ niệm ngày cưới, ông tặng vợ bộ giường ngủ được làm thủ công, phối ghép hơn 200 vỏ chai. Mới đây, ông tặng vợ thêm chiếc ghế thư giãn với phần ghế ngồi, tựa lưng, đặt chân cũng được phối với chai thủy tinh cũ.
Sau 20 năm sáng tạo, hiện căn nhà của ông Bình có đến 70% sản phẩm nội thất, đồ trang trí được tái chế từ vỏ chai, lọ cũ. Do đó, ông đặt tên cho ngôi nhà của mình là “Ngôi nhà cho lại”.
Ông giải thích: “Ngôi nhà cho lại có 2 cách hiểu và 2 ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, đó là cách nói lái của từ chai lọ, đúng theo phong cách nội thất căn nhà của tôi.
Ngoài ra, 'ngôi nhà cho lại' còn được hiểu theo đúng nghĩa đen của 2 từ 'cho lại'. Bởi, ngôi nhà đã cho lại bản thân tôi và gia đình nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Ngôi nhà cho tôi niềm hạnh phúc được thỏa mãn đam mê sáng tạo, tái chế vật dụng tưởng chừng bỏ đi. Trong khi đó, các thành viên khác được ngôi nhà cho lại niềm vui của sự gắn kết tình cảm gia đình”.
Được thỏa mãn niềm đam mê
Ngoài biến các loại vỏ chai lọ cũ thành đồ nội thất hữu ích cho gia đình, ông Bình còn tận dụng, tái chế đồ phế liệu… thành nhiều sản phẩm trang trí bắt mắt, độc đáo.
Tại phòng khách, ông trưng bày bức tranh chủ đề gia đình được kết từ hơn 3.000 nắp chai nhựa. Trong khi, dọc theo cầu thang lên các phòng trong nhà là những bức tranh khổng lồ, sống động với chủ đề thiên nhiên, gia đình được ông “vẽ” hoàn toàn bằng nắp, vỏ chai.
Những lúc rảnh rỗi, ông Bình còn tái chế những tuýp sắt, vòi nước, đồ cơ khí cũ, hỏng,… thành nhiều món đồ trang trí sinh động, có hồn.
Ông Bình tâm sự: “Tôi không có ý định bán những sản phẩm mình tái chế. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có một số đơn vị mượn các sản phẩm này để trưng bày ở các sự kiện.
Tôi hạnh phúc với thú vui tái chế của mình. Nó không chỉ thỏa mãn đam mê sáng tạo của tôi mà còn có ý nghĩa, góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Bởi thay vì vứt bỏ đồ phế thải ra ngoài môi tường, chúng ta có thể tận dụng, tái chế nó thành những vật dụng, sản phẩm có ích cho cuộc sống”.