Bên cạnh đó, trung tâm cũng ghi nhận nhiều ca mắc sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, bệnh tay chân miệng.
ThS.BS Dương Thị Thủy, khoa Nhi BVĐK MEDLATEC cho biết, cúm là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở mùa đông xuân, nhưng năm nay cúm A xuất hiện bất thường trong mùa hè, mùa thu. Tại khoa Nhi đã ghi nhận những trẻ đến khám do sốt. Sau đó, bác sĩ dựa vào biểu hiện lâm sàng khi thăm khám cộng với yếu tố dịch tễ để đưa ra chỉ định phù hợp cho từng bệnh nhi. Kết quả chẩn đoán trẻ mắc bệnh rất đa dạng, đó không chỉ là bệnh cúm, mà còn ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết, Covid-19, sốt virus thông thường. Thậm chí nếu kèm thêm khò khè thì lưu ý nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV ở trẻ nhỏ, hen phế quản ở trẻ lớn, hoặc nếu xuất hiện mụn tay chân thì lưu ý bệnh tay chân miệng.
Ngoài ra, BS. Thủy lưu ý, sốt cũng có thể biểu hiện trong các trường hợp nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phế quản phổi, tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Cách phòng bệnh truyền nhiễm
Theo BS.Thuỷ, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ngoài số người tái nhiễm Covid-19 gia tăng, người dân phía Bắc, đặc biệt ở Hà Nội nên cảnh giác nguy cơ “dịch chồng dịch”. Nhất là thời điểm hiện nay mưa nắng thất thường, lượng người dân di chuyển trong mùa du lịch tăng cao, cộng với việc tập trung nơi đông người ở siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, hay việc trẻ bắt đầu đi học trở lại có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Do đa số các bệnh truyền nhiễm nêu trên (trừ cúm, Covid-19) hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng.
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lý truyền nhiễm, BS.Thủy khuyên mỗi người, đặc biệt là người có sức đề kháng kém như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý mạn tính dễ có nguy cơ mắc bệnh và gây biến chứng nặng nề cần chú ý phòng tránh bệnh bằng các biện pháp sau: Ăn uống hợp vệ sinh, bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ; Tránh tập trung nơi đông người, nếu đến nơi đông người cần bảo vệ bằng đeo khẩu trang y tế và tránh nhạc nhổ bừa bãi để hạn chế lây nhiễm sang người xung quanh; Tiêm vắc xin phòng bệnh như vắc xin cúm, Covid-19.
Xét nghiệm - “chìa khóa vàng” phát hiện bệnh truyền nhiễm
Để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, nếu người bệnh phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt, mệt mỏi, nổi hồng ban mụn nước, loét miệng, tiêu chảy có thể đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Theo BS. Thuỷ, do các dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên làm các xét nghiệm được xem như tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán xác định mắc bệnh lý hay không. Thông thường, để phát hiện xem cơ thể có chứa virus không, với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn làm xét nghiệm riêng biệt, hoặc xét nghiệm phối hợp. Việc làm xét nghiệm này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân mắc bệnh, mà bác sĩ có cơ sở để theo dõi diễn biến và điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Hệ thống Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều người bệnh lựa chọn. Với thế mạnh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ các chuyên khoa đầu ngành, cùng trang bị đồng bộ hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, tự động hoàn toàn được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tiêu chuẩn CAP (Mỹ) song hành, cũng như trang bị đồng bộ hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT, siêu âm, chụp X-quang...); MEDLATEC có năng lực đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh đa chuyên khoa, cũng như thực hiện được trên 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu.
Để tiết kiệm thời gian, công sức cho mỗi lần kiểm tra sức khỏe, thay vì đến viện, MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, tiện lợi với trên 26 năm kinh nghiệm phục vụ người dân toàn quốc.
Nằm trong chuỗi hoạt động vì sức khỏe cộng đồng, từ nay đến hết ngày 31/8/2022, MEDLATEC tổ chức chương trình ưu đãi đặc biệt - giảm giá xét nghiệm cúm tại nhà, cụ thể: Xét nghiệm test nhanh cúm A/B chỉ còn 300.000 đồng; Xét nghiệm test nhanh cúm A/B/H1N1 chỉ còn 400.000 đồng.
Chương trình áp dụng cho dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc, dành cho khách hàng đặt lịch xét nghiệm buổi chiều (12h-17h) trong thời gian diễn ra chương trình.
Đăng ký xét nghiệm cúm tại nhà tại: https://medlatec.vn/dat-lich-xet-nghiem-cum-ab Hoặc khách hàng có thể đăng ký qua các kênh khác như: Website: https:/medlatec.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienDaKhoaMedlatec Tổng đài: 1900 56 56 56. Mọi thông tin chi tiết chương trình, liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 |
Thế Định
" alt=""/>Cảnh giác 5 bệnh truyền nhiễm trong mùa thuNhiều mạng điện thoại tại Mỹ gặp sự cố tương tự nhau. Ảnh: tampaelectricblog
Kênh RT (Nga) cho biết hiện tại chưa có lý giải chính thức cho hiện tượng tê liệt của một số nhà mạng điện thoại di động xảy ra ở thời điểm biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ này.
Chiều 15/5 (theo giờ địa phương), người sử dụng mạng T-Mobile và AT&T thông báo gặp sự cố. Người sử dụng Verizon cũng đối mặt sự cố tương tự tập trung tại khu vực thành thị.
Trong khi đó, trên 100.000 khách hàng của T-Mobile từ Miami, Atlanta, Chicago đến Brooklyn cho biết họ gặp sự cố với các cuộc gọi.
Chủ tịch của T-Mobile đăng trên mạng xã hội Twitter rằng đã xảy ra “vấn đề âm thanh và dữ liệu”, các kỹ sư của công ty sẽ xử lý điều này. Trong khi đó, đại diện của AT&T và Verizon lại nói rằng không nhận thấy sai sót nào trong mạng của họ.
Chưa có bằng chứng cho thấy sự cố mạng di động này bắt nguồn từ tấn công mạng.
Đã gần 3 tuần kể từ khi làn sóng biểu tình liên quan đến cái chết của công dân da màu George Floyd bùng phát tại Mỹ. Ông George Floyd qua đời sau khi bị cảnh sát ghì gối lên cổ trong nhiều phút. Đến nay, các cuộc biểu tình đã lan ra 70 thành phố ở Mỹ, cũng như nhiều nơi tại Canada và các nước châu Âu.
Theo Báo Tin tức
Ngày 12/6, Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc đã chấp thuận đề nghị của nhà khai thác di động số 1 của Hàn Quốc SK Telecom về việc chấm dứt dịch vụ 2G sau gần 24 năm tồn tại kể từ ngày ra mắt dịch vụ vào năm 1996.
" alt=""/>Nhiều nhà mạng lớn tại Mỹ bất ngờ tê liệtHà Nội ghi nhận 32.317 ca mắc mới, cao nhất cả nước. Các tỉnh thành khác ghi nhận cụ thể như sau: Nghệ An (10.153), Bắc Ninh (7.873), Phú Thọ (4.326), Hưng Yên (3.978), Sơn La (3.953), Hòa Bình (3.866), Hải Dương (3.799), Bình Dương (3.644), Nam Định (3.455), Lạng Sơn (3.118), Tuyên Quang (2.989), Quảng Ninh (2.915), Thái Nguyên (2.793), Bắc Giang (2.793), Đắk Lắk (2.789), Vĩnh Phúc (2.783), Ninh Bình (2.624), Cà Mau (2.534), Thái Bình (2.410), Hà Nam (2.391), Gia Lai (2.363), Cao Bằng (2.225), Điện Biên (2.189), Quảng Bình (2.161), TP.HCM (2.120), Hà Giang (2.110), Yên Bái (2.100), Lào Cai (1.969), Bình Phước (1.924), Đà Nẵng (1.883), Bình Định (1.869), Lai Châu (1.748), Quảng Trị (1.590), Khánh Hòa (1.566), Thanh Hóa (1.151), Lâm Đồng (1.125), Hải Phòng (947)….
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với hôm qua gồm Hải Phòng (giảm 4.207 ca), TP.HCM (giảm 759 ca), Bắc Kạn (giảm 583 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với hôm qua gồm Hà Nội (tăng 2.740 ca), Nghệ An (tăng 2.574 ca), Gia Lai (tăng 2.363 ca).
Cả nước |
Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 4.582.058 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, cả nước có 4.574.560 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này gồm TP.HCM (553.040), Hà Nội (427.351), Bình Dương (315.504), Bắc Ninh (151.409), Quảng Ninh (128.316).
Về tình hình điều trị, trong ngày có 36.993 ca được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca điều trị khỏi đến nay là 2.718.440. Cả nước có 4.104 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó 327 ca thở máy xâm lấn, 8 ca ECMO.
Về bệnh nhân tử vong vì Covid-19, trong 24 giờ qua cả nước có 78 trường hợp. Cụ thể, Hà Nội (15), Quảng Bình (7 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (6 ca trong 2 ngày), Hà Nam (5 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (4), Hải Dương (4), Nghệ An (4), Thanh Hóa (4 ca trong 2 ngày), Bình Định (3), Hòa Bình (3), Cà Mau (2), Hà Tĩnh (2), Hải Phòng (2), Lâm Đồng (2), Thái Nguyên (2), TP.HCM (2), An Giang (1), Bình Dương (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.891 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm, xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, xếp thứ 6/49 châu Á và xếp thứ 3 ASEAN.
Về tình hình xét nghiệm, từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện được 34.513.552 mẫu tương đương 80.329.853 lượt người, tăng 156.147 mẫu so với ngày trước đó.
Về tình hình tiêm chủng, tổng số liều vắc xin đã tiêm là 197.910.353 liều. Trong đó:
+ Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên được 180.887.693 liều. Cụ thể, mũi 1 là 70.860.108 liều; mũi 2 là 67.675.096 liều; mũi 3 là 1.500.984 liều; mũi bổ sung là 14.239.065 liều; mũi nhắc lại là 26.612.440 liều.
+ Tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi được 17.022.660 liều. Cụ thể, mũi 1 là 8.743.818 liều; mũi 2 là 8.278.842 liều.
Linh Giao
Từ 18h ngày 5/3 đến 18h ngày 6/3, Hà Nội ghi nhận 29.577 ca Covid-19, trong đó có 11.957 ca cộng đồng.
" alt=""/>Tin tức Covid