Lộc Sơn - 08/07/2019 13:25 V-League kqbd hom naykqbd hom nay、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Libertad vs Sao Paulo, 07h30 ngày 24/4: Đặt 1 chân vào vòng 1/8
2025-04-26 17:38
-
Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) phát biểu tại tọa đàm.Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia số ổn định, thịnh vượng, tiên tiến, và xây dựng môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT chia sẻ cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia chương trình “Make in Việt Nam”: “Việt Nam là thị trường có xấp xỉ 100 triệu dân, đang triển khai mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số, là thị trường lớn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam mong muốn phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), 5G...
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT chia sẻ tại tọa đàm. Việt Nam cũng muốn phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI có thể tham gia quá trình này thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, xây dựng hoặc mở rộng nhà máy, xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cùng phát triển”.
Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam tham gia tọa đàm qua hình thức trực tuyến từ Thái Lan. Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam, đánh giá cao những hành động tích cực của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số. Nhờ đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã cố gắng tận dụng cơ hội và đã tìm thấy nhiều cơ hội trong thách thức.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam tham gia tọa đàm. Nhấn mạnh cơ hội lớn cho doanh nghiệp nước ngoài thuộc các ngành công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn... trong bối cảnh hơn 50 triệu người dân Việt Nam đã và đang sử dụng smartphone, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới (năm 2019) về lượt tải ứng dụng từ các thiết bị di động, thanh toán di động tăng nhanh..., ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam khẳng định: “Thị trường đang chín muồi cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn sang Việt Nam làm ăn”.
Là một nhà đầu tư mới chuẩn bị bước chân vào Việt Nam, ông Ravi Vajpeyi, Giám đốc HCL Việt Nam (một công ty thuộc tập đoàn phần mềm hàng đầu Ấn Độ) cũng nhận định: “Việt Nam là quyết định đúng đắn để đầu tư CNTT. Chính phủ và Bộ TT&TT có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, lại có chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số quốc gia”.
Ông Ravi Vajpeyi, Giám đốc HCL Việt Nam tham gia buổi tọa đàm từ xa, sau khi vừa bay sang Việt Nam và đang trong một khu cách ly tại Hà Nội. Được biết, trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, tập đoàn Ấn Độ này đã nghiên cứu rất kỹ về Việt Nam, tham khảo cả nghiên cứu của các bên thứ ba, với mong muốn biến Việt Nam thành một trung tâm trong khu vực ASEAN, phục vụ cả khách hàng toàn cầu.
“Cạnh tranh trong ngành CNTT đang diễn ra khá gay gắt, nhưng tôi tin rằng trong bối cảnh tăng trưởng của ngành CNTT Việt Nam thì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước cũng tạo lợi thế cho doanh nghiệp nước ngoài vì có thể tìm được đối tác phù hợp hơn cho hoạt động đầu tư. Chúng tôi không quan ngại về sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng đã có sự cẩn trọng khi đưa ra quyết định đầu tư tại Việt Nam”, ông Ravi Vajpeyi bộc bạch.
Ông Dennis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam – Myanmar – Campuchia và Lào chia sẻ tại buổi tọa đàm. Chứng kiến sự tăng trưởng kỳ diệu, thần kỳ của Việt Nam thời gian qua, ông Dennis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam – Myanmar – Campuchia và Lào, không giấu vẻ tự hào khi Ericsson đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và tích cực chung tay phát triển mạng lưới viễn thông từ 2G, 3G, 4G rồi đến 5G tại quốc gia này.
“Chúng tôi mong tiếp tục được làm việc với các doanh nghiệp sản xuất quy mô quốc tế tại Việt Nam, góp phần vào quá trình chuyển đổi số, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về trung tâm sản xuất. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững, tự tin tham gia thị trường toàn cầu, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, trở thành điểm đến thu hút đầu tư mạnh mẽ”, ông Dennis Brunetti nói.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam – Lào và Campuchia chia sẻ tại tọa đàm. Đại diện cho một tập đoàn lớn đa quốc gia, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam – Lào và Campuchia, khuyến nghị Việt Nam phải đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ông Nam cam kết thời gian tới Qualcomm Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ công nghệ gốc, bản quyền công nghệ, nền tảng công nghệ để giúp doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các startup, tăng cường năng lực, đưa sản phẩm “Make in Vietnam” ra thị trường thế giới.
Tìm những lợi thế cạnh tranh mới
Thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, chủ yếu dựa vào đổi mới sáng tạo, công nghệ mới. Các lợi thế trước đây như lao động chi phí rẻ sẽ mất dần. Các quốc gia phải tạo ra lợi thế cạnh tranh mới như các cơ chế thí điểm sand box, đầu tư nhân lực chất lượng cao...
Ông Aurélien Palasse, Giám đốc Ubisoft Việt Nam tham dự buổi tọa đàm từ Đà Nẵng. Gợi ý về lợi thế mới cho thị trường Việt Nam, ông Aurélien Palasse, Giám đốc Ubisoft Việt Nam phân tích: Việt Nam gần đây có sự tăng trưởng mạnh về nội dung kỹ thuật số, đặc biệt là những nội dung trên thiết bị di động. Sắp tới, khi thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, sự kết hợp giữa thương mại điện tử với các nội dung số sẽ được tăng cường hơn nữa. Nếu làm tốt việc phát triển các nội dung số trên nền tảng thương mại điện tử, thị trường Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
Còn theo Chủ tịch Ericsson Việt Nam – Myanmar – Campuchia và Lào, trong tương lai, Việt Nam phải tăng cường đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến như 5G, IoT... để tạo lợi thế cạnh tranh. Sẽ có tới 70% những công việc lao động chân tay trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất bị thay thế bởi máy móc. Vì vậy phải tìm ra những việc làm mới. Đây là nhiệm vụ của ngành GD&ĐT, sẽ phải tập trung phát triển nhiều hơn các kỹ năng về đổi mới sáng tạo cho học sinh, sinh viên ở trường phổ thông, đại học.
Các diễn giả tham dự tọa đàm từ xa qua kết nối Internet. Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam ghi nhận tốc độ làm việc và sự cầu thị của các cơ quan chính phủ Việt Nam, đã có thái độ tiếp cận mở với phản hồi, góp ý từ các doanh nghiệp. Đây sẽ là một trong những lợi điểm để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến thị trường Việt Nam.
Liên quan tới câu chuyện này, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh chia sẻ quan điểm của Chính phủ Việt Nam, coi thể chế và công nghệ là động lực cho chuyển đổi số, trong đó, thể chế phải đi trước nếu có thể. Việt Nam sẽ áp dụng phương thức quản lý mới với những mối quan hệ mới phát sinh, với các mô hình kinh doanh mới. Sẽ dần hình thành văn hóa cho thử nghiệm cái mới. Việc thử nghiệm được kiểm soát chặt chẽ khi hành lang pháp lý chưa sẵn sàng.
Ông Đỗ Công Anh. “Nhiệm vụ của chúng tôi và mỗi ngành nghề là phải xây dựng ra hành lang pháp lý để cho phép thử nghiệm mô hình mới trong lĩnh vực của mình. Đồng thời rà soát lại các văn bản để sẵn sàng đón nhận mô hình mới, công nghệ mới, để tận dụng hiệu quả, tác động tốt của nó tới xã hội”, ông Công Anh nhấn mạnh.
Bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Ban Xúc tiến đầu tư, UBND TP. Đà Nẵng chia sẻ tại tọa đàm. Minh họa bằng câu chuyện thực tế tại địa phương, bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Ban Xúc tiến đầu tư, UBND TP. Đà Nẵng, một “địa chỉ đỏ” đang nổi lên như một Silicon của khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á, khẳng định: Đà Nẵng đang có những bước đi chủ động trong làn sóng đầu tư công nghệ số tại Việt Nam. Chính quyền Đà Nẵng đã cố gắng liên tục cập nhật văn bản từ Trung ương đến địa phương, kịp thời điều chỉnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, để sớm trở thành thành phố công nghệ, góp phần tích cực vào hành trình phát triển công nghệ số của Việt Nam. Nếu doanh nghiệp thực sự có năng lực, quyết định mở rộng vốn đầu tư thì chính quyền rất trân trọng và sẵn lòng hỗ trợ tối đa.
Bây giờ hoặc không bao giờ
Tại tọa đàm lần này, các nhà quản lý và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến để trả lời câu hỏi “Bây giờ có phải thời điểm tốt để đầu tư vào Việt Nam?”. Tất cả đều thống nhất với quan điểm cho rằng hiện tại đang là thời điểm vàng để đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên nhấn mạnh Việt Nam chính là “điểm đến lý tưởng để lựa chọn hiện nay” khi đang là ngôi sao sáng trong bối cảnh u ám của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đều đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu để đầu tư nói chung, đầu tư công nghệ số nói riêng.
Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn như: Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, coi công nghệ số, ICT là lĩnh vực công nghệ cao cần phát triển; Hệ thống chính trị ổn định; Giá cả cạnh tranh; Cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao để các nhà đầu tư lựa chọn...
Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA... Các nhà đầu tư sẽ có cơ hội tiếp xúc thị trường khổng lồ nếu đầu tư tại Việt Nam.
Các diễn giả tham dự trực tiếp buổi tọa đàm tại Hà Nội. Ông Nguyễn Hùng Cường cũng khẳng định đây là thời điểm rất phù hợp để các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Trước kia, các ngân hàng đầu tư rất nhiều cho các dự án CNTT. Nhưng bây giờ kể cả doanh nghiệp nhỏ cũng sẵn sàng đầu tư cho CNTT. Mới đây, có doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng đầu tư dự án 1 triệu USD để xây dựng nền tảng kết nối B2C.
Dẫn một dự báo quốc tế cho rằng với quy mô dân số 100 triệu dân, số dân trẻ rất lớn (khoảng 70% dưới 50 tuổi), GDP Việt Nam có thể vượt qua Malaysia, Philippines trong năm nay, ông Cường khuyến nghị các nhà đầu tư nước ngoài càng tới Việt Nam sớm thì càng tốt bởi “thời điểm này là thời điểm vàng, hoặc bây giờ hoặc không bao giờ hết”.
Tiếp nối ý kiến của ông Cường, lãnh đạo Ericsson Việt Nam bày tỏ sự tin tưởng cao hơn: “Không chỉ là chuyện “bây giờ hay không bao giờ” mà là “bây giờ và mãi mãi”. Việt Nam trong tương lai lâu dài sẽ là điểm đến rất lớn cho các nhà đầu tư vì có ổn định chính trị, tầm nhìn dài hạn, chỉ số về làm ăn kinh doanh được cải thiện hàng năm... Chúng tôi mong tiếp tục được đóng góp để Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tốt nhất, nếu không phải là điểm đến đầu tư tốt nhất thế giới”.
Để hoạt động đầu tư tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài thêm khởi sắc và gặt hái “nhiều hoa thơm trái ngọt”, Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam đề xuất Việt Nam nên tăng cường các kênh thông tin liên lạc, chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư bên ngoài Việt Nam. Thực tế thời gian qua, không ít nhà đầu tư muốn tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam nhưng chưa có nguồn thông tin. Việc để các nhà đầu tư nhìn thấy rồi hiểu và tin môi trường kinh doanh là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn nguồn lực đầu tư từ nước ngoài.
Từ kinh nghiệm thực tiễn phải mất 2 năm mới tuyển đủ số lượng kỹ sư CNTT tại Việt Nam, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam – Lào và Campuchia bày tỏ mong muốn Việt Nam nên tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đang tăng rất nhanh, nhất là kỹ sư mobile, nhân lực có kỹ năng xử lý hình ảnh camera, IoT, AI, machine learning... và nhiều lĩnh vực mới khác.
“Nhu cầu nhân lực tăng nhanh quá. Các công ty công nghệ đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam đều đang tuyển không kịp”, ông Thiều Phương Nam nói.
VietNamNet
Đại dịch Covid-19 khiến cộng đồng công nghệ xích lại gần nhau, đẩy nhanh chuyển đổi số
Thông qua trải nghiệm khủng khiếp của đại dịch Covid-19, thế giới đã trực tiếp biết được công nghệ kỹ thuật số không thể thiếu đối với hoạt động của các nền kinh tế, xã hội và cuộc sống cá nhân.
" width="175" height="115" alt="Đầu tư nước ngoài vào ICT Việt Nam: Đang là thời điểm vàng" />Đầu tư nước ngoài vào ICT Việt Nam: Đang là thời điểm vàng
2025-04-26 17:12
-
VISA và Nexttech vừa ký hợp tác về việc cung cấp dịch vụ cho phép người dùng thực hiện thanh toán trực tuyến ngay trên mạng xã hội. Ảnh: Trọng Đạt
Tuy vậy, có một đặc điểm khác biệt ở thị trường Việt Nam, đó là số lượng người bán hàng không được thống kê chính thức trên các nền tảng mạng xã hội là rất lớn. Bốn mặt hàng chủ yếu được bày bán trên các trang mạng xã hội là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thời trang và đồ gia dụng.
Người Việt Nam sử dụng Internet trung bình 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, chủ yếu thông qua smartphone. Mục đích sử dụng Internet chính của người Việt là để vào các mạng xã hội. Điều này dẫn tới việc mạng xã hội đang trở thành một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay.
Dựa trên những số liệu thống kê của mình, vị chuyên gia này cho rằng, các nền tảng (sàn) thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 40% tổng số giao dịch trực tuyến tại Việt Nam. 60% tổng giao dịch còn lại thuộc về các tài khoản cá nhân, các trang fanpage và group trên mạng xã hội.
Điều này dẫn tới một thực tế là việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội tại Việt Nam hiện vẫn còn rất sơ khai, chủ yếu qua hình thức COD (nhận hàng - trả tiền), ông Bình nói.
Phát triển thanh toán số trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy TMĐT
Tại các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hình thức thanh toán qua COD chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 40% số giao dịch thương mại điện tử. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hòa Bình, khoảng 90% số giao dịch qua mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam được thực hiện qua hình thức COD, chỉ 10% còn lại được thực hiện thông qua chuyển khoản.
Ở Việt Nam, các hãng vận chuyển gần như miễn phí dịch vụ COD. Nhiều doanh nghiệp logistic coi hình thức thanh toán COD như một dịch vụ giá trị gia tăng khi vận chuyển, trong khi ở các thị trường khác, phí COD chiếm khoảng 3% giá trị đơn hàng.
Chuyên gia công nghệ Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt Hình thức thanh toán qua dịch vụ COD có một điểm yếu là số lượng khách hàng bỏ đơn nhiều, thời gian quay vòng vốn chậm. Tỷ lệ hoàn đơn của loại hình này rơi vào khoảng từ 8-10%, cá biệt, một số sản phẩm, dịch vụ có tỷ lệ hoàn đơn lên tới 25-30%.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi, người dùng Việt thường thay đổi quyết định mua hàng do việc chốt đơn theo cảm xúc. Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ hoàn đơn khi mua hàng online cao còn do người mua hết tiền lúc nhận hàng, shiper không gọi điện được cho người mua hoặc người mua “bom đơn” không nhận.
Từ đây, có thể thấy, tính trách nhiệm trong việc đặt đơn hàng theo hình thức giao hàng - nhận tiền (COD) rất thấp. Thực tế này gây thiệt hại lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp bởi những thiệt hại về chi phí marketing và cơ hội doanh thu.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, việc phát triển công cụ thanh toán số trên môi trường mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chốt đơn hàng, giảm tỷ lệ hoàn đơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
Trọng Đạt
" width="175" height="115" alt="60% đơn hàng online tại Việt Nam diễn ra trên mạng xã hội" />60% đơn hàng online tại Việt Nam diễn ra trên mạng xã hội
2025-04-26 16:48
-
3 năm nay, từ ngày cha gặp tại nạn, một mình Linh đi làm nuôi 2 người bệnh và 3 đứa em trai.
Cách đây hơn 10 năm, mẹ của Linh bỗng dưng bất ổn về tâm thần, thường xuyên nói nhảm một mình, trò chuyện với động vật, cây cối và không khống chế được cảm xúc.
Khi ấy, cảnh mẹ Linh cầm gậy đuổi đánh cha em khắp xóm trở thành “chuyện thường ngày”. Cha của Linh đã bỏ nhiều thời gian đưa vợ tới các bệnh viện để khám, nhưng bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân. Hễ nghe người ta mách chỗ nào có hi vọng là cha em làm theo, thậm chí là mời “thầy đuổi vong giỏi” về, nhưng vẫn không thể chữa khỏi bệnh lạ.
"Từ ngày cha bệnh, mẹ không dám lại gần. Nhiều năm nay mẹ cũng chẳng đủ tỉnh táo để chăm lo cơm nước", Linh tâm sự. Nhà đông con, lại thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ, Linh sớm phải dang dở đường học khi mới lên lớp 10. Em muốn đi làm kiếm tiền phụ cha nuôi gia đình. Hi vọng 3 đứa em được học hành tử tế hơn, sau này sẽ làm chỗ dựa cho cha mẹ lúc tuổi già. Vậy mà năm 2017, cha em bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, chấn thương sọ não.
Nhà Linh vốn là hộ nghèo chuẩn quốc gia, tiền ăn còn phải chi li tính toán, chắt bóp lắm mới đủ, nói gì đến tiền “phòng hờ”. Nhờ các bác, là anh chị của cha em đứng ra lo liệu giúp mới có tiền chữa trị.
“Những năm trước, tuy trí tuệ chỉ như đứa trẻ nhưng cha em còn đi lại được. Đầu năm nay, do sọ bị teo, có nguy cơ tử vong nên bác sĩ khuyên ghép sọ nhân tạo. Thế nhưng biến chứng sau ca ghép, lại thêm xuất huyết não khiến cha em bị nằm liệt giường đến bây giờ”, Linh ngập ngừng.
Hơn 3 năm nay, gánh nặng lo kinh tế nuôi gia đình đặt lên đôi vai của cô gái trẻ. Vừa đi làm kiếm tiền, vừa quán xuyến gia đình, dù áp lực, mệt mỏi lắm nhưng em không dám kêu than.
Tháng nào, Linh cũng mong có việc để làm tăng ca. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid, tháng cao điểm lắm em cũng chỉ được vỏn vẹn 6 triệu đồng. Không có tiền đóng học phí, từng đứa em lần lượt phải nghỉ học, chỉ còn em út hiện nay đang học lớp 3.
Gánh nặng kinh tế để lo cho cuộc sống trước mắt, lẫn khoản nợ đã vay mượn đều đổ dồn lên đôi vai của Cẩm Linh. “Vừa nhận được lương là em liền phải tính: tiền mua sữa, bỉm tã, giấy lau... cho cha, tiền ăn uống sinh hoạt của cả nhà, có đợt thì phải lo tiền quần áo, sách vở cho đứa nhỏ. Cũng may còn có các bác thương nên giúp đỡ gia đình em rất nhiều. Chứ toàn bộ nguồn sống chỉ gói gọn trong 6 triệu ấy thì cha em sớm không còn nữa rồi”, Linh giải bày.
Bà Liêu Say Liên, bác gái của Linh cho biết, số tiền để điều trị cho em trai suốt 3 năm nay hầu hết là do anh em gom góp. Con số đã lên đến tiền tỷ. Thế nhưng, mấy anh em bà cũng đã ngoài 60 tuổi, điều kiện chẳng khá giả gì, cuộc sống hiện tại phải dựa vào con cái. Một người anh trai còn phải bán đất để cứu em, khi chưa được sự đồng ý của vợ khiến cho cuộc sống hằng ngày xảy ra nhiều mâu thuẫn, cơm không lành, canh không ngọt.
“Giờ anh em tôi chỉ có thể động viên về mặt tinh thần, tranh thủ hỗ trợ chăm sóc cho Toàn (tên cha của Linh-PV), chứ không còn khả năng giúp đỡ về tiền bạc. Thương bé Linh một mình gánh vác mà tuổi già sức yếu nên không biết phải làm sao”, bà Liên buồn bã.
Mỗi ngày Linh đều phải lo nghĩ tiền điều trị sắp tới cho cha, tiền thuốc men, tã, sữa... Và còn khoản nợ 20 triệu đã vay nhiều năm trước, do không có tiền trả nên lãi tiếp tục bị nhập vào với tiền gốc.
Giấc ngủ của cô gái trẻ trở nên khó an yên. Niềm khao khát của Linh thường hiển hiện trong những giấc mơ. Hình ảnh mẹ khỏe mạnh tươi cười, đưa tay vuốt mái tóc em. Cả gia đình 6 người quây quần bên bữa cơm nóng hổi... Tỉnh dậy trong bóng đêm, nước mắt Linh thường ướt đẫm gối.
Khánh Hòa - Bảo Ngọc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Liêu Cẩm Linh (hoặc liên hệ qua bà Liêu Say Liên); Địa chỉ: Ấp Sông Xoài 2, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; SĐT: 0967655006 hoặc 0905395317 (bà Liên).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.286(Liêu Cẩm Linh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Cha mù loà, hỏng chân, mẹ ung thư, con công nhân lo không nổi
Cuối năm 2016, anh Đoàn bị tai nạn giao thông, hỏng một bên mắt và bị nhiều tổn thương. Năm 2019, anh tiếp tục bị hoại tử hỏm xương đùi 2 bên, còn chưa điều trị khỏi thì vợ anh phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú.
" width="175" height="115" alt="Mơ thấy 'mẹ bình thường', cô gái trẻ trào nước mắt" />Mơ thấy 'mẹ bình thường', cô gái trẻ trào nước mắt
2025-04-26 16:21



ThS.BS Ngô Lê Lâm, khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Bạch Mai cho biết, khoảng 50-70% dân số mắc u tuyến giáp, trong đó 95% là u lành tính (bướu cổ). Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 120.000 ca được khám và điều trị.
Với u ác tính, bắt buộc phải mổ, điều trị theo phác đồ ung thư tuyến giáp. Với u lành tính, nếu kích thước nhỏ, không gây các bất thường về chức năng cũng như thẩm mỹ, không cần điều trị.
![]() |
Hình ảnh trước và sau phẫu thuật 1 tháng |
Chỉ định điều trị u lành tính khi kích thước khối u lớn, ảnh hưởng ăn uống, hô hấp hoặc gây các biến chứng.
GS Phạm Minh Thông, Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết thêm, trước nay, để điều trị u tuyến giáp lành tính, các bác sĩ mổ mở hoặc nội soi từ ngực hoặc nách, cắt đi một phần hoặc 1 bên tuyến giáp.
"Khi phẫu thuật, bệnh nhân phải gây mê, nằm viện lâu ngày, có sẹo khi mổ mở và có tỉ lệ tai biến nhất định như khản tiếng, suy giáp, có thể phải dùng hormone hỗ trợ", GS Thông chia sẻ.
Khoảng 1-2 năm gần đây, nhiều nước trên thế giới bắt đầu áp dụng phương pháp sử dụng sóng cao tần (RFA) để đốt u tuyến giáp.
![]() |
Kim đốt sẽ làm xơ hóa từng tổ chức u nhỏ trong khối u lớn |
Theo đó, bác sĩ sẽ chọc kim vào khối u, dòng diện xoay chiều sẽ truyền từ nguồn đến kim đốt gây nhiệt làm xơ hóa, thu nhỏ dần tổ chức u. Nguyên lý hoạt động tương tự như đốt khối u gan, u tử cung, u phổi… bằng sóng cao tần.
Với những trường hợp khối u dạng nang lẫn nhân, bác sĩ sẽ tiêm cồn chọc hút dịch trước khi chiếu tia.
"Điểm quan trọng nhất khi đốt là phải chú ý đến dây thần kinh quặt ngược, đốt trúng sẽ gây khản tiếng. Tuy nhiên, với máy siêu âm thế hệ mới, các dây thần kinh nhìn thấy rất rõ nên hầu như không có tai biến. Mỗi ca đốt chỉ mất 30-45 phút", lời GS Thông.
Do không phải rạch da, không phải gây mê nên sau đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi 1-2 tiếng rồi về, tái khám sau 3 tháng.
Tại Việt Nam, BV Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên triển khai kĩ thuật này, bắt đầu từ cuối tháng 4 vừa qua. Đến nay đã đốt cho 20 bệnh nhân với kích cỡ khối u trung bình 3-4 cm, to nhất 5cm.
Là một trong những bệnh nhân đầu tiên, chị Đàm Thị Ngân, 40 tuổi, bác sĩ BV Y học cổ truyền tỉnh Tuyên Quang cho biết, chị bị bướu cổ 5 năm nay, gần đây to như quả trứng khiến chị bị khó thở khi nằm nghiêng.
![]() |
Sau 7 tháng, bướu cổ của chị Ngân đã gần như tiêu hết |
Sau 7 tháng đốt khối u, hiện các tổ chức u trong cổ chị Ngân đã giảm 80%.
BS Lâm cho biết, thông thường 1 tháng sau đốt, khối u sẽ giảm 30-50% kích thước, sau 6-12 tháng sẽ giảm 50-80% rồi tan dần. Với những trường hợp quá to, bác sĩ sẽ theo dõi, cần thiết sẽ đốt đợt 2.
Chi phí cho mỗi ca đốt khối u từ 16-18 triệu đồng, rẻ bằng 1/18 lần so với ở Hàn Quốc. BV Bạch Mai đang đề xuất để BHYT chi trả cho kĩ thuật này.
Thúy Hạnh
" alt="Phương pháp mới mổ bướu cổ không cần phẫu thuật" width="90" height="59"/>
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Girona, 00h00 ngày 25/4: Cơ hội bứt phá
- Vì sao Công an TP.HCM khởi tố vụ án tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn?
- Công ty Việt Á kháng cáo đòi khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng
- Người dân Hà Nội bắt đầu được sử dụng mạng di động 5G
- Nhận định, soi kèo AEL Limassol vs Anorthosis, 23h00 ngày 25/4: Khách hết động lực
- Từ vụ hack lớn nhất lịch sử crypto, cùng nhìn lại Axie Infinity
- 10 mẫu xe điện có quãng đường đi dài nhất sau khi sạc đầy
- Bé trai ngộ độc đến bại liệt khi đang cầm cự chiến đấu với ung thư máu
- Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Botafogo, 7h30 ngày 24/4: Kìm chân nhau
