"Bệnh viện có 25 giàn máy nội soi, hơn 50 bác sĩ có thể giải quyết hết công việc trong ngày. Người bệnh khám dịch vụ hay bảo hiểm y tế đều được soi trên hệ thống máy siêu hiện đại này", bác sĩ Long cho biết.
Tất cả bệnh nhân đều thực hiện tiền mê, việc nội soi êm ái. Các tổn thương như polyp, tiền ung thư có thể thực hiện cắt hớt niêm mạc ngay trong quá trình nội soi. Bệnh nhân không phải thực hiện thêm cuộc mổ nào sau đó.
Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gói hỗ trợ 1.100 tỷ đồng từ Nhà nước và dự kiến mua sắm trang thiết bị 790 tỷ đồng, còn lại hơn 300 tỷ xây dựng một tòa nhà.
Theo Phó giáo sư Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 3/2023, Nghị quyết số 30 “cởi trói” cho việc mua sắm trang thiết bị y tế mới và sửa chữa. Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành các thủ tục mua sắm, đấu thầu. Đến hết năm 2023, Bệnh viện đã mua sắm khoảng 240 tỷ đồng trang thiết bị y tế. Trong đó có 4 máy chụp cộng hưởng từ, 3 máy chụp CT, 19 giàn máy nội soi tiêu hóa, 7 hệ thống mổ nội soi phòng mổ… Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Bạch Mai đưa vào nhiều máy móc mới sau 4 năm ngừng mua sắm.
Từ nay tới cuối năm 2024, Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục đầu tư mua sắm khoảng 790 tỷ đồng. Phó giáo sư Cơ cho biết, đây là số tiền Bệnh viện được Nhà nước hỗ trợ và mới đây nhất Quốc hội đã bấm nút thông qua hai đề án mua sắm cho Bệnh viện Bạch Mai. Dự kiến, Bệnh viện dành số tiền này đầu tư cho các máy móc công nghệ cao đặc biệt trong điều trị ung thư. Bệnh viện mua hai máy xạ trị gia tốc thế hệ mới nhất khoảng 160 tỷ/máy và nhiều trang thiết bị khác.
Các hệ thống máy cộng hưởng từ, máy chụp X-quang đều lấy chiết khấu thương mại quy ra thời gian bảo hành. Trước đây, thời gian bảo hành chỉ 1 năm, hiện tại lên tới 3 năm.
Trong đợt mua sắm này, Phó giáo sư Cơ cho biết, Ban lãnh đạo Bệnh viện cùng với các phòng chức năng nghiên cứu kỹ các hướng dẫn hiện có như Nghị quyết 30, Nghị định 07, Thông tư 14, từ báo giá tới đầu thầu đều công khai minh bạch. Ông Cơ khẳng định: “Chúng tôi tự tin mua sắm. Việc bổ sung trang thiết bị và thuốc đều có lộ trình đảm bảo tốt nhất cho công tác khám chữa bệnh".
Chiều 8/1, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiến hành khai trương 4 hệ thống chụp cộng hưởng từ, 2 máy cắt lớp điện toán 32 dãy. Đây là lần đầu tiên, Bệnh viện có đồng thời 7 hệ thống cộng hưởng từ hoạt động, chấm dứt cảnh xếp hàng lấy số cả tuần mới đến lượt.
Nêu ý kiến về việc thẩm định quyết định chủ trương đầu tư của dự án KCN Nam Tân Tập, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An trong đó cho biết, hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án được lập cơ bản phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014.
KCN Nam Tân Tập được UBND tỉnh Long An phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tại quyết định số 3912 ngày 26/10/2020. Nội dung đề xuất đầu tư phù hợp quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
![]() |
Phối cảnh dự án KCN Nam Tân Tập |
Cũng theo Bộ Xây dựng, việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng của dự án cần được thực hiện theo quy định tại Nghị định 68/2019 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Xây dựng. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 59/2015 của Chính phủ.
Bộ Xây dựng lưu ý, hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư của dự án cần bổ sung phương án phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hoá, thể thao cho người lao động làm việc trong KCN theo quy định tại Nghị định số 82/2018 của Chính phủ.
Việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án, Bộ Xây dựng nhấn mạnh: “Việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án phải tuân thủ quy định của pháp luật về Đầu tư, Đất đai, Đấu thầu và các quy định hiện hành khác của pháp luật”.
Sợ mất thời gian, Long An muốn chỉ định nhà đầu tư
Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định, việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án KCN Nam Tân Tập phải tuân thủ quy định của pháp luật về Đầu tư, Đất đai, Đấu thầu và các quy định hiện hành khác của pháp luật thì trước đó, UBND tỉnh Long An đã thống nhất chọn nhà đầu tư trên cơ sở khảo sát thực tế và xem xét năng lực của các nhà đầu tư dự định đầu tư vào tỉnh Long An mà không thành lập hội đồng xét chọn vì sợ mất thời gian.
![]() |
Theo Bộ Xây dựng, việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án KCN Nam Tân Tập phải tuân thủ quy định của pháp luật về Đầu tư, Đất đai, Đấu thầu và các quy định hiện hành khác của pháp luật |
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, liên quan đến dự án này, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An (Ban QLKKT) tiếp nhận văn bản xin chủ trương đầu tư KCN Nam Tân Tập của 5 nhà đầu tư gồm: Công ty CP Đầu tư An Kiến Phát; Liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng; Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn; Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc; Liên danh Công ty CP Đầu tư An Kiến Phát và Công ty TNHH Hải Sơn.
Theo thông báo kết luận của Hội đồng đầu tư tỉnh Long An đã giao Ban QLKKT xây dựng tiêu chí phù hợp; thành lập Hội đồng xét chọn nhà đầu tư theo quy định.
Tuy nhiên, cho rằng đối với dự án phát triển hạ tầng KCN không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu và Nghị định 25/2020 nên Ban QLKKT đề xuất 2 phương án: Thứ nhất, tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các sở ngành và thành lập Hội đồng xét chọn để chọn chủ đầu tư;
Thứ hai, do lãnh đạo tỉnh có khảo sát thực tế và xem xét năng lực của các nhà đầu tư dự định đầu tư vào tỉnh Long An, qua xem xét các hồ sơ năng lực của các công ty nêu trên, đề xuất chọn liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng để tiến hành lập thủ tục đầu tư dự án này.
Đồng thời, Ban QLKKT đề xuất chọn phương án 2 tức là chỉ định nhà đầu tư là Liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng.
Được biết, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cũng thống nhất chọn phương án 2 như trên.
Về phía UBND tỉnh Long An, trong thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út tại cuộc họp triển khai các thủ tục trực tiếp đối với phương án xét chọn nhà đầu tư sẽ mất nhiều thời gian làm chậm trễ trong việc triển khai các dự án, làm mất cơ hội đầu tư phát triển của tỉnh và trên cơ sở ý kiến thống nhất của các sở ngành, UBND tỉnh thống nhất phương án chọn Liên danh Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn và Công ty CP Khu Công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng để tiến hành lập thủ tục đầu tư dự án này.
Lãnh đạo UBND tỉnh Long An đã giao Ban QLKKT rà soát, hoàn chỉnh thủ tục lựa chọn nhà đầu tư như trên. Đồng thời, tham văn bản trình UBND tỉnh để báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để trình Thường trực Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương trước khi triển khai thực hiện.
Dự án KCN Nam Tân Tập có diện tích 244,74ha thuộc xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006. Hiện trạng, KCN Nam Tân Tập tồn tại một số dự án sản xuất công nghiệp hiện hữu, diện tích khu công nghiệp còn lại khoảng 160ha.
Thuận Phong
Sở Xây dựng Hà Nội mới đây có văn bản gửi Bộ Xây dựng xin ý kiến hướng dẫn về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần dự án khu đô thị Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra) quận Tây Hồ, Hà Nội.
" alt=""/>Long An muốn chỉ định, Bộ yêu cầu theo Luật Đấu thầu ở dự án nghìn tỷTình trạng cấp cứu theo định nghĩa của Luật mới là sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho việc phát triển cơ sở khám chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, ưu tiên khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc 6 lĩnh vực gồm: Truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu; các chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước cũng ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh.