Nhận định, soi kèo Philadelphia Union vs Cincinnati, 6h37 ngày 1/11


相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4 -
Độc đạo tập 5: Khương 'liều' bị bắt cócĐể tìm tung tích Khương, cả nhà Lê Toàn bắt Tuấn "trạch" (Tuấn Anh) để tra hỏi. "Chúng mày đã làm gì con trai tao? Mày có nói không?", bà Mộc (Nguyệt Hằng) hỏi. Tuấn sợ hãi nói: "Cháu không làm gì anh Khương cả. Cháu chỉ rủ anh ấy lên bản Mộc chơi thôi. Anh Dương 'cơ bắp' bảo cháu làm vậy".
"Bà mà không thả tôi ra, anh Dương sẽ đến đốt nhà bà đấy. Anh ấy đang giữ con trai ông bà. Nếu ông bà muốn nó sống thì phải làm theo lệnh", một tên đàn em của Dương "cơ bắp" nói.
Long tìm hiểu Hồng. Cũng trong tập này, Long (Hà Việt Dũng) đã tiếp xúc với Hồng (Doãn Quốc Đam) để điều tra việc lái xe của công ty Hồng sử dụng ma túy. "Việc anh Thịnh lái xe bên anh sử dụng ma túy, anh có lý giải gì không?", Long hỏi.
Hồng đáp: "Rất có thể chúng tôi bị trả thù vì đã giúp các anh khống chế đối tượng ma túy lần trước nhưng phỏng đoán chỉ là phỏng đoán, chúng tôi không có bằng chứng. Thằng Tuấn, bạn của em trai tôi chính là người đã bỏ thuốc vào cà phê của anh Thịnh. Các anh có thể điều tra theo hướng đó".
Thấy Hồng định thao túng tâm lý công an, Long thẳng thắn nói: "Tôi khuyên anh lần sau nếu muốn điều khiển người khác nên tìm hiểu kỹ về họ. Anh đang muốn ám chỉ những kẻ đứng sau lưng Tuấn 'trạch' dính líu tới vụ ma túy lần trước. Anh muốn mượn tay chúng tôi để dẹp yên chúng. Nhưng thao túng tâm lý như vậy vẫn là chưa đủ".
Gia đình ông trùm Lê Toàn sẽ làm gì để cứu con trai? Diễn biến chi tiết tập 5 phim Độc đạosẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Mỹ Hà
'Độc đạo' tập 4: Quân 'già' trực tiếp liên hệ với ông trùm Lê ToànTrong "Độc đạo" tập 4, Dương "cơ bắp" liên tục bị Lê Toàn tránh mặt nên Quân "già" trực tiếp gọi điện cho người từng là anh trưởng của mình."> -
Vân Dung sốc khi bị nữ chủ tịch tập đoàn mắng 'rẻ tiền' giữa quán ănVân Dung tại sự kiện ra mắt phim 'Người một nhà'. Ảnh: NVCC - Vai bà Thư chị đảm nhiệm trong phim 'Người một nhà' được mô tả là một người rất ham tiền, có giống với lời đồn Vân Dung giàu và mê tiền lắm không?
Họ đồn mấy chục năm nay rồi, từ hồi tôi chưa có gì cơ! Từ trước đến nay làm cát sê là Vân Dung, đi đòi tiền cũng là Vân Dung, tổ chức show cũng là Vân Dung, các bầu sô bớt hay thêm tiền toàn làm việc với Vân Dung. Đòi được tiền cũng là Vân Dung, không đòi được tiền lại vẫn là Vân Dung. Tôi phải nhận cát sê và chia cho mọi người chứ có cho vào riêng túi mình đâu. Thế mới đau chứ, nên thành ra bây giờ lại mang tiếng tham tiền.
- Chị nổi tiếng mấy chục năm qua ở 'Gặp nhau cuối tuần' và 'Táo Quân', nếu Vân Dung có giàu cũng là chuyện rất bình thường bởi danh tiếng từ những chương trình đó giúp chị kiếm tiền tốt?
Nói đến Táo Quân, Gala Cười đừng nói đến tiền. Bởi những gì Táo Quân và Gala Cười mang lại cho tôi là không thể đong đếm được. Từ những chương trình này tôi mới có thương hiệu như ngày hôm nay và được khán giả yêu quý như bây giờ. Cái lớn hơn tiền bạc là tình cảm của khán giả.
Vai bà Thư của Vân Dung trong 'Người một nhà' lên sóng VTV3 ngày 28/3 tới dự báo ăn nhiều gạch đá. Tôi chấp nhận bị mắng, bị ăn gạch đá
- Sắp tới khán giả sẽ gặp Vân Dung trong 'Người một nhà' với một vai diễn nghe nói còn bị ghét hơn nhân vật Diễm Loan ở 'Hướng dương ngược nắng'. Chắc chị cũng dự đoán trước được phản ứng của khán giả với vai bà mẹ cay nghiệt nhiều khả năng bị ném đá dữ dội?
Vai bà Thư trong Người một nhàkhông dài, không nhiều đất diễn và không hài hước như Diễm Loan Hướng dương ngược nắngnhưng lại có chiều sâu. Bà Thư bên trong suy nghĩ khác nhưng bên ngoài đối lập, đó là con người đa nhân cách. Khán giả khi xem phim ban đầu sẽ ghét lắm, đúng như bạn biên kịch dùng từ "ghê tởm".
Tuy nhiên, trong sâu thẳm bà Thư lại là con người khác, yêu con không giống những bà mẹ khác. Bản thân tôi khi diễn cũng chẳng thể lý giải được vì sao bà Thư lại như thế, chỉ biết diễn đúng với hoàn cảnh và cảm xúc của nhân vật. Nhiều lúc diễn xong tôi tự hỏi vì sao một người mẹ lại có thể đối xử với con mình như thế.
- Chị nói vai mới này khéo còn bị ghét hơn vai trước, vậy chắc chị còn gặp nhiều phản ứng tiêu cực từ khán giả?
Nếu xem phim xong mà khán giả phân biệt được giữa phim và đời thì chưa chắc bạn đã thành công. Còn người xem quá nhập tâm, không phân biệt được giữa diễn và không diễn nghĩa bạn đã thành công. Tôi chịu bị mắng, ăn gạch đá, chấp nhận mọi thứ nhưng chỉ tâm niệm mình phải làm tất cả để đưa khán giả lên đỉnh điểm của cảm xúc.
Vân Dung sốc trước phản ứng tiêu cực của khán giả. - Tôi muốn chị kể kỹ hơn về câu chuyện từng bị nữ chủ tịch một tập đoàn mắng là rẻ tiền giữa quán ăn?
Lúc đầu tôi rất sốc và cứ ngồi nghe. Chị ấy nói to và hùng hồn, những người có mặt trong nhà hàng đều nghe thấy hết và nhìn tôi với ánh mắt khó hiểu. Nhưng sau khi nghe tôi giải thích, chị lại ôm chầm lấy tôi và nói: 'Vân Dung ơi em thiệt thòi quá! Bây giờ chị mới hiểu điều đó'. Tôi rất cần và yêu những khán giả như thế vì họ xem phim với tâm thế hết lòng, chú ý từng tiểu tiết. Với những người đó mắng thế mắng nữa tôi vẫn yêu.
- Chị chia sẻ là xưa nay trên phim toàn đi đánh người, thậm chí ở 'Người phán xử ngoại truyện' còn hét vào mặt Phan Hải không chớp mắt vậy mà tới 'Người một nhà' chị lại run sợ vì bị đánh?
Đây là lần đầu tiên tôi bị đánh và rất mệt. Mình bị đánh và cũng xông vào đánh lại nhưng sợ người ta đau nên cứ phải kiềm chế. Anh Quốc Trọng túm tóc tôi nhẹ lắm, tôi tự ăn vạ là chủ yếu.
Nghề này không có khái niệm xin xỏ, tất cả phải do nỗ lực
-Con trai chị giờ cũng làm diễn viên, đã trở thành đồng nghiệp với Vân Dung. Nghĩa là chị có thêm một khán giả khó tính bởi bạn ấy rất có thể sẽ nhận xét vai diễn của mẹ?
Con trai lại chưa bao giờ khen và rất ít xem vai diễn của mẹ, chỉ xem người khác đóng, hâm mộ diễn viên khác thôi. Tất cả những lời mẹ nói không bao giờ nghe, chỉ nghe thầy và các anh chị. Khi bạn ấy đi làm phim, mọi người hỏi: "Thế mẹ không dạy cái gì à? Sao diễn thế?". Về nhà con hỏi tôi vì sao mọi người lại nói như thế.
Vân Dung và con trai Long Vũ. Tôi đáp: "Mẹ không biết vì trước nay mẹ dạy rất nhiều nhưng con không nghe. Không nghe thì nó như thế đấy. Tất cả những gì mẹ đã dạy con bây giờ mẹ không nói nữa". Thế là từ đó có phân đoạn nào không diễn được là cậu ấy về nhà hỏi. Và tôi phải phân tích nhân vật, chỉ cách vào vai sao cho ngọt nhất. Tôi nói điều quan trọng là con không được diễn, không được lấy cảm xúc từ bên ngoài như chuyện buồn của bản thân để diễn nỗi buồn của nhân vật.
- Long Vũ có bao giờ tâm sự chịu áp lực khi là con trai của chị không? Bởi điều đó đồng nghĩa bạn ấy cũng bị soi xét nhiều hơn các diễn viên khác?
Có chứ! Bạn ấy nói: "Mẹ! Hay vì mẹ đẻ con xấu quá mà con đi casting không ai nhận. Mẹ! Hay vì mẹ đẻ con xấu giống bố nên 4 năm đi học không ai mời con. Mẹ! Hay là vì mẹ nổi tiếng quá nên các cô các chú luôn nghĩ con đã có mẹ rồi nên sau này mẹ sẽ chăm lo, không cần mời con nữa mà nhường cơ hội cho các bạn khác".
Tôi trả lời: "Con nhầm! Đấy là vì con chưa nỗ lực, diễn chưa thuyết phục được đạo diễn, vì con làm chưa tốt. Nghề này không ai xin được cho ai. Mẹ nếu có thì chỉ xin cho con 1 lần thôi, xin để con có vai diễn, còn ra ngoài đời khán giả chấp nhận và yêu quý không do con chứ không thể do mẹ.
Nếu con làm không tốt thì dù mẹ có chơi thân mấy với đạo diễn thì lần sau họ cũng không mời con vì tất cả phải dựa trên hiệu quả công việc. Mẹ cũng thế, có thể chơi rất thân với người này nhưng phim của người ta chưa chắc đã mời mẹ và mẹ phải chấp nhận điều đó.
Con cứ đi casting đi, 10 phim đến 100 phim mẹ khẳng định con sẽ được nhận. Giờ con chỉ là hạt cát mà chờ mọi người mời không bao giờ. Cỡ như mẹ mà còn phải đi casting nữa là con. Đừng chờ cơ hội đến mà mình phải đi tìm cơ hội".
Thế là, cậu ấy cứ nhiệt tình đi casting, trượt về mặt lại thượt ra và đổ cho mình xấu. Nghề này đừng nói đẹp trai xinh gái mà nổi tiếng, quan trọng là phải giỏi, phải có cái độc lạ của riêng mình.
- Chị đã chuẩn bị tâm lý cho việc sẽ đóng phim cùng con trai? Khi đó sẽ thế nào nhỉ?
Long Vũ tự hỏi các đạo diễn về khả năng này và các chú nói: "Cứ làm đi rồi sẽ có". Còn tôi nói nếu có chuyện đó hai mẹ con phải diễn ở hai chiến tuyến để đấu với nhau mới hay, chúng ta không thể về một phe được.
Vân Dung trong phim 'Người một nhà':
Diễn viên Vân Dung: Lần đầu trong đời bị đánh, tôi không thở đượcDiễn viên Vân Dung kể: "Lần đầu bị đánh trong đời, không hiểu sao mà tôi không thở được, tim đập thình thịch"."> -
Những người trẻ cứu hàng ngàn chó mèo bị vứt bỏTrạm cứu hộ chó mèo Hà Nội là cái tên quen thuộc với nhiều người yêu động vật, đặc biệt là với người trẻ, nhưng cũng là cái tên xa lạ với những ai không quan tâm tới chó mèo.
Tới thăm nơi được gọi là nhà chung của Trạm trong một ngày cuối năm, vẫn có 2 bạn trẻ túc trực ở đây hằng ngày để theo dõi và chăm sóc khoảng 100 con chó, mèo.
Hiện nhà chung của Trạm đang nuôi giữ khoảng 100 con chó, mèo Nguyễn Quang Hướng sinh năm 1994, tốt nghiệp khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện là người phụ trách chính việc theo dõi bệnh tật, sức khỏe của những con vật này. Hướng nhớ tên từng con chó, con mèo và kể rõ câu chuyện của mỗi “đứa” khi được nhận về Trạm.
Thu Thu Hà – trưởng nhóm của Trạm cho biết, Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội được thành lập vào năm 2012 với cái tên ban đầu là Trạm cứu hộ mèo Hà Nội. Mặc dù vẫn nhận cứu hộ cả chó và mèo nhưng sau 2 năm hoạt động, Trạm mới đổi tên thành Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội. Tới ngày tháng 10/2017, Trạm xin được giấy phép và trở thành tổ chức đầu tiên chuyên về cứu hộ chó mèo tại Việt Nam có tư cách pháp nhân. Tên hoạt động hiện tại là Center of Pet Animal Protections and Studies, viết tắt là CPAPS. (Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ vật nuôi).
Nguyễn Quang Hướng, TNV chính thức, là người phụ trách theo dõi sức khỏe của chó, mèo ở nhà chung 2 năm đầu, Trạm hoạt động theo cách thức giao chó, mèo cho các tình nguyện viên (TNV) chăm sóc tại nhà. Nhưng càng ngày số lượng tình nguyện viên không đáp ứng đủ so với nhu cầu cứu hộ. Nhà chung được thành lập vào năm 2014.
Nhà chung, cũng đã qua một số lần thay đổi địa điểm, hiện tại có diện tích khá rộng với nhiều gian phòng và không gian ngoài trời để chó, mèo chạy nhảy. Nằm trong một con ngõ khá sâu ở phố Nhân Hòa, căn nhà này vốn là một nhà xưởng. Khi mới về, mọi thứ khá xuống cấp và bừa bộn. Sau rất nhiều sửa chữa, căn nhà trông đã khá hơn nhiều như hình ảnh hiện tại. Hướng nói: “Chắc phải khoảng nửa năm, một năm nữa, chị quay trở lại thì mới thấy nó khác. Dạo này, bọn em sửa chữa liên tục, gần như không ngày nào nghỉ. Những việc nhỏ thì tình nguyện viên tự làm. Hạng mục nào lớn thì thuê thợ”.
Những con chó, mèo mà Trạm mang về thường bị bệnh, bị thương Chia sẻ về hoạt động hiện tại của Trạm, Thu Thu Hà nói, khi nhận được thông tin về chó, mèo cần cứu hộ, nhóm sẽ cử người đến nơi để mang về. Tất cả chó mèo được báo tin đều được chuyển lên phòng khám thú y gần nhất với khu vực báo tin và khám tổng quát. Khi được bác sĩ kết luận đủ sức khoẻ xuất viện thì sẽ chuyển về nhà chung hoặc nhà TNV, tuỳ tình hình thực tế.
“Số lượng chó mèo được chuyển chủ hàng tháng giao động từ 30-50 con, tức là ít hơn so với số lượng cứu hộ về do nhận thức của cộng đồng về chó mèo cứu hộ vẫn còn hạn chế, như: sợ chó mèo quá nhát, sợ chó mèo lớn rồi sẽ không quấn chủ nữa, phí nhận nuôi so với việc mua một con chó con mèo ngoài chợ là cao hơn rất nhiều, phỏng vấn kĩ càng phiền phức…” – Hà chia sẻ.
Những con chó, mèo bị bệnh phải nằm phòng cách ly được chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Chi phí cho phòng cách lý không hề nhỏ: bỉm, máy sưởi, điều hòa.... Nguồn ngân sách chủ yếu của Trạm vẫn từ các đơn vị, cá nhân hỗ trợ Mặc dù đã có nhà chung, nhưng Hà cho biết Trạm vẫn luôn cố gắng tăng số lượng TNV chăm sóc tại nhà vì chó mèo được chăm sóc tại nhà sẽ có tiến triển về sức khoẻ tốt hơn chó mèo nuôi chung lại nhà chung.
Từ ngày thành lập đến nay, số lượng chó mèo mà Trạm đã cứu hộ lên đến 8.000 – 9.000 con. Tỷ lệ chuyển chủ thành công là khoảng 50-60%, còn lại là mất ở bệnh viện hoặc sổng mất ở nhà TNV chăm sóc.
Hiện tại, số lượng TNV hoạt động với tần suất cao của Trạm là khoảng 100 người, được chia thành 4 nhóm chính: nhóm cứu hộ, nhóm nhà chung, nhóm truyền thông gây quỹ và nhóm phỏng vấn tìm chủ.
Để có được căn nhà chung như hiện tại, Trạm đã trải qua những ngày đầu hết sức khó khăn. “Những ngày đầu hoạt động, nguồn quỹ được duy trì dựa trên mức đóng góp tiền cá nhân cố định hàng tháng của nhóm điều hành và các tình nguyện viên cứng - khoảng 10 người. Sau này quy mô mở rộng, chi phí hoạt động hàng tháng tăng dần từ 50 triệu tới 100 triệu, quỹ chi tiêu dựa vào sự ủng hộ của mọi người, lúc nhiều lúc ít bù trừ nhau” – Hà chia sẻ.
Trên thực tế, số tiền chi trả cho việc chữa trị, chăm sóc chó, mèo bị ốm là không hề nhỏ. Vì thế, tài chính luôn là vấn đề thách thức mà nhóm điều hành phải giải quyết.
Hà chia sẻ, Trạm cũng có một số hoạt động gây quỹ nhưng vì không đủ nhân lực chuyên trách nên hiệu quả đem lại chưa cao. Dự định của nhóm trong năm tới là khi đã có tư cách pháp nhân, Trạm sẽ viết dự án để kêu gọi các doanh nghiệp cũng như các tổ chức phúc lợi động vật khác hỗ trợ định kỳ.
Ngoài ra, lượng TNV cũng không đủ so với số lượng chó, mèo nhận về. “Khó khăn về nhận thức cũng là một vấn đề. Với nhiều trường hợp cứu hộ, các bạn còn bị gây khó khăn, phải tranh chấp với người dân. Một bên thì muốn cứu, một bên thì muốn đem về làm thịt. Ở Việt Nam lại chưa có quy định về quyền và phúc lợi động vật nên có nhiều trường hợp, dù xác định được đối tượng bạo hành chó mèo, Trạm cũng không thể làm gì để can thiệp hay cứu giúp ‘các em’ được”.
Trò chuyện với Hướng, người đối diện có thể cảm nhận được tình cảm đặc biệt mà cậu dành cho những con vật mà mình đang chăm sóc, gắn bó. Hướng coi chúng như bạn, hiểu rõ tính nết, bệnh tật từng con.
Cậu và các tình nguyện viên đặt cho những con vật ở đây những cái tên rất đáng yêu như Muội Muội, Bún, Max, Love Đen, Ki Gà, Mướp, Bão… Có những con có đến 2, 3 cái tên tùy mỗi người gọi, nhưng chúng nhớ hết. Ai gọi cũng theo.
Hướng cho biết, phần nhiều những con vật ở đây bị chủ bỏ vì bệnh, tai nạn hoặc đã già, có một số con có thể do đi lạc, chó mèo hoang…
Kể về chú chó Muội Muội đáng thương, cậu cho biết, đây là giống chó Husky, khá đắt tiền. “Em nghe nói nó bị tai nạn ô tô, chủ bỏ. Hai chân sau của Muội bị hỏng, một chân biến dạng, không thể phục hồi được nữa”.
Chú chó Muội Muội đã hỏng 2 chân sau phải dùng bộ khung nâng đỡ có bánh xe Cậu kể, từ khi nhận chú chó này về đến lúc ổn định như bây giờ là một khoảng thời gian khá lâu. Hiện tại, Muội Muội được TNV làm cho một chiếc xe thô sơ có bánh xe để nó có thể chạy đi chạy lại. “Lúc nào nó cũng dư năng lượng, thích gần người. Mỗi lần đẩy xe cho nó chạy, nó vui lắm. Chắc vì có cảm giác giống được chạy như ngày xưa. Bọn em cũng muốn đặt cho nó một cái xe tử tế hơn, nhưng cũng phải một thời gian nữa” – Hướng nói.
Suốt hơn 5 năm gắn bó với Trạm, một câu chuyện khiến Hà vô cùng xúc động là về một cậu bé học lớp 7 nhặt được chú chó Thè Lè ở vườn hoa. Cậu bé mang về nhà nhưng ông bà không cho giữ lại. Trao lại chú chó cho Trạm, cậu bé vét sạch số tiền tiết kiệm của mình để gửi Trạm chăm sóc cho Thè Lè. “Cậu bé mồ côi cha mẹ, sống với ông bà. Số tiền cậu dành dụm được không quá lớn , nhưng chắc chắn phải vất vả lắm mới có được. Vậy mà cậu bé chẳng ngại ngần khi chạy về nhà lấy hết số tiền đó để gửi cho những người có thể cứu được chú chó mà cậu chỉ vừa nhặt được. Và cũng chẳng ngại ngần khóc òa khi nghĩ chú chó sẽ phải một lần nữa lang thang”.
Nhiều người cũng hỏi: “Tại sao nhóm của mình lại phải cứu lấy con chó, con mèo khi còn bao nhiêu người ở ngoài kia?”
“Bọn mình thì nghĩ rằng mạng nào cũng là mạng, dù không thay đổi được thế giới nhưng bọn mình có thể thay đổi được thế giới của những con chó, mèo mà chúng mình gặp được” – Hà tâm sự.
Nguyễn Thảo
Chàng trai 24 tuổi lan toả "tình yêu kiến thức"
23 tuổi, Nguyễn Hoàng Phong đang là sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật hóa, ĐH Cornell danh giá.
">