Nếu như các bạn chưa biết thì giám đốc thiết kế của LYN: The Lightbringer không ai khác chính là Joon Ho Jung, người từng một thời định hướng tạo hình nhân vật cho cả ngành công nghiệp game Hàn Quốc. Vào năm 2004, ông tham gia dự án Lineage II của NCSOFT và ngay tức khắc tạo được tiếng vang cho bản thân và sản phẩm. Trước Lineage II, Hàn Quốc vẫn chưa định hình được phong cách tạo hình của mình, hoặc bắt chước nét vẽ cartoon/tả thực của Mỹ, hoặc nghiêng về anime của Nhật. Chính Joon Ho Jung là người đã kết hợp những gì tinh hoa nhất của 2 phong cách này và tạo ra Lineage II. Ngay khi ra mắt, cách thiết kế này đã gây được tiếng vang lớn, và trở thành chuẩn mực cho tạo hình nhân vật của ngành game Hàn Quốc trong suốt một thời gian dài.
Không thỏa mãn với những thành công trong quá khứ của bản thân Joon Ho Jung vẫn luôn tìm cơ hội để đột phá tượng đài mà chính mình tạo ra. Sản phẩm mà ông lựa chọn để tạo ra sự khác biệt ấy không gì khác ngoài LYN: The Lightbringer. Và để làm được điều đó, Joon đã phải nghiên cứu rất kỹ tất cả những tựa game nhập vai đang thành công trên thị trường, không chỉ cho Mobile mà cả PC nữa. Dễ thấy, thành quả cho nỗ lực không mệt mỏi ấy đã và đang gây được tiếng vang lớn ngay từ khi mới được cho ra mắt.
Điểm đặc biệt trong việc tạo hình của LYN: The Lightbringer là hạn chế sử dụng các ứng dụng shader, thay vào đó Joon Ho Jung cùng các đồng nghiệp đã tách các mô hình 2D ra để làm chất liệu cho mô hình 3D. Với cách làm này, công tác của các nhà thiết kế sẽ rất vất vả, nhưng bù lại các mô hình 3D sẽ rất chi tiết, sống động và vẫn giữ được các đặc điểm của bản thiết kế 2D gốc. Đó, cũng là nguyên nhân khiến tạo hình của LYN: The Lightbringer đã “hút hồn” được người chơi ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bên cạnh tạo hình nhân vật, trong bài phỏng vấn, Joon Ho Jung cũng chia sẻ thêm vế ý tưởng đằng sau LYN: The Lightbringer. Đây là tựa game ông kỳ vọng sẽ đáp ứng hay thậm chí là vượt qua mọi sự kỳ vọng của người chơi khi kết hợp 2 thể loại game đang được yêu thích hiện tại là RPG (nhập vai) và thu thập thẻ tướng. Để làm được như vậy, Joon cùng đồng nghiệp đã tạo ra vô số nhân vật độc đáo với ngoại hình và cá tính riêng biệt để làm thỏa mãn nhu cầu sưu tập của người chơi. Đồng thời, yếu tố RPG cũng được chú trọng không kém với một cốt truyện kinh điển, tưởng như đi theo lối mòn nhưng lại có những bí mật riêng và plot twist riêng để game thủ khám phá.
Không chỉ là sản phẩm tâm huyết của Joon Ho Jung, LYN: The Lightbringer đồng thời cũng là con bài chiến lược của Nexon với tham vọng chinh phục thị trường RPG Mobile trên toàn thế giới. Dễ thấy, NPH đến từ Hàn Quốc và Joon Ho Jung đã tìm thấy tiếng nói chung cần thiết khi đều muốn tạo ra một sản phẩm gây tiếng vang với chất lượng hàng đầu. Bởi vậy, có thể nói không ngoa rằng, LYN: The Lightbringer đã chứa đựng đủ yếu tổ để hướng đến thành công ngay từ khi còn thai nghén.
LYN: The Lightbringer hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam và đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các tín đồ RPG hay thu thập thẻ tướng. Để tải và trải nghiệm, người đọc có thể truy cập theo các địa chỉ dưới đây:
Công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, trong đó có y tế. Việc kết hợp công nghệ và chăm sóc sức khỏe đã trở thành mô hình được nhiều tập đoàn công nghệ trên thế giới ứng dụng.
Lấn sân vào lĩnh vực y tế, Apple tiên phong ra đời dịch vụ theo dõi sức khỏe HeathKit, “biến” điện thoại trở thành thiết bị giám sát sức khỏe, lưu trữ các thông tin, chỉ số quan trọng như huyết áp, đường huyết… Nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới cũng đã tham gia vào thị trường giàu tiềm năng này như Google, Samsung, Microsoft…
![]() |
Phần mềm quản lý bệnh viện Viettel hữu ích cho các bệnh viện |
Theo GE, dưới ảnh hưởng của công nghệ số, năm 2019, khu vực ASEAN chứng kiến sự phát triển của các giải pháp cải tiến chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, giảm gánh nặng chi tiêu cho điều trị. Có thể kể đến giải pháp khám chữa bệnh từ xa telehealth ở Indonesia; việc sử dụng AI để dự đoán nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Malaysia, hay các sáng tạo tích hợp khám chữa bệnh trực tuyến và ngoại tuyến và các ứng dụng mới nổi tại Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 hiện đại đã được triển khai ở nước ta với đa dạng các giải pháp cho cả bệnh viện lẫn người bệnh từ phần mềm quản lý bệnh nhân online, ứng dụng đặt lịch hẹn khám trực tiếp với bác sỹ, ứng dụng theo dõi sức khỏe tự động, giải pháp y tế từ xa, giải pháp trí tuệ nhân tạo, giải pháp thực tế - ảo, thẻ khám bệnh thông minh…
Hệ sinh thái y tế giúp người dân theo dõi sức khỏe trọn đời
Các tập đoàn công nghệ - viễn thông tại Việt Nam đã và đang tích cực đầu tư vào y tế. Tiên phong trong lĩnh vực này, Viettel đã sớm triển khai chương trình hợp tác chăm sóc sức khỏe toàn diện qua điện thoại, áp dụng Blockchain vào quản lý hồ sơ sức khỏe. Những công nghệ 4.0 về xử lý hình ảnh, AI (trí tuệ nhân tạo)… được nhà mạng áp dụng để đưa ra giải pháp chẩn đoán qua hình ảnh hỗ trợ người bệnh và các bác sỹ 24/7…
Hướng đến một nền y tế thông minh, tập đoàn nãy đã xây dựng và phát triển đồng bộ cả một hệ sinh thái CNTT ngành y tế. Hệ sinh thái này bao gồm gần 20 hệ thống giúp người dân được theo dõi và quản lý sức khỏe trọn đời, chủ động phòng chống bệnh tật; điều trị và nâng cao sức khỏe của mình.
Lấy người dân, cán bộ y tế làm trung tâm, các giải pháp được Viettel xây dựng đồng bộ từ các cấp quản lý thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế. Cán bộ, y bác sĩ ngành y tế sẽ được tiếp cận những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian trong việc đưa ra chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Để thuận lợi cho công tác quản lý tại bệnh viện, hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc được triển khai trên toàn quốc, giúp đảm bảo nguồn gốc, chất lượng các mặt hàng thuốc tới tay của người dân, góp phần hạn chế tình trạng bán thuốc không hóa đơn, không theo đơn, kiểm soát giá thuốc.
![]() |
Cán bộ, y bác sĩ ngành y tế sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh |
Nhiều giải pháp công nghệ hữu ích, được đánh giá cao như: Hệ thống quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, hệ thống quản lý bệnh không lây nhiễm, hệ thống quản lý y tế xã phường, hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân... Riêng về hệ thống quản lý tiêm chủng của Viettel, sau 3 năm hệ thống này đã kết nối hơn 14.000 cơ sở tiêm chủng, quản lý hơn 22 triệu đối tượng trên toàn quốc, giúp ngành y tế tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng mỗi năm chi phí nhân công rà soát và chi phí in ấn sổ giấy, giấy mời tiêm.
Được biết, tong tương lai, Viettel sẽ xây dựng một hệ sinh thái y tế hoàn chỉnh, ứng dụng các công nghệ hiện đại khác như: Blockchain, IoT, BigData để kết nối ngành y với cộng đồng hiệu quả, giúp các y bác sĩ có điều kiện làm việc với hệ thống thông minh, thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, người dân cũng được hưởng lợi khi có trợ lý riêng về sức khỏe.
Ngành y đã đặt mục tiêu “Ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế”, và thực tế, sự đóng góp công nghệ của các tập đoàn công nghệ, viễn thông đang đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện nền y tế thông minh ở Việt Nam.
Trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19, Viettel đã hỗ trợ cho Bộ Y tế trong việc xây dựng app “Sức khỏe Việt Nam” chỉ trong 6 ngày, vận hành đường dây nóng 19009095 của Bộ Y tế, triển khai 23 điểm cầu kết nối đến các bệnh viện phục vụ công tác phòng chống bệnh và hỗ trợ 700 điểm cầu tuyến xã/huyện, tuyến tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Các bác sĩ tại các địa phương kịp thời cập nhật tình hình, chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Nâng chất lượng y tế với hệ sinh thái công nghệ thông tin