Con người sẽ thuộc địa hóa mặt trăng vào năm 2022. Ảnh minh họa: NASA
Mặc dù điều này thật tuyệt, nhưng mục tiêu chính của dự án lại không thực sự là Mặt trăng. Hầu hết các nhà khoa học đều có những cái nhìn xa hơn.
Theo các chuyên gia, những điều chúng ta sẽ trải nghiệm và những công nghệ chúng ta sẽ phát triển để xây dựng các cơ sở của con người ở bên ngoài Trái đất là chìa khóa để thuộc địa hóa sao Hỏa và các hành tinh khác.
"Mối quan tâm của tôi không phải là Mặt trăng. Đối với tôi, Mặt trăng cũng tẻ nhạt như một quả bóng được làm từ bê tông mà thôi", nhà sinh vật học của NASA, Chris McKay cho biết.
"Nhưng chúng ta không thể có một cơ sở nghiên cứu trên sao Hỏa nếu chúng ta không học cách để thực hiện điều đó trên Mặt trăng trước. Việc xây dựng trên Mặt trăng sẽ cung cấp một kế hoạch chi tiết cho chuyến đi tới sao Hỏa".
Báo cáo này được công bố trong một hội thảo tổ chức vào tháng 8/2014, nơi tập hợp một vài người trong số những bộ óc vĩ đại nhất thuộc lĩnh vực nghiên cứu không gian và kinh doanh.
Họ đã nhóm họp để cùng nghiên cứu và đề xuất các phương án xây dựng một khu định cư của con người trên Mặt trăng với chi phí thấp.
Ảnh minh họa: NASA
"Chúng ta đã không trở lại Mặt trăng từ năm 1972, đơn giản chỉ bởi chi phí quá đắt đỏ. Nếu xét theo tiêu chuẩn hiện nay thì một chương trình như dự án Apollo - lần đầu tiên đưa con người lên bề mặt Mặt trăng - sẽ có chi phí lên tới 150 tỷ USD", nhà báo khoa học Sarah Fecht viết trong báo cáo.
"Và với ngân sách 19,3 tỷ đô cho cả năm 2016, NASA chẳng thể xem xét dự án nào đến Mặt trăng hay sao Hỏa", Fecht nói.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển vượt bậc về công nghệ của thế giới hiện đại, những dự án như trên sẽ không còn xa vời.
"Chúng ta có thể một lần nữa đưa con người trở lại Mặt trăng trong 5 đến 7 năm tới nếu được cho phép. Tổng chi phí ước tính sẽ chỉ khoảng 10 tỷ đô (chênh lệch khoảng 30%)", Alexandra Hall- nhà khoa học của NASA và chuyên gia của NextGen Space - Charles Mill kết luận trong báo cáo.
Jurica Dujmovic, một chuyên gia phân tích kinh tế nhận định trên Market Watch: "Đó là cái giá rẻ hơn so với một chiếc tàu sân bay của Mỹ".
"Những công nghệ mới như ô tô tự hành và nhà vệ sinh tái chế chất thải sẽ cực kỳ hữu ích trong không gian. Chính những công nghệ mới sẽ giảm chi phí cho chuyến thuộc địa hóa Mặt trăng", McKay nói.
Theo báo cáo, căn cứ Mặt trăng sẽ là nơi cư trú của 10 người trong một năm đầu tiên - và sau cùng có thể phát triển để có thể tự cung tự cấp cho 100 người trong vòng một thập kỷ.
Chuyến đi đầu tiên sẽ phải mang theo rất nhiều thứ, nhưng một khi đã đặt chân lên Mặt trăng, công nghệ in 3D sẽ được sử dụng để tạo ra những thiết bị cho những cơ sở khác.
Nơi cư trú của con người rất có thể sẽ được xây dựng ở vành đai ngoài của một trong hai cực Mặt trăng, nơi nhận được nhiều ánh sáng Mặt trời hơn so với phần còn lại. Điều đó sẽ giữ cho các thiết bị sử dụng quang năng hoạt động.
Theo các nhà nghiên cứu, các phi hành gia có thể sẽ sống trong một môi trường tương tự như môi trường sống Inflatable - một ý tưởng của công ty công nghệ Bigelow Aerospace (Mỹ), nơi có khả năng chống bức xạ và cho phép nhiều hoạt động sống diễn ra, cũng như dễ dàng cho việc lưu trữ và vận chuyển.
Ý tưởng về môi trường sống trên các hành tinh cho nhà du hành vũ trụ. Ảnh: Bigelow Aerospace
Nơi này cũng có thể cung cấp môi trường sống cho các loại cây trồng cơ bản. Cây trồng sẽ được chăm bón nhờ toilet tái chế chất thải con người thành năng lượng, nước sạch và các chất dinh dưỡng, như chiếc bồn cầu màu xanh đang được Quỹ Gates tài trợ.
Nhiều người nghi ngại rằng, báo cáo này có vẻ rất tốt nhưng thực tế là 10 tỷ USD vẫn là con số quá lớn so với ngân sách khoảng 3 - 4 tỷ USD cho các chuyến bay không gian hiện nay của NASA.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, chi phí này là hợp lý, và thậm chí còn có thể thấp hơn nếu đàm phán được với các nhà cung cấp nguyên liệu. Và kế hoạch này thực sự khả thi.
" alt=""/>Chỉ cần 10 tỉ USD để thuộc địa hóa Mặt trăngHiện tại, ngoài mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Vingroup đang điều hành mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi lớn nhất cả nước.
Vingroup ra mắt Vinlinks vào tháng 7 năm ngoái sau khi mua gần 80% cổ phần Hop Nhat Group - tương đương với số cổ phần tại Phat Loc Express mà Vingroup vừa bán ra.
Ngoài số cổ phần do Vingroup nắm giữ, SG Holdings còn mua lại toàn bộ cổ phần của Phat Loc Express từ các đơn vị khác. Phat Loc hiện là công ty vận chuyện lớn thứ 5 tại Việt Nam, sở hữu nhà kho tại 4 tỉnh thành lớn gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đơn vị này thực hiện khoảng 200 điểm giao dịch trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, với sự hiện diện của các công ty lớn trên thế giới như DHL và TNT Express, các công ty logistics trong nước vẫn tỏ ra yếu thế. Cụ thể, chỉ 25 công ty logistics nước ngoài đã chiếm tới 80% thị phần so với số lượng 1.200 công ty trong nước chỉ nắm 20% thị phần.
SG Holdings đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2012 và không ngừng củng cố vị thế của mình trên thị trường. Tháng trước, chi nhánh của họ là Sagawa Việt Nam đã hoàn tất việc xây dựng cơ sở đa bên thuê tại Đồng Nai sau khi ra mắt quầy dịch vụ giao tận nhà tại trung tâm mua sắm Takashimaya ở Sài Gòn Centre.
Vingroup chuyển nhượng toàn bộ gần 80% cổ phần của Vinlinks" alt=""/>Sau khi Vingroup bán đi, Phát Lộc Express được công ty Nhật Bản mua lạiViệc thường xuyên rà soát lỗ hổng bảo mật là rất quan trọng khi hiện nay thực trạng là các cổng/trang thông tin điện tử đuôi "gov.vn" thường xuyên là đối tượng tấn công của tội phạm mạng.
" alt=""/>Hòa Bình ngăn chặn tấn công mạng năm 2016