Andrew Pavliv, CEO hãng phần mềm N-iX, cho biết, họ liên tục nghe còi báo động và phải xuống hầm trú ẩn. Dù vậy, tuần này, họ vẫn hoàn thành khoảng 70% công việc cam kết cho khách hàng, chủ yếu tại Mỹ và Châu Âu.
Quy mô tấn công của Nga khiến hầu hết ngành công nghệ bất ngờ và càng gây ảnh hưởng đến một ngành vốn đã thiếu hụt nhân tài của Ukraine. Hàng ngàn công ty lớn nhỏ sử dụng các nhà thầu tại Ukraine để lập trình và phát triển ứng dụng, dịch vụ. Dù không phải địa chỉ gia công phần mềm lớn như Ấn Độ, Ukraine là một trong những “công xưởng” lớn nhất tại châu Âu.
Lviv, thành phố 721.000 dân, là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh công nghệ Ukraine. Thành phố chưa hứng chịu các cuộc tấn công quyết liệt từ Nga như Kyiv hay Kharkiv, nhưng đây lại là điểm trung chuyển để người tị nạn hướng đến Ba Lan, cách đó khoảng 40 dặm.
Theo Stepan Veselovskyi, người đứng đầu Lviv IT Cluster – tổ chức thương mại đại diện cho 200 công ty công nghệ có trụ sở tại đây, hầu hết các doanh nghiệp tại Lviv vẫn hoạt động. “Điều quan trọng là doanh nghiệp giao thương với nước ngoài vẫn tồn tại, trả thuế và trả lương cho mọi người trong xung đột. Thật điên rồ”, ông nói.
Khi chiến sự xảy ra, nhiều người dân Ukraine rời khỏi nhà, sống dưới ga tàu điện ngầm hay các hầm trú ẩn. Một số rời bỏ thành phố, đến những ngôi nhà ở nơi khác, hoặc đi xa hơn.
Ilia Podavalkin, người điều hành hãng phần mềm Scalamandra, chia sẻ, vài nhân viên của mình đang ở nước ngoài khi cuộc chiến bắt đầu, song phần lớn đều định cư tại các thành phố nhỏ ở biên giới với Slovakia, Ba Lan và Hungary. Một nhân viên từ Kyiv đã mất liên lạc trong 4 ngày nhưng cuối cùng cũng thông báo anh còn sống.
“Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ rơi vào tình thế này”, ông Podavalkin nói.
Ông tiết lộ, khoảng 60% nhân viên đang làm việc nửa ngày, vài người tham gia quân đội mạng của chính phủ. “Công ty của chúng tôi hiểu rằng nền kinh tế phải mạnh mẽ nhất có thể và không thể ngừng làm việc. Thật tồi tệ nếu không có việc làm và tiền trong thời chiến”.
Viktor Chekh, CEO công ty phần mềm Sombra, nói đã chuyển các nhân viên bán hàng sang làm tình nguyện viên, còn các lập trình viên tập trung vào viết code cho khách hàng. “Chúng tôi cần làm việc để có doanh thu, tất cả doanh thu sẽ gửi đến quân đội”, ông nói.
SoftServe, một trong các công ty gia công phần mềm lớn nhất Ukraine, đã bố trí chỗ ở cho khoảng 2.000 nhân viên, khoảng một nửa về phía Tây, phần còn lại về Ba Lan và Bulgary. Tính đến trưa ngày 2/3, họ chỉ đóng cửa một văn phòng tại Kharkiv vì lý do an toàn.
Tuy nhiên, vài lãnh đạo công nghệ Ukraine lo lắng sự thấu hiểu và hỗ trợ đang nhận được từ khách hàng quốc tế sẽ không kéo dài mãi. Họ đang chuẩn bị những kế hoạch khẩn cấp để chuyển toàn bộ nhân viên ra khỏi Ukraine, sang các nước láng giềng nếu tình hình căng thẳng hơn.
Du Lam (Theo WSJ)
Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng trẻ nhất của Ukraine, đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ lôi kéo các hãng công nghệ lớn nhất thế giới về phía nước mình trong cuộc chiến với Nga.
" alt=""/>Ngành công nghệ Ukraine chống chọi thế nào trong chiến sự?Câu hỏi này 1 lần nữa được hỏi lại trong năm nay và kết quả cũng không có gì thay đổi khi mà vẫn có đến 66% số người được hỏi tin rằng xe điện có động cơ xăng. Điều này thực sự đáng ngạc nhiên khi mà xe điện đang trở nên phổ biến và những bài nghiên cứu trước đó đều chỉ ra rằng 70% số người tham gia sẽ cân nhắc sở hữu 1 chiếc xe điện trong tương lai.
Đáng buồn là đó không phải điều ngạc nhiên duy nhất. Khi mọi người được hỏi rằng liệu xe lai có cần cắm sạc khi lái không, 75% mọi người trả lời là có. Đây là điều hoàn toàn sai khi mà bạn chỉ cần bước lên xe và lái.
Các nhà lãnh đạo của Toyota thừa nhận số liệu thống kê này đặc biệt gây thất vọng khi công ty tung ra chiếc Prius hai thập kỷ trước. Nó thậm chí còn nhạc nhiên hơn khi bạn cho rằng nhà sản xuất ô tô cung cấp một loạt các dòng xe hybrid khác bao gồm chiếc Prius đã đề cập ở trên cũng như chiếc Avalon, Corolla, Camry, Highlander, Sienna, RAV4 và Venza.
Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng thông cảm khi một vài người tiêu dùng có thể nhầm lẫn về xe hybrid với xe plug-in hybrid. Bạn thậm chí không cần phải cắm điện 1 chiếc plug-in hybrid, bạn nên làm nhưng không cần phải làm điều đó.
Để giải quyết vấn đề này Toyota đang cố gắng tuyên truyền đến người tiêu dùng về xe điện và sự khác biệt giữa các dòng xe điện của họ bao gồm: Hybrid, plug-in hybrid, động cơ điện và pin nhiên liệu. Các đại lý đóng một vai trò quan trọng cuộc thảo luận này nhưng nhà sản xuất đã tung ra một trung tâm đào tạo chuyên dụng để truyền đạt cho người mua sắm một số kiến thức cơ bản thông qua các video giáo dục. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ này khi hãng chuẩn bị ra mắt thêm chiếc điện bZ4X./.
Theo vov
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhu cầu về ô tô điện trên toàn cầu đang ngày càng tăng mạnh, minh chứng là việc số lượng ô tô bán ra trong 9 tháng của năm 2021 đã tăng mạnh.
" alt=""/>Những điều hiểu sai về xe điệnTại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tính từ 6h ngày 25/6, TP.HCM có tổng cộng 2.549 trường hợp mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong đó, có 2.302 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 243 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 9,53%), 4 trường hợp lây trong khu cách ly.
Tính từ ngày 27/4 đến nay có 2.234 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố. Tính từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận 667 trường hợp dương tính nCoV.
Liên quan đến các bệnh nhân trên, hiện thành phố có 12.360 trường hợp đang cách ly tập trung.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, hiện nay, tình hình cách ly tại các khu cách ly tập trung của thành phố quá tải, nhiều nhân viên y tế, lực lượng chức năng đang trực tại đây đã quá sức. Vì vậy, Thứ trưởng đề xuất, thành phố cần phải cách ly các trường hợp F1 ít có nguy cơ tại nhà.
Cách ly các F1 tại nhà là phương án mà Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia đã bàn, thống nhất từ tháng 4, khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương phức tạp, các khu cách ly tập trung không thể đáp ứng đủ.
Hiện TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây, số trường hợp F1 phải cách ly ngày càng đông nên các điểm cách ly tập trung còn hạn chế. Hơn nữa, ở các điểm cách tập trung quản lý không tốt cũng có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, các tầng.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc cách ly các F1 ít có nguy cơ tại nhà phải đảm bảo về công tác y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đây là một điều hết sức quan trọng.
“Cách ly các F1 tại các khu nhà trọ và nhà ống san sát nhau là không thể được. Người phải cách ly tập trung mà ở trong không gian hẹp, thường xuyên đi lại từ nhà này qua nhà kia là không đảm bảo”, Thứ trưởng nói.
Để đảm bảo việc cách ly F1 tại nhà được thực hiện tốt, Thứ trưởng cho biết, TP.HCM sẽ tổ chức rà soát để bảo đảm an toàn trong khu cách ly tập trung, chống lây nhiễm chéo; tăng cường tiến hành rà soát ngoài cộng đồng, các khu công nghiệp.
Hồ Văn - Tú Anh
Thông tin trên được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh chia sẻ tại cuộc họp báo về tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 sáng 25/6.
" alt=""/>Thứ trưởng Bộ Y tế chính thức để xuất TP.HCM cách ly F1 ít nguy cơ tại nhà