Biết ơn vì vợ lương 50 triệu lại nói dối 7 triệu
Từ sau khi lấy vợ,ếtơnvìvợlươngtriệulạinóidốitriệbóng da tôi không còn giúp đỡ được bố mẹ anh em nhiều nữa. Tôi cảm thấy tự trách vô cùng, bố mẹ và hai em trai gái cũng hờn giận anh trai lắm nhưng tôi thực sự không còn cách nào cả.
Lương của tôi được 15 triệu thôi. Lúc trước độc thân tôi chẳng chi tiêu nhiều, một tháng vài triệu, còn lại có bao nhiêu tôi dành hết cho bố mẹ và giúp đỡ các em. Tôi chẳng phải giàu có nhưng luôn dành cho họ tất cả những gì mình có, bởi trên đời này chỉ có họ là người thân của tôi mà thôi.
Nhưng sau đám cưới, vợ tôi mang thai ngay. Bây giờ tôi có thêm một người thân nữa là đứa con sắp chào đời. Vợ tuy không chung dòng máu nhưng chúng tôi đã kết hôn thì sướng khổ phải có nhau, tôi cần có trách nhiệm với cô ấy. Hơn nữa cô ấy mang thai con của tôi cơ mà. Vậy nên tôi phải phân chia lại thu nhập của mình sao cho phù hợp.
Một bên là vợ bầu không đi làm được, con chưa ra đời cần chăm sóc, một bên là bố mẹ tôi có lương hưu cùng hai em đã trưởng thành khỏe mạnh. Mọi người đều quan trọng như nhau nhưng trong hoàn cảnh đó thì tôi cần phải ưu tiên vợ con mình trước là điều hợp lý.
Vợ tôi trước đi làm lương 7 triệu. Cô ấy chi tiêu cũng hết chẳng có tiền tiết kiệm, cưới về chỉ có mấy chỉ vàng bố mẹ vợ cho.
Sau khi có bầu, sức khỏe vợ tôi yếu nên cô ấy nghỉ ở nhà, sinh con xong 6 tháng mới đi làm lại. Lương vợ thì vẫn vậy chẳng cao hơn, con chào đời đủ thứ cần chi tiêu, vậy là tôi không còn dư nhiều tiền để giúp đỡ anh em, bố mẹ. Ông bà muốn đi du lịch nước ngoài với bạn bè, tôi cũng không có tiền biếu.
Một thời gian dài tôi bị bố mẹ và hai em trách móc. Cách đây 2 tháng, em trai tôi xây nhà, tôi không có tiền nhưng cố chạy vạy vay mượn cho em ấy 50 triệu. Lúc mang đến còn bị em ấy chê ít mà tôi thấy buồn vô cùng.
Cách đây 2 tuần, tối đi làm tăng ca về muộn, tôi bị tai nạn. Lúc đó tôi cần tiền phẫu thuật gấp mới hỏi em trai có thể trả 50 triệu hay không. Thực ra đó cũng là tiền tôi đi vay người bạn nhưng cậu ấy dư dả nên bảo tôi sang năm trả cũng được.
"Ơ, anh cho em mà tại sao bây giờ lại đòi?", em trai tôi nói một câu ráo hoảnh, để lại cân đường hộp sữa rồi ra về thẳng, không quan tâm đến tình hình bệnh tật của anh trai. Mọi người trong nhà cũng vào thăm nhưng tuyệt nhiên chẳng ai hỏi tôi có gì cần giúp hay không. Lúc đó tôi tuyệt vọng vô cùng, đang nợ nần trong người muốn vay thêm cũng khó. Nằm trên giường bệnh, nghĩ đến viện phí để phẫu thuật mà tôi bật khóc chẳng biết bấu víu vào đâu.
Lúc ấy tôi đau đớn nhận ra hai chữ "ruột thịt" dường như không sâu nặng như tôi nghĩ. Ai ngờ đâu sáng hôm sau vợ tôi vào phòng bệnh rồi bảo cô ấy đã nộp viện phí làm thủ tục cho tôi phẫu thuật chân rồi, tôi cứ yên tâm đừng lo lắng chuyện tiền nong. Tôi vội vàng hỏi vợ nhưng cô ấy chỉ bảo khi nào xuất viện thì nói chuyện.

Nhờ có vợ mà tôi mới được chữa bệnh (Ảnh minh họa).
Khi xuất viện về nhà, qua lời thú nhận của cô ấy, tôi mới biết một bí mật động trời vợ vẫn giấu từ trước đến nay. Hóa ra lương của vợ là 50 triệu chứ không phải 7 triệu. Từ lúc hai đứa yêu nhau cô ấy đã có thu nhập cao song biết về tôi và gia đình, vợ không đồng tình với cách mà gia đình luôn lợi dụng tôi. Bởi vậy cô ấy mới nói dối tôi về mức lương. Số tiền còn dư cô ấy gửi tiết kiệm và đầu tư làm ăn, dành dụm cho tương lai gia đình chứ không hề tiêu pha gì hoang phí.
Nhờ có vợ mà tôi mới được chữa bệnh. Cô ấy còn bảo đang ngắm một mảnh đất ưng ý lắm, số tiền tiết kiệm cũng gần đủ, chỉ phải vay thêm chút thôi. Chúng tôi sẽ có nhà không phải đi thuê nữa (bố mẹ tôi đang sống với em trai).
Dù vợ nói dối mình những năm qua nhưng tôi không hề giận cô ấy. Trái lại tôi còn cảm kích đến rơm rớm nước mắt và càng thương yêu vợ hơn. Tôi thật may mắn khi cưới được cô ấy. Bây giờ tôi đã thông suốt nhiều điều rồi, sẽ không thể vợ con phải chịu thiệt thòi nữa.
Theo Phụ nữ Việt Nam
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen
Hoa khôi Hải Yến hóa thân thành chị Hằng Nga.
Được biết, bộ ảnh được thực hiện từ 5h chiều hôm trước đến 2h sáng hôm sau. Bộ váy Hải Yến mặc được thiết kế với tone trắng cùng hoa văn bán cổ điển. Nét đẹp mong manh, nhẹ nhàng của người đẹp miền Tây. 'Mỗi khi đến dịp Tết Trung thu, tôi lại bày biện và làm cỗ Trung thu cùng gia đình và một số bạn thân. Tôi thích tự tay làm những chiếc bánh thủ công từ đặc sản của Cần Thơ, đặc biệt là vị sầu riêng' - Hải Yến chia sẻ về kỷ niệm đón Tết Trung thu của mình. Một gia đình Việt đã 'sống sót' ở thành phố đắt đỏ nhất thế giới như thế nào
Một gia đình người Việt Nam đã 'sống sót' tại Hong Kong - thành phố đắt đỏ nhất thế giới chỉ với mức thu nhập của 'người nghèo'.
" alt="Hoa khôi Hải Yến hóa chị Hằng trong bộ ảnh Trung thu" />Dưới sự chủ trì, điều hành của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2019 Nguyễn Thị Minh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh, Tổng Thư ký ASSA, hội nghị thực hiện rà soát việc thực hiện Kế hoạch hành động ASSA nhiệm kỳ 2018 - 2019, khẳng định vai trò điều phối, tổ chức của BHXH Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch và Tổng thư ký ASSA 2018-2019.
Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2019, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh chủ trì điều hành hội nghị. Hội nghị cho ý kiến biểu quyết kết nạp thành viên mới là Quỹ Tiết kiệm quốc gia Thái Lan (NSF). Đây là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ASXH dành cho người lao động chưa được tham gia BHXH bắt buộc (tiết kiệm tuổi già), là tổ chức Chính phủ một bộ phận của hệ thống ASXH quốc gia Thái Lan.
Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2019, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh chuyển giao chức Chủ tịch ASSA cho đại diện Quỹ tín thác cho người lao động - ETF Các đại biểu đã tiến hành bầu Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2019 - 2020 là Bà Hajah Chairani Binti Haji Sulaiman, Quyền Tổng Giám đốc điều hành Quỹ tín thác cho người lao động Brunei - ETF; Phó Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2019 - 2020 là Ông Ouk Samvithyea, Giám đốc điều hành Quỹ An sinh xã hội quốc gia Campuchia - NSSF.
Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2019, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh tặng hoa chúc mừng Phó Chủ tịch ASSA 2019-2020. Trong nhiệm kỳ 2019-2020, các tổ chức thành viên ASSA thống nhất sẽ triển khai các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường liên kết và hợp tác chặt chẽ; nỗ lực và quyết tâm chung hướng tới xây dựng một cộng đồng an sinh xã hội ASEAN đồng thuận và phát triển vì lợi ích của người dân, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực..
Thúy Ngà
" alt="Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN 36 có chủ tịch mới" />Tòa nhà với hình dáng đặc biệt này có tên The Hive hay còn gọi là Learning Hub, nằm trong khuôn viên Đại học Công nghệ Nanyang, thuộc khu đô thị Đông Jurong, Singapore. Sở dĩ, nơi đây được các tín đồ du lịch gọi là "tòa nhà dim sum" vì có kết cấu gợi liên tưởng đến những chiếc xửng hấp dim sum bằng tre. Ảnh: Things2doinsingapore.
Tòa nhà The Hive được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Anh có tên làThomas Heatherwick, hoàn thành vào năm 2015. Được biết, nơi này có tổng trị giá 45 triệu SGD (hơn 770 tỷ đồng). Ảnh: Pgnarisara.
"Tòa nhà dimsum" bao gồm 12 tòa tháp cao 8 tầng được bố trí liền kề nhau, tạo nên một khoảng không ở giữa. Với thiết kế lạ mắt và hoành tráng, công trình kiến trúc này từng lọt vào chung kết cuộc thi kiến trúc World Architecture Festival năm 2015. Ảnh: Artemiiz.
Không chỉ gây ấn tượng với diện mạo bên ngoài, tòa nhà còn sở hữu khuôn viên bên trong có kết cấu lạ mắt. Nhữngdãy hành lang và cầu thang uốn cong chính là địa điểm check-in ưa thích của nhiều bạn trẻ. Ảnh: Jyrajira.
Khi đến tham quan The Hive, du khách có thể thoải mái chụp hình chẹck-in. Tuy nhiên, bạn nên chú ý giữ trật tự khi vào tham quan khuôn viên bên trong tòa nhà vì đây là khu vực tự học của sinh viên Đại học Công nghệ Nanyang.Khoảng thời gian lý tưởng nhất để ghé thăm nơi đây rơi vào khoảng từ 11-14h. Ảnh: Hsushihhan, hafizbinshariff.
Điều đặc biệt ở tòa tháp này đó là bạn có thể dễ dàng di chuyển từ tháp này qua tháp khác mà không cần phải đi xuống đại sảnh vì tất cả các hành lang của các tòa nhà đều được nối với nhau. Ảnh: Singaporeinsiders.
Từ trung tâm Singapore, bạn có thể đến đây bằng một số loại phương tiện công cộng như xe buýt hoặc tàu điện. Giá vé tàu điện một chiều từ khoảng 2,5 SGD (hơn 40.000 đồng) cho 45 phút di chuyển từ trung tâm thành phố đến ga Pioneer. Ảnh: Seattlesquirrel, sawarosice.
Hai cô gái trốn khỏi khách sạn lúc mờ sáng, quản lý chết lặng khi mở cửa
3 giờ sáng ngày 31/10, hai khách nữ đã bỏ trốn khỏi khách sạn. Khi quản lý và nhân viên mở cửa phòng, họ đã bị sốc.
" alt="Tòa nhà hình giỏ dim sum gây chú ý ở Singapore" />Chị A cho biết, hiện mỗi tháng chị vừa phải nuôi con, vừa phải trả nợ thay chồng nhưng vẫn mong được ly hôn. Ảnh: T.A.
Tháng 5/2018, chị nhắn vào số điện thoại của anh: ‘Anh nhận được tin nhắn của em thì hãy về ký đơn’. Hơn 2 tháng sau anh mới trả lời: ‘Anh đã uống thuốc tự tử ở khách sạn rồi. Em lo cho các con nha. Anh xin lỗi mẹ con em’. Từ đó đến nay, anh đi biệt.
Chị A cho biết, hơn 1 năm qua, chị đã canh me anh ở đâu thì mang đơn ly hôn cho anh ký nhưng không được. Hai số điện thoại của anh đã khóa sim. Trang cá nhân anh cũng không dùng.
Mẹ anh L cho biết, thời gian đó, anh không về nhà bố mẹ đẻ ở quận 12. Bà cũng không liên lạc được với con trai và không biết anh L đang ở đâu.
Nghe cánh tài xế nói, anh đang sống như vợ chồng với một người phụ nữ ngoài Nha Trang (Khánh Hòa), chị nghỉ việc, bắt xe ra tìm nhưng không gặp. Liên lạc đến công ty anh, chị nhận thông báo, anh đã nghỉ việc. Chẳng còn cách nào khác, chị A phải đơn phương ly hôn.
Tháng 7/2018, TAND quận Gò Vấp tiếp nhận đơn của chị. Một tháng sau, tòa ra quyết định đình chỉ vụ án và hướng dẫn chị nộp đơn gửi đến TAND quận 12 - nơi anh có đăng ký thường trú.
Hiện chị đã gửi đơn đến TAND quận 12 và được tòa thụ lý. Bố chị A cho biết, vợ chồng ông đã làm mọi cách, kể cả nói chuyện với nhà thông gia để cùng khuyên bảo con rể nhưng ‘lực bất tòng tâm’. Điều ông mong bây giờ là chị A được tòa chấp nhận cho ly hôn.
‘Vì vợ chồng tôi mà con bé phải cực khổ. Bây giờ, vợ chồng tôi có quán bánh xèo, chỉ mong có sức khỏe để đỡ đần con gái nuôi ba đứa con’, ông Th - bố chị A nói.
Cuộc sống của cô gái H’Mông nói tiếng Anh như gió sau ly hôn chồng Bỉ
Hiện Mai sống một mình. Hai ngày cuối tuần cô mới được đón hai con trai về ở cùng.
" alt="Chị thợ may tìm chồng khắp nơi để gọi về ký đơn ly hôn" />Cổng vào ngôi đền Pattana (tỉnh Sisaket, Thái Lan).
Đền thờ Wat Prai Pattana nằm ở tỉnh Sisaket - một trong những tỉnh phía đông bắc của Thái Lan, giáp với Campuchia. Hầu hết người dân địa phương ở đây đều có thể nói được cả tiếng Khmer và tiếng Lào.
Pattana là ngôi đền nổi tiếng trong khu vực không chỉ nhờ kiến trúc đặc biệt mà còn bởi những câu chuyện huyền bí về vị cao tăng có tên là Luang Phu Suang. Hiện thi thể ông đang được lưu giữ tại đền.
Bước lên bậc thang vào toà tháp chính, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy chiếc quan tài làm bằng kính, bên trong là thi thể ông được đặt ngay chính giữa. Tấm vải phủ che một nửa khuôn mặt của vị cao tăng.
Không giống như nhiều người tưởng tượng về các kỹ thuật ướp xác phức tạp để giữ cho thi thể của LP Suang được nguyên vẹn, du khách giật mình khi biết rằng thi thể ông không bị can thiệp một chút nào kể từ khi ông qua đời.
Thi thể nguyên vẹn của vị cao tăng được đặt ngay gian chính của toà tháp suốt 19 năm qua. Chiếc quan tài làm bằng kính không có một thiết bị gì đặc biệt xung quanh. Toà tháp cũng được mở cửa cả ngày, không trang bị hệ thống làm lạnh, thậm chí nhiệt độ trong tháp còn cao hơn nhiệt độ ngoài trời.
Người dân địa phương tin rằng, do cao tăng LP Suang đã tu luyện Phật pháp đạt đến mức độ thượng thừa nên thi thể ông sau khi qua đời mới có thể nguyên vẹn như vậy.
Mặc dù mới chỉ qua đời 19 năm nhưng nhiều câu chuyện có màu sắc truyền thuyết xung quanh danh tính của ông vẫn còn được người dân trong vùng lưu truyền.
Khi hỏi chuyện người dân địa phương, không một ai biết ông thọ bao nhiêu tuổi. Có những lời đồn nói rằng ông thọ 500 tuổi trước khi qua đời.
Nhiều người bản địa cho biết, khi còn trẻ họ đã thấy ông ở đây, nhưng khi họ già đi, trông ông vẫn thế, không hề thay đổi.
Cũng có thông tin cho rằng LP Suang là một vị cao tăng của Campuchia và khi mất đi, thi thể ông mới được chuyển tới ngôi đền Pattana. Vì thế mà những thông tin về danh tính của ông không nhiều người được biết đến.
Kiến trúc tuyệt đẹp của toà tháp chính. Hình ảnh những chú gà chọi được xây dựng quanh tháp chính để nhớ về sở thích xem chọi gà của vị cao tăng này. Người dân Sisaket cũng lưu truyền câu chuyện nói rằng, khi còn sống, vị cao tăng này rất thích xem chọi gà. Người ta thường nhìn thấy ông ngồi xem các chú gà chiến đấu, rồi thích thú vỗ tay cổ vũ.
Ông cũng được xem là có khả năng phán đoán tỷ số trận đấu rất chuẩn xác. Chính vì thế nhiều người tìm đến ông để hỏi xin kết quả. Nhiều lần thắng cuộc, họ thường mang rất nhiều tiền đến để cúng dường cho ông. Nhưng ông không bao giờ nhận số tiền đó. Ông hay ném tiền xuống một cái đầm lầy. Những lần ấy, nhiều người hay chạy đến đó để tìm lại số tiền nhưng họ không bao giờ tìm thấy.
Cũng có những lần thay vì ném tiền xuống đầm, ông hỏi xin đi nhờ xe của người cúng dường, sau đó ném tiền cho những người nghèo trên đường đi.
19 năm trôi qua, người dân trong khu vực coi ông là một cao tăng đáng kính trọng của đền Pattana. Thi thể của ông được thay áo một lần vào tháng 5 hằng năm.
Ngôi đền thiêng mất tích suốt 20 năm bất ngờ 'hiện hình'
Sau 20 năm bị chôn vùi dưới nước, một ngôi đền linh thiêng bất ngờ 'hiện hình' trở lại nhờ hạn hán.
" alt="Bí ẩn thi thể nguyên vẹn của vị cao tăng sau 19 năm qua đời" />Sinh con trai đầu lòng 3 năm, gia cảnh càng lúc càng túng quẫn, nợ nần chồng chất. Tiền tổ chức đám cưới chưa trả xong, vợ chồng tôi phải lo thêm khoản tiền phụ giúp bố mẹ chồng xây nhà.
Trong khi tổng thu nhập hai vợ chồng chưa đầy 8 triệu/ 1 tháng, tiền sữa, bỉm, tiền học cho con và điện nước ăn, uống là hết. Tháng nào có ma chay, hiếu hỉ coi như âm.
Nghĩ cuộc sống bí bách, nhân lúc xã có đợt cho vay vốn, giúp đỡ chị em đi xuất khẩu lao động, tôi mạnh dạn bàn với chồng làm thủ tục đi.
Ảnh: Bích Nguyễn Nhà ngoại và nhà nội cách nhau 10 km, tôi gửi con cho bà ngoại chăm sóc, hàng ngày chồng ở luôn bên đó.
Ban đầu, tôi tính để con cho chồng và ông bà nội nuôi trong thời gian mình đi vắng nhưng bà nội thoái thác, lấy cớ bệnh tật. Bố chồng ham vui, tối ngày câu cá, đánh cờ, chồng tôi đi làm cả ngày. Cuối cùng, tôi đành cậy nhờ nhà đẻ.
Ngày tiễn vợ ra sân bay, chồng ôm chặt tôi vào lòng, động viên vợ lo làm ăn, ở Việt Nam anh sẽ lo cho con thật tốt. Hành trang xa xứ của tôi là tấm ảnh cưới, ảnh gia đình và nỗi nhớ thương chồng con.
Mỗi tối, chồng đều dành thời gian gọi video để con trai gặp mẹ. Trộm vía, con tôi lớn khôn, khỏe mạnh. Sau 2 năm, tôi trả được một số khoản nợ, bắt đầu gửi tiền về cho chồng nuôi con.
Đến năm thứ 4 tôi tính ra cũng tích cóp được khoản kha khá. Đợi một năm nữa hết hạn hợp đồng, về nước, tôi sẽ mua nhà, kinh doanh chăn ga gối đệm.
Ai ngờ, tôi tối mắt kiếm tiền, chịu đựng cực nhọc lo tương lai gia đình, ở nhà chồng tôi lại đổ đốn, sinh chuyện ngoại tình, trăng hoa. Bao nhiêu tiền vợ gửi về được anh phung phí bao nuôi nhân tình.
Một lần tôi gọi cho bà ngoại nói chuyện. Con trai đòi nghe giọng mẹ. Thằng bé tức tưởi mách hôm trước được bố đưa ra quán bia nhà cô Hồng chơi, cô Hồng ôm ấp bố, bắt con tôi gọi là mẹ. Thằng bé không chịu, bị bố đánh cho mấy cái vào mông.
Tôi hỏi bà ngoại, dạo gần đây chồng tôi có gì khác lạ không? Mẹ tôi lúc này mới kể, người làng đang dị nghị, chồng tôi qua lại với cô Hồng - bà chủ quán bia, từng có hai đời chồng.
Nhiều lần, chồng tôi lấy cớ đi công trình, qua đêm không về. Con trai vào lớp 1, cần người dạy dỗ, anh cũng mặc kệ. Mọi việc, anh phó thác hết cho ông bà ngoại.
Con trai vào viện cấp cứu, đêm đến anh cũng biến mất. Bà gọi về nhà lấy đồ cho cháu, không thấy anh nghe máy mà là giọng phụ nữ. Trước đây, mẹ sợ tôi nghĩ ngợi nên không nói ra.
Thông tin khiến tôi suy sụp, bỏ ăn uống. Bao sự hi sinh, vất vả của tôi nhận lại là sự bạc bẽo, vô tâm của chồng.
Sau lưng vợ làm điều lén lút nhưng chồng tôi vẫn ngọt nhạt gọi điện, tỏ lòng thương yêu, xin tiền mua xe, mua điện thoại và vật dụng trong nhà. Thi thoảng, anh lấy cớ đóng tiền học cho con, nghĩ ra đủ khoản trên trời, dưới bể để tôi chuyển về.
Tôi chậm tiền vài ngày, anh gọi điện giục rối rít. Tôi bắt đầu cắt giảm tiền gửi về mà bí mật chuyển khoản cho mẹ đẻ, nhờ bà giữ giúp. Một mặt tôi than thở với chồng công việc khó khăn, thu nhập giảm.
Thấm thoắt thời gian làm việc ở nước ngoài của tôi cũng hết. Tôi mong ngóng ôm con trai vào lòng. Sau khi tôi thông báo về nước, bố mẹ tôi cùng con rể ra sân bay đón.
Bữa cơm đầu tiên khi trở về, tôi vẫn giữ ý, làm cơm bên nhà chồng. Mẹ chồng trước có vẻ không ưa tôi, cư xử lạnh nhạt, con dâu muốn nhờ vả gì cũng khó nhưng nay bà khác hẳn. Vồn vã cười nói với thông gia, suốt bữa cơm tấm tắc khen con dâu đảm đang.
Đêm đó, chồng thủ thỉ, thay vì quan tâm vợ, anh chỉ tập trung đến vấn đề tiền nong, xem tôi có đồng nào hay không? Ngao ngán, tôi lắc đầu.
Chồng bỗng thay đổi thái độ, ra ngoài hút thuốc lá, mặt mày sưng xỉa. Cả đêm anh trằn trọc, không ngủ. Sáng hôm sau, anh đi đâu từ sớm, khuya khoắt mới về, người nồng mùi bia rượu.
Trong hơi men, anh chửi tôi là loại vô tích sự, đi bao năm không có nổi một đồng cho anh làm ăn. Mẹ tôi chứng kiến con gái bị chồng lăng mạ, bà tức tối, mang chuyện anh ngoại tình ra chì chiết. Anh nổi khùng, ném chiếc phích vào người mẹ vợ, may bà tránh được.
Tôi còn phát hiện, chồng nợ số tiền đề đóm khá lớn, chủ nợ không ai khác là cô chủ quán bia.
Bố tôi cấm cửa con rể. Anh đến cổng, rối rít xin lỗi, bố tôi kiên quyết đuổi đi, đồng thời khuyên con gái nhanh chóng ly hôn. Chồng nhắn tin, thanh minh rằng, xa vợ lâu ngày, anh có say nắng người ta nhưng thật tâm không muốn gia đình tan vỡ.
Tôi phân vân, nửa muốn cho anh cơ hội hàn gắn, nửa muốn dứt khoát nhưng nghĩ đến con trai thiệt thòi, lòng tôi lại chùng xuống.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Ôm ấp lễ tân trẻ trong phòng ngủ, ông chủ khách sạn nhận cơn mưa đòn
Cuộc hôn nhân hơn 20 năm của tôi phút chốc tan tành vì chồng say nắng cô nhân viên trẻ. Cảnh tượng họ ôm ấp nhau như liều thuốc độc, gặm nhấm thể xác, tâm hồn tôi.
" alt="Tâm sự người vợ đi xuất khẩu lao động, chồng ngoại tình bên bà chủ quán bia" />
- ·Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Perak, 19h15 ngày 24/2: Tưng bừng bắn phá
- ·10 món ăn ngon nhất thế giới theo xếp hạng của CNN
- ·Du khách chết đuối khi cầu hôn bạn gái dưới nước
- ·Độc đáo 'ảnh cưới' bằng đồ thị, ADN của thầy dạy Sinh và cô dạy Toán
- ·Nhận định, soi kèo Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2: Khách hoan ca
- ·Không khí lạnh lan rộng ở miền Bắc, có nơi dưới 10 độ C
- ·Màn trả thù của cô dâu sau lần gặp chú rể với bạn tình trong chòi lá
- ·Thưởng thức bàn hải sản hoàng gia giá 225 USD
- ·Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
- ·Tupperware nộp đơn xin phá sản
Cụ ông 95 tuổi đột ngột sống lại ngay giữa đám tang của chính mình
Mới đây, cụ ông Budh Ram, 95 tuổi, sống tại khu vực Tây Bắc của Rajasthan, Ấn Độ đã gây sốc cho gia đình khi đột nhiên tỉnh dậy ngay giữa đám tang.
" alt="Người chết bày trò chơi khăm khiến quan khách cười sặc sụa" />Nếu ai có dịp du lịch Bắc Giang, chắc hẳn không thể bỏ qua làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang). Đây là ngôi làng nằm bên bờ sông Cầu quanh năm nhộn nhịp thuyền bè đi lại.
Bước chân vào làng, du khách dễ dàng cảm nhận cảnh vật quen thuộc của làng quê xưa với cây đa, giếng nước, sân đình và những nếp nhà cổ san sát, con ngõ nhỏ hun hút chỉ đủ một người đi.
Cổng làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) Tuy vậy, ngôi làng này có điểm khá khác biệt với các làng quê Bắc bộ khác là hoàn toàn không có ruộng lúa. Bao đời nay, dân làng chủ yếu sinh sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp như: Sản xuất bánh đa nem, mỳ gạo, gốm, bánh đa vừng...
Với điều kiện thuận lợi về bến sông, các sản phẩm của dân làng đặt chân đến hầu hết các tỉnh thành lớn nhỏ trong cả nước.
Bên cạnh các làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Thổ Hà cũng từng là một trong các trung tâm làm gốm cổ xưa nhất của người Việt. Nghề gốm ở đây phát triển rực rỡ từ thế kỉ 14 cho đến trước năm 1960.
Làng Thổ Hà nằm bên bờ sông Cầu Dấu tích của nghề gốm còn sót lại là những bức tường xây bằng mảnh gốm vỡ, tiểu sành phế phẩm. Đặc điểm của các bức tường này là không dùng vôi vữa mà chỉ dùng bùn của sông Cầu để làm chất kết dính.
Làm ăn, giao thương với bên ngoài từ cách đây vài trăm năm, không khó hiểu khi Thổ Hà từng có nhiều thương gia sở hữu gia sản bề thế.
Hiện trong làng còn 15 ngôi nhà gỗ, tuổi đời từ 200 - 300 năm, chưa kể một số ngôi nhà mang kiến trúc Pháp xây đầu thế kỷ 20. Đó chính là minh chứng cho sự giàu có, trù phú xưa kia.
Trong số đó, có thể kể đến nhà cụ Trịnh Quang Dự và vợ là cụ Trịnh Thị Cuôm. Đến nay, con cháu của cặp vợ chồng này vẫn còn sinh sống ở làng.
Bà Tuyết - cháu dâu cụ Trịnh Quang Dự Bà Nguyễn Thị Tuyết (SN 1960) - cháu dâu cụ Trịnh Quang Dự chia sẻ: ‘Ông nội chồng tôi sinh năm 1900, làm chánh tổng, quản lý 3 xã. Những năm đầu thế kỷ 20, gia đình cụ giàu nhất nhì làng Thổ Hà. Sự giàu có đó nhờ vào sự tháo vát, giỏi giang của hai vợ chồng với nghề thương nghiệp.
Ban đầu, cụ bà buôn vải vóc và gạo, thuê tàu bè chở hàng về Hà Nội và các tỉnh dọc sông Cầu bán. Người ta mua từng đấu gạo để ăn, cụ mua cả kho để buôn.
Khi bắt đầu có vốn lớn, vợ chồng cụ Dự đầu tư xây một loạt lò gốm, thuê hàng chục nhân công về làm’.
Một trong 3 căn nhà cụ Dự xây dựng Tận dụng vị trí địa lý trên bến, dưới thuyền của làng, cụ Dự kết nối với người bạn tên Lang (Hải Dương), mở chi nhánh giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh thành. Lượng gốm xuất ra lớn đến mức, tàu thuyền cập bến, chở gốm cho cụ Dự tấp nập suốt ngày đêm.
‘Tôi được người lớn bên nhà chồng kể, đất Thổ Hà không phù hợp làm gốm nên các cụ mua đất sét từ làng Chóa (Yên Phong, Bắc Ninh) và Xuân Lai (Bắc Ninh) về. Mỗi lần mua, phải vận chuyển bằng thuyền.
Loại đất sét này ít sạn, ít tạp chất, dễ tạo hình, định hình khi nung. Các sản phẩm gốm Thổ Hà có màu nâu sẫm, màu da lươn.
Đặc biệt, gốm ở đây không dùng men mà nung ở nhiệt độ cao, để sản phẩm tự chảy men ra. Gốm của Thổ Hà không bị mất màu do kỹ thuật nung tốt’, bà Tuyết nói.
Tiền làm ra đến đâu, vợ chồng cụ Dự tích cóp mua đất. Thời điểm hưng thịnh, hai vợ chồng sở hữu cả nghìn m2 đất.
Năm 1940, vợ chồng cụ Dự xây 3 căn nhà 2 tầng theo kiến trúc giao thoa văn hóa Pháp và Đông Dương trên mảnh đất hơn 200m2. Trải qua các giai đoạn thăng trầm, nhà vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị hư hại.
Bà Tuyết chia sẻ thêm: ‘Bố chồng tôi là Trịnh Quang Mùi - con trai duy nhất của cụ Dự. Bố chồng tôi sinh được 3 người con trai và 2 con gái. Chồng tôi là con trai thứ 2. Căn nhà gia đình tôi ở là 1 trong 3 căn nhà cụ Dự xây'.
Gia đình bà Tuyết vẫn duy trì phong tục, tập quán của cha ông như một nét văn hóa đẹp, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước.
Người phụ nữ này cũng cho hay, từ năm 1960 trở lại đây, làng Thổ Hà được biết đến với nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo.
Hàng năm, bà thường xuyên đón các đoàn khách Tây đến thăm quan làng cổ, nấu cho họ các bữa cơm dân dã, trải nghiệm cuộc sống địa phương, làm bánh đa và mỳ.
Ông Trịnh Quanh Việt (chồng bà Tuyết) tiếp lời vợ: 'Gia đình tôi cũng có xưởng sản xuất bánh đa nem, mỳ gạo nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ khách du lịch. Mỗi tháng nhà tôi đón khoảng chục đoàn khách lớn, nhỏ'.
Chia tay vợ chồng bà Tuyết, chúng tôi gặp bà Hà - một người dân khác của Thổ Hà. ‘Nhờ nghề làm bánh đa nem dân làng có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên đây là công việc vất vả, đặc biệt là khâu phơi phóng sau khi sản xuất. Nắng thì không sao nhưng mưa thì người dân chạy tất tả để thu gom bánh đa, mỳ đang phơi dở ngoài trời.
Ông Trịnh Quang Liêm - phó thôn Thổ Hà thông tin với VietNamNet: 'Tổng số cả thôn có khoảng 1000 khẩu. Trong đó, 70% là sản xuất bánh đa, còn lại là chạy chợ, làm bánh tẻ, buôn bánh đa, mỳ gạo đi các tỉnh.
Mặc dù có nhiều nhà cổ giá trị cả về mặt văn hóa, lịch sử, chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch nhưng đến nay, các hoạt động chỉ mang tính tự phát, chưa bài bản. Duy nhất nhà ông Trịnh Quang Việt là hoạt động theo hướng du lịch cộng đồng.
Về lâu dài, nhân dân Thổ Hà cũng như địa phương rất mong muốn nhà nước có chính sách nào đó, giúp thúc đẩy mảng du lịch - dịch vụ, cải thiện đời sống kinh tế cho bà con'.
Kiến trúc sư giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà ở phố cổ Hà Nội
Là một kiến trúc sư giỏi thời Pháp, tham gia xây dựng lăng mộ đá Hoàng Cao Khải, cụ Nguyễn Duy Đạt còn sở hữu hơn 20 căn nhà ở Hà Nội.
" alt="Chuyện chưa kể về thương gia giàu nức tiếng ở làng cổ hơn 800 tuổi" />Biến văn hóa bản địa thành đặc sản tinh thần
Rất nhiều du khách đến với Sa Pa những ngày này đã phải trầm trồ ngạc nhiên với mức độ công phu cũng như những nét văn hóa bản địa “ẩn tàng” trong Vũ điệu trên mây. Được tổ chức hàng ngày tại Sun World Fansipan Legend, Vũ điệu trên mây đưa người xem lạc vào hành trình khám phá Sa Pa theo một góc nhìn hết sức mới mẻ.
Ở phần đầu, không gian Tây Bắc được mở ra bằng âm thanh của gió, lá, của những tiếng thoi đưa và nhịp khung cửi rộn ràng. Khi chưa hết choáng ngợp, khán giả lại tiếp tục được đắm mình cùng chuyện tình đẹp như mơ giữa chàng Đỗ và nàng Quyên - loài hoa biểu tượng của Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ.
Ngay sau đó, một đám cưới người Dao Đỏ được tái hiện sống động như cái kết tròn đầy. Để rồi những lát cắt ấy được đóng lại bằng màn múa Vũ hội Mường Hoa với ngập tràn cảm xúc hạnh phúc, khi người dân vùng cao sống trong một không gian đẹp như thơ giữa núi rừng, thung lũng, và lại tiếp tục mở ra bằng màn Tâm linh hội tụ đầy liêu trai, thực mà mơ giữa mênh mang mây núi.
Giám đốc nghệ thuật kiêm đạo diễn Phạm Hoàng Nam chia sẻ, bản thân anh và cả ekip sáng tạo đã hết sức cố gắng để có thể chắt lọc ra những giá trị tinh túy và tiêu biểu nhất của Tây Bắc, để bất kỳ một dân tộc nào trong vùng nhìn vào show diễn cũng phải nhận ra mình trong đó. Chính vì vậy, khán giả thưởng thức Vũ điệu trên mây có thể dễ dàng cảm nhận được những nét Tây Bắc đậm đặc trong từng chi tiết nhỏ. Mỗi một lớp cảnh đều “ngồn ngộn” những tầng văn hóa bản địa đan cài với nhau một cách tinh tế.
Không chỉ chinh phục khán giả bằng văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc tài tình kết hợp những giai điệu đặc trưng Tây Bắc với âm nhạc hiện đại, Vũ điệu trên mây còn khiến người xem mãn nhãn bởi sự cộng hưởng từ những bộ trang phục được tạo tác cầu kì, đưa văn hóa bản địa lên tầm nghệ thuật. Tận dụng tối đa chất liệu Tây Bắc, đạo diễn Phạm Hoàng Nam và hai biên đạo là NSND Kiều Lê cùng NSƯT Hồng Phong chỉ sử dụng ba loại đạo cụ xuyên suốt show diễn, đó là những tấm vải thổ cẩm dài tới 15m và những khung cửi, chiếc gùi quen thuộc. Trong khi đó, toàn bộ phục trang mặc dù được cách điệu nhưng vẫn giữ nguyên nét đặc trưng với những họa tiết được tỉ mỉ thêu trên nền vải sợi lanh nhuộm chàm và trên nền vải bông của đồng bào dân tộc Tây Bắc.
Thành công trong việc đan xen và kết nối các mảng màu văn hóa truyền thống bản địa, Vũ điệu trên mây đã thực sự trở thành một đặc sản văn hóa, một món ăn tinh thần thú vị cho cộng đồng.
Cần thêm nhiều hơn những Vũ điệu trên mây
Không phải tới khi Vũ điệu trên mây chính thức ra mắt, câu chuyện phát triển du lịch gắn liền với những yếu tố đặc sắc vốn có của địa phương mới được nhắc đến.
Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Công ty Du lịch Tây Bắc, trong vòng khoảng 3 năm trở lại đây, du lịch văn hóa đã trở thành xu hướng phổ biến của nhiều địa phương.
“Khi chúng tôi đưa các đoàn lên Mường La (Sơn La), Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai), họ đều rất thích thú khi được hòa mình vào các lễ hội tại đây. Rõ ràng, du khách hiện nay không chỉ còn tự giới hạn mình ở nhu cầu thăm quan đơn thuần mà họ còn muốn được khám phá, thậm chí trải nghiệm văn hóa bản địa,” ông Tùng dẫn chứng.
Thực tế cũng đã chứng minh, các địa phương nếu phát huy được “nội hàm văn hóa” của riêng mình sẽ tạo nên một cú hích rất lớn cho ngành công nghiệp không khói. Giống như sẽ thật thiếu sót nếu như đến Huế mà chưa một lần nghe nhã nhạc cung đình trên sông Hương hay đến miền Tây lại “bỏ quên” đờn ca tài tử miệt vườn. Ở đây, giá trị văn hóa có ý nghĩa như một chỉ dấu không thể bỏ qua cho điểm đến.
Một tín hiệu đáng mừng là trong vài năm qua, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã từng bước tham gia vào sân chơi đặc thù. Tại Tây Bắc, Sun World Fansipan Legend đã tạo nên một không gian văn hóa, du lịch đậm chất bản địa và cuốn hút, đưa du khách vào hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương thuận tiện, an toàn trên cáp treo Fansipan và trải nghiệm văn hóa vùng cao thông qua các lễ hội đặc sắc suốt bốn mùa.
Ngày xuân, Fansipan có Hội xuân mở cổng trời, Lễ hội khèn hoa Tây Bắc, sang hè có Lễ hội ẩm thực, thu sang có Giải đua Vó ngựa trên mây, Vũ điệu trên mây, rồi khi đông đến có Lễ hội mùa đông… Du khách thỏa sức đằm mình trong không gian Tây Bắc, tự tay nấu rượu thóc Séng Cù, rượu ngô Bản Phố, rượu thóc Nậm Cần, hòa nhịp nhảy sạp, đi cà kheo hay chung vui với đám cưới người Dao bản xứ… Ở đây, tinh hoa văn hóa truyền thống trở thành một thứ “đặc sản ngàn đời” níu chân du khách trên hành trình khám phá Sa Pa của mình, thu hút lượng du khách tăng trưởng không ngừng tới Sa Pa.
Kết hợp giữa du lịch khám phá, du lịch tâm linh với các lễ hội mang đậm màu sắc cổ truyền được nâng lên tầm cao mới là một sự kết hợp thú vị mà Sun World Fansipan Legend đã làm được. Xét trên góc độ kinh doanh, đây là một chiến lược thành công bởi không gian sôi động của các lễ hội luôn có sức hút mạnh mẽ. Trên góc độ phát triển chung, họ đã thực sự tạo ra được những sản phẩm văn hóa chất lượng, nhận được sự cộng hưởng tích cực khi gắn chặt với du lịch bền vững. Rõ ràng, “phát triển du lịch gắn với phát huy bản sắc văn hóa địa phương sẽ là một chiến lược không thể bỏ qua với toàn ngành du lịch” đúng như nhận xét của ông Nguyễn Văn Tùng - Giám đốc Công ty du lịch Tây Bắc. Và hơn hết, chúng ta cần nhiều hơn nữa những “Vũ điệu trên mây” để bức tranh du lịch Việt rực rỡ sắc màu và không ngừng hấp dẫn.
Doãn Phong
" alt="Phát triển du lịch bền vững nhìn từ Vũ điệu trên mây" />Mã Pì Lèng (Hà Giang)được mệnh danh là "vua" của những cung đường hiểm trở ở Việt Nam. Cung đường đèo chạy dài 20 km, nằm trong quần thể công viên địa chất Đồng Văn. Một trong tứ đại đỉnh đèo vùng núi Tây Bắc thách thức bất kỳ phượt thủ nào bởi con đường chạy dài quanh lưng núi, hai bên có vực đá sông Nho Quế và hẻm vực sâu hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Ảnh: Hiệp Tân.
Nổi tiếng với chiều dài 50 km, đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu-Lào Cai) giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Điện Biên. Địa điểm được biết đến với tên gọi Cổng Trời bởi nằm trọn giữa mây núi ngút ngàn trên đỉnh độ cao 2.000 m. Nơi đây quanh năm sương giăng bao phủ, khung cảnh đẹp tựa chốn bồng lai. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết, làm khuất tầm nhìn gây nguy hiểm cho người di chuyển. Ảnh: Dulich.
Đèo Pha Đin (Điện Biên) sở hữu địa hình với một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu cùng vô số các khúc cua dốc. Đây là lý do khiến nơi này được mệnh danh là một trong những đường đèo nguy hiểm nhất vùng Tây Bắc. Trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, du khách sẽ ngắm nhìn trọn vẹn bức tranh thiên nhiên được tô điểm bởi những dãy núi trùng điệp, trải rộng khắp không gian. Ảnh: Mytour.
Đèo Khau Phạ (Yên Bái) là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải. Đây là cung đường đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ... Từ tầm nhìn trên đèo Khau Phạ, du khách hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh những thửa ruộng bậc thang mênh mông. Những cung đường đèo quanh co và dốc thuộc hàng bậc nhất Việt Nam ở nơi này là thử thách với bất kỳ tay lái xe cự phách nào. Ảnh: Hoàng Việt.
Đèo Mã Phục nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 20 km về phía Đông. Đây là con đèo đẹp nhất trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng. Đường đèo quanh co uốn lượn theo triền núi đá vôi, được ví như vật báu trời ban của mảnh đất Cao Bằng. Tuy không quá nguy hiểm như Ô Quy Hồ hay Mã Pì Lèng, những cung đèo ở đây cũng khiến cho những tay lái phải cẩn thận trong lần đi đầu tiên. Ảnh: Khoahocphattrien.
Bên cạnh đèo Mã Phục,đèoMẻ Píasở hữu cung đường hiểm trở không kém ở Cao Bằng. Cung đường nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. 14 tầng của con đèo là 14 khúc cua gấp và dựng đứng, hai bên là núi cao trùng điệp. Du khách không nên di chuyển tới đây vào buổi tối bởi dễ xảy ra tai nạn, tầm nhìn hạn chế, khó kiểm soát tình huống liên quan tới tốc độ. Ảnh: Vietravel.
Đèo Thung Khê (Hòa Bình) được biết đến là một trong những cung đường đẹp nhất tỉnh Hòa Bình. Ở đây không có những dốc đứng hay khúc cua "cháy phanh" nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm nguy bởi phương tiện giao thông lớn ngược xuôi mỗi ngày. Lớp đá vôi sạt xuống trắng xóa cả một vách núi, sương mây bao phủ quanh năm khiến nơi này đẹp tựa cõi tiên cảnh. Bất cứ ai di chuyển qua đèo đều muốn dừng chân lại để check-in và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên từ trên cao. Ảnh: Du lịch.
Đèo Hải Vânnằm giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, thuộc dãy Trường Sơn. Từ độ cao gần 500 m trên đỉnh, du khách có thể chiêm ngưỡng làng chài Lăng Cô và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Mặc dù hiện nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo, song nhiều du khách vẫn thích phượt bằng xe máy trên con đường này để thưởng ngoạn. Di chuyển bằng tàu hỏa tới Đà Nẵng là gợi ý cho những ai muốn từ từ ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh của núi rừng và biển cả ở đèo Hải Vân từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trang - Tiến Đạt.
Đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận)hay còn gọi là đèo Krông Phanối thung lũng Ninh Sơn và cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng). Đường đèo uốn lượn theo triền đồi tạo hình vòng sóng, trải dài 18,5 km. Nơi này có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam, tạo hứng thú cho các tay lái ưa mạo hiểm trên hành trình từ Đà Lạt xuống thành phố Phan Rang. Ảnh: Golden Lotus.
Đèo Cù Mông là con đèo chính qua lại giữa Phú Yên và Bình Định. Cung đường dài 7 km, đỉnh cao 245 m, đường nhiều dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Địa hình hiểm trở nhưng nhờ vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ , mát mẻ nên nơi đây luôn là điểm đến không thể bỏ qua của rất nhiều khách du lịch gần xa.
5 khu nghỉ dưỡng xây cheo leo trên vách núi nổi tiếng thế giới
Nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng nổi tiếng nhờ xây cheo leo trên vách núi. Vị trí đặc biệt này đem lại tầm nhìn tuyệt vời và những trải nghiệm đáng tiền cho du khách.
" alt="10 cung đường đèo đẹp nhưng hiểm trở bậc nhất Việt Nam" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
- ·Xịt thơm miệng Pierrot
- ·Khách Việt trèo cây, tạo dáng chụp ảnh ở Hàn Quốc
- ·Dùng mì ăn liền mỗi ngày có tốt không?
- ·Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
- ·Israel tấn công 320 mục tiêu, phá hủy 70% năng lực quân sự của Syria
- ·Tâm sự của người vợ chứng kiến chồng ngoại tình với cô hàng xóm
- ·Đi đám cưới bạn thân ở khách sạn 5 sao, chàng trai chỉ mừng 20.000 đồng
- ·Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục
- ·Cơ quan, trường học tích cực ‘nói không’ với khói thuốc lá