当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo góc Feyenoord vs Bayern Munich, 3h00 ngày 23/1 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Đối với những người làm cha mẹ, không có gì đau khổ hơn việc bị mất một đứa con vào tay những kẻ bắt cóc. Vợ chồng họ Tào ở Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) cũng vậy. Họ đã dành gần nửa cuộc đời mòn mỏi đi khắp nơi tìm con trong nỗi ân hận, day dứt.
Hồi tháng 1/1988, đúng lúc vợ chồng họ Tào muốn tìm người chăm sóc cho cậu con trai Tào Bình 5 tháng tuổi thì có một cô gái trẻ đến xin làm bảo mẫu. Qua trò chuyện, bà Tào cảm thấy cô gái này khá đáng tin nên đã nhận vào làm. Không ngờ, đến ngày thứ 2, cô gái lẳng lặng bế Tào Bình đi mất.
Bà Tào cuống cuồng báo cảnh sát để họ phát đi thông báo tìm người. Bản thông báo có ảnh Tào Bình mặc một chiếc áo khoác bông dày, khuôn mặt tròn trịa, tóc rậm và đôi mắt to tròn. Ngoài ra, trên đó còn có hình phác họa nữ bảo mẫu đã bắt cóc cậu bé.
Thời điểm đó, không chỉ trông chờ vào cảnh sát, gia đình họ Tào còn huy động người thân, bạn bè tỏa ra khắp các bến tàu, bến xe tìm kiếm. Họ thậm chí còn xin kiểm tra những hành khách xách theo các va li, túi xách cỡ lớn vì nghĩ rằng kẻ bắt cóc sẽ giấu đứa trẻ trong đó.
Thông báo tìm người năm 1988 của cảnh sát Quế Lâm. |
Tuy nhiên, vì cô gái kia dùng tên giả, thông tin giả nên cảnh sát không thể tìm ra tung tích của cô ta cũng như Tào Bình.
Việc con trai bị bắt cóc khiến vợ chồng họ Tào suy sụp. Họ bắt đầu lao vào công cuộc tìm con triền miên từ năm này qua tháng khác. Hơn một năm sau, họ sinh thêm một cô con gái đặt tên là Tào Dĩnh. Tuy nhiên, nỗi nhớ thương con trai đầu lòng không vì thế mà vơi bớt.
Trong nhà mình, bà Tào để riêng một chiếc tủ để cất đồ chơi của Tào Bình và không cho phép con gái động vào. Thậm chí, vợ chồng bà Tào còn luôn đặt con gái trong mối tương quan so sánh với anh trai. Mỗi khi Tào Dĩnh phạm lỗi, họ thường nói rằng: “Anh của con nhất định sẽ không làm như thế”.
Khi mua các món đồ lưu niệm, ông bà Tào thường mua hai chiếc và bảo với Tào Dĩnh: “Cái này của con, còn cái kia là của anh trai”. Hành động và suy nghĩ của bố mẹ khiến nhiều lúc Tào Dĩnh nghĩ rằng, anh trai đang ở trong nhà và lớn lên cùng mình.
Nỗi ám ảnh về đứa trẻ bị bắt cóc khiến vợ chồng họ Tào đề ra những nguyên tắc vô cùng khắt khe với con gái. Từ nhỏ, Tào Dĩnh luôn được đặt trong tầm mắt của cha mẹ. Ông bà Tào không thuê bảo mẫu, luôn tự mình đưa đón con, không cho phép con được nhận đồ ăn của người lạ. Tào Dĩnh sớm phải học thuộc số điện thoại của gia đình và luôn mang trong túi một thẻ điện thoại mệnh giá 50 tệ.
Trong suốt 30 năm, vợ chồng họ Tào liên tục đăng thông tin lên báo chí, các trang web tìm kiếm trẻ em bị bắt cóc. Họ còn kết nối với dữ liệu ADN tìm kiếm những đứa trẻ mất tích của cơ quan chức năng.
Suốt nhiều năm không có tin tức, họ nghĩ rằng, Tào Bình đã bị bán tới một nơi nào đó rất xa. Họ còn hy vọng Tào Bình được một gia đình khá giả nào nuôi dạy, được học hành đến nơi đến chốn.
Con trai quay lưng lại với mẹ đẻ
Tháng 5/2020, với sự trợ giúp của cảnh sát, vợ chồng họ Tào cuối cùng cũng tìm ra tung tích của con trai. Tào Bình lúc này đã có vợ và hai con. Anh sống ở một vùng nông thôn cách Quế Lâm chưa đầy 200km. Kẻ bắt cóc Tào Bình tên thật là Tần Phương. Suốt 32 năm, bà Tần không bán Tào Bình cho ai khác mà tự mình nuôi dưỡng.
Biết con trai đã phải chịu nhiều thiệt thòi, ông bà Tào tìm mọi cách bù đắp cho con. Thời gian đầu, mối quan hệ của Tào Bình với cha mẹ đẻ khá thuận hòa, vui vẻ. Thi thoảng, anh đưa vợ con đến ăn cơm cùng ông bà Tào. Bà Tào còn tặng cho con dâu một chiếc vòng vàng như món quà gặp mặt.
Ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ, Tào Bình đã nói rằng, anh không muốn mẹ nuôi phải ngồi tù. |
Tuy nhiên, những bất đồng dần dần xảy ra, đặc biệt là chuyện liên quan đến vấn đề giáo dục con cái.
Vợ chồng bà Tào vô cùng xót xa khi biết rằng, sau khi học hết cấp 2, con trai đã phải đi làm kiếm tiền thay vì tiếp tục học lên cấp 3 như các bạn cùng trang lứa. Bà Tào vì thế muốn chuyển trường cho cháu trai đến Quế Lâm để cháu có cơ hội phát triển tốt hơn, tránh đi vào lối mòn của bố trước đây. Tuy nhiên, Tào Bình không đồng ý.
Bà Tào từ lâu đã quyết kiện kẻ bắt cóc ra tòa. Bà luôn ấm ức cho rằng, Tần Phương đã cướp đi tương lai của con bà. Tào Bình đáng lẽ đã có thể vào đại học và có một cuộc sống tốt hơn nếu không bị bắt cóc.
Khi mâu thuẫn về chuyện học hành của cháu trai xảy ra, bà và con gái càng muốn Tần Phương phải ngồi tù. Bà mong muốn Tào Bình sẽ đứng ra làm chứng trước tòa, chống lại mẹ nuôi Tần Phương.
Tuy nhiên, Tào Bình nói, bao năm qua, mẹ nuôi đối xử với anh rất tốt. Vì vậy, anh không muốn làm bất cứ điều gì tổn thương đến bà ấy. Hơn nữa, hiện giờ anh đã có cuộc sống riêng nên muốn chuyên tâm vun vén cho gia đình. Anh không muốn cuộc sống bình lặng của mình bị đảo lộn.
Nghĩ đến những cay đắng mà mình phải gánh chịu bao năm qua, những thiệt thòi của con trai, bà Tào không đồng tình. Điều này khiến cho mối quan hệ của bà và con trai ngày càng xấu đi. Bà Tào giúp đỡ về vật chất hay quan tâm thế nào Tào Bình cũng không chịu nhận, thậm chí anh còn la mắng, chửi rủa, coi mẹ đẻ như kẻ thù.
Tháng 8 vừa qua, viện kiểm sát đã bác bỏ vụ kiện của bà Tào vì cho rằng, thời hạn truy tố vụ việc đã quá 20 năm. Tuy nhiên, bà Tào và con gái không chấp thuận và nói sẽ trình vụ việc lên cơ quan cấp cao hơn. Theo họ, trong vụ việc này, Tào Bình bị mẹ nuôi bắt cóc. Tần Phương không phải là người mua mà là nghi phạm trong vụ án hình sự.
Hành vi của Tần Phương đã vi phạm nghiêm trọng luật hình sự và tình tiết này sẽ không thể thay đổi bất kể đứa trẻ bị bắt cóc mong muốn ra sao. Thứ hai, xét về góc độ đạo đức, cha mẹ ruột của Tào Bình chính là nạn nhân lớn nhất, họ đã ngày đêm đau khổ vì mất con trong hơn 30 năm.
Bà Tào rất buồn khi con trai nói “sự thù hận trong mắt mẹ đẻ còn lớn hơn tình cảm gia đình”. Bà cho rằng, con mình đã mù quáng “nhận giặc làm mẹ” và quan hệ tình cảm này dựa trên một sự lừa dối suốt 32 năm.
Bà sẽ kiên quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng vì so với những đau khổ mà bà đã trải qua thì đó là việc làm hoàn toàn chính đáng. Suốt nhiều năm tìm con, bà Tào còn mắc phải chứng trầm cảm, sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà Tào muốn công lý được thực thi bởi những vụ mua bán người đã gây ra bao cuộc chia lìa máu thịt, mang lại nỗi đau không thể xóa nhòa cho biết bao gia đình. Bà Tào lo ngại, nếu pháp luật không răn đe những kẻ như Tần Phương thì ai sẽ bảo vệ công lý? Ai sẽ ngăn chặn thêm những thảm kịch xảy ra?
Hồng Hạnh (Theo Sina, Sohu)
Bà mẹ người Mỹ vui mừng khi được đoàn tụ với cô con gái, hiện 19 tuổi, tại một cửa khẩu biên giới Mexico sau 13 năm xa cách.
" alt="Khốn khổ tìm con 32 năm, khi đoàn tụ con lại một mực bảo vệ kẻ bắt cóc"/>Khốn khổ tìm con 32 năm, khi đoàn tụ con lại một mực bảo vệ kẻ bắt cóc
Bà Ong có mái tóc bạc và một phong thái tự tin, đẳng cấp.
"Tôi rất ngại chụp ảnh, nhưng tôi nghĩ nếu một người hoàn toàn xa lạ nhìn thấy mình và đặt vào mình nhiều lòng tin như vậy, tại sao mình lại nghi ngờ chính bản thân mình...", bà Ong (hiện 65 tuổi) nhớ lại cơ duyên đầu tiên đưa bà tới với nghề người mẫu khi tuổi đã không còn trẻ.
Với mái tóc bạc và một phong thái tự tin, đẳng cấp, bộ ảnh đầu tiên mà bà Ong thực hiện đã ngay lập tức thu hút các nhãn hàng khác trong nền công nghiệp thời trang Singapore.
Sau đó, các lời mời liên tục tìm đến bà Ong, bà xuất hiện trong các bức ảnh quảng cáo cho thương hiệu thời trang, hãng mỹ phẩm, trong các bộ ảnh đăng tải trên các tờ tạp chí dành cho phụ nữ, tạp chí thời trang...
"Tôi quyết định sẽ đối diện với nỗi sợ của mình, sẽ bước ra khỏi vùng an toàn của mình, thách thức bản thân mình. Tôi tự nhủ mình phải trân trọng bản thân và tuổi tác, không để vấn đề tuổi tác giới hạn mình", bà Ong chia sẻ.
Trong khi nhiều người bạn của bà bắt đầu bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, bà Ong lại tìm thấy những cuộc hành trình mới trong công việc và cuộc sống.
Trước đây, bà Ong từng làm công việc thiết kế đồ họa. Từ năm 2016, bà quyết định bán cà phê pha sẵn đóng chai cùng với chồng, đó là công việc kinh doanh nhỏ với quy mô gia đình. Đến năm 2019, bà bắt đầu bén duyên với nghề người mẫu.
Vậy là bà Ong vừa vận hành công việc kinh doanh cà phê của hai vợ chồng, vừa tham gia các buổi chụp hình thời trang. Các cộng sự của bà trong lĩnh vực thời trang đa phần là những người trẻ: "Chính nhờ gặp gỡ, hợp tác với người trẻ mà tôi học được rất nhiều từ họ, tôi học được cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả và từ đó phát triển công việc kinh doanh cà phê".
Hiện tại, bà Ong sử dụng thành thạo mạng xã hội Instagram, bên cạnh tài khoản quảng bá cho sản phẩm cà phê của gia đình, bà Ong còn có một tài khoản cá nhân để chia sẻ về bản thân trong công việc và đời sống gia đình. Bà Ong muốn đưa lại cách nhìn nhận mới mẻ và tích cực về phong cách sống năng động của người già ở tuổi nghỉ hưu.
"Tôi hy vọng có thể khuyến khích người già bước ra khỏi vùng an toàn của họ, tự thử thách bản thân và chứng minh rằng người già vẫn có thể trở nên mới mẻ, hữu ích", bà Ong tâm sự.
Hiện tại, vợ chồng bà Ong còn tích cực thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường, họ thu nhặt những món đồ nội thất cũ bị bỏ đi rồi đem về phục chế, làm mới, giúp những món đồ ấy hữu ích trở lại.
Với bã cà phê từ hoạt động kinh doanh cà phê pha sẵn đóng chai của gia đình, bà Ong dùng để tạo nên sản phẩm tẩy da chết. Bà Ong hy vọng sẽ có thể tạo thêm công việc cho những thanh niên khuyết tật từ những hạng mục công việc mà mình đang theo đuổi.
Bà Ong cũng rất yêu động vật, bà đang nuôi 4 con mèo hoang, hàng tháng, bà đều trích một phần thu nhập của mình để mua đồ ăn cho vật nuôi, rồi đem quyên tặng các tổ chức chuyên chăm sóc vật nuôi đi lạc.
Theo Dân Trí
Cùng nhau đạp xe hơn 60km để được chiêm ngưỡng tận mắt cây cầu biểu tượng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, 3 cụ bà đến từ Yên Thành khiến nhiều người cảm phục bởi tinh thần "chịu chơi" của mình.
" alt="Người mẫu 65 tuổi 'chất lừ' đang dẫn đầu làng mốt Singapore"/>Cái tôi quá cao
Người học giỏi có một đặc điểm là cái tôi của họ cũng cao hơn người bình thường. Không phải ai học giỏi đều có cái tôi cao, nhưng phần đông là vậy. Cái tôi của mỗi người được hình thành từ năm ba tuổi khi chúng ta biết các cảm xúc, ham muốn riêng mà không phụ thuộc người khác thậm chí cả cha mẹ. Ở đó, những đứa trẻ bắt đầu biết chọn quần áo đẹp theo ý của chúng, biết từ chối những gì chúng cho là không ngon.
Cái tôi là một phần trong việc phát triển cá nhân của bất kỳ con người nào. Lúc đi học, tâm lý hơn thua bạn bè đồng trang lứa trong trường lớp, trong gia đình đã đẩy chúng ta vào một cuộc so kè cao thấp. Ở đó, chúng ta ganh đua nhau về điểm số. Ra trường, chúng ta ganh đua nhau về vị trí công việc, về mức thu nhập. Bạn bè cũ gặp lại nhau trong các buổi họp lớp cũng hơn thua nhau về địa vị xã hội và tiền bạc. Đây là một tâm lý rất bình thường.
Nhưng có một đặc điểm nổi trội, đa phần ở những cá nhân học giỏi, có bằng cấp cao là họ thường có cái tôi, tự trọng cao hơn người bình thường, tuy không phải tất cả. Chính cái tôi này khiến cho đa phần những người học cao, bằng cấp nhiều không chấp nhận làm những công việc bị cho là của những người ít học, ít bằng cấp như công nhân lao động phổ thông, công nhân vệ sinh, ôsin gia đình, xuất khẩu lao động nông nghiệp giản đơn...
Hầu như chúng ta bị đóng khung trong đầu rằng những người học giỏi, bằng này, cấp nọ phải ăn mặc sang trọng, ngồi phòng điều hòa, làm công việc bàn giấy, làm trong các phòng nghiên cứu, công trường sang trọng... cho nên hầu hết lao động cấp cao rất khó làm việc chân tay thông thường. Chính cái tôi này khiến cho họ tự làm giảm đi các lựa chọn của mình. Rất ít người học hành bằng này, cấp nọ lại muốn trở về quê và làm một nông dân bình thường. Họ thà bám trụ lại thành phố sống qua ngày chứ ít khi dám ra ngoài vùng an toàn, vùng thoải mái của họ.
>> Giá trị của người học cao nhưng không giỏi kiếm tiền
Thói quen cố hữu
Có một câu chuyện nhỏ về con voi bị cột chân bằng một sợi xích sắt nhỏ. Khi người du khách tới thăm quan, cảm thấy kỳ lạ là với cơ thể to lớn của mình, con voi hoàn toàn có thể giật đứt sợi xích bất kỳ lúc nào. Vậy tại sao nó lại không làm vậy? Người du khách bèn hỏi người quản tượng. Người quản tượng trả lời rằng: "Do từ nhỏ, con voi đó đã được cột bằng sợi dây thừng vào chân. Nên từ nhỏ nó đã cố gắng giật đứt sợi dây nhưng không thành. Khi lớn lên, nó theo thói quen cứ nghĩ rằng mình không thể giật đứt sợi dây xích, nên cả đời cứ an phận bị cột như vậy".
Ví dụ đó cho thấy rằng đa phần chúng ta là kết quả của các thói quen. Dù hoàn cảnh, thời gian, không gian đã thay đổi nhưng không chỉ loài voi mà tất cả các sinh vật khác, bao gồm cả con người đều sống theo thói quen. Chúng ta có xu hướng duy trì kết quả đã đạt được trong quá khứ mà ít khi thay đổi trừ khi có những biến động bất ngờ. Sức khỏe của chúng ta là kết quả của các thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện. Học tập là kết quả của thói quen nghiên cứu, suy nghĩ, tiếp thu nhận thức, thói quen đọc sách... Và tình hình tài chính giàu hay nghèo là kết quả của thói quen chi tiêu, kiếm tiền, đầu tư của mỗi cá nhân.
Các cá nhân trong cùng một cộng đồng thường có số phận tương tự nhau, ngoại trừ các cá nhân có xuất sắc là vì thói quen có xu hướng truyền lại ổn định trong cộng đồng đó. Con cái thường có số phận tương tự bố mẹ họ vì các thói quen sinh hoạt, kiếm tiền được truyền lại y nguyên. Bản chất của học tập thực chất là thay đổi môi trường để rèn luyện các thói quen mới. Từ môi trường gia đình đến trường học để học tư duy, thói quen khoa học thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập ở trường lớp. Từ công việc trong gia đình đơn giản đến công việc hiện đại ở các công ty, tập đoàn thực ra là thay đổi môi trường làm việc để có các thói quen công việc mới.
Sự cố chấp
Cái tôi cao và thói quen lớn đã tạo ra sự cố chấp trong nhiều cá nhân. Các bạn thấy rất nhiều người là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ... ở Mỹ lại chọn cách vô gia cư thay vì chấp nhận đi làm công nhân, bồi bàn trong một nhà hàng, một cửa hàng hay một nông trại. Hay trong lịch sử, có nhiều nhà thơ, nhà văn... chỉ viết sách dù không bán được, không có ai đọc nhiều và sống nhờ vợ nuôi chứ không chịu đi làm những công việc bị xem là "thấp hèn" dành cho những người không có bằng cấp.
Bạn cũng có thể thấy nhiều nhà triết học, khoa học thời kỳ sơ khai họ chỉ sống bằng tiền của, tài sản gia đình để lại để nghiên cứu, mày mò cho thỏa chí những thứ mà người cùng thời đại họ cho là vô bổ, không kiếm được tiền, không có tính ứng dụng ngay chứ không chịu đi làm như người bình thường.
>> Lầm tưởng 'học nhiều không bằng kiếm tiền giỏi'
Hay trong xã hội hiện đại, bạn thấy không thiếu những bạn trẻ làm lương văn phòng không đủ sống nhưng vẫn cố bám lấy thành thị, công việc hiện tại để được ăn mặc sang chảnh, ngồi máy lạnh, điều hòa... thay vì lao về quê, hay tìm cơ hội mới một một lĩnh vực mà họ không được đào tạo như bán hàng online, làm nông nghiệp... Thậm chí tôi từng biết nhiều trường hợp ôm lấy tấm bằng đại học ở thành thị chỉ để kiếm 8 triệu đồng mỗi tháng cho sang chảnh chứ không chịu xuất khẩu lao động hái nho ở Australia kiếm 3 triệu đồng mỗi ngày.
Rất nhiều người có học bỏ lỡ cơ hội mới đến với họ chỉ vì cơ hội đó khiến họ phải đi ra khỏi vùng an toàn, thoát khỏi thói quen cũ. Và họ ở lại với công việc hiện tại vì đơn giản họ đang sống với thói quen cũ của mình, tuy nghề nghiệp họ có thể gần hết thời, hoặc đã hết thời nhưng họ vẫn bám trụ do sự cố chấp. Ngược lại, có một số người học ít, bằng cấp thấp... nhưng lại dám dấn thân và nắm bắt cơ hội mới. Họ từ bỏ môi trường, công việc cũ dù đã được đào tạo bài bản để nắm lấy cơ hội mới, những ngành nghề mới để rồi thành công.
Thực tế xã hội
Của cải là sự sản sinh giá trị dựa trên các nguồn lực đầu vào kết hợp với trình độ vận hành. Do đó, mọi nguồn lực đầu vào dựa trên phương diện một quốc gia thì không đổi, nó chỉ là sự phân bổ hay chiếm dụng khác biệt giữa các vùng kinh tế, hay giữa các cá nhân với nhau. Nhưng tại sao cùng một sự phân bổ nguồn lực như vậy thì đất nước đó, quốc gia đó trong thời điểm hiện tại lại giàu có hơn chính họ trong thời điểm quá khứ? Hay cùng một nguồn lực như vậy, tại sao quá khứ giàu có, nhưng hiện tại lại nghèo đói đi?
Đó chính là sự khác biệt giữa trình độ vận hành. Dân chúng đã có học hơn, có tay nghề cao hơn, có năng lực lớn hơn nên quốc gia, dân tộc đó trở nên giàu có hơn chính nó trong quá khứ hoặc ngược lại. Trên phương diện quốc gia là vậy. Nhưng trên phương diện cá nhân lại có nhiều sự khác biệt. Thực tế, chúng ta thấy nhiều cá nhân học không giỏi, trình độ không cao nhưng vẫn giàu có. Ngược lại, nhiều cá nhân bằng này, cấp nọ vẫn nghèo. Vậy vấn đề là gì?
>> 20 năm mang tiếng 'học nhiều nhưng không biết kiếm tiền'
Thứ nhất là sự không phù hợp của trình độ đã được đào tạo. Có nhiều ngành nghề hiện nay đã hết thời, hoặc không có giá trị khai thác thị trường nữa, hoặc bị ngành nghề mới thay thế... Việc quá cố chấp lấy việc bạn phải thực hành trình độ đã được đào tạo dù nó không hợp thời đã khiến nhiều bạn có bằng cấp nhưng không hợp thời, không được trọng dụng.
Thứ hailà không có được môi trường, nguồn lực đầu vào để vận hành. Rất nhiều bạn du học sinh nhưng về nước ngay khi mới tốt nghiệp, hậu quả là những trình độ, thói quen công việc của họ không thể áp dụng được với tình hình trong nước. Do nền sản xuất, kinh doanh trong nước không có được các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng như bạn đã được đào tạo ở nước ngoài.
Các bạn được đào tạo trở thành một kỹ sư sản xuất máy móc công nghiệp hiện đại, lại về một quốc gia không có nền công nghiệp hiện đại tương tự mà lại là một quốc gia nông thôn, nghèo nàn... thì các bạn cũng thành vô dụng. Điều đó lý giải tại sao một kỹ sư máy trình độ lớp 7 lại được trọng dụng ở một nước châu Phi hơn một anh kỹ sư chế tạo máy đại học. Sự cần thiết có sự tương thích giữa nguồn lực đầu vào và trình độ vận hành là vậy.
Thứ ba là cộng sinh học vấn. Khi việc học của bạn không thể đạt được những gì bạn muốn hay điều đó mất quá nhiều thời gian thì bạn không cần phải học nữa. Giải pháp chính là cộng sinh học vấn. Bạn hãy làm thuê cho những người giỏi nhất, học nhiều nhất trong lĩnh vực mà bạn làm là bạn có thể sống rất tốt. Việc của bạn chỉ là áp dụng những gì người khác đã học, đã xây dựng để kiếm lợi từ nó.
Ví dụ, các mạng xã hội online được tạo ra bởi nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Bạn không cần phải tự biến mình thành một kỹ sư IT để tự xây dựng riêng cho mình một mạng xã hội. Việc của bạn chỉ cần là cộng sinh vào hệ thống của họ bằng việc bán hàng online, hay thực hiện các dịch vụ liên quan mạng xã hội để trở giàu có.
Bạn cũng không cần phải học để chế tạo ra một chiếc ôtô, việc của bạn là học cách sửa chiếc ô tô đó. Bạn cũng không cần phải trở thành kỹ sư nông nghiệp để làm một trang trại cho riêng mình, việc của bạn là xuất khẩu lao động vào các trang trại công nghệ cao ở nước ngoài và nắm lấy cơ hội chênh lệch giá trị tiền tệ giữa hai nền kinh tế...
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Ảo tưởng 'người nhiều bằng cấp phải làm việc cao sang'"/>Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Najma, 19h50 ngày 21/1: Khách thất thế
Ngay sau khi mọi chuyện được quyết định, chúng tôi gấp rút dành thời gian chụp ảnh cưới, lo liệu mời mọc đủ thứ, rồi còn cỗ bàn. (ảnh minh họa)
Tôi luôn quan niệm, yêu là cưới. Dù là 3 tháng hay 3 năm cũng không sao cả, chỉ cần tình thâm, chỉ cần hiểu và thông cảm cho nhau, đó mới là chuyện quan trọng. Vì thế, dù là yêu 3 tháng nhưng tôi vẫn xác định lấy chồng, muốn được ở bên cạnh người tôi yêu suốt đời.
Chồng bất lực, ly dị cho nhanh
Thật chẳng ngờ, ngay trong đêm tân hôn, tôi phát hiện ra chồng mình bất lực. Đến một cọng lông chân của tôi chồng cũng không động vào. Chồng chỉ ôm tôi ngủ mà không động phòng. Tôi không hiểu chuyện gì, cứ nấn ná gần gũi chồng, cứ ôm chồng để tạo cảm hứng cho anh, vậy mà, chỉ được một lúc là anh hất tôi ra.
Anh lại ra ghế ngồi khi tôi đang ôm gối ngủ. Anh thú nhận với tôi rằng mình bất lực, không có khả năng làm đàn ông. Anh khóc lóc, van xin tôi tha thứ. Anh nói tôi hãy thông cảm cho anh, hãy hiểu cho anh, để anh được làm chồng của tôi. Tôi thật không ngờ, 3 tháng qua yêu nhau lại là thời gian quá ngắn và khiến chúng tôi không thể hiểu nhau. Tôi chưa từng nghĩ tới việc anh bị bất lực, tôi cứ tin tưởng, nghĩ là anh giữ cho mình nên yêu anh tha thiết và bằng lòng lấy anh.
Giờ thì, ngay đêm tân hôn hạnh phúc nhất mà tôi chờ đón cũng không được hưởng. Tôi phải nằm khóc một mình, còn chồng tôi thì khóc lóc ngoài kia. Anh nói sẽ cho tôi mọi thứ tôi muốn, chỉ cần tôi chấp nhận làm vợ anh, đồng ý để anh được làm tròn trách nhiệm với vợ. Vì anh không muốn bị thiên hạ chê cười, không muốn để bố mẹ buồn và người khác phát hiện sự thật về mình nên lấy tôi che đậy sự thật này. Anh hi vọng tôi sẽ bao dung, độ lương và rủ lòng thương anh.
Giờ thì tôi muốn ly dị ngay lập tức. Yêu anh tới mấy nhưng tôi cũng không thể nào chấp nhận một người chồng bất lực. Ngay đêm tân hôn tôi cũng không được tận hưởng, vậy còn gì là đàn bà. Tôi thật sự muốn từ bỏ cuộc hôn nhân này, tôi chán nản vô cùng.
Đơn ly dị tôi đã viết sẵn, không biết có cơ hội để đưa cho chồng ký hay không, vì tôi muốn thêm thời gian. Nhưng cứ sống như ngục tù thế này tôi chán lắm, chẳng biết cố được mấy ngày. Tôi cảm thấy mệt mỏi lắm rồi, ông trời thật là bất công với tôi.
(Theo Khampha.vn)" alt="Đêm tân hôn phát hiện chồng bất lực"/>Trên mạng xã hội, một cô gái đã kể lại câu chuyện hủy hôn sát ngày cưới của mình với mối tình kéo dài 17 tháng. Quyết định của cô được nhiều người ủng hộ, bởi lấy phải một ông chồng "mãi không chịu lớn" sẽ là nỗi thiệt thòi, ấm ức, thậm chí trở thành bi kịch trong đời các cô gái trẻ.
Cô gái kể rằng càng sát ngày cưới mới càng thấy mình và bạn trai có quá nhiều sự bất đồng. Anh ấy khi bên cô và anh ấy khi có mặt cả mẹ là hai người hoàn toàn khác nhau. Mẹ anh luôn can thiệp sâu vào việc của các con trong khi bạn trai cô lại không hề có chính kiến, nhất nhất mọi việc đều nghe theo ý mẹ.
Về các thủ tục cưới hỏi, trước đó cô và bạn trai đã bàn bạc với nhau rất kỹ, từ dẫn bao nhiêu lễ, chụp ảnh cưới ở đâu, in thiệp mời thế nào, nhưng cuối cùng mẹ bạn trai lại bắt tất cả đều phải theo ý bà.
Ban đầu chúng em nói dẫn 9 lễ, sau mẹ anh bảo chỉ dẫn 3 lễ cơ bản. Ảnh cưới V. (tên bạn trai cô gái) đã thống nhất với em lên Hòa Bình chụp nhưng bà kêu chụp thế tốn kém, chỉ ra công viên gần nhà chụp là được...
Đến hôm 2 đứa em hẹn nhau đi mua chăn ga cưới, mẹ V. bảo: "Bác vừa nói với V. rồi đó, 2 đứa cần mua gì thì cứ ghi ra giấy, đưa tiền để bác đi mua cho. 2 đứa còn trẻ, không biết chọn đồ rồi lại vung tay quá trán mua sắm linh tinh tốn kém lắm".
Em quay ra nhìn V., ý muốn anh lên tiếng để 2 đứa được chủ động trong việc mua sắm nhưng mẹ anh "rào" luôn. Bà bảo rằng ý bà chính là ý V., trước nay đều như vậy. Bà còn nói ý, nhà bà trước giờ sống có nề nếp, bố mẹ nói gì con phải nghe, sau em về làm dâu cũng thế, phải theo nếp nhà", cô gái kể.
Cô gái tâm sự mình rất buồn khi nhận ra rằng bạn trai là con trai cưng của mẹ, mọi việc đều theo ý mẹ mà không hề để ý tới suy nghĩ, cảm nhận của vợ tương lai. Bao nhiêu háo hức ban đầu của việc chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình ở cô tan biến, khi mẹ bạn trai đã biến nó thành kế hoạch của riêng mẹ con bà. Khi cô góp ý với bạn trai, anh lại nói: "Ý mẹ đã thế, cứ vậy mà làm".
"Nề nếp gia phong của nhà V. em tôn trọng nhưng không đồng tình với cách sống áp đặt của mẹ anh. Vậy nên mặc dù bà nói vậy, em vẫn xin phép bà cho hai đứa được tự tay sắm sửa đồ cưới, nói khéo rằng đồ cá nhân của chúng em, tự chúng em mua mới ưng được. Tuy nhiên V. thấy em nói vậy, anh khó chịu quát em hỗn, dám trái lời mẹ rồi bảo em đã không biết nghe lời mẹ anh thì chẳng mua sắm gì nữa", cô gái bày tỏ suy nghĩ của mình và diễn biến câu chuyện.
Đỉnh điểm của sự việc là ngay tối đó bạn trai nhắn tin cho cô, lời lẽ trách cứ cô là người ương ngang, cảnh báo cô muốn làm vợ anh thì buộc phải thay đổi để quen với nếp nhà anh, bây giờ và sau này đều phải tôn trọng làm theo ý mẹ chồng chứ không được có thái độ.
Tới nước này cô đã đưa ra quyết định cho bản thân và trả lời với bạn trai: "Tôi lấy chồng là để có người đồng hành với mình trong cuộc sống cũng như được chồng tôn trọng. Còn kết hôn mà bản thân không được sống là chính mình nữa thì tôi từ chối. Tôi không phản đối anh làm con trai ngoan của mẹ nhưng tôi cũng cần anh là một người chồng trưởng thành, sống có lập trường riêng. Tiếc rằng anh lại không được như những gì tôi kỳ vọng". Và cô tuyên bố hủy hôn.
Cách cư xử của người yêu cô gái và mẹ anh ta khiến nhiều người cười chê. Đa số cho rằng thời nào rồi mà còn có tư tưởng áp đặt, ảo tưởng về vị trí "chiếu trên" của nhà trai trong việc quyết định thủ tục hôn lễ như vậy.
Kết hôn là việc trọng đại của đôi trẻ, ý kiến của cô dâu, chú rể nên là ý kiến được tôn trọng trên hết, những người thân trong gia đình hãy vui vẻ để họ tự quyết định, mình chỉ đảm nhận vai trò tham vấn, hỗ trợ để họ được "làm vai chính" trong ngày hạnh phúc nhất cuộc đời, như vậy mới tạo ra được một đám cưới ý nghĩa và trọn vẹn.
Đàn ông một khi đã đến tuổi lập gia thất và đưa ra quyết định kết hôn, hãy hiểu rằng mình đang bước vào vùng chuyển biến tới một vai trò mới, là người làm chủ gia đình nhỏ. Nếu không thể chứng minh rằng mình đủ trưởng thành, chín chắn, có chính kiến vững vàng, có khả năng bảo vệ gia đình nhỏ, ai sẽ là người dám kết hôn với các anh đây?
Hiếu nghĩa với mẹ là điều đúng đắn, yêu thương mẹ là điều rất đáng trọng, nhưng điều đó không có nghĩa trao số mệnh cả đời mình và vợ con vào tay mẹ. Ai rồi cũng lớn và phải tự bước đi trên chính đôi chân của mình.
Theo Dân trí
Đọc những dòng tin nhắn từ Zalo bạn trai mà tôi không tin nổi, hai tai ù đi, nước mắt lã chã rơi. Hóa ra 2 năm trước anh từng ép buộc người yêu cũ phá thai với lý do "anh chưa ổn định".
" alt="Bạn trai theo ý mẹ từ việc chọn ga giường cưới, cô gái quyết định hủy hôn"/>Bạn trai theo ý mẹ từ việc chọn ga giường cưới, cô gái quyết định hủy hôn