“Cộng đồng điện thoại di động thông minh”
Đó là cách mà đại diện Nielsen nói về việc người dùng sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone) hiện nay. Với việc số lượng người dùng smartphone và tỉ lệ kết nối qua nó đang tiếp tục bùng nổ trên thế giới. Cụ thể, năm 2015 tỉ lệ điện thoại thông minh đã vượt điện thoại phổ thông và có tới 2,6 tỉ kết nối và dự đoán của Nielsen đến năm 2020 thế giới sẽ có 5,8 tỉ kết nối bằng smartphone. Điều đặc biệt là Châu Á đang trở thành khu vực có số lượng smartphone tăng trưởng cao nhất thế giới, khi tốc độ tăng trưởng lên tới 52% trong năm 2015 so với 2014.
Tại Việt Nam, cộng đồng điện thoại thông minh đang phát triển nhanh chóng, khi tỉ lệ sở hữu smartphone đang không ngừng tăng lên, ở thành thị chiếm gần 70% và ở nông thôn gần 40%. Đặc biệt đây cũng là thiết bị được người dùng sử dụng để truy cập trực tuyến cao nhất khi chiếm tới 91% trong số các thiết bị được dùng. Song song đó, nếu như năm 2014 người Việt Nam trung bình dùng 15,5 giờ mỗi tuần truy cập trực tuyến và xếp thứ 6 trong khu vực thì đến năm 2015 con số này đã lên 24,7 giờ, tăng 160% so với năm 2014, đặc biệt nhóm tuổi 21-19 có thời gian tuy cập lên tới 27,2 giờ.
Với những thay đổi như trên theo đại diện Nielsen đã mở ra một thời đại mới của cộng đồng điện thoại thông minh, khi họ dùng nó để truy cập các ứng dụng nhiều hơn, đặc biệt là mạng xã hội chiếm đa số khi cứ 10 người truy cập trực tuyến có tới 8 người dùng để vào mạng xã hội, tiếp theo đó là giải trí, trò chuyện, tìm kiếm thông tin, chụp hình, các ứng dụng khác như email, bản đồ, từ điển…Đồng thời nó mở đầu cho những phong cách sống mới mà ở đó chiếc điện thoại là trung tâm.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng cục Thương mại Điện tử, Bộ Công thương, cũng đưa ra những số liệu về người dùng smartphone cho thấy đây là một cộng đồng rộng lớn, khi trên thế giới hiện có 7,4 tỷ thiết bị di động thì có 2,16 tỉ là smartphone. Đặc biệt tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ TT&TT có 45 triệu người dùng Internet thì có 35 triệu người dùng smartphone, đây đánh dấu sự phát triển của smartphone tại Việt Nam sẽ ngày càng phổ biến và có mặt ở mọi lúc mọi nơi.
" alt=""/>Toàn cảnh Mobile Day 2016 tại TP.HCM: xu hướng TMĐT trên di độngỦy ban Quốc gia về ứng dụng CNTTđược thành lập theo Quyết định 109/QĐ-TTg ngày 15/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, các ngành, lĩnh vực trọng điểm và trong toàn xã hội; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển và ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế xã hội; cho ý kiến về các cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án lớn về phát triển và ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT còn có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, chương trình, dự án quan trọng có tính chất liên ngành về phát triển và ứng dụng CNTT; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Cũng theo Quyết định 109, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là Phó Chủ tịch Ủy ban. Bên cạnh 4 Ủy viên thường trực là Bộ trưởng các Bộ TT&TT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT còn có 18 Ủy viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành.
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho hay, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định 109 ngày 15/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT