Thời sự

Ngất ngây trước vẻ đẹp của 8 mẫu giày trong bộ sưu tập 'adidas x Dragon Ball Z'

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-01-21 17:49:56 我要评论(0)

"adidas x Dragon Ball Z" là bộ sưu tập giày đặc biệt lấy cảm hứng từ những nhân vật củalịch u23 việt namlịch u23 việt nam、、

"adidas x Dragon Ball Z" là bộ sưu tập giày đặc biệt lấy cảm hứng từ những nhân vật của manga/anime huyền thoại Nhật Bản,ấtngâytrướcvẻđẹpcủamẫugiàytrongbộsưutậlịch u23 việt nam Dragon Ball Z. Và Frieza, Majin Buu, Cell, Goku, Gohan, Vegeta và Shenron là những nhân vật được chọn.

Bên cạnh việc trình làng thiết kế cuối cùng của toàn bộ 8 mẫu giày trong bộ sưu tập đặc biệt này, adidas cũng công bố ngày ra mắt của chúng. Cụ thể, 8 mẫu giày này sẽ được phát hành theo cặp, mẫu Goku và Frieza lên kệ tháng 8, Cell và Gohan ra mắt tháng 9, Vegeta và Majin Buu bán ra tháng 11 và cuối cùng cặp Shenron chào hàng vào tháng 12.

Ngoài 8 mẫu kể trên, dự kiến Mr. Popo, Yajirobe, Tenshinhan và Mr. Satan cũng sẽ có mẫu giày của riêng mình. Đi kèm với mỗi đôi giày là một bức tượng nhỏ xinh của các nhân vật.

Mời bạn cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập "adidas x Dragon Ball Z"

Son Goku – adidas ZX 500 RM

Frieza/Freeza – adidas Yung 1

Son Gohan – adidas Deerupt

Cell – adidas Prophere

Vegeta – adidas Oregon Ultra Tech

Majin Buu – adidas Kamanda

Shenlong/Shenron – adidas EQT ADV Mid

Super Shenlong/Shenron – adidas EQT ADV Mid

Theo GenK

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhà tôi nằm ngoài đê ven sông Hồng, thường xuyên đối diện với gió bão và mưa lụt nên bố tôi rất cẩn thận, thường chuẩn bị kỹ. Trong nhà luôn có sẵn chiếc thuyền nan tre, trám kín bằng vỏ cây sắn - loài cây trồng phổ biến thời ấy ở các tỉnh phía Bắc.

Trước mùa mưa lũ, bố tôi thường gọi họ hàng, người quen tập hợp thành một nhóm tới giúp từng nhà chuyển đồ đạc và thóc gạo lên các căn gác cao, gia cố chắc chắn. Còn với gia súc, ông làm sẵn chiếc bè bằng thân chuối, đóng lan can vây quanh để vận chuyển khi nước lũ dâng lên. Vài ngày trước những cơn bão, bố tôi và đàn ông trong vùng trèo lên nhà, chằng dây ngang mái ngói, neo giữ cửa sổ, cửa đi lại, làm kín những ô thoáng, chắn gió lùa vào.

Những năm 1980, thông tin dự báo không đầy đủ và cập nhật thường xuyên như bây giờ. Chúng tôi dựa cả vào chiếc loa phóng thanh của xã và các bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Buổi tối trước trận bão hôm đó, chị em chúng tôi được nhắc nhở đi ngủ sớm. Đang ngủ tôi choáng váng vì bị vật gì đó đập mạnh vào đầu trong tiếng hét thất thanh của bố. Ông đã lao đến, đè lên người tôi nhưng chỉ ngăn được một phần thanh xà gồ. Tôi bị thương ở trán. Bố cũng đau vì xà gồ đập ngang người.

Gió rít ầm ầm, mưa dội xuống ướt sũng chiếc giường ngủ. Bố kéo mấy chị em tôi ra khỏi giường, đẩy xuống tràng kỷ rồi cố hết sức kéo chiếc thuyền chụp lên phía trên. Trong bóng tối, bố xé chiếc áo đang mặc, lần sờ băng bó vết máu trên đầu tôi. Ngoài kia, tiếng đồ vật bị gió nhấc lên, rơi xuống, đập vào nhà cửa, vào cả chiếc thuyền tạo thành những âm thanh kinh hoàng.

Gió bớt giật khi trời đã gần sáng. Nước bắt đầu lên mấp mé sân. Căn nhà chúng tôi, đã được chằng chống kỹ lưỡng, vẫn bay mái, trống hoác. Chỉ có căn gác không mấy suy suyển, vẫn giữ được những thực phẩm cần thiết. Con lợn và đàn gà đã được neo lại trên bè chuối.

Thiệt hại với nhà tôi đỡ hơn cả. Hàng xóm nhiều nhà sập hoàn toàn. Bố cùng đàn ông, thanh niên trong vùng hối hả đưa những người bị thương đi cấp cứu. Xong việc, bố về đón chúng tôi. Mấy chị em cùng đàn lợn gà được "lùa" lên thuyền, đẩy đến nơi tập trung là trường học.

Lớn lên, tôi vào Nam lập nghiệp và gặp trận bão lớn thứ hai dù, không làm gia đình tôi thiệt hại quá nhiều. Đó là trận bão Durian quét qua thành phố Vũng Tàu năm 2006. Năm đó, dự báo cho biết, Durian có thể đi qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tối hôm trước bão, trăng sáng vằng vặc. Mặc dù đã chằng buộc các cửa rồi chờ đợi nhưng đến tận nửa đêm, tôi chủ quan nghĩ chắc dự báo sai, nên mở bớt cửa cho đỡ ngột ngạt.

Tuy vậy, gần sáng, cơn bão quét qua dải bờ biển rất nhanh. Nhiều người đang đi thể dục ngoài đường thì gặp bão. Năm đó thống kê cho thấy nhiều thuyền bè bị trôi dạt. Nhiều nhà bị bay mái, trong đó có nhà tôi.

Sáng nay, khi nhìn hình ảnh người dân miền Trung căng mình chằng buộc chống bão, trong đó có cảnh những gia đình xếp xoong nồi, chậu nhựa và cả ngói xi măng đè lên mái tôn, lòng tôi quặn lên nỗi xót xa, lo lắng. Những trang bị chống bão thô sơ đó dễ dàng bị gió cuốn bay, thậm chí gây nguy hiểm cho các ngôi nhà liền kề hoặc người đi đường.

Tới chiều tối 27/9, Noru, cơn bão được đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua đã ập vào Đà Nẵng, Quảng Ngãi, giật đổ, tốc mái nhiều ngôi nhà. Từng trải qua hai lần khiếp sợ trong những ngôi nhà bị bão giật tốc mái, tôi ước gì người dân, đặc biệt là những hộ nghèo, yếu thế, được hỗ trợ chuẩn bị tốt hơn.

Nằm ở rốn bão lũ, người dân miền Trung không thiếu kinh nghiệm chống chọi với thiên tai để biết những điều đơn giản như: đè chắn mái nhà bằng các bao cát sẽ an toàn hơn chậu nhựa, xoong nồi. Và miền Trung vốn cũng không thiếu cát. Điều họ thiếu có lẽ là sức người và vật dụng, nên đành có gì chống nấy. Có những gia đình neo đơn, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em. Họ sẽ cần đến sự hỗ trợ tận tay của chính quyền hoặc các nhóm cộng đồng thay vì các hướng dẫn bằng loa hoặc văn bản.

Ngoài việc hỗ trợ chằng chống nhà cửa, "combo" chống bão chuẩn bị cho các hộ gia đình theo tôi bao gồm, nhưng không giới hạn, các loại thuốc, đồ sơ cứu, nhu yếu phẩm. Các nhóm gia đình có thể cần chuẩn bị sẵn xuồng cứu sinh trong trường hợp nước lụt dâng lên.

Trong kinh tế, có một khái niệm đặc biệt gọi là "vốn xã hội"(social capital). Kinh tế gia người Mỹ Lyda Judson Hanifan đưa ra khái niệm này vào năm 1916, dùng để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm, giúp đỡ và sẻ chia lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn và cả những rủi ro, kinh nghiệm chống chọi với khó khăn, để vươn lên trong nghịch cảnh. Những gắn kết của xã hội Việt Nam vốn đã đan xen trong lũy tre làng và luôn trỗi dậy tự nhiên, mạnh mẽ trong khó khăn.

Bão đã ập đến. Bây giờ là lúc "vốn xã hội" cần đóng vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự yêu thương hỗ trợ nhau vượt qua giông bão bằng cách chia sẻ sức người, kinh nghiệm phòng chống cũng như cứu trợ trước và sau bão.

Vũ Ngọc Bảo

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Căng mình trong bão" width="90" height="59"/>

Căng mình trong bão

Sau này, chú Thịnh về Việt Nam phục vụ cách mạng. Khi đất nước thống nhất, chú kết hôn với người vợ quê ở Đồng Nai và chuyển tới Vũng Tàu làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước theo diện của bộ đội xuất ngũ.

Cơ quan hướng dẫn chú khai hồ sơ nguyên quán theo địa chỉ của vợ để tiện làm hộ khẩu và cho các con đi học. Sự việc chỉ rối rắm khi chú được cơ quan cấp nhà và con gái chú được yêu cầu hoàn thiện hồ sơ để bổ nhiệm.

Khi xác minh lý lịch, chú Thịnh và con gái không được cán bộ địa phương ở Đồng Nai chứng thực có nguyên quán ở đây. Chú được khuyên tìm giấy tờ gốc là giấy khai sinh. Theo điều 6 Nghị định 123/2015, "Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó".

Chú bay sang Pháp nhưng giờ bố mẹ đã mất, hồ sơ lưu không còn.

Nhận được tư vấn khác - xác nhận theo nguyên quán - chú quay về Nam Định. Nhưng những người biết ông cụ thân sinh từ thời chế độ cũ đều đã mất, ủy ban không có cơ sở để xác nhận.

Chú Thịnh bế tắc. Sau 5 năm chạy đi chạy lại làm thủ tục không thành, cuối cùng chú cũng được cấp nhà bằng phương thức "lót tay".

Con gái chú không đến mức bế tắc nhưng cô cũng phải làm lại giấy tờ rất nhiều lần do nhầm lẫn về các khái niệm nơi sinh, quê quán nguyên quán.

Nơi sinhđược xác định là địa chỉ của bệnh viện, cơ sở y tế, địa bàn hành chính gồm ba cấp của nơi một cá nhân được sinh ra. Trong nhiều trường hợp, nơi sinh trùng với quê quán và nguyên quán.

Quê quánđược hiểu là nơi sinh ra của bố hoặc mẹ người đó. Trong khi nguyên quán là quê gốc, nơi sinh ra của ông bà. Theo tập quán, ban đầu con gái chú khai quê quán và nguyên quán theo bố và ông bà nội. Nhưng do hồ sơ của chú Thịnh có nhiều điểm khó xác minh, sau nhiều lần làm đi làm lại, con gái chú được khuyên có thể khai theo quê mẹ và ông bà ngoại.

Thực tế cả quê quán, nguyên quán, và nơi sinh đều quan trọng, có thể cung cấp những thông tin hữu ích về môi trường sống, nền tảng giáo dục và sự ảnh hưởng của gia đình lên một cá nhân. Điều này giúp ích cho việc quản lý nhà nước nhưng trong nhiều trường hợp, các quy định, biểu mẫu không rõ ràng gây trở ngại, khó khăn cho công dân.

Xã hội ngày càng hiện đại và biến động thì mỗi con người có thể thay đổi nơi cư trú nhiều lần trong đời. Dù một số giấy tờ đã lược bớt yêu cầu khai "nguyên quán", hai khái niệm "nguyên quán" và "quê quán" vẫn tồn tại trong rất nhiều thủ tục. Tuy nhiên, hai khái niệm này chưa được định nghĩa thống nhất trong một văn bản pháp luật nào, sinh ra cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc sử dụng không thống nhất giữa nơi này và nơi khác, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức cho cả người dân lẫn nhà chức trách khi cần chứng thực.

Tôi thực hiện một khảo sát nhỏ trong số sinh viên ngành Luật của mình. Có đến 87 trên tổng số 94, tương đương 92,6% sinh viên được hỏi ngẫu nhiên không phân biệt được nguyên quánkhác quê quánở điểm nào. Phần lớn đều biết rằng có sự khác biệt, nhưng khác biệt ở đâu thì họ không chỉ ra được.

Quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân thực tế phát sinh chủ yếu căn cứ vào nơi sinh, nơi cư trú của công dân đó. Thông tin về quê quán hay nguyên quán, thường trú trở nên không có ý nghĩa nhiều trên các giấy tờ tùy thân hay hồ sơ thông thường, chủ yếu liên quan đến hồ sơ tư pháp của cá nhân.

Best Citizenships, một công ty chuyên về quy hoạch và cư trú toàn cầu, cho rằng những thông tin quan trọng để quản lý một con người cũng như xác định xác suất thành công, thất bại do người đó mang lại là nơi sinh (Place of Birth - POB) và ngày tháng năm sinh (Date of Birth - DOB) và thông tin từ sinh trắc học (dấu vân tay, nhóm máu, đặc điểm nhận dạng). Những dữ liệu này cho phép phân biệt người này và người khác cũng như kiểm tra, phân biệt một cá nhân bình thường và những kẻ tình nghi, khủng bố nằm trong danh sách đen của mọi quốc gia.

Thông tin về quê quán, nguyên quán có ý nghĩa về mặt tinh thần, giúp mỗi người nhớ về quê cha đất tổ. Nhưng thông tin đó mỗi gia đình đều có cách lưu giữ riêng, theo nếp nhà hoặc trong gia phả.

Thông tin trên giấy tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu có thể tuân theo chuẩn tắc chung của thế giới; chỉ cần thông tin cơ bản về ngày tháng năm sinh và nơi sinh thay vì ghi cả quê quán hay nguyên quán.

Việc lưu trữ và truy xuất thông tin cá nhân và hình thành mã định danh công dân đang được Bộ Công an hoàn thiện. Ở góc độ quản lý nhà nước, những yêu cầu xác thực thông tin không cần thiết trên hồ sơ, sơ yếu lý lịch cá nhân nên được loại bỏ, nhằm giảm chi phí xã hội.

Vũ Ngọc Bảo

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Nguyên quán hay quê quán?" width="90" height="59"/>

Nguyên quán hay quê quán?

{keywords}Phố ông đồ ở Cung văn hóa Lao động (TP.HCM).

Phố ông đồ ở Cung Văn hóa Lao động (TP.HCM) đêm đầu xuân đông vui nhộn nhịp. Mặc kệ bao người qua lại, ông vẫn cứ 'hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay'. Những chữ vốn tạo được duyên cho người, những câu đối thể hiện chút an lành trong cuộc sống được ông chăm chút công phu.

Ông là ông đồ Phan Thanh Sơn năm nay tròn 64 tuổi. Ông từng là Trung tá, giảng viên bộ môn Radar của Trường Kỹ thuật quân sự Trần Đại Nghĩa (Gò Vấp, TP.HCM). Tóc ông đã bạc. Nét mặt ông tươi vui, miệng luôn nở nụ cười. Chiếc khăn đóng và áo dài màu xanh đậm đã làm tăng vẻ lịch lãm hơn cho ông đồ.

Ông đến với thư pháp đã hơn 10 năm. Năm nào cũng thế, cứ Tết đến, ông vào chùa viết thư pháp tặng bà con. Ông đã từng ngồi tại chùa Tây Tạng trên đường Thích Quảng Đức, Bình Dương từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm trong 4 ngày liền để viết 700 bức liễn thư pháp.

{keywords}
Đến nay, ông Sơn đã có 10 năm viết thư pháp. Công việc này cho ông nhiều niềm vui trong những năm nghỉ hưu.

Không thu nhập bằng nguồn thư pháp, những chữ do ông đồ Sơn viết ra nhẹ nhàng và thanh thoát.

Ông nói, đã cầm cây bút làm ông đồ, vấn đề quan trọng hơn chữ viết là tác phong phải chuẩn mực.

'Ngoài kiến thức thông thiên văn rành địa lý ra, ông đồ còn phải nặng về đạo đức chân tâm. Nếu một người nào đó đến xin chữ Phúc mà bản thân anh thiếu đức thì làm sao có phúc? Không có phúc thì chữ phúc anh cho không còn linh hiển nữa.

Tôi đến với thư pháp chẳng qua là chút duyên hơn là nặng nợ. Sau khi hưu trí, về nhà, thời gian rảnh rỗi không việc gì làm tôi buồn chán lắm. Tôi tìm đến thư pháp và cũng chính nhờ thư pháp đã giúp tôi thanh thoát hơn trong cuộc sống. Hạnh phúc là có việc gì đó để làm, có ai đó để yêu thương và có điều gì để hi vọng. Phải không anh?

Năm nay là năm đầu tiên tôi mở quầy thư pháp ở phố ông đồ. Cùng với tôi còn có nhiều quầy khác của những anh em cùng chung câu lạc bộ thư pháp với tôi. Tôi cũng đã từng đào tạo nhiều bạn trẻ để có lớp kế thừa khi chúng tôi không còn khả năng góp mặt với đời', ông đồ Phan Thanh Sơn nói.

{keywords}
Đây là một bức thư pháp ông Sơn vừa hoàn thành.

Ông cũng cho biết, viết thư pháp hay làm ông đồ ngày Tết cần có tâm. Chữ có đẹp, nét có hồn là nhờ vào tâm người viết. Thư pháp không phải là nghề mà là một trong nhiều bộ môn nghệ thuật. Hãy cho chữ những ai cần chữ bởi chữ còn có linh hồn.

'Người trồng cây hạnh người chơi - Ta trồng cây đức để đời mai sau'. Câu thư pháp ông viết cũng giúp chúng tôi hiều rõ ông hơn.

Chàng trai Phú Yên đi bộ hơn 400 km về quê ăn Tết

Chàng trai Phú Yên đi bộ hơn 400 km về quê ăn Tết

Mình được ngắm rất nhiều cảnh đẹp của Tết. Đó là những vườn hoa đủ sắc màu, chợ quê ngày Tết rồi những người lao động nghèo mưu sinh trong đêm khuya nữa. Tất cả, rất đẹp, mình đã ghi lại hết rồi.  

" alt="Ông đồ 10 năm viết thư pháp tặng người Sài Gòn" width="90" height="59"/>

Ông đồ 10 năm viết thư pháp tặng người Sài Gòn