Nếu Son Go Ku là con trai của vị tướng Saiyan nổi tiếng, oai hùng thì Chichi là tiểu thư độc nhất của Ngưu Ma Vương. Cả hai đều có vị thế trong giang hồ, trở thành một cặp đôi hoàn mỹ, trai tài gái sắc lẫn môn đăng hậu đối.
2.Chichi là một người vợ tốt
Vì GoKu là người hùng thế giới, không có thời gian chăm sóc nhà cửa và con cái thì Chichi trở thành trụ cột của gia đình. Cô thay chồng dạy dỗ Son Go Han trở thành một sinh viên xuất sắc, kết hôn với con gái của môt võ sư tỷ phú.
Nhờ có Chichi chăm lo nhà cửa chu đáo nên GoKu mới dồn hết tâm trí vào việc bảo vệ thế giới.
3.Hai cá tính đối lập
Nếu chàng khỉ ngây ngô, ăn mặc xuề xòa và “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” thì Chichi lại là một người phụ nữ tinh tế, biết vun vét cho gia đình. Tính cách của cô đối lập với Go Ku hoàn toàn, cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc.
4.Những ông bố bà mẹ tuyệt vời
Khi Go Ku nhiều lần phải rời xa gia đình trong những hoàn cảnh éo le, anh luôn nghĩ tới Chichi và các con. Anh cầu chúc điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ. Sau đó số phận cho Go Ku trở lại trái đất hay hồi sinh, anh đều dành thời gian chăm sóc con cái.
Với vợ chồng Go Ku, những đứa trẻ mới là tài sản quý giá nhất của họ. Do đó cuộc sống của gia đình họ rất đạm bạc, làm nông như nông dân bình thường.
Kaito
" alt=""/>Lí do nào khiến Songoku và Chichi trở thành cặp đôi hoàn hảo nhất trong Dragon BallTheo Bộ Tài chính Mỹ, ZTE bị phạt do vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran và Triều Tiên.
![]() |
Tập đoàn ZTE của Trung Quốc bị Mỹ phạt 1,9 tỷ USD. Ảnh: Reuters |
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross khẳng định, những hành động cố tình phớt lờ các quy định về thực thi trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên, Iran sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề.
Các cuộc điều tra của Bộ thương mại Mỹ bắt đầu năm 2012 cho thấy, tập đoàn thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc đã ký các hợp đồng trị giá hàng chục triệu USD để vận chuyển những thiết bị công nghệ từ một số công ty lớn của Mỹ cho tập đoàn viễn thông lớn nhất của Iran. Giới chức Mỹ coi đó là hành động lừa dối, bất chấp quy định luật pháp của Mỹ.
Theo cơ quan điều tra Mỹ, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 1/2016, ZTE đã chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp các lô hàng giá trị khoảng 32 triệu USD cho Iran mà không có giấy tờ xuất khẩu hợp lệ .
Các mặt hàng xuất khẩu trái phép bao gồm các bộ định tuyến, bộ vi xử lý, máy chủ vi tính được Mỹ kiểm soát nghiêm ngặt vì lý do an ninh và chống khủng bố.
Ngoài ra, ZTE còn tham gia vận chuyển 283 lô hàng linh kiện công nghệ cao tới Triều Tiên. Tháng 3 năm ngoái, Bộ thương mại Mỹ đã áp dụng một số hạn chế xuất khẩu đối với doanh nghiệp viễn thông này.
Mặc dù nới lỏng nhiều hạn chế đầu tư kinh doanh với Iran theo một thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) hồi tháng 7/2015, song đến nay Mỹ vẫn duy trì những biện pháp phong tỏa kinh tế và thương mại đối với Tehran.
TheoVOV
" alt=""/>Mỹ phạt tập đoàn viễn thông ZTE 1,19 tỷ USDPhó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong bị nhốt trong nhà tù nổi tiếng giam cầm các tỷ phú, một kẻ giết người hàng loạt và một tử tù. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ông không còn là ông chủ.
Theo Bloomberg, “thái tử Lee” không có điện thoại, máy tính và về cơ bản bị giam trong phòng cả ngày, trừ những lúc gặp luật sư trong phòng riêng. Kwon Young June, Giáo sư nghiên cứu chính phủ của Đại học Kyung Hee cho biết ông có thể nhờ luật sư để liên hệ với các lãnh đạo khác tại Samsung và tham gia vào quá trình ra quyết định của tập đoàn. Theo ông Kwon, “đây là văn hóa lạc hậu tồn tại ở một nước như Hàn Quốc. Các giám đốc vẫn duy trì quyền lực của mình ngay cả khi bị bắt vì họ cũng đồng thời sở hữu công ty đang điều hành”.
Lịch sử đang đứng về phía ông Lee. Chủ tịch Tập đoàn Hanwha Kim Seung Youn và Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae Won tiếp tục chỉ đạo việc kinh doanh sau khi bị kết án và bỏ tù. Không chỉ vẫn giữ được chức vụ, họ còn chủ động trong các công việc liên quan đến công ty.
Trường hợp của ông Lee, cả Samsung và ông Lee đều bác bỏ mọi lời luận tội. Dù vậy, tình trạng của ông hiện tại cho thấy mức độ nghiêm trọng của quá trình điều tra đến thời điểm này.
Doanh nhân tỷ phú mặc đồng phục nhà tù màu xanh, chỉ được phép ra ngoài tập thể dục 1 giờ mỗi ngày và không được vào mạng, theo nguồn tin của Bloomberg. Phòng giam của ông có một chiếc tivi nhưng do LG sản xuất và chỉ phát các chương trình được nhà tù cho phép.
Ông Lee đang bị tạm giam để thẩm vấn trong bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống bị luận tội Park Geun Hye. Phó Chủ tịch Samsung bị tố cáo hối lộ, khai man và các tội danh khác. Động cơ của hối lộ là giành lấy sự ủng hộ từ chính phủ cho vụ sáp nhập hai công ty con trong Samsung. Một công tố viên đặc biệt đã được chỉ định để điều tra bê bối của ông Lee đến hết tháng 2/2017. Nếu ông Lee phạm tất cả các tội, ông đối mặt với án tù hơn 10 năm.
Samsung cho biết ông Lee không điều hành tập đoàn từ trung tâm tạm giam. “Còn quá sớm để suy đoán về quản trị doanh nghiệp. Hiện tại, ưu tiên hàng đầu là chuẩn bị các biện pháp pháp lý để sự thực được phơi bày trong quá trình tố tụng tương lai. Samsung Electronics sở hữu bộ máy quản trị mạnh mẽ, dẫn đầu bởi 3 CEO đang phụ trách hoạt động kinh doanh”, Samsung viết trong email.
Ông Lee đang ở tại Trung tâm tạm giam Seoul, đặt bên ngoài thành phố công nghiệp Anyang, phía nam Seoul. “Bạn tù” bao gồm cựu Giám đốc nhân sự Kim Ki Choon của ông Park, kẻ giết người hàng loạt Yoo Young Chul.
Park Lae Goon, một nhà hoạt động từng bị giam gần 4 tháng trong tù, kể lại cảm giác cô đơn, trầm cảm và đáng thương tại đây. Rõ ràng, nó không phải nơi mà các doanh nhân giàu có cảm thấy thoải mái.
Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng “cầm lái” của ông Lee với tập đoàn. Theo Park Nam Gyoo, người giảng dạy quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc gia Seoul, ông Lee vẫn có thể quản lý các vấn đề nhỏ lẻ nhưng không thể dẫn đầu loại hình chuyển đổi mà Samsung cần để loại bỏ đối thủ.
" alt=""/>Cuộc sống trong tù của “thái tử Lee” khổ sở đến mức nào?