Ban Chủ trì Hội nghị trực tuyến với các Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX và Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chiều ngày 27/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTW MTTQ) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX và Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).
Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam; ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN; ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Nhà nước về NVNONN; Hội đồng tư vấn về Đối ngoại và kiều bào - UBTW MTTQ Việt Nam; Hội Liên lạc NVNONN; các đại biểu là Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX là NVNONN, lãnh đạo Hội, đoàn người Việt Nam tại các điểm cầu ở các châu lục.
Nhiều hoạt động thiết thực
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài đã thông tin về kết quả công tác vận động, tập hợp, đoàn kết NVNONN của MTTQ Việt Nam.
Trong đó, MTTQ Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng NVNONN về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.
Đồng thời, thường xuyên nắm bắt, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng NVNONN đề xuất, kiến nghị; tham gia xây dựng, rà soát bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về NVNONN, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NVNONN; vận động NVNONN tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương đất nước...
Đặc biệt, trước những khó khăn mà bà con kiều bào đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Nhà nước về NVNONN triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm vận động, tập hợp, đoàn kết NVNONN; cùng chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới.
Với tinh thần "lá lành đùm lá rách", phát huy "tình dân tộc, nghĩa đồng bào" bà con kiều bào dù còn đang gặp muôn vàn khó khăn nhưng vẫn hướng về quê hương, đất nước và có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp Quỹ vaccine phòng chống Covid-19, cũng như hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong nước.
Đến nay, tập thể, cá nhân NVNONN đã ủng hộ bằng tiền và hiện vật cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền gần 60 tỷ đồng. Thông qua MTTQ Việt Nam các cấp, Hội chữ thập đỏ và trực tiếp gửi tới bà con gặp khó khăn do mưa bão tại miền Trung trên 30 tỷ đồng cùng rất nhiều hiện vật thiết yếu.
Không chỉ vậy, những ngày qua, cộng đồng người Việt Nam với gần 30 tổ chức, hội nhóm tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp… đã phát động chiến dịch "Chung tay vì Việt Nam" và "10.000 liều vaccine cho Việt Nam".
Hoạt động đã thu hút được nhiều ủng hộ thiết thực, như trao tặng máy thở, nghiên cứu phát minh ra máy thở đưa về Việt Nam, đàm phán mua vaccine tặng người dân các tỉnh thành....
Đại biểu tại các điểm cầu tham dự Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài ghi nhận và đánh giá cao nhiều kiều bào đã có những đóng góp thiết thực cho quê hương. Hoạt động tích cực của cộng đồng NVNONN nói chung và của các Ủy viên Ủy ban nói riêng đã góp phần vào công cuộc phòng chống Covid-19, góp phần xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tại Hội nghị, các Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX và đại diện một số Hội, đoàn tập trung thông tin về những kết quả nổi bật trong công tác đoàn kết, tập hợp, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những việc làm thiết thực trong công tác phòng, chống dịch ở nước sở tại.
Phát huy vai trò cầu nối
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu chia sẻ với bà con kiều bào những khó khăn trong thời gian qua do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Thứ trưởng đánh giá cao vai trò của các Ủy viên và dành lời cảm ơn đến đồng bào ta ở nước ngoài, dù dịch bệnh khó khăn nhưng vẫn có nhiều đóng góp trong các hoạt động phòng chống dịch Covid-19, ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng...
Thứ trưởng Ngoại giao Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất tâm tư nguyện vọng của bà con kiều bào gửi tới Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu cho biết, mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.
Kết luận tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về củng cố vững chắc đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài nhằm phát huy mạnh mẽ sức mạnh toàn dân tộc cho phát triển đất nước.
Bên cạnh vận động bà con hướng về quê hương đất nước, Kết luận yêu cầu công tác đối với NVNONN phải tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đáp ứng nguyện vọng chính đáng, từ đó động viên, khích lệ đồng bào tiếp tục nỗ lực vươn lên, khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực to lớn và hướng về quê hương, đất nước.
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, về công tác hỗ trợ cộng đồng kiều bào nâng cao địa vị pháp lý, trong Kết luận 12 của Bộ Chính trị đã khẳng định phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về nước đầu tư, sinh sống và làm việc. Trong thời gian tới, Ủy ban Nhà nước về NVNONN sẽ khảo sát, tập hợp những vướng mắc của bà con kiều bào để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị cũng đã yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa, cải thiện phương pháp dạy và học tiếng Việt cho NVNONN.
Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn hóa hệ thống sách giáo khoa; phối hợp với các Hội đoàn NVNONN nhằm cải tiến hình thức dạy học qua hình thức dạy học trực tuyến để đưa tiếng Việt đến với cộng đồng NVNONN, không bị gián đoạn trong tình hình dịch bệnh.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu mong muốn, thời gian tới, bà con kiều bào sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối quan trọng, tích cực phản ánh tình hình và những kiến nghị của cộng đồng. Đồng thời, truyền tải các thông tin chủ trương, chính sách của Chính phủ, tình hình trong nước đến bà con. Không chỉ vậy, các Ủy viên tiếp tục là nhân tố kết nối, xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, hướng về quê hương đất nước.
Nhân dịp này, Thứ trưởng đề nghị các vị Ủy viên Ủy ban, các hội đoàn NVNONN phối hợp với Đại sứ quán tại các nước sở tại tham gia, phối hợp cùng kênh của Chính phủ tăng cường vận động, đẩy mạnh ngoại giao mua vaccine đạt hiệu quả cao nhất.
Sẵn sàng đáp ứng mong đợi của kiều bào
Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, nhiều kiều bào đã cùng đồng lòng, chung sức để cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã ghi nhận và đánh giá cao các Ủy viên Ủy ban, cộng đồng người Việt Nam, các Hội đoàn NVNONN đã dành những tình cảm, trách nhiệm với quê hương, trong đó phải kể đến những đóng góp về trí tuệ, công sức, vật chất để phát triển kinh tế cho đất nước, đặc biệt sự ủng hộ của kiều bào trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.
Ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, nhiều kiều bào đã cùng đồng lòng, chung sức để cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh thông qua hoạt động tư vấn và chủ động tiếp cận các nguồn cung cấp để có sớm nhất, nhiều nhất nguồn vaccine chuyển về trong nước.
Theo Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, sự đồng hành và hiến kế tâm huyết của kiều bào trên mọi hành trình của dân tộc bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, luôn hướng về quê hương của những người con đất Việt xa xứ, "dù đi xa vạn đỗi, không phai nhòa nguồn cội Rồng Tiên".
Tính từ ngày 31/12/2020 đến nay, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD; trong 5 năm từ 2016-2020, tổng kiều hối đạt trên 88 tỷ USD; tổng số tiền kiều bào quyên góp, ủng hộ đất nước khi gặp khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh lên đến trên 100 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, trang thiết bị, vật tư, y tế.
Điều đó cho thấy, kiều bào ta ở nước ngoài luôn san sẻ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau khi cộng đồng gặp nhiều khó khăn, thể hiện đậm nét văn hóa tốt đẹp, truyền thống của người Việt Nam, như "cây có cội, sông có nguồn", "bầu ơi thương lấy bí cùng".
Qua những đóng góp ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến khẳng định, UBTW MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp cùng với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu và tiếp thu đầy đủ để báo cáo với Đảng, Nhà nước những tâm tư, nguyện vọng của kiều bào, từ đó có những giải pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ở nước sở tại.
Trong thời gian tới, MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan sẽ tập trung triển khai, quán triệt hiệu quả nội dung Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan để tiếp tục thúc đẩy công tác kiều bào ngày càng thực chất, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nữa sự mong đợi, nhu cầu của kiều bào.
Ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp cao nhất cùng với các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị tập trung phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam mong rằng, các Ủy viên Ủy ban, các Hội đoàn và kiều bào ta đang sinh sống ở nước ngoài hiến kế, đồng lòng chung sức để tham gia kết nối, vận động cùng Chính phủ và các cơ quan ở Việt Nam mua vaccine, nhận tặng vaccine được nhiều nhất, nhanh nhất có thể.
Trong thời gian tới, Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam tiếp tục nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của kiều bào để phản ánh, kiến nghị tới Đảng, Nhà nước và Mặt trận; vận động kiều bào hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Mặt trận phát động. Đặc biệt là chủ trương của Đảng, Nhà nước, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam về phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong cộng đồng nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhân dịp này, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng mong muốn kiều bào tiếp tục quyên góp ủng hộ kinh phí, vật tư, thiết bị y tế, vận động nguồn lực vaccine qua đầu mối MTTQ Việt Nam để Mặt trận phân bổ kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Mặc dù diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp ở Việt Nam và trên toàn thế giới, nhưng Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tin tưởng, "với ý chí, tình cảm, sức sáng tạo và tình đoàn kết của người Việt Nam nhất định chúng ta sẽ kiểm soát, đẩy lùi, vượt qua đại dịch, sớm trở lại cuộc sống bình thường. Mong kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, bình an và hạnh phúc".
" alt=""/>Bà con kiều bào đồng hành trên mọi hành trình của dân tộcNgười dẫn chương trình của Fox News, ông Larry Kudlow (Ảnh: Getty).
Báo Wall Street Journal (WSJ)dẫn nguồn thạo tin ngày 15/11 cho hay, sở dĩ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cân nhắc đề cử người dẫn chương trình củaFox News, Larry Kudlow, vào vị trí quản lý cấp cao về kinh tế là bởi tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai ứng viên khác cho vị trí này.
Hai ứng viên còn lại đó gồm Giám đốc điều hành Cantor Fitzgerald Howard Lutnick và Giám đốc quỹ phòng hộ Scott Bessent. Cả hai cạnh tranh quyết liệt để lãnh đạo Bộ Tài chính Mỹ.
Các cố vấn của ông Trump hiện coi ông Kudlow là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC) hoặc Bộ Tài chính.
Ông Kudlow từng là Chủ tịch NEC trong 3 năm trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Ông vẫn giữ liên lạc thường xuyên với Tổng thống đắc cử và được cho là khách mời tại dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida trong tuần này.
Tuy nhiên, Bloombergdẫn nguồn thạo tin cho hay, ông Kudlow đã nói với đội ngũ của Tổng thống đắc cử rằng ông không muốn đảm nhiệm chức vụ nào trong chính quyền sắp tới của ông Trump. Ông Kudlow chưa đưa ra bình luận.
Người phát ngôn của Fox Newsnói với New York Post:"Ông Larry Kudlow gần đây đã ký một thỏa thuận mới để tiếp tục tổ chức chương trình cùng tên của mình trên Fox Business và không có kế hoạch rời bỏ vai trò dẫn dắt hiện tại của mình, một trong những chương trình được đánh giá cao nhất trên mạng".
Trước đó, một người dẫn chương trình khác của Fox Newscũng được ông Trump lựa chọn cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng là ông Pete Hegseth, 44 tuổi.
Ngay sau khi đắc cử tổng thống vào hôm 5/11, ông Trump nhanh chóng hoàn thiện dần bộ máy nhân sự cho chính quyền mới.
Tổng thống đắc cử hôm qua đã bổ nhiệm người phát ngôn chiến dịch tranh cử, cô Karoline Leavitt, 27 tuổi, làm Thư ký báo chí Nhà Trắng. Như vậy, Leavitt sẽ là Thư ký báo chí Nhà Trắng trẻ nhất trong lịch sử Mỹ.
Leavitt là đảng viên đảng Cộng hòa đầu tiên thuộc Gen Z giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại Hạ viện. Trước khi tranh cử vào quốc hội, cô đã làm việc cho Hạ nghị sĩ Elise Stefanik, một đảng viên Cộng hòa ở New York, được ông Trump đề cử làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc.
Bộ máy nhân sự nhiệm kỳ hai của ông Trump gồm nhiều gương mặt trẻ thuộc thế hệ 8X. Đội ngũ nhân sự trẻ được kỳ vọng sẽ mang lại năng lượng mới cho chính quyền của ông.
Ngoài các đề cử nhân sự an ninh, quốc phòng, đề cử cho các vị trí đảm trách vận hành nền kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tổng thống đắc cử Trump - người được đánh giá cao hơn ứng viên Dân chủ về kinh nghiệm, năng lực điều hành kinh tế.
Theo WSJ, ông Trump đã thảo luận với ông Robert Lighthizer, người từng là đặc phái viên thương mại trong nhiệm kỳ trước, và Giám đốc điều hành Apollo Global Management Marc Rowan cho các vai trò kinh tế cấp cao.
Tổng thống đắc cử Trump phát tín hiệu cho thấy, ở nhiệm kỳ này, ông sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách bảo hộ thương mại, áp thuế với hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước trên tinh thần "Nước Mỹ trên hết".
Theo RT" alt=""/>Báo Mỹ: Ông Trump cân nhắc chọn MC Fox News làm Bộ trưởng Tài chínhTổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Ảnh: Reuters).
Korea JoongAng Daily đưa tin, vào ngày 3/12, các thành viên nội các Hàn Quốc đã được triệu tập gấp để họp bí mật vào trước thời điểm Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật. Phần lớn các quan chức tham gia đều không biết trước nội dung cuộc họp.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun là thành viên Nội các duy nhất biết trước về quyết định ban bố thiết quân luật của ông Yoon vào tối ngày 3/12. Ông Kim đã từ chức sau khi sắc lệnh thiết quân luật bị rút lại.
Cuộc họp nội các diễn ra từ 21h-21h40 tại phòng họp của Văn phòng Tổng thống, ngay trước khi ông Yoon tuyên bố trên truyền hình.
Trong số những trợ lý thân cận tại Văn phòng Tổng thống, không có ai ngoại trừ một số ít người được chọn tham gia vào công tác an ninh của Tổng thống biết về quyết định ban bố thiết quân luật của ông Yoon.
Hầu hết các bộ trưởng tham dự cuộc họp được cho là chỉ biết về chương trình nghị sự khi đến địa điểm họp. Quá trình này được tiến hành trong bí mật.
Điều 77 của Hiến pháp trao cho tổng thống quyền tuyên bố thiết quân luật, tùy thuộc vào sự xem xét của nội các.
Vào khoảng 20h, khoảng một giờ trước cuộc họp, Thủ tướng Han Duck-soo đã đến văn phòng tổng thống và bày tỏ sự phản đối đối với động thái này, cho rằng nó có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Ông Han chỉ ra những lo ngại như biến động tỷ giá hối đoái và sự suy giảm uy tín quốc tế. Mặc dù vậy, Thủ tướng đã không thuyết phục được ông Yoon.
Sau đó, ông Yoon triệu tập các bộ trưởng đến văn phòng tổng thống. Khi số lượng tối thiểu hơn một nửa Nội các - tức là 11 thành viên - có mặt để thực hiện nhanh chóng tuyên bố thiết quân luật, cuộc họp bắt đầu.
Theo cuộc điều tra của JoongAng Ilbo, những người tham dự bao gồm ông Yoon, Thủ tướng Han, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok, Bộ trưởng Ngoại giao Cho Tae-yul, Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung-ho, Bộ trưởng Tư pháp Park Sung-jae, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min, Bộ trưởng Nông nghiệp Song Mi-ryung, Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong và Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Oh Young-ju.
Ngoài ông Han, Phó Thủ tướng Choi và Bộ trưởng Ngoại giao Cho được cho là đã phản đối mạnh mẽ việc ban bố thiết quân luật, viện dẫn tác động tiềm tàng của nó đối với nền kinh tế và quan hệ đối ngoại.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cuộc họp nhằm thay đổi suy nghĩ của ông Yoon, nhưng những nỗ lực này đều không thành công. Rất ít bộ trưởng đồng ý với việc ban hành thiết quân luật.
Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong cho biết trong cuộc họp của ủy ban y tế và phúc lợi của Quốc hội vào ngày 5/12 rằng ông "không đồng ý với tuyên bố thiết quân luật" của ông Yoon.
Khi được nghị sĩ Kim Sun-min hỏi rằng liệu ông có đồng ý rằng tuyên bố thiết quân luật của ông Yoon là "bất hợp pháp và vi hiến" hay không, ông Cho trả lời "có" mà không giải thích thêm.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae-yong, người không phải là thành viên nội các, cũng có mặt và được cho là đã phản đối động thái của ông Yoon.
Ông Yoon được cho là đã nói với các bộ trưởng rằng thiết quân luật là lá bài cuối cùng để đối phó với các động thái của đảng Dân chủ đối lập, bên đang nắm giữ nhiều ghế nhất trong quốc hội.
Tổng thống nhấn mạnh rằng tuyên bố này là hành động thực thi hợp pháp thẩm quyền của tổng thống theo Hiến pháp và nói thêm rằng: "Tôi sẽ chịu trách nhiệm". Ông duy trì lập trường cứng rắn bất chấp các nỗ lực thuyết phục.
"Cuộc họp được tiến hành trong bầu không khí rất nghiêm túc. Mặc dù một số bộ trưởng phản đối, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ khi tổng thống yêu cầu", một quan chức của đảng cầm quyền PPP cho biết.
Tuyên bố thiết quân luật đã được tiến hành theo đúng kế hoạch, được ông Yoon và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim ủng hộ mạnh mẽ.
Hiến pháp và Đạo luật thiết quân luật yêu cầu tổng thống phải có sự xem xét của Nội các trước khi tuyên bố thiết quân luật. Tuy nhiên, vì không có điều khoản nào yêu cầu phải bỏ phiếu trong cuộc họp nên không có cuộc bỏ phiếu chính thức nào diễn ra vào ngày hôm đó.
"Đánh giá của Nội các không có hiệu lực ràng buộc, vì vậy ngay cả khi một cuộc bỏ phiếu được tiến hành, nó cũng không ngăn cản được việc ông Yoon phát đi tuyên bố", một quan chức cấp cao của PPP cho biết.
Sau đó, ông Yoon đã ban bố thiết quân luật lúc 22h23, ngay sau cuộc họp. Vào 1h ngày 4/12, Quốc hội thông qua nghị quyết bác bỏ động thái của ông Yoon.
Một cuộc họp nội các khác được triệu tập lúc 4h30 sáng để phê chuẩn việc chấm dứt thiết quân luật 6 giờ sau khi ban bố. Theo những người trong đảng PPP, Thủ tướng Han và một số bộ trưởng đã thuyết phục ông Yoon đảo ngược quyết định của mình.
Theo Korea JoongAng Daily" alt=""/>40 phút nội các nỗ lực ngăn cản Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật