Điểm đặc biệt của buổi gặp mặt cán bộ hưu trí năm nay là thành phần được mở rộng, với sự có có mặt của cán bộ hưu trí ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của ngành, bao gồm cả bưu chính, viễn thông, CNTT, công nghệ số, báo chí xuất bản, thông tin truyền thông, thông tin cơ sở.
Bày tỏ lòng biết ơn với các thế hệ lãnh đạo, cán bộ TT&TT qua các thời kỳ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, buổi gặp mặt là dịp ôn lại những câu chuyện của ngành trong quá khứ, có thêm động lực cho hiện tại và vững tin viết tiếp câu chuyện tương lai.
Tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “nghĩa tình” của ngành TT&TT cũng được lan tỏa trên cả nước, khi năm nay cũng là năm đầu tiên tất cả 63 sở TT&TT tỉnh, thành phố tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí ngành TT&TT trên địa bàn.
Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực chia sẻ: "Bộ TT&TT rất chú ý đến truyền thống, thể hiện qua nhiều hoạt động, tiêu biểu như việc xác minh và tổ chức trao bằng “Tổ quốc ghi công” cho gia đình liệt sĩ Trang Hồng Vinh."
Đánh giá cao sáng kiến của Bộ TT&TT mời tham gia cuộc gặp mặt nhân ngày truyền thống tất cả cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong các lĩnh vực của ngành, ông Mai Liêm Trực cho rằng nhờ vậy ông và các cán bộ hưu trí đã có dịp được gặp gỡ các cộng sự một thời gắn bó.
Ngành TT&TT sẽ là đôi cánh đưa Việt Nam bay lên
Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Phạm Đức Long, thay mặt lãnh đạo Bộ, báo cáo với các cán bộ hưu trí về tình hình phát triển của ngành trong 7 tháng đầu năm nay và một số nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023.
Khẳng định Bộ TT&TT trong nhiệm kỳ này rất chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện thể chế cho tiến trình chuyển đổi số, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, bên cạnh Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6, Luật Viễn thông sửa đổi sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua trong tháng 10, Bộ TT&TT cũng dự kiến xây dựng các Luật: Báo chí, Xuất bản, Bưu chính; tiếp tục nghiên cứu đề xuất Luật Chính phủ số/Chuyển đổi số.
Một điểm sáng là lao động của ngành TT&TT vẫn có sự tăng trưởng trong 7 tháng qua, cho thấy ngành đang thu hút được nhiều lực lượng lao động tham gia vào phát triển, đóng góp vào công cuộc chuyển đổi sốđất nước.
Các cán bộ lão thành của ngành ghi nhận và đánh giá cao những việc Bộ TT&TT đã làm được thời gian qua. “Những việc Bộ TT&TT đã làm rất đáng quý. Qua theo dõi, chúng tôi mừng cho những tiến bộ của ngành. Mong muốn Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước làm những việc mà cuộc sống đang rất cần, với mục tiêu rõ, dễ nhớ và dễ làm”, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp chia sẻ.
Ông Lê Doãn Hợp cũng lưu ý về một số lĩnh vực: Xuất bản là ngành “chọn chữ”, định hướng văn hóa đọc nên cần làm sao để có nhiều sách hay, nghiên cứu lập quỹ xuất bản để tài trợ cho những tác giả viết hay; Báo chí gói gọn trong 4 chữ “Trung thực, hướng thiện”; Chuyển đổi số nên tập trung làm 3 việc là Chính phủ số, doanh nghiệp số và công dân số.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhận xét, hoạt động của ngành, Bộ TT&TT thời gian qua có rất nhiều đổi mới, đặc biệt là từ khi Bộ TT&TT được Đảng, Nhà nước giao trọng trách hướng dẫn, tham mưu, chỉ đạo về chuyển đổi số.
Chuyển đổi số đã đi vào mọi đời sống xã hội. Đi đâu cũng chạm vào công nghệ, kiến thức khoa học công nghệ. Trách nhiệm của Bộ TT&TT sẽ lớn, nặng nề hơn. Hoạt động của Bộ TT&TT đi lên sẽ đẩy đất nước tiến nhanh, sánh với các nước phát triển. “Lĩnh vực xuất bản cũng đã có nhiều đổi mới. Nhiều người dân đã quan tâm đến văn hóa đọc, quý sách và giờ đọc sách không chỉ sách giấy mà cả sách điện tử. Qua sách, qua báo giúp nâng cao dân trí, vì vậy nâng tầm trí tuệ của dân tộc”, ông Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ thêm.
Bày tỏ sự ấn tượng với những việc Bộ TT&TT đã làm được, ông Mai Liêm Trực chỉ ra 3 dấu ấn lớn của Bộ, đó là: Thay đổi nhận thức xã hội về chuyển đổi số và cách mạng 4.0 để từ cấp lãnh đạo đến từng người dân đều biết, nói đến chuyển đổi số; Dẫn dắt các doanh nghiệp, địa phương triển khai công cuộc chuyển đổi số thu được những kết quả cụ thể; Làm tốt công tác cán bộ, chọn cán bộ lãnh đạo dựa trên năng lực, công việc và luân chuyển, thay đổi môi trường để thử thách họ.
Là người có nhiều năm gắn bó với lĩnh vực truyền thông thông tin, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân Hà Đăng nhận xét: Qua phát biểu của cán bộ hưu trí ngành TT&TT có thể thấy đây là lực lượng “hưu nhưng trí không hưu, trí vẫn phát triển, vẫn gắn liền với cuộc sống hàng ngày. “Chúng tôi còn sống, làm việc thì còn gắn bó với giới thông tin, truyền thông”, ông Hà Đăng nói.
Chia sẻ góc nhìn của người từng dẫn dắt doanh nghiệp lớn trong ngành, Trung tướng Hoàng Anh Xuân, nguyên Tổng giám đốc Viettel cho rằng, Bộ TT&TT nên tập trung phát triển công nghiệp công nghệ số, tham mưu để Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển ngành này.
Trao đổi với các cán bộ hưu trí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng một lần nữa nhấn mạnh, ngành TT&TT ngày nay như đôi cánh để đưa Việt Nam bay lên. Báo chí, truyền thông, xuất bản sẽ khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường và biến nó thành sức mạnh tinh thần. Sức mạnh vật chất, chủ yếu là công nghệ số được xác định là động lực chính để Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045. “Câu chuyện của thế hệ hôm nay có được viết nên hay không là do sự nỗ lực của toàn ngành trong hiện tại, đặc biệt là khát vọng của thế hệ hiện tại”, Bộ trưởng chỉ rõ.
Hiện thu nhập trên đầu người của Việt Nam xếp thứ 120 thế giới và các chỉ số xếp hạng quốc tế của chúng ta cơ bản cũng xung quanh 100. Bộ TT&TT đặt mục tiêu đến năm 2025, các lĩnh vực của ngành đều sẽ trong top 50 thế giới. Toàn ngành, Bộ TT&TT cam kết sẽ nỗ lực để thực hiện mục tiêu này. “Về báo chí, thế giới không xếp hạng, nhưng hiện nay câu chuyện chính của báo chí là thực hiện chuyển đổi số để thay đổi cách chúng ta làm báo, vẫn là làm báo nhưng công cụ thay đổi”, Bộ trưởng thông tin thêm.
Hành trình công nhận liệt sĩ cho đồng chí Trang Hồng Vinh làm lay động lòng người“Hành trình 70 năm không mệt mỏi thể hiện tấm lòng của người sống với người đã hy sinh. Tấm lòng nghĩa tình 70 năm ấy làm lay động tất cả chúng ta”." alt=""/>Thế hệ đi trước tiếp sức cho ngành TT&TT vững tin viết tiếp câu chuyện tương lai"Chúng ta đã bên nhau được 7 năm, là cha mẹ của hai đứa trẻ. Hành trình trải qua có những buồn vui nhưng cả hai vẫn sát cánh bên nhau. Anh chỉ mong tiếp tục nắm tay em đi tiếp quãng đời còn lại", tài tử nhắn gửi đến vợ.
Loạt khoảnh khắc tươi vui, năng động của cặp đôi. Dù chênh nhau 22 tuổi, đôi vợ chồng được khen xứng đôi về ngoại hình. 7 năm yêu và "về chung một nhà", họ vẫn được ngưỡng mộ nhờ tình cảm ngọt ngào như đôi tình nhân.
Trịnh Gia Dĩnh những năm gần đây vẫn hoạt động năng nổ trong showbiz, lấn sân sang Đại lục. Những ngày không đóng phim, anh tranh thủ trở về Hong Kong đoàn tụ cùng vợ và các con. Trong khi đó, Trần Khải Lâm gần như giải nghệ để làm hậu phương cho ông xã.
Trong bài phỏng vấn hồi đầu năm, Trịnh Gia Dĩnh nói anh biết ơn vợ vì đã chấp nhận hy sinh sự nghiệp, tuổi xuân để lo chồng con. Nam diễn viên cho hay bà xã dần học được sự bản lĩnh, lạc quan khi đối diện với những tin đồn không hay. "Là chồng, tôi luôn nhắc nhở mình mỗi ngày phải sống tốt. Đó là cách để tôi bảo vệ tổ ấm của mình", tài tử chia sẻ.
Theo On, cặp đôi đều là "cỗ máy hái ra tiền" trong làng giải trí Hoa ngữ. Nhờ hình ảnh hôn nhân đẹp, sắc vóc nổi bật, hai vợ chồng nhận không ít hợp đồng quảng cáo, làm đại diện từ các nhãn hàng tên tuổi. Họ thu về 1-3 triệu NDT (từ 3-9 tỷ đồng) cho mỗi dự án.
Trịnh Gia Dĩnh và Trần Khải Lâm hẹn hò vào năm 2015. Thời gian đầu công khai yêu nhau, cả hai dính phải không ít lời bàn tán bởi mối tình lệch tuổi. Trong khi Trịnh Gia Dĩnh nổi tiếng với quá khứ đào hoa, Trần Khải Lâm lại là hoa hậu, con nhà gia thế.
Họ chính thức kết hôn với hôn lễ sang trọng diễn ra tháng 8/2018 trên đảo Bali, Indonesia. Sau gần 4 năm cưới, đôi vợ chồng sinh 2 người con. Tổ ấm 4 thành viên của đôi diễn viên được nhiều đồng nghiệp, khán giả ngưỡng mộ.
Thúy Ngọc
Trịnh Gia Dĩnh và vợ - Hoa hậu Trần Khải Lâm có cuộc hôn nhân đầy ắp tiếng cười. Cả 2 luôn đồng điệu về suy nghĩ, lối sống dù chênh nhau 22 tuổi.
" alt=""/>Hôn nhân đáng ngưỡng mộ của Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu kém 22 tuổiAnh Nguyễn Mạnh Cường, cựu sinh viên luật, nhìn nhận trường hợp của “đàn em” bị xử như vậy là quá nặng.
Nội quy của Trường ĐH Luật TP. HCM |
“Các quy chế của Bộ GD-ĐT không quy định về việc này. Thậm chí, các “tội” khác nặng hơn như đánh bạc… cũng chỉ bị cảnh cáo, đến lần thứ ba mới đuổi học.
Quy chế Công tác sinh viên Bộ GD-ĐT ban hành tháng 10/2016 có quy định về việc "Đình chỉ học tập có thời hạn” áp dụng đối với các trường hợp: những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo...
Trong trường hợp này, sinh viên rõ ràng không phạm vào ba lỗi nói trên. Như vậy, Quyết định kỷ luật của trường đã áp dụng không đúng ngay cả quy định của Bộ GD-ĐT…
Trong khi trường Luật là nơi không chỉ dạy sinh viên về nghề nghiệp, mà còn có nhiệm vụ dạy sinh viên về tính nhân văn nữa, thì việc kỷ luật này cần phải được xem xét lại.
Từ trước tới nay chỉ có mỗi trường ĐH Luật TP.HCM làm việc này mà cũng chưa thật sự chặt chẽ theo đúng các quy định hiện hành nên tạo dư luận không hay.
Nếu bị phạt theo Luật Sở hữu trí tuệ, em sinh viên đó cũng chỉ phải nộp một số tiền nhất định, mà không khó để so sánh số tiền nộp phạt nêu có với một năm học bị đình lại” – anh Cường cho biết.
“Đình chỉ học một năm là quá nặng” – Nguyễn Thu Trang, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đồng quan điểm.
“Tại sao trường không nhắc nhở hoặc cảnh cáo bạn đó trước đã mà lại đình chỉ học như vậy? Với nhà trường, một năm học của một sinh viên có thể không là chuyện gì to tát, nhưng với sinh viên đó là tiền bạc phải chi phí trong một năm chờ đợi đó, là cơ hội bạn đó có thể mất đi nếu ra trường chậm một năm, là thu nhập hàng chục triệu đồng bạn có thể có được nếu ra trường và đi làm đúng “thời hạn” – Trang bày tỏ.
Nhưng hơn hết, theo Trang, vấn đề là “Em và nhiều bạn không thấy việc phạt như vậy là thỏa đáng.
“Ở trường em, nếu không có điều kiện mua sách mới, mọi người vẫn photo tài liệu để học ngay tại thư viện. Việc photo tài liệu chỉ để học chứ không phải để mua bán thì đâu có gì sai?”.
Lãnh đạo trường đại học: Nên xử nhẹ nhàng hơn
Ông Phan Thành Công, giảng viên một trường đại học ở TP.HCM cho rằng về mặt pháp lý, sở hữu trí tuệ thì sinh viên photo giáo trình là sai. “Nhưng trong trường đại học, ở khía cạnh tình - tiền - tiện thì việc cấm photo tài liệu là điều khó thực hiện”.
Ông Công phân tích “Về tình cảm thầy trò - thầy sẽ rất thương sinh viên. Về mặt tiền bạc, các em có thể gặp khó khăn về tài chính, cũng nên "lơ" đi để hỗ trợ các em. Còn nói về chuyện tiện, có thể không gặp khó khăn về tài chính nhưng người đọc rất cần sự tiện lợi, vì vậy nếu ra ngay cổng có tiệm photo chắc chắn tiện hơn phải chạy tìm tài liệu ở các nhà sách”.
Với cách nhìn này, theo ông Công, các trường nên có quy định về sở hữu trí tuệ, thậm chí có thể quy định cứng, “nhưng thực hiện không thể cứng”.
Còn ông Phạm Thái Sơn, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM thì nhìn nhận vấn đề xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ của Trường ĐH Luật TP.HCM là đúng luật.
“Sinh viên không được sử dụng tài liệu không có bản quyền, không được vi phạm bản quyền” – ông Sơn khẳng định. “Tuy nhiên, vấn đề này cần giáo dục sinh viên trước và có biện pháp nhẹ nhàng hơn. Thói quen này đã có từ lâu nay, nếu kỷ luật mạnh quá thì tội nghiệp các em”.
Ông Sơn cũng cho biết Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm chỉ có thông báo khuyến cáo sinh viên về việc sử dụng tài liệu không được vi phạm bản quyền và cá nhân tự chịu trách nhiệm về vấn đề này. Nhà trường có cung cấp tài liệu cho sinh viên. Với giáo trình của giảng viên, trường có bộ phận của thư viện photo cho sinh viên. “Đương nhiên thư viện có thỏa thuận với giảng viên về sở hữu trí tuệ” – ông Sơn chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thì cho rằng Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
“Như vậy sinh viên sao chép ở đây không vì mục đích thương mại nên không sai” – ông Dũng nêu quan điểm.
“Mặt khác, Công ước Bener cũng cho photo một số trang, một số phần, nhưng đây là áp dụng ở các nước tư bản. Việt Nam còn nghèo, không thể áp dụng cứng nhắc như các nước khác. Sinh viên ngoài tiền học hành, ăn uống…, nếu làm cứng như vậy thì rất khó”.
Ông Dũng cho biết bản thân ông đã từng viết thư cho rất nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, đề nghị rằng do không có điều kiện mua bản quyền nên xin họ được sap chép tài liệu để giảng dạy và họ rất vui lòng. “Tôi cũng khẳng định rất ít giảng viên Việt Nam tự soạn được giáo trình, sách nếu không có sự tham khảo trích dẫn từ quốc tế" – ông Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Dũng, luật đã cho phép thế nào thì cứ vậy thực hiện. “Trường đại học dù làm gì thì tất cả cũng vì sinh viên, nhưng về lâu dài nên thực hiện theo luật quốc tế và làm đồng bộ”.
Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ đã sửa đổi bổ sung năm 2009 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng |
Tuệ Minh – Ngân Anh
" alt=""/>Photo 8 cuốn giáo trình: Đình chỉ học một năm là quá nặng?