Điều trị ung thư mang lại hiệu quả tốt nhất khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu (Ảnh minh họa: H.K).
Mệt mỏi
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và nghỉ ngơi không giúp ích gì, hãy nói với bác sĩ của bạn. Bệnh bạch cầu thường làm bạn mệt mỏi, hoặc bạn có thể bị mất máu do ung thư ruột kết hoặc dạ dày. Giảm cân liên quan đến ung thư cũng có thể khiến bạn kiệt sức.
Sốt
Nếu bạn bị sốt cao hoặc kéo dài hơn 3 ngày, hãy đi khám. Một số bệnh ung thư máu, như ung thư hạch bạch huyết gây sốt trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần.
Những thay đổi trong làn da
Bạn hãy yêu cầu bác sĩ xem xét các nốt ruồi, vết sưng hoặc vết bất thường hoặc mới trên cơ thể để chắc chắn rằng ung thư da không rình rập. Da của bạn cũng có thể cung cấp manh mối cho các loại ung thư khác. Nếu nó sẫm màu, có màu vàng hoặc đỏ, ngứa hoặc mọc nhiều lông hơn hoặc nếu bạn bị phát ban không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu của ung thư gan, buồng trứng hoặc thận hoặc ung thư hạch.
Vết loét không lành
Các đốm chảy máu và không biến mất cũng là dấu hiệu của ung thư da. Ung thư miệng có thể bắt đầu như vết loét trong miệng của bạn. Nếu bạn hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ho hoặc khàn giọng không biến mất
Ho là một dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, và khàn giọng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản hoặc tuyến giáp.
Chảy máu bất thường
Ung thư có thể khiến máu xuất hiện ở nơi không nên có. Máu trong phân của bạn là triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Và các khối u dọc theo đường tiết niệu của bạn có thể gây ra máu trong nước tiểu của bạn.
Thiếu máu
Đây là biểu hiện khi cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu được tạo ra trong tủy xương. Các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy có thể làm hỏng tủy của bạn. Các khối u lan đến đó từ những nơi khác có thể lấn át các tế bào hồng cầu thông thường.
" alt=""/>8 dấu hiệu ung thư phổ biến ở cả nam và nữCác dấu hiệu đau tức vùng bụng, co thắt dạ dày... có thể cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet).
- Rối loạn tiêu hóa: Ban đầu có thể là ợ chua, sau đó đau tức vùng bụng, co thắt dạ dày trước hoặc sau khi ăn.
- Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần nên chú ý theo dõi.
- Đi ngoài phân nhỏ, phân dẹt: Có nguy cơ ruột gặp phải những vật cản như các khối u, polyp to khiến hình dạng và kích thước phân thay đổi.
- Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nguyên do khối u trong lòng ruột gây chảy máu.
- Giảm cân bất thường, mệt mỏi: Hầu hết các trường hợp mắc ung thư đều có dấu hiệu giảm cân nhanh và nhiều trong thời gian ngắn dù không ăn kiêng hay tập luyện gì gắng sức.
Nếu có một trong các dấu hiệu trên, đừng trì hoãn việc đi khám. Có thể, đó chỉ là dấu hiệu bệnh thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ung thư nguy hiểm, càng phát hiện sớm, cơ hội chữa trị càng cao.
Nên tầm soát ung thư đại trực tràng từ tuổi 40
Theo TS Bình, việc đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện sớm để điều trị kịp thời ung thư đại trực tràng rất quan trọng.
Trước đây, bác sĩ khuyến cáo sau 50 cần thực hiện nội soi đại trực tràng, nhưng nay, lứa tuổi cần tầm soát đã sớm hơn. Theo đó, sau 40 tuổi, cần thực hiện tầm soát theo định kỳ.
Việc khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
Chuyên gia Bệnh viện K cho biết, sở dĩ ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, trong đó béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá... là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng. Tại Việt Nam, 57% người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO, trong khi lại ăn nhiều thịt. Một nửa nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại; béo phì tăng nhanh, tỉ lệ hút thuốc lá còn cao...là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
" alt=""/>5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu"Mắt thần" MRI, CT scan, siêu âm, nội soi… giúp tầm soát chẩn đoán ung thư sớm trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng (Ảnh: Bernard Healthcare).
Nói về những giá trị của chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư, GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng cho biết: "Y học ngày nay có mắt thần, nhìn sâu nhìn suốt thấy ung thư".
Theo bác sĩ Hùng, "mắt thần" ở đây là hệ thống chẩn đoán hình ảnh MRI, CT scan, siêu âm, nội soi… giúp các bác sĩ nhìn thấu bên trong cơ thể và truy tìm mầm mống bệnh trước khi xuất hiện triệu chứng.
Bên cạnh việc khám lâm sàng và cận lâm sàng kinh điển như X-quang, siêu âm, xét nghiệm thì chẩn đoán hình ảnh cao cấp ngày càng cho thấy hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những tổn thương ung thư. Đặc biệt ung thư ở các vùng khó hay bị hạn chế khảo sát như: lồng ngực, vùng bụng chậu, đầu mặt cổ, sọ não…
Tầm soát phát hiện sớm ung thư theo mô hình Ningen Dock (Nhật Bản)
Tại hội thảo quốc tế "Ứng dụng chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao trong tầm soát ung thư thời đại mới" do Hệ thống y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard tổ chức vào tháng 1/2024, PGS.TS.BS. Takuji Araki - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Điện quang can thiệp Nhật Bản, khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Đại học Yamanashi (Nhật Bản) chia sẻ về mô hình Ningen Dock.
"Mục tiêu của Ningen Dock là tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ bệnh tiềm ẩn trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng, để từ đó các bác sĩ tư vấn, thay đổi lối sống, dinh dưỡng, vận động hoặc tư vấn điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Vì vậy, giá trị của Ningen Dock là giúp tăng chất lượng cuộc sống cũng như tăng tuổi thọ cho người dân", vị phó giáo sư Nhật Bản cho biết.
Từ trái qua phải: PGS.TS.BS. Takuji Araki (Bệnh viện Đại học Yamanashi, Nhật Bản); BS.CKII. Trần Đoàn Đạo (Bernard Healthcare); GS. Nguyễn Chấn Hùng tại hội thảo ung thư quốc tế do Bernard Healthcare tổ chức (Ảnh: Bernard Healthcare).
Cũng tại sự kiện trên, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Trần Đoàn Đạo - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Y khoa Bernard Healthcare - Nguyên trưởng khoa Bỏng - Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Bernard hướng đến mục tiêu tầm soát các bệnh lý nguy hiểm trong cộng đồng, chẩn đoán và điều trị để bệnh nhân nhận được nhiều lợi ích nhất có thể. Để triển khai mô hình Ningen Dock Nhật Bản, việc kết hợp những chuyên gia y tế trong và ngoài nước là cần thiết, bên cạnh đó là hệ thống trang thiết bị và công nghệ để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị".
Bernard Healthcarevà Bệnh viện Đại học Yamanashi Nhật Bản hợp tác chiến lược
Tiếp nối hội thảo ung thư quốc tế là lễ công bố hợp tác chiến lược giữa Bernard Healthcare và Bệnh viện Đại học Yamanashi.
Theo đó, hai bên đã có những trao đổi, liên kết chuyên môn trong lĩnh vực y học dự phòng và du lịch y tế Nhật Bản, đặc biệt chú trọng phát triển tầm soát sức khỏe toàn diện, chi tiết, chuyên sâu cho người Việt theo mô hình Ningen Dock của Nhật.
Bệnh viện Đại học Yamanashi là một trong những bệnh viện công lập tuyến cuối của Nhật, chất lượng khám chữa bệnh đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia. Bernard Healthcare là đơn vị y tế được Bệnh viện Đại học Yamanashi lựa chọn hợp tác phát triển mô hình Ningen Dock.
"Bernard Helathcare là hệ thống y tế chuyên sâu với nhiều chuyên gia bác sĩ kinh nghiệm. Sự hợp tác của hai đơn vị bắt đầu từ liên kết chuyên môn trong chẩn đoán hình ảnh. Tôi tin rằng trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa ở nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy nền y tế Việt Nam", GS.TS.BS. Hiroyuki Kinouchi - Viện trưởng Bệnh viện Đại học Yamanashi chia sẻ.
Lãnh đạo Bernard Healthcare và Bệnh viện Đại học Yamanashi Nhật Bản tại lễ công bố hợp tác chiến lược (Ảnh: Bernard Healthcare).
Lãnh đạo cấp cao của hai đơn vị cũng đã thảo luận tăng cường hợp tác, tiếp tục nâng cao chất lượng chẩn đoán hình ảnh dành cho Ningen Dock và các dịch vụ chuyên sâu khác tại Bernard như: tham vấn ý kiến thứ hai kết quả chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT scan); kết nối chuyên môn, tham vấn trực tuyến dành cho các trường hợp bệnh lý phức tạp cùng đội ngũ giáo sư, bác sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Yamanashi. Đồng thời tổ chức đào tạo, hội thảo khoa học quốc tế, hợp tác hỗ trợ cho người bệnh tại Việt Nam sang Nhật Bản điều trị thuận lợi tại Bệnh viện Đại học Yamanashi.
Trước đó, ban lãnh đạo Bernard Healthcare đã sang thăm và làm việc cùng ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Yamanashi (Ảnh: Bernard Healthcare).
Đại diện Bernard Healthcare cho hay, khu vực chẩn đoán hình ảnh của Bernard Healthcare được thiết lập trong lòng Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đại học Yamanashi. Thông thường, các bệnh viện Nhật gần như không chấp nhận kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng của bệnh nhân nơi khác chuyển tới. Tuy nhiên, với bệnh nhân thăm khám tại Bernard, các kết quả này được chấp nhận tại Bệnh viện Đại học Yamanashi.
"Điều này có ý nghĩa rất lớn, bệnh nhân, khách hàng của Bernard sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian khi chuyển đến Bệnh viện Đại học Yamanashi điều trị. Bệnh viện Đại học Yamanashi cũng hỗ trợ các chuyên môn chuyên sâu khác giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội chẩn đoán, điều trị tốt hơn", bà Nguyễn Nam Phương, Tổng giám đốc của Bernard Healthcare cho biết thêm.
" alt=""/>Tầm soát, phát hiện sớm ung thư trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng