您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
Ngoại Hạng Anh315人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 23/01/2025 08:38 Cup C2 ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
Ngoại Hạng AnhHư Vân - 23/01/2025 20:00 Úc ...
阅读更多Hà Nội cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp học
Ngoại Hạng AnhSai lầm của người mẹ đập nát điện thoại khi phát hiện con xem nội dung xấu
Không thể bình tĩnh trước việc con xem phim nhạy cảm trong điện thoại, bà mẹ đã có phản ứng tiêu cực.">...
阅读更多Đề xuất hạn chế hình ảnh nghệ sĩ, KOL có hành vi lệch chuẩn
Ngoại Hạng AnhCục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử - Lê Quang Tự Do. Ảnh: Lê Anh Dũng Tuy nhiên, ông Lê Quang Tự Do cho rằng, với một bộ phận người dân, nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng với công chúng, việc xử lý vi phạm hành chính hiện chưa đủ sức răn đe.
Chính vì vậy, Bộ TT&TT đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có những chế tài xử lý khác. Bộ TT&TT đề xuất theo hướng hạn chế sự xuất hiện hình ảnh biểu diễn của những nghệ sĩ này.
“Việc này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. Chúng tôi đang rất mong đợi quy chế xử lý mà Bộ này đang cân nhắc ban hành”, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử chia sẻ.
Với các hành vi khác nói chung, mới đây, Bộ TT&TT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế nghị định 72/2013 về quản lý Internet và thông tin trên mạng, trong đó có bổ sung, cập nhật nhiều quy định mới để xử lý người dân, tổ chức, doanh nghiệp đăng tải thông tin sai sự thật trên không gian mạng.
Bộ TT&TT hy vọng Chính phủ sẽ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 72/2013 trong tháng 7 năm nay. Khi đó, Cục PTTH&TTĐT sẽ có 2 tháng để phổ biến, tuyên truyền trước khi quy định mới có hiệu lực.
Chặn dòng tiền quảng cáo YouTuber, TikToker có hành vi xấu xí, lệch chuẩnNếu có phát ngôn, hành động xấu xí, không chuẩn mực trên mạng, những người nổi tiếng, các YouTuber, TikToker sẽ phải đối mặt với việc bị đại lý quảng cáo, nhãn hàng quay lưng.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Al Urooba vs Dibba Al
- Du lịch thế giới cùng Yến Nhi qua tà áo dài
- OWEN và những ‘dấu chân’ xanh trong hành trình thời trang bền vững tại Việt Nam
- Trump 2.0: Tái thiết và thay đổi cuộc chơi công nghiệp công nghệ Mỹ
- Nhận định, soi kèo Lazio vs Sociedad, 03h00 ngày 24/01: Điểm tựa Olimpico
- Cảnh giác với mã độc mới có thể qua mặt hàng rào an ninh trên điện thoại Android
最新文章
-
Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
-
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 10 doanh nghiệp thiết kế vi mạch như Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, Fpt Semiconductor, Viettel CNC… với khoảng 550 kỹ sư được đào tạo chuyên sâu. So sánh tương quan, lượng kỹ sư bán dẫn tại Đà Nẵng hiện chiếm 10% tổng nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam.
Để thúc đẩy các ngành công nghệ cao, Đà Nẵng đã gấp rút thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo (Trung tâm DSAC), trực thuộc Sở TT&TT. Hoạt động từ tháng 1/2024, đây là trung tâm đầu tiên của cả nước tổ chức các hoạt động hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo.
Trong tháng 11/2023 và tháng 2/2024, Đà Nẵng đã tổ chức các đoàn công tác sang Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để làm việc với các tập đoàn hàng đầu về thiết kế vi mạch bán dẫn như Synopsys, Nvidia, Marvell, Ampere, Arm, Qualcomm, Intel, Qorvo, MediaTek… Đà Nẵng cũng đã ký bản ghi nhớ hợp tác về phát triển bán dẫn với tập đoàn Synopsys.
Theo ông Lê Trung Chinh, nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn đã đến khảo sát môi trường đầu tư tại Đà Nẵng. Các đối tác đều đưa ra nhận định khả quan về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thiết kế vi mạch của Đà Nẵng.
Dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp đã và đang có dự định đầu tư, mục tiêu của địa phương này là đến năm 2030 có ít nhất 5.000 kỹ sư thuộc lĩnh vực vi mạch, bán dẫn. Đà Nẵng cũng hướng đến việc đào tạo kỹ sư bán dẫn theo chuẩn quốc tế để cung ứng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang thiết lập mối quan hệ hợp tác, đầu tư.
"Đà Nẵng đang xây dựng Đề án "Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", dự kiến ban hành giữa năm 2024. Đây là cơ sở quan trọng để thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng các chính sách hỗ trợ, thu hút đặc thù, thúc đẩy phát triển ngành vi mạch bán dẫn”, ông Lê Trung Chinh nói.
Trong tổng thể các nhóm chính sách, Đà Nẵng tập trung vào 3 nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, Chủ tịch UBND Đà Nẵng thông tin.
Hạ tầng đường truyền mạng cáp quang quốc tế, hạ tầng điện và giao thông, logistics hiện đã đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư. Đà Nẵng sẽ chuẩn bị quỹ đất, cơ sở hạ tầng các khu CNTT tập trung, công viên phần mềm, công nghệ cao nhằm đón nhận làn sóng đầu tư, giúp sớm triển khai các dự án về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Đối với việc chuẩn bị nguồn nhân lực, đến nay, đã có 3 trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng công bố tuyển sinh kỹ sư ngành thiết kế vi mạch từ tháng 8/2024 với gần 200 chỉ tiêu/năm.
Đà Nẵng hiện có 37 cơ sở đào tạo ngành CNTT và các ngành gần lĩnh vực vi mạch bán dẫn (điện tử viễn thông, cơ điện tử, tự động hóa…), với tổng sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 5.700. Địa phương này đã triển khai 3 lớp chuyển đổi kỹ sư ngành gần sang lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Ngoài ra, để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về bán dẫn, Đà Nẵng đang xây dựng nhiều chính sách, trong đó có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, hỗ trợ chi phí đào tạo, chi phí mua thiết bị,...
Nhân lực là lõi để dựng nên ngành công nghiệp bán dẫn của Việt NamTheo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hub nhân lực toàn cầu về bán dẫn sẽ như thỏi nam châm để thu hút đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử tại Việt Nam." alt="Tăng đào tạo thiết kế chip, Đà Nẵng muốn có 5.000 kỹ sư bán dẫn">Tăng đào tạo thiết kế chip, Đà Nẵng muốn có 5.000 kỹ sư bán dẫn
-
Lãnh đạo Công an thị trấn Mỹ An (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) xác nhận với báo chí, đang xác minh làm rõ vụ 1 nữ giáo viên của Trường Mầm non Tư thục Hoa Mai (khóm 3, thị trấn Mỹ An) bị phụ huynh tấn công phải nhập viện cấp cứu. Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tư thục Hoa Mai cho biết, vụ việc xảy ra khoảng 16h ngày 14/3. Khi đó, trường đang trả các bé về cho phụ huynh thì bất ngờ cô L.T.H. (25 tuổi) – giáo viên kiêm phụ trách kế toán - tài chính bất ngờ bị T.L.X.H (24 tuổi) và L.T.L (52 tuổi, ngụ xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười) là mẹ và bà ngoại của bé A. đang học lớp Mầm tại trường xông vào đánh khiến cô ngất xỉu, phải chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Tháp Mười cấp cứu.
Cô H. được cho là bị phụ huynh tấn công, đánh nhập viện Theo lời nữ hiệu trưởng thì nguyên nhân của vụ việc có thể vì nhà trường từ chối giữ tiếp bé A. do bé này liên tục cắn, gây thương tích cho các bạn học cùng lớp nên mẹ và bà ngoại cháu đến trường gây rối.
Theo đó, khi cô H. trả lại nửa tháng tiền học phí đã đóng cho gia đình thì bà ngoại và mẹ của bé lao vào túm tóc đánh vào đầu nữ giáo viên, dù bảo vệ và giáo viên của trường đã cố gắng can ngăn. Theo lãnh đạo nhà trường, bé A. được đưa vào trường học từ trước tết 2019 đến nay. Bé này liên tục cắn các bạn cùng lớp để lại sẹo lớn, dù giáo viên đứng lớp rất cố gắng trông giữ.
Ngay cả giáo viên phụ trách đứng lớp cũng bị bé cắn. Chính vì điều này, nhiều phụ huynh khác bày tỏ thái độ bất bình với giáo viên và lãnh đạo nhà về chuyện con mình bị bạn cắn nên nhà trường thông báo với phụ huynh không tiếp tục trông giữ bé A.
“Cô H. bị đánh vào thời điểm các phụ huynh đến trường đón các bé về nên ảnh hưởng đến danh dự của cô và uy tín của trường. Mong rằng ngành chức năng vào cuộc xử lý vụ việc theo quy định pháp luật”, cô Dung nói.
Trường Mầm non Tư thục Hoa Mai Cô H. nhập viên Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tháp Mười trong trạng thái hoảng loạn tinh thần, thở hước. Người thân của cô H. cho biết, sau khi bị đánh, nữ giáo viên này không chịu ăn uống, tinh thần hoảng loạn, không chịu nói chuyện và mắt nhìn theo một phương vô định, trào nước mắt.
Hiện gia đình đã xin bệnh viện cho chị H. ra viện về nhà để tự chăm sóc, trấn an tâm lý, nhưng tình hình không khá hơn. Gia đình có kế hoạch đưa cô H. đến bệnh viện để điều trị.
Lãnh đạo Công an thị trấn Mỹ An cho biết, sau khi nhận được tin báo của người dân về vụ việc xảy ra tại trường Mầm non Tư thục Hoa Mai, lực lượng đã mời những người liên quan đến trụ sở để xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.
Liên quan đến vụ việc, UBND huyện Tháp Mười đã công văn đề nghị Phòng GD-ĐT phối hợp với UBND thị trấn Mỹ An chủ động làm việc với trường Mầm non Tư thực Hoa Mai nắm tình hình để có hướng xử lý.
Lãnh đạo huyện Tháp Mười cũng yêu cầu các đơn vị trên tổ chức thăm hỏi, động viên cô H. an tâm công tác.
Trần tình buồn tủi của cô giáo bị đánh ghen trên bục giảng
Kể từ khi bị nhóm đối tượng xông vào đánh ghen khi đang đứng lớp giảng bài cho học trò, cô Lê Thị Như Ng. không dám về nhà cũng như phải xin nghỉ phép vì không chịu nổi áp lực đàm tiếu.
" alt="Đồng Tháp: Cô giáo mầm non bị phụ huynh đánh nhập viện">Đồng Tháp: Cô giáo mầm non bị phụ huynh đánh nhập viện
-
Thầy giáo 8X có cơ duyên này nhờ quãng thời gian dài công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Anh Sơn kể, năm 2003, anh là giáo viên dạy Toán ở Trường THCS Pù Nhi (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát).
Đến năm 2004, Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Mường Lát được thành lập, anh được điều động về làm giáo viên của trung tâm. Vì lẽ đó, học trò của anh có đủ độ tuổi, người nhiều tuổi nhất sinh năm 1958, gần gấp đôi số tuổi của anh Sơn khi đó.
“Nhiều người là anh, chị của tôi, thậm chí đang là cán bộ của các xã, cần phải có bằng bổ túc để tiếp tục công tác. Có những nhà mà 2 bố con cùng đi học. Ngoài ra là những cán bộ y tế và thầy cô giáo mầm non, tiểu học khi hầu hết chỉ học 9+3, được tăng cường để xóa mù chữ”, anh Sơn kể.
Thầy giáo Nguyễn Nam Sơn với cái duyên với nhiều gia đình ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa khi dạy cả 3 thế hệ. Ảnh: Thanh Hùng Sau 8 năm công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, ngày 1/2/2012, thầy Sơn được điều chuyển đến nhận nhiệm vụ tại Trường THPT Mường Lát mới thành lập.
Và bất ngờ là nhiều học sinh ở đây lại chính là con em của học trò cũ.
“Thuở đó, có một số học sinh cá biệt nên mình phải tìm cách về nhà các em thăm nom, nắm tình hình để có hướng động viên, giúp đỡ. Đến nơi mới biết là con em của học trò cũ, cả thầy, cả trò tay bắt mặt mừng, mọi thứ bỗng trở nên rất dễ dàng. Đó cũng là cái may mắn của tôi”, thầy Sơn kể.
17 năm công tác trong ngành, thầy Sơn nhớ có ít nhất 3 trường hợp mà cả 3 thế hệ trong gia đình đều là học trò của mình. Trong đó, có 2 gia đình người dân tộc Mông, 1 gia đình người dân tộc Thái.
Sau nhiều thế hệ, học sinh cũ vẫn nhớ và nhận thầy. “Nếu mình không gần gũi, không làm đúng vai trò người thầy, thì tôi nghĩ sẽ không có chuyện này”, anh Sơn tâm sự.
Cầu nối thân thiết với học trò
Đến năm 2017, thầy Sơn được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát. Không đứng lớp trực tiếp nhưng thầy Sơn vẫn thường xuyên tham gia vận động, tuyên truyền học sinh đến trường. Anh cho hay, đó có thể coi là một lợi thế bởi có thời gian dài công tác ở Mường Lát.
Thầy Sơn cho hay, do đặc điểm địa bàn khó khăn, trường trải qua nhiều lần “thay máu”, nhiều giáo viên được luân chuyển về xuôi sau một thời gian công tác. Trong khi đó, học sinh là người dân tộc nhiều nên dễ bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các thầy cô giáo mới. Đó là lí do thầy Sơn trở thành cầu nối của với học sinh và phụ huynh.
Thầy Nguyễn Nam Sơn (sinh năm 1980, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát). Ảnh: Thanh Hùng Thầy Nguyễn Nam Sơn trong một lần đến thăm nhà học trò cũ. Hai học sinh Lò Thị Vững (lớp 11) và Lò Thị Vân (lớp 10) hiện đang học tại Trường THPT Mường Lát. Hai em là con của bố Lò Văn Yêu (áo xanh) và cháu của ông Lò Văn Pén (áo khoác đen), cả 2 đều là học trò cũ của thầy Sơn ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát. Có mạng lưới học trò rộng khắp, thầy Sơn cho hay, gặp nhiều thuận lợi trong công việc bởi cán bộ, phụ huynh là học sinh cũ.
Khi có công việc gì, phụ huynh cũng thường đến để hỏi xin ý kiến của anh.
Càng công tác và gắn bó với học sinh và bà con, thầy giáo càng thêm yêu vùng đất Mường Lát. Ảnh: Thanh Hùng Với những học sinh ương ngạnh, khi được giáo viên chủ nhiệm phản ánh, thầy Sơn luôn lên tận lớp nhẹ nhàng mời các em xuống phòng để trò chuyện.
“Các học sinh khi mắc lỗi thì đã vào tâm thế co cụm và đề phòng với thầy cô nên nếu không tạo tâm lý tốt cho các em sẽ khó thuyết phục và tạo tác dụng ngược”.
Khi học sinh đến, việc đầu tiên, thầy tạo sự gần gũi chứ không đặt ra mục tiêu thuyết phục được các em ngay từ buổi đầu tiên.
“Tôi không bao giờ đề cập đến lỗi của các em ngay mà để các em được tâm sự”.
Những ngày sau đó, thầy Sơn tiếp tục chuyện trò, chia sẻ về làng mạc, gia đình, cuộc sống của các em và khi thầy trò cảm thấy tin tưởng và hiểu nhau, mọi chuyện đều được giải quyết ổn thỏa.
Thầy Sơn nói vui rằng, dù không đứng lớp, nhưng thầy như phó chủ nhiệm của tất cả các lớp học trong trường.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT trao học bổng cho học sinh huyện biên giới Mường Lát
Chiều qua (30/11), đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã có cuộc làm việc với UBND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo.
" alt="Người thầy 8X của 3 thế hệ học sinh ở Mường Lát">Người thầy 8X của 3 thế hệ học sinh ở Mường Lát
-
Soi kèo góc Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1
-
- Bí thư Thường trực TƯ Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng khẳng định, tai nạn của 3 nữ sinh Ngoại thương là một bài học đắt giá cho những người làm công tác Đoàn, lãnh đạo các trường học cũng như chính các sinh viên tình nguyện. Phát biểu trên website chính thức của TƯ Đoàn, ông Nguyễn Mạnh Dũng khẳng định, sự cố xảy ra đối với 3 nữ sinh Ngoại thương là “sự cố rất đáng tiếc”.
Sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi. “Sự cố xảy ra cho thấy hoạt động sinh viên tình nguyện phải được tổ chức chu đáo hơn, từ khâu khảo sát địa bàn nơi đến, hành trình cụ thể của tình nguyện viên, kết hợp với những thông tin cập nhật về thời tiết”- ông Dũng khẳng định.
“Không chỉ cần có sức khỏe, các tình nguyện viên còn cần có ý thức tổ chức kỷ luật tốt và ý thức về đảm bảo an toàn cho bản thân” – ông Dũng cho hay.
Theo thống kê của TƯ Đoàn, những rủi ro dẫn đến thương tích, thiệt mạng cho sinh viên tình nguyện chủ yếu là tai nạn giao thông, đuối nước.
Bí thư Thường trực TƯ Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng nhìn nhận sự cố của 3 nữ sinh Ngoại thương là một bài học đắt giá cho những người làm công tác Đoàn, lãnh đạo các trường học cũng như chính các sinh viên tình nguyện.
Trong ngày 4/7, Thành đoàn Hà Nội đã tập hợp các Bí thư Đoàn cơ sở để chấn chỉnh về công tác đảm bảo an toàn cho sinh viên tình nguyện.
Theo ông Dũng, ngoài Hà Nội, các địa phương có số lượng sinh viên tình nguyện đông như TP.HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên… cũng phải chấn chỉnh ngay về công tác đảm bảo an toàn; đặc biệt là trong tháng 7 - tháng cao điểm sinh viên tình nguyện.
Sau sự cố đáng tiếc xảy ra với 3 nữ sinh Ngoại thương, ngày 4/7, Ban Bí thư Trung ương Đoàn gửi công văn yêu cầu rà soát lại các đội hình thanh niên tình nguyện đang hoạt động tại các địa phương; giữ mối liên hệ chặt chẽ với người phụ trách; đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản cho các đội hình tình nguyện, trong đó tập trung bảo đảm an toàn giao thông, không sinh hoạt ở các địa điểm nguy hiểm, gần sông, suối, ao, hồ, cách núi và trong điều kiện thời tiết xấu.
Lê Văn
" alt="Sự cố của 3 nữ sinh Ngoại thương là bài học đắt giá">Sự cố của 3 nữ sinh Ngoại thương là bài học đắt giá