Thể thao

Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Brighton, 21h00 ngày 5/4: Rút ngắn khoảng cách

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-09 00:10:35 我要评论(0)

Hoàng Ngọc - 05/04/2025 08:53 Ngoại Hạng Anh u20 việt namu20 việt nam、、

ậnđịnhsoikèoCrystalPalacevsBrightonhngàyRútngắnkhoảngcáu20 việt nam   Hoàng Ngọc - 05/04/2025 08:53  Ngoại Hạng Anh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Nhìn lại những thói quen “xấu xí” của tài xế Việt trong năm qua

Khi đèn đỏ vẫn còn 5-6 giây, nhiều tài xế đã bấm còi inh ỏi, giục giã những xe phía trước di chuyển như “sợ” họ không nhìn thấy đèn. Nhiều đoạn đường đã có biển cấm bấm còi xe rõ rành rành, thế nhưng, nhiều lái xe dường như không nhìn thấy biển cấm, vẫn bóp còi lấy được dù chẳng đáng phải còi.

Hay tại những đoạn đường khuya vắng vào ban đêm, không khó để nghe thấy những tiếng “bim bim” váng não. Thật khó hiểu!

Nhiều xe khách, xe tải lắp thêm còi công suất cao, sử dụng một cách vô tội vạ khiến người đi đường đinh tai nhức óc, thậm chí có trường hợp bị giật mình khi nghe tiếng còi đã ngã ra đường dẫn tới thương vong.

Văn hoá sử dụng còi xe vẫn khá “xa xỉ” với nhiều tài xế Việt.

Vô tư ném rác ra đường

{keywords}
Nhìn lại những thói quen “xấu xí” của tài xế Việt trong năm qua

Một chị gái mặc quần áo sành điệu, cầm lái một chiếc xe hạng sang. Qua ngã tư, chị hạ kính, thản nhiên thả xuống đường mẩu giấy ăn vừa dùng để chùi son.

Phía ghế sau, đứa con chị cũng ném vèo qua cửa sổ vỏ hộp sữa đang hút dở, suýt vào mặt một người đi đường. Ai nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán. Mệt nhất là mấy chị công nhân môi trường.

Vô tư xả rác ra đường là thói quen vô cùng xấu xí không chỉ của “dân thường” mà còn của một số người ở tầng lớp được coi là “có tiền”.

Đúng là tiền chưa chắc đã mua được ý thức!

Bật đèn pha vô tội vạ

{keywords}
Nhiều tài xế để đèn pha chiếu thẳng vào xe đối diện rất vô ý thức

Những ai hay lái xe vào ban đêm chắc không lạ gì với những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào mắt mình. Nhiều ô tô được chủ xe độ thêm dàn đèn siêu khủng, mỗi lần “giương pha” khiến lái xe đối diện lâm vào tình trạng “mù tạm thời’, vô cùng nguy hiểm.

Còn trong thành phố, dù đã quy định rõ trong Luật là lái xe không được để chế độ chiếu xa, thế nhưng không khó để thấy những chiếc đèn pha “chổng ngược” trên đường vừa vô duyên, vừa vô ý thức.

Chỉ cần lái xe có ý một chút, luôn để đèn ở chế độ “cos”, chỉ bật pha cao khi đi đường trường, đường đèo và không có xe đối diện thì chắc hẳn ai cũng vui.

Va chạm nhỏ dẫn tới xô xát

{keywords}
Vụ xô xát xảy ra vào tối 31/12/2020 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội

Một anh trai dừng đèn đỏ ở làn dành cho xe quay đầu khiến hàng dài ô tô phải chờ. Một lái xe khác lên nhắc liền bị anh trai này đánh gãy răng, chảy máu mặt.

Hay hai chiếc ô tô không may bị quệt vào nhau trên đường, vết xước nhỏ như sợi chỉ. Thế nhưng, nhưng hai tài xế thay vì xuống bắt tay hoà giải thì đã nói chuyện với nhau bằng…nắm đấm.

Năm 2020, vô số những vụ việc những tài xế hành hung nhau, thậm chí gọi thêm người mang hung khí đến để hỗn chiến được báo chí và mạng xã hội đăng tải.

Bạo lực là cách để thị uy sức mạnh, giải phóng cơn giận dữ nhưng cũng thể hiện sự coi thường luật pháp của những kẻ thích dùng nó.

Nhiều “ma men” sau tay lái

{keywords}
Tuy mức phạt nâng lên rất cao nhưng trong năm 2020 vẫn có tới gần 200.000 "ma men" sau tay lái bị xử phạt.

Từ 01/01/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực, trong đó mức phạt đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 24 tháng.

Phạt nặng là vậy nhưng theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong năm 2020, toàn quốc xử lý 185.550 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vẫn còn quá nhiều “ma men” sau tay lái.

Phải chăng, lái xe không sợ bị phạt? Phải chăng, nhiều lái xe không nỡ từ chối được chén rượu, cốc bia? Đã đến lúc, cộng đồng lái xe phải xây dựng cho mình “văn hoá từ chối” rượu bia một cách nghiêm túc hơn.

Thắt dây an toàn kiểu “đối phó”

{keywords}
Dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách.

Trên các trang thương mại điện tử, những chiếc chốt cài dây an toàn được bán tràn lan với giá chỉ vài chục đến một trăm nghìn đồng, có rất nhiều người đặt mua chúng để sử dụng.

Đây là dụng cụ giúp cắm vào chốt của dây an toàn, chiếc xe sẽ hiểu là dây đã được thắt và không phát ra âm thanh cảnh báo, chẳng lo bị xe “nhắc”.

Đó chỉ là một trong số nhiều mẹo của cánh tài xế để đỡ phải thắt dây an toàn khi ngồi lên xe. Tuy nhiên, họ không hiểu được rằng, thắt dây an toàn đúng cách chính là biện pháp để bảo vệ tính mạng cho chính mình và những người trên xe.

Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng là giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe bị dừng lại đột ngột. Thế nhưng, dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách.

Có vẻ như nhiều không quen và nghĩ rằng đeo dây an toàn là vướng víu, khó chịu, mất thời gian. Nhưng đến khi tính mạng bị đe doạ thì… hối không kịp.

Đỗ xe thiếu ý thức

{keywords}
Một chiếc ô tô bị sơn bẩn lên xe vì đỗ chắn cửa nhà. (Ảnh: Beat)

Trên một tuyến phố nọ, dù có biển cấm dừng đỗ to như cái mâm, thế mà hai bên vẫn xuất hiện hàng dài xe đỗ kín mít, chỉ chừa ra một lối nhỏ, cứ có ô tô đi vào là lại tắc cứng.

Hay ở một con phố khác, chiếc ô tô hạng sang đỗ bưng kín mặt tiền của một cửa hàng từ sáng đến trưa khiến chẳng ai ra vào được. Trên xe cũng không để lại số điện thoại liên lạc. Bất lực, chủ cửa hàng lấy sơn xịt đầy lên xe cho “bõ tức” rồi chụp ảnh, đăng lên mạng.

Trong năm qua, hàng ngàn tình huống “dở khóc dở cười” liên quan đến việc đỗ xe thiếu ý thức được ghi nhận, chia sẻ. Có những trường hợp, công an đã phải vào cuộc để điều tra về tội cố tình phá hoại tài sản.

Giá như lái xe đỗ gọn hơn, biết “nhìn trước nhìn sau” hơn, hay tối thiểu là để lại số điện thoại để liên lạc khi cần thì mọi chuyện đã không đến mức như vậy.

Tất cả những thói quen xấu được nêu trên không chỉ bị luật pháp nghiêm cấm mà còn bị xã hội và ngay cả cộng động lái xe lên án. Việc thay đổi thói quen “xấu xí” trong một sớm một chiều là không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Điều đó tuỳ thuộc vào ý thức bản thân của mỗi người.

Đừng để khi xảy ra tai nạn hay bị “bêu mặt” lên mạng xã hội mới ngộ ra. Lúc đó có thể đã quá muộn!

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào với những thói quen "xấu xí" trong bài viết trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Văn hóa giao thông: Sau va chạm, đừng nói chuyện bằng nắm đấm

Văn hóa giao thông: Sau va chạm, đừng nói chuyện bằng nắm đấm

Nhiều lái xe không giữ được bình tĩnh sau va chạm giao thông, sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" để nói chuyện với đối phương. Vậy lý giải điều này như thế nào?

" alt="Những thói xấu của tài xế Việt cần thay đổi trong năm mới" width="90" height="59"/>

Những thói xấu của tài xế Việt cần thay đổi trong năm mới

Tập 2 Bài hát đầu tiênlên sóng tối 14/9 với nhân vật chính ca sĩ Phương Thanh. Trong chương trình, nữ ca sĩ được dịp trải lòng về cuộc sống, những vinh quang và cả đắng cay với quãng đường làm nghề trong suốt 30 năm sự nghiệp. 

{keywords}
Nữ ca sĩ trở lại trên sóng truyền hình sau thời gian tuyên bố "ở ẩn". 

Theo Phương Thanh, trong mắt nhiều người cô luôn là hình mẫu phụ nữ mạnh mẽ, không dễ bị khuất phục bởi điều gì. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài gai góc ấy là một con người thật khác: yếu đuối, nhạy cảm và luôn thua thiệt trong chuyện tình cảm. 

Nữ ca sĩ nói thêm, vì hiểu rõ tính cách bản thân nên nhiều lúc cô bất lực và chỉ biết gửi gắm hết nỗi buồn vào sân khấu. Thế nhưng mỗi lần cất giọng hát, nước mắt cô không ngừng chảy vì cảm xúc kìm nén đã lâu. "Các ca khúc của Phương Thanh nổi tiếng tới đâu cũng là lúc tôi thấy trong mình sự trống trải. Khi tôi nổi tiếng nhất cũng là những lúc thấy mình cô đơn nhất. Ngược lại những lúc mọi người không thấy đâu lại là lúc tôi thực sự hạnh phúc”, cô trải lòng. 

{keywords}
Phương Thanh rơi nước mắt khi nhớ về quá khứ thăng trầm trong sự nghiệp. 

Phương Thanh từng là tên tuổi hàng đầu của V-Pop, tên tuổi thống trị các bảng xếp hạng với các ca khúc đình đám. Tuy nhiên có thời điểm cô cảm nhận sự lạc lối, mất cân bằng trong nghề nghiệp. “Phương Thanh đã từng rất huy hoàng nhưng cũng đã từng rất im lìm, thậm chí ngủ luôn mà như người ta thường gọi là thất bại. Nhưng đối với tôi đó đó là sự nghỉ ngơi để nghỉ ngơi, nạp năng lượng cho nghề nghiệp...”, giọng ca Trống vắngnói. Theo năm tháng, Phương Thanh dần tìm hướng đi cho mình. Nhìn lại chặng đường đã qua, cô tự hào vì bản thân đã sống trọn vẹn với từng phút giây cùng đam mê âm nhạc.  

Nữ nghệ sĩ cũng nêu quan điểm nghệ sĩ đôi khi không nên bị phụ thuộc quá nhiều vào lời khen chê. Là người nổi tiếng, mỗi người cần phải có sự tỉnh táo và đặt mình ở tâm thế cân bằng để tự tìm ra hướng đi mới. 

{keywords}
Nữ ca sĩ thể hiện các bản hit của mình và hát song ca với Lynk Lee bản hit 'Ta chẳng còn ai'. 

Bên cạnh những trải lòng về bản thân, Phương Thanh cũng đem đến sân khấu những bản hit gắn liền với tên tuổi của mình như Khi giấc mơ về, Trống vắng, Một thời đã xa, Mặc kệ đời... Hương Giang cùng nghệ sĩ khách mời của chương trình – Lynk Lee chia sẻ đã rất mê Phương Thanh và hát những ca khúc của đàn chị trên sân khấu từ khi cô mới chỉ 12 tuổi. Cả ba nghệ sĩ sau đó đã cùng trình diễn một đoạn trong ca khúc Trống Vắng.

Phương Thanh ở tuổi U50 phong độ trong giọng hát bị suy giảm ít nhiều, đôi chỗ cô hát bị mờ, đục, quãng cao bị chông chênh nhưng nữ ca sĩ vẫn khiến người xem cuốn hút bởi tinh thần nhiệt huyết mang dấu ấn riêng trên sân khấu. 

Giọng ca "Giã từ dĩ vãng" cũng nhìn nhận điểm khác biệt giữa mình và các ca sĩ thế hệ trẻ hiện nay khi cô sống im ắng, hạn chế đám đông. Nữ ca sĩ chủ động ngưng sử dụng mạng xã hội từ hơn một năm qua đến gần đây mới mở tài khoản facebook mới. Phương Thanh khẳng định cô không chạy đua với thời cuộc mà luôn chủ động để đầu tư cho cái mạnh nhất ở bản thân.

Phương Thanh chính thức hoạt động ca hát từ năm 1990. Cô là một trong những ngôi sao ca nhạc được yêu thích từ thời kỳ hoàng kim của chương trình Làn Sóng Xanh. Nữ ca sĩ có nhiều bản hit như Khi giấc mơ về, Giã từ dĩ vãng, Trống vắng, Hãy yêu như chưa từng yêu...Chất giọng khàn cùng phong cách máu lửa từ dòng nhạc pop-rock giúp nữ ca sĩ tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.

Nữ ca sĩ đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá như: Mai Vàng, Làn Sóng Xanh, đề cử giải thưởng Âm nhạc Cống hiến. Không chỉ thành công ở con đường ca hát, Phương Thanh còn ghi dấu ấn khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh.

Clip Phương Thanh chia sẻ trong chương trình

Thúy Ngọc

Vì sao ca sĩ Phương Thanh ngừng sử dụng facebook?

Vì sao ca sĩ Phương Thanh ngừng sử dụng facebook?

Phương Thanh thẳng thắn nhìn nhận việc người nổi tiếng tạo “chiêu trò” trong showbiz để thu hút sự chú ý khán giả. Tuy nhiên, nữ ca sĩ cho rằng tất cả phải phục vụ đúng mục đích và giá trị thật.

" alt="Phương Thanh Đời tôi từng rất huy hoàng nhưng cũng có lúc thất bại" width="90" height="59"/>

Phương Thanh Đời tôi từng rất huy hoàng nhưng cũng có lúc thất bại

{keywords}Ô tô khi đi qua vành đai 3 sẽ phải trả tiền.

Ngay sau khi thông tin trên được công bố, nhiều người dân và tài xế đã bày tỏ ý kiến của mình.

Anh Dương Trung Dũng (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, việc lựa chọn ranh giới “cứng” là đường vành đai 3 để thu phí là quá cứng nhắc vì đó không phải làn ranh của khu vực tắc đường và không tắc đường. Thực tế, ở nhiều khu vực bên ngoài vành đai này còn tắc “khủng” hơn khu vực nội đô rất nhiều.

“Nhà tôi chỉ cách vành đai 3 khoảng 500 mét, hàng ngày di chuyển bằng ô tô cá nhân. Nếu đi làm, đưa đón con cái và đi công việc phải sẽ qua lại đến cả chục lần. Vậy không hiểu sau này xe của tôi sẽ bị thu tiền như thế nào? Có chính sách miễn giảm gì không hay cứ qua trạm là mất tiền.”, anh Dũng chia sẻ băn khoăn với VietNamNet.

Còn anh Trần Văn Hiếu (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) bày tỏ quan điểm “Bản chất tắc đường một phần là do đường sá nhỏ hẹp, khu vực trung tâm tập trung quá nhiều trường học, bệnh viện, cơ quan công sở, chung cư cao tầng,… Nhu cầu vào khu vực này là tất yếu chứ có ai muốn rúc vào chỗ tắc đâu?”.

Theo anh Hiếu, việc cần làm lúc này là đầu tư hệ thống hạ tầng, quy hoạch đô thị thật tốt. Đồng thời TP. Hà Nội sớm thúc đẩy các dịch vụ vận tải công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt thông minh, với diện bao phủ đủ lớn trước khi nghĩ tới việc thu phí phương tiện vào nội đô.

{keywords}
Khi các loại hình vận tải như đường sắt đô thị, xe buýt nhanh,... chưa phát huy hiệu quả thì số đông người dân buộc phải sử dụng ô tô xe máy cá nhân để di chuyển.

Liệu có khả thi?

Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp ĐH Giao thông vận tải cho rằng, việc thu phí để vào một khu vực hạn chế nào đó đã được áp dụng ở một số quốc gia như Anh, Singapore và đạt hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này vẫn tỏ ra băn khoăn về tính khả thi khi áp dụng tại Hà Nội và cho rằng, nếu lấy “vùng thu phí” là vành đai 3 trở vào thì chưa hợp lý bởi lẽ phạm vi quá rộng. Trong khi khu vực thường xuyên ùn tắc giao thông lại không chỉ riêng trong vành đai 3.

“Các cơ quan tư vấn cần có đánh giá hợp lý trước khi thực hiện. Có thể thí điểm trong 1 khu vực nhỏ như 1-2 quận, nếu khả thi thì mở rộng quy mô ra và phải theo lộ trình cụ thể chứ không nên áp việc thu phí một cách tuỳ tiện khi chưa có nghiên cứu, thí điểm”, GS.TS Từ Sỹ Sùa nêu ý kiến.

Ngoài ra, theo GS.TS Sùa, muốn đạt hiệu quả thì việc thu phí phải đúng là “không dừng”, điều này có thành công hay không phụ thuộc lớn vào thiết bị và công nghệ. Trước đó, cần có các quy định bắt buộc xe ô tô phải được liên thông với hệ thống thanh toán không dừng và bổ sung chế tài xử phạt với các xe cố tình không nộp phí.

“Nếu không áp dụng triệt để, lái xe vẫn phải xếp hàng dài chờ thanh toán mới được qua thì 87 trạm thu phí này sẽ tạo thành 87 điểm tắc nghẽn giao thông mới của Thủ đô. Lúc đó, mục tiêu là “giải quyết ùn tắc” sẽ bị phá hỏng”, GS.TS Từ Sỹ Sùa khẳng định.

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Phan Lê Bình cũng cho rằng, các phương án kỹ thuật áp dụng thu phí cần được thực hiện khoa học, tránh tình trạng ùn tắc cục bộ tại trạm dẫn đến mục tiêu ban đầu chưa giải quyết được lại tạo ra bất cập mới. Đồng thời, khi triển khai thu phí cần tránh chồng chéo giữa các loại phương tiện bị áp phí, loại phương tiện được miễn, giảm, phương tiện ưu tiên,...

Ngoài ra, vị chuyên gia giao thông này lưu ý, Hà Nội cần có phương án giải trình về việc sử dụng nguồn phí thu được từ các xe ô tô đi vào nội đô.

“Khoản phí thu được nêu với mục đích giảm ùn tắc giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, vậy sẽ được bổ sung vào ngân sách xây dựng hạ tầng của thành phố như thế nào? Điều này Hà Nội phải làm rõ để đáp ứng với lòng tin của người dân”, TS. Phan Lê Bình nói.

Rõ ràng, khi bắt đầu thực hiện thu phí với ô tô vào khu vực nội đô vào năm 2025, người dân sẽ phải có những sự thay đổi trong thói quen sử dụng ô tô cá nhân, thậm chí buộc phải có những lựa chọn mới.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để Đề án trên khả thi và thực sự đạt được hiệu quả thì một trong những công việc tiên quyết là từ nay đến 2025, TP. Hà Nội cần hoàn thiện ngay hệ thống vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các tuyến đường sắt trên cao đang chậm tiến độ.

Cùng với đó là phát triển thêm các loại hình vận tải mới như xe điện, xe trung chuyển, xe ghép,...  xây dựng các bãi gửi ô tô quy mô lớn gần các trạm thu phí và hạ tầng cho xe đạp như một số nước trên thế giới đang áp dụng.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Hà Nội lập phương án đặt 87 trạm thu phí xe ô tô vào nội đô

Hà Nội lập phương án đặt 87 trạm thu phí xe ô tô vào nội đô

Sở GTVT Hà Nội cùng đơn vị tư vấn vừa xây dựng xong phương án 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô đặt tại đường vành đai. Thời gian thu phí từ 5h đến 21h mỗi ngày.

" alt="Nhiều hồ nghi, lo lắng khi Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô" width="90" height="59"/>

Nhiều hồ nghi, lo lắng khi Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô