您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo U19 Séc vs U19 Croatia, 23h00 ngày 22/3: Chủ nhà vượt trội
Bóng đá536人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 22/03/2025 12:20 Nhận định bóng ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thế
Bóng đáChiểu Sương - 28/03/2025 22:16 Đức ...
【Bóng đá】
阅读更多5 nữ sinh đánh hội đồng bạn học do mâu thuẫn khi nhắn tin trên mạng
Bóng đáNhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn học. Ảnh cắt từ clip
Ngày 5/9, người thân của em N.T.H.N viết đơn gửi Công an xã Vị Đông. Ngày 6/9, Công an xã Vị Đông phối hợp với nhà trường mời nhóm học sinh đánh bạn cùng phụ huynh lên làm việc. Các em này đã thừa nhận hành vi đánh nhau.
Nguyên nhân của vụ việc do N.T.H.N có mâu thuẫn khi nhắn tin qua lại trên mạng xã hội với em D. (bạn học cùng trường). Sau đó, N. bị nhóm bạn của D. đánh. Phụ huynh của các em học sinh có hành vi đánh N. cũng cam kết gặp gỡ gia đình nạn nhân để trao đổi, hòa giải.
Đại diện nhà trường đã đến nhà thăm hỏi, động viên tinh thần em N.T.H.N đồng thời, thành lập hội đồng kỷ luật để xử lý học sinh vi phạm theo quy định.
Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang đã đề nghị phòng GD-ĐT huyện Vị Thuỷ theo dõi, chỉ đạo nhà trường phối hợp cùng công an xã giải quyết dứt điểm vụ việc.
Công an mời nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn lên làm việcPhòng GD-ĐT huyện Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang) đang phối hợp cùng nhà trường, chính quyền địa phương xác minh vụ việc một nữ sinh bị nhóm bạn hành hung.">
...
【Bóng đá】
阅读更多Nhóm nhạc kịch nổi tiếng của Anh giao lưu với trẻ em Việt Nam
Bóng đáVở diễn "Beauty and the Beast" được dàn dựng bởi đội ngũ chuyên nghiệp đến từ nước Anh, bao gồm đạo diễn Paul Winterford, nữ chính Charlotte Castle (trong vai Belle), Tom Liggins (trong vai Quái vật), Michael Auger - Quán quân Britain's Got Talent 2014 (trong vai Gaston).
Đạo diễn Paul Winterford và dàn diễn viên của vở "Beauty and the Beast" tại TPHCM (Ảnh: Ban tổ chức).
Mới đây, đạo diễn Paul Winterford và dàn diễn viên của vở "Beauty and the Beast" có buổi giao lưu trực tiếp với các học sinh tại TPHCM. Tại đây, đội ngũ đến từ nước Anh đã có những chia sẻ thú vị khi lần đầu mang loại hình nghệ thuật độc đáo này đến với trẻ em Việt Nam.
Đạo diễn Paul Winterford cho biết rất hạnh phúc khi chứng kiến sự hào hứng của các em nhỏ Việt Nam dành cho vở diễn. Đạo diễn nói, điều đặc biệt của pantomime là tính tương tác cao, không có bức tường ngăn cách giữa diễn viên và khán giả.
"Chúng tôi luôn nỗ lực làm sao để mọi người, đặc biệt là trẻ em, cảm thấy mình là một phần của câu chuyện. Việt Nam là thị trường tiềm năng để loại hình này phát triển và tôi mong sẽ mang đến nhiều vở diễn hơn trong tương lai", ông Paul Winterford chia sẻ.
Nói về lý do chọn vở "Beauty and the Beast", đạo diễn mong muốn lan tỏa thông điệp về tình yêu, lòng nhân ái và sự bao dung đến trẻ em Việt Nam.
Ông nói thêm tại sự kiện: "Những nhân vật trong câu chuyện đều đánh lừa vẻ bề ngoài, ví dụ bà già nhưng hóa ra phù thủy trẻ quyền lực, chàng hoàng tử nhưng lại hóa thân thành quái thú. Từ đó, chúng tôi muốn nhắn nhủ rằng không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài".
Các diễn viên pantomime phấn khích khi lần đầu đến Việt Nam (Ảnh: Ban tổ chức).
Nữ chính Charlotte Castle (trong vai Belle) thể hiện sự phấn khích trong buổi giao lưu. Cô cho biết trẻ em ở Việt Nam rất đáng yêu, thông minh và tràn đầy năng lượng.
"Khi chúng tôi biểu diễn, các bé rất xem chăm chú và hưởng ứng, điều đó tạo cho chúng tôi nhiều động lực để theo đuổi loại hình nghệ thuật này", Charlotte Castle bày tỏ.
Đại diện đơn vị tổ chức - bà Đỗ Thu Giang (Giám đốc AMO Vietnam) - chia sẻ: "Khi đưa vở "Beauty and the Beast" về Việt Nam, chúng tôi muốn các em nhỏ không chỉ được xem một vở diễn chất lượng quốc tế mà còn cảm nhận thế giới quan và khám phá những điều mới lạ từ nền văn hóa Anh Quốc".
Pantomime "Beauty and the Beast" (Người đẹp và quái vật) dự kiến diễn ra ở Nhà hát Hòa Bình (TPHCM) ngày 6-8/12 và ở Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) ngày 13-17/12.
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Teuta vs Skenderbeu, 22h59 ngày 27/3: Giờ phút quyết định
- Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát nhân dân 2022
- Bộ trưởng Nhạ, GS Châu bàn chuyện thu hút nhân tài
- Chồng ngoại tình rồi chở vợ ra công viên cho người tình đánh ghen
- Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3
- Doanh nghiệp Nhật đưa robot ứng dụng dạy học tiếng Anh đến Việt Nam
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
-
PGS. TS Đoàn Lê Giang giải thích lý do tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại nhà trường phổ thông Việt Nam.
VietNamNet xin giới thiệu lược thuật bài viết của PGS. TS Đoàn Lê Giang (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) giải thích lý do tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại nhà trường phổ thông Việt Nam. Báo cáo này đã được trình bày trong hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hồi nhập quốc tế" diễn ra từ năm 2010.
Ảnh Lê Anh Dũng Sự sụp đổ của Tiếng Việt?
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, Tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi mấy chục năm vẫn không hết: "yếu điểm" được dùng như "điểm yếu", "cứu cánh" được dùng như "cứu giúp", thậm chí có nhà văn nọ trên báo Văn nghệ còn dùng từ "khiếm nhã" như là "trang nhã"…
Những sai lầm yếu kém trên sẽ không có nếu học sinh được học chữ Hán, có thói quen tra từ điển Hán - Việt và Tiếng Việt. Với tình hình giáo dục như hiện nay thì nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt chính lại là phải học chữ Hán.
Ở Nhật Bản từ mấy chục năm trước đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái của Tiếng Nhật qua một loạt sách bán rất chạy. Trong các sách ấy đều quy nguyên nhân cho sự suy thoái của Tiếng Nhật là ở chỗ dùng từ gốc Hán sai, kiến thức về chữ Hán nghèo nàn, lạm dụng từ gốc Tiếng Anh...
Tiếng Nhật với một chương trình giáo dục chú ý giảng dạy gần 2.000 chữ Hán mà còn như vậy, huống chi Tiếng Việt. Số từ gốc Hán chiếm đến 70% số từ vựng Tiếng Việt, mà người Việt không học, không hiểu chữ Hán, thế thì làm sao mà chẳng dùng từ sai và vốn từ nghèo nàn. Nếu tình hình không được cải thiện thì viễn cảnh về sự sụp đổ của Tiếng Việt sẽ còn không xa.
Vong bản ngay trên đất nước mình
Có lần một sinh viên Nhật Bản khoe với tôi: Em đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm thấy đề là chùa thuộc phái Lâm Tế, em thấy rất thân thuộc vì giống như ngôi chùa ở gần nhà bà ngoại em. Nhưng đối với một thanh niên Việt Nam thì khi đến chùa, nhìn lên bảng hiệu, hoành phi, câu đối hay bài vị, họ sẽ cảm thấy xa lạ như bất kỳ một ngôi chùa nào ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Thanh niên Việt Nam không còn thấy có một mối dây liên hệ nào giữa mình với quá khứ của ông cha. Họ không có xúc cảm nào trước một tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, một quyển Kiều bằng chữ Nôm,…Có thể nói họ đang vong bản ngay chính trên đất nước mình.
Thế nên, so với các nước Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… thanh niên Việt Nam hiện đại hóa yếu nhất, nhưng đồng thời cũng giữ bản sắc dân tộc kém nhất.
Các nhà nghiên cứu Đông Á - trừ Việt Nam - dù không chuyên về cổ điển nhưng vẫn hiểu được khá sâu chữ Hán và văn hóa truyền thống của họ, vẫn có thể đọc được thư tịch cổ của nước họ với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, một nhà nghiên cứu sẽ cảm thấy rất khó khăn khi hiểu về những vấn đề văn, sử, triết, ngôn ngữ cổ của dân tộc mình.
Sinh viên, nghiên cứu sinh về khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam gần như không hiểu được sách vở của cha ông nếu không được dịch, chú, phiên âm ra chữ quốc ngữ Latin.
Có thể nói khi ra nước ngoài học tập, sinh viên Việt Nam không thua kém gì so với sinh viên các nước Đông Á khác, nhưng riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì còn kém khá xa. Không ít sinh viên Việt Nam than thở không biết biểu diễn bộ môn văn hóa truyền thống gì cho bạn bè các nước xem, ngoài áo dài và nem rán ra thì hết!
Tại sao? Trước hết là vì kinh tế, nhưng quan trọng hơn là: Nền giáo dục của chúng ta rất kém trong việc giáo dục văn hóa truyền thống mà việc loại bỏ chữ Hán là biểu hiện đầu tiên và gây ấn tượng nhất.
Ảnh Lê Anh Dũng
100 năm – một chủ trương bỏ dở
Trong luận văn khét tiếng Luận về chính học cùng tà thuyếtcủa Ngô Đức Kế, nhà chí sĩ đã phê phán một cách mạnh mẽ tình trạng học thuật đương thời: “Âu học vẫn chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ”.
Trường Đông Kinh Nghĩa Thục của các chí sĩ Duy tân thành lập năm 1907, cho đến nay vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá là trường học có tư tưởng giáo dục tiên tiến, sâu sắc nhất ở nước ta từ trước đến nay. Tuy cổ động việc học chữ quốc ngữ Latin thay cho chữ Nôm, nhưng trường vẫn tổ chức học một cách nghiêm túc 2 ngoại ngữ bắt buộc: Pháp văn và Hán văn.
Nếu từ đó đến nay tư tưởng giáo dục ấy được thực hiện thì chúng ta đã có một nền giáo dục Việt Nam khác hẳn: Hiện đại hơn, nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc hơn.
Trước năm 1945 ở nước ta, sau khi bỏ các kỳ thi chữ Hán, chữ Hán vẫn được giảng dạy trong nhà trường, mỗi tuần 1 - 2 tiết, nhưng cũng đủ cho người học hiểu được chữ Hán, không dùng sai Tiếng Việt và để cái tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người.
Nhờ vậy mà các trí thức được đào tạo thời Pháp nhìn chung đều có một kiến thức Hán học khá vững chắc bên cạnh kiến thức Tây học căn bản. Chính họ đã làm rường cột trí thức cho quốc gia và mãi mãi là niềm tự hào của đất nước: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu…
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Nhìn ra các nước Đông Á, không có nước nào dám đoạn tuyệt với chữ Hán.
Người Trung Quốc đã từng mơ Latin hóa chữ viết của mình, nhưng giấc mơ ấy bất khả. Họ đành bằng lòng quay về với việc dùng chữ Hán giản thể, và dạy cho học sinh phổ thông biết tối thiểu khoảng 3.000 chữ Hán để có thể đọc được tiếng phổ thông.
Người Nhật Bản cũng từng thử nghiệm dùng chữ Romaji (Chữ Latin) nhưng những văn bản ấy hồi đầu thế kỷ XX trở thành những bản mật mã. Họ đành sử dụng hệ thống chữ Kana (chữ phiên âm) mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ hơn 10 thế kỷ trước với hai dạng Hiragana và Katakana, bên cạnh đó vẫn bắt buộc học sinh tốt nghiệp trung học phải biết thuần thục 1.945 chữ Hán.
Người Hàn Quốc sử dụng chữ Hangul mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ TK.XV, trong văn bản thông thường hiện nay hầu như không còn chữ Hán nữa, nhưng những văn bản cổ hơn hay tài liệu khoa học thì dùng khá nhiều. Vì vậy Hàn Quốc vẫn dạy chữ Hán cho học sinh: Cấp 2 dạy 900 chữ, cấp 3 dạy 900 chữ, tổng cộng là 1.800 chữ. Lên đại học, sinh viên muốn đi sâu vào khoa học xã hội thì phải học chữ Hán nhiều hơn nữa.
Riêng có Việt Nam là hoàn toàn không dạy chữ Hán trong chương trình phổ thông. Điều ấy có liên quan gì với tình trạng kinh tế Việt Nam phát triển kém nhất, tiếng Việt dùng sai, nghèo nàn và bản sắc văn hóa dân tộc mờ nhạt nhất so với các nước trong khu vực?
Ảnh Đinh Quang Tuấn Làm thế nào để dạy chữ Hán trong nhà trường?
Chủ trương đưa chữ Hán vào dạy trong trường phổ thông chắc chắn sẽ gây phản ứng dữ dội từ nhiều phía. Chúng tôi đã hình dung ra những câu hỏi cơ bản và cách trả lời sau:
Hỏi:Sao không nghĩ học cái gì khác hiện đại, kiếm ra tiền, lại bày ra trò học Hán Nôm – một thứ chữ “cổ lỗ, lạc hậu” đã chết từ lâu rồi?
Trả lời: Việc giáo dục không phải chỉ học cái hiện đại, dễ kiếm tiền, việc giáo dục con người có sứ mệnh lớn hơn thế nhiều. Lợi ích của việc học chữ Hán như đã nói ở trên là để cứu lấy Tiếng Việt, để bảo vệ văn hóa dân tộc, để góp phần xây dựng người Việt Nam trở thành những con người có học vấn, có căn bản, biết tiếp thu cái mới, nhưng cũng biết kế thừa tinh hoa truyền thống…
Việc này không có gì mới mà chỉ là kế thừa tư tưởng giáo dục của ông cha, cũng tương tự như người Nhật, người Hàn dạy chữ Hán, người phương Tây dạy chữ Latin cho con em họ.
Hỏi: Học sinh hiện nay học đã quá tải rồi, học thêm chữ Hán nữa thì còn thì giờ đâu nữa?
Trả lời:Học trò quá tải vì chương trình của chúng ta quá rườm rà và vì cách học nhồi nhét, cách thi theo kiểu “trả bài” của chúng ta. Nên lược bớt chương trình đi, chỉ học những môn căn bản thôi. Chữ Hán là một trong những môn căn bản. Chính việc học chữ Hán sẽ cho chúng ta thấy học ngữ văn mà học thuộc văn mẫu mất rất nhiều thì giờ như hiện nay là không cần thiết. Hơn nữa có lẽ trước mắt chúng ta chỉ cần dạy cho học sinh khoảng 1.000 chữ Hán để biết chữ nghĩa căn bản, biết cách tra từ điển, biết cách tự học. Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2.000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc đang làm.
Hỏi:Hay để giản tiện, chỉ học âm Hán Việt như trong các sách ngữ văn hiện nay có được không?
Trả lời:Không được. Vì chữ Hán là một thể thống nhất Hình - Âm - Nghĩa, chúng ta lược bỏ Hình đi thì từ gốc Hán sẽ không để lại một dấu ấn nào khả dĩ trong đầu óc học sinh. Hơn nữa mỗi một chữ Hán còn mang theo nó toàn bộ văn hóa truyền thống.
Hỏi: Giả sử Quốc hội cho phép thực hiện chương trình dạy chữ Hán đại trà ở trường phổ thông thì lấy đâu ra giáo viên?
Trả lời:Hiện nay vẫn có nhiều giảng viên ở những đại học lớn biết chữ Hán nhất là ở các khoa ngữ văn, lịch sử của các trường đại học. Chúng ta bắt đầu từ việc dạy đại trà cho sinh viên ngữ văn ở các đại học, rồi cho dạy thí điểm ở một số trường phổ thông. Sau đó dạy cho học sinh trung học cơ sở. Dần dần mở rộng ra học sinh chuyên ban khoa học xã hội ở trung học phổ thông. Cuối cùng mới tính toán đến việc dạy cho tất cả học sinh các ban khác.
Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa Hán văn vào chương trình phổ thông thì sẽ đến ngày chúng ta thấy kết quả. Tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn.
Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Một thế hệ người Việt Nam mới như mong ước của các sĩ phu Duy tân đầu Thế kỷ XX và của cả dân tộc ta sẽ thành sự thật.
PGS.TS Đoàn Lê Giang" alt="Tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại trường phổ thông?">Tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại trường phổ thông?
-
Theo báo cáo của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, 7h15 ngày 9/9, sau khi trả học sinh ở cổng số 4, nhân viên lái xe của trường là Nguyễn Văn Thạo đã lái xe về cổng số 1 của nhà trường. Lúc xuống xe, cô Nga phụ trách xe số 38 và lái xe Thạo đã chủ quan, bỏ qua việc đi xuống cuối xe kiểm tra trước khi xuống nên đã bỏ sót 1 học sinh ngủ quên trên xe.
Vào khoảng 8h01 (theo thời gian camera cổng số 1 ghi lại), học sinh này đã tự mở cửa xe để đi vào trường.
Do học sinh vẫn vào lớp trước giờ giáo viên chủ nhiệm điểm danh sĩ số và học bình thường nên nhà trường không phát hiện ra vụ việc.
Vào khoảng 17h cùng ngày, khi biết sự việc, nhà trường đã tổ chức họp khẩn cấp để nắm bắt tình hình, kiểm tra camera ở thời điểm xe đến trường và thấy cô phụ trách xe và lái xe đã bỏ qua bước xuống cuối xe kiểm tra theo quy định.
Ngay sau đó, đại diện nhà trường cùng cán bộ phụ trách xe (cô Nga) đã liên hệ với gia đình học sinh, kiểm tra tình hình sức khỏe, tâm lý học sinh và trực tiếp xin lỗi cha mẹ học sinh. Đồng thời, trường đã rà soát lại quy trình đưa - đón học sinh đi ô tô.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm cũng ra quyết định kỉ luật 2 nhân viên liên quan đến sự việc (tài xế Nguyễn Văn Thạo và giáo viên phụ trách Lưu Thị Quỳnh Nga) và thay cán bộ phụ trách xe 38 ngay từ sáng nay (10/9).
Nhà trường cũng yêu cầu đẩy sớm giờ báo cáo sĩ số của giáo viên chủ nhiệm lên 7h50 hàng ngày (thời gian quy định trước đây là 8h15). Đồng thời, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp điểm danh đầu giờ học và nắm bắt thông tin học sinh nghỉ. Nếu học sinh nghỉ không phép, trước 8h15', giáo viên chủ nhiệm phải gọi điện cho phụ huynh hỏi lý do, nếu không gọi được phải báo ngay Ban giám hiệu để kịp thời chỉ đạo.
Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã họp toàn thể cán bộ quản lý học sinh đi ô tô để quán triệt lại quy trình đón, trả học sinh đi ô tô. Hiện tại, Ban giám hiệu nhà trường đã báo cáo sự việc với Phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.
Cũng theo báo cáo của nhà trường, học sinh Tăng N.H. đã kể lại sự việc như trên và giải thích rằng lúc tỉnh ngủ, thấy có một mình trên xe nên em có lo lắng một chút. Nhưng nhớ là đã được hướng dẫn mở cửa xe từ bên trong nên em đã tự mở cửa ra được. Tuy nhiên, học sinh quên kể cho cô giáo chủ nhiệm về việc đó. Buổi chiều về nhà, phụ huynh hỏi thì em mới kể lại sự việc.
Ban lãnh đạo Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm xin lỗi và nghiêm túc kiểm điểm trước sự việc. Đại diện nhà trường cho biết trong học kỳ 1 này, trường sẽ đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học sinh nói chung và quản lý hệ thống xe bus của trường để hoàn thiện hơn quy trình đưa đón học sinh.
Thanh Hùng
Quạt trần rơi khiến học sinh gãy xương mũi ở Lào Cai
Một chiếc quạt trần tại lớp 2B Trường Tiểu học Kim Đồng (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã rơi trong giờ ra chơi khiến 1 học sinh bị thương và phải cấp cứu tại bệnh viện.
" alt="Trường tiểu học bỏ quên học sinh lớp 3 trên xe đưa đón">Trường tiểu học bỏ quên học sinh lớp 3 trên xe đưa đón
-
Trung tâm dữ liệu của Google tại Singapore. Ảnh: Nikkei Asia Nhu cầu về dịch vụ dữ liệu và lưu trữ tại Singapore tăng mạnh nhờ sự phát triển của kinh tế số, thương mại điện tử, và dịch vụ đám mây. Các công ty công nghệ như Google, Amazon Web Services (AWS), và Microsoft đã đầu tư mạnh vào Singapore để thiết lập các trung tâm dữ liệu khu vực. Các trung tâm này không chỉ phục vụ Singapore mà còn đáp ứng nhu cầu của các thị trường lớn như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ đám mây và AI, nhu cầu về khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu khổng lồ càng tăng cao. Các trung tâm dữ liệu tại Singapore đảm bảo cung cấp các dịch vụ này với độ trễ thấp và độ tin cậy cao, đồng thời hỗ trợ các ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data).
Theo dự báo, thị trường trung tâm dữ liệu tại Singapore sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 7-10% trong giai đoạn 2021-2026.
Dịch vụ công là cốt lõi
Trong năm 2023, nền kinh tế số của Singapore đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp 17,3% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia, tương đương 106 tỷ SGD, tăng gần gấp đôi so với 58 tỷ SGD (13% GDP) vào năm 2017. Sự tăng trưởng này đã đưa Singapore lên vị thế hàng đầu trong lĩnh vực số hóa, so sánh với các nền kinh tế số khác như Estonia và Thụy Điển.
Một trong những thành công lớn của nền kinh tế số Singapore là việc phát triển dịch vụ công trực tuyến và chính phủ điện tử. Các dịch vụ như SingPass, MyInfo, và Định Danh Số Quốc gia - NDI (National Digital Identity) giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hành chính và tiếp cận dịch vụ công một cách dễ dàng và an toàn. Việc này không chỉ giúp tăng hiệu quả và tính minh bạch của chính phủ mà còn giảm thời gian và chi phí cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Singapore ở một số lĩnh vực. Chẳng hạn, trước khi MyInfo ra đời, người dân Singapore khi thực hiện các thủ tục hành chính như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký dịch vụ công hoặc nộp thuế, phải điền vào nhiều mẫu đơn khác nhau, lặp đi lặp lại thông tin cá nhân mỗi lần. Quá trình này không chỉ gây mất thời gian mà còn tạo ra sự phức tạp không cần thiết.
Nền tảng dịch vụ công số đã cho phép người dân chỉ cần nhập thông tin cá nhân một lần duy nhất. Thông tin này sau đó được lưu trữ an toàn trên hệ thống và có thể được tự động điền vào các mẫu đơn khác nhau, như khi người dân muốn mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký vay mua nhà.
Tài chính cũng là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất với MyInfo khi người dân Singapore chỉ cần vài cú nhấp chuột để mở tài khoản trực tuyến, so với quy trình kéo dài vài ngày như trước đây với hàng tá mẫu đơn và loạt giấy tờ khác nhau. Kết quả là, số lượng người sử dụng dịch vụ tài chính trực tuyến tại Singapore đã tăng mạnh, nhờ vào sự tiện lợi và tính hiệu quả mà hệ thống này mang lại.
Chiến lược Quốc gia Thông minh 2.0
Trong bối cảnh các mối đe dọa kỹ thuật số ngày càng gia tăng, từ tin giả, deepfake, lừa đảo trực tuyến cho đến sự gián đoạn của các trung tâm dữ liệu, chính phủ Singapore đã quyết định công bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia 2.0, còn gọi là Chiến lược Quốc gia Thông minh (Smart Nation) 2.0, tập trung vào ba trụ cột gồm: Tăng trưởng, Cộng đồng và Niềm tin.
Smart Nation 2.0 đặt mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khai thác tiềm năng của công nghệ để cải thiện năng suất và mở rộng cơ hội cho người dân và doanh nghiệp. Singapore đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo (AI) và thúc đẩy các nghiên cứu liên ngành. Chính phủ Singapore cũng đặc biệt chú trọng vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) áp dụng công nghệ để cải thiện quy trình kinh doanh và tận dụng tối đa tiềm năng của AI.
Singapore chính thức công bố chiến lược Quốc gia Thông minh 2.0 vào ngày 1/10. Ảnh: Nikkei Asia Để tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ, Smart Nation 2.0 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và an ninh mạng. "Bối cảnh kỹ thuật số ngày nay rất khác so với một thập kỷ trước", Thủ tướng Lawrence Wong phát biểu trong buổi công bố Smart Nation 2.0 ngày 1/10 vừa qua. Theo đó, Singapore sẽ thành lập một cơ quan để giải quyết những tác hại cấp bách nhất như bắt nạt trên mạng và quấy rối tình dục trực tuyến. Cơ quan mới sẽ đại diện thay mặt cho các nạn nhân đấu tranh với những kẻ phạm tội và nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Ông Wong cho biết một mối lo ngại khác liên quan đến sự gia tăng của tin giả, deepfake, vốn đã trở nên phổ biến hơn với những đột phá của AI tạo ra. Singapore sẽ yêu cầu một số dịch vụ truyền thông xã hội ban hành các biện pháp để ngăn chặn việc lạm dụng nội dung bị thao túng kỹ thuật số.
Một thập kỷ kể từ sau Chiến lược Quốc gia Thông minh 2014, Singapore được xếp hạng là một trong những quốc gia có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cao nhất toàn cầu, với một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất trong khu vực.
Kết quả của chuyển đổi số đã được thể hiện rõ ràng nhất trong thời kỳ đại dịch, khi Singapore hoàn thành thiết lập hệ thống đặt lịch tiêm vắc-xin trong vòng chưa đầy một tháng và tạo điều kiện tiêm chủng cho hơn 90% dân số trong một năm.
Những nỗ lực số hóa này đã trở thành mô hình cho các nền kinh tế trong khu vực. Tại các sân bay, Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên cung cấp dịch vụ thông quan nhập cảnh không cần hộ chiếu, trong khi việc sử dụng các hệ thống sinh trắc học đã thúc đẩy các quốc gia như Malaysia và Thái Lan triển khai dịch vụ thông quan tương tự. Thậm chí, Nhật Bản đã xem xét học hỏi Singapore từ chương trình nhận dạng kỹ thuật số quốc gia Singpass.
(Theo Nikkei, ASEAN Briefing, R&M)
Apple đầu tư kỷ lục vào SingaporeTrong chuyến thăm Singapore, CEO Apple Tim Cook công bố kế hoạch đầu tư kỷ lục 250 triệu USD vào quốc đảo sư tử." alt="Mười năm chuyển đổi số định hình vị thế Singapore trên bản đồ công nghệ thế giới">Mười năm chuyển đổi số định hình vị thế Singapore trên bản đồ công nghệ thế giới
-
Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 29/3: Khách hoan ca
-
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình và Cục trưởng Cục An toàn thông tin Lê Văn Tuấn cùng các đại biểu thực hiện nghi thức phát động cuộc thi. Ảnh: V.S Theo Cục An toàn thông tin, tình hình mất an toàn thông tin mạng, lừa đảo trên không gian mạng Việt Nam, thời gian qua, diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi và đa dạng, gây thiệt hại lớn về tinh thần, tài sản cho người dân.
Trong bối cảnh đó, việc tổ chức cuộc thi trực tuyến để người dân Thừa Thiên Huế tìm hiểu về các kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa góp phần xây dựng nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin trên môi trường số, góp phần thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thông tin tại địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin cho người dân. Ảnh: V.S Chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định: Thời gian qua, Sở TT&TT, Công an tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin mạng cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Tuy nhiên, các hiện tượng lừa đảo, hoạt động của tội phạm trên không gian mạng vẫn thường xuyên xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với người dân. Vì thế, việc nâng cao nhận thức cho người dân để bảo đảm an toàn thông tin trong cuộc sống hằng ngày là hết sức cần thiết.
Ông Nguyễn Thanh Bình cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế quan tâm đồng hành cùng cuộc thi bằng các hình thức phù hợp; có giải pháp tích cực triển khai, hướng dẫn người dân cách thức đăng ký và đăng nhập tham gia cuộc thi đạt kết quả tốt. Đồng thời, vận động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người dân tại địa phương hưởng ứng tham gia đầy đủ, tạo nên đợt sinh hoạt sâu rộng, bổ ích, góp phần giảm thiểu các nguy cơ, rủi ro trên không gian mạng.
Người dân Thừa Thiên Huế tham gia thi trắc nghiệm trên ứng dụng Hue-S. Ảnh: V.S Theo các đơn vị tổ chức, kéo dài từ nay đến hết ngày 1/9, cuộc thi “Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024” có đối tượng tham gia gồm tất cả người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với điều kiện là người tham dự có tài khoản Hue-S hoặc tài khoản VNeID.
Người dân sẽ tham gia thi trên nền tảng đô thị thông minh Hue-S, với nội dung bài thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm về những kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cơ bản; nhận diện và kỹ năng phòng tránh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn...
Cuộc thi hướng tới mục tiêu hướng dẫn toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tìm hiểu kỹ năng đảm bảo an toàn trên không gian mạng nhằm nâng cao nhận thức, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin mạng và cách nhận diện, phòng tránh các hình thức lừa đảo trên không gian mạng.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục An toàn thông tin dự kiến sẽ đưa cuộc thi này trở thành sự kiện thường niên để khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia, từ đó tự trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ mình an toàn trên môi trường số.
Trong năm đầu tiên được tổ chức, cuộc thi “Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế” sẽ chọn trao 54 giải thưởng cá nhân, gồm 1 giải Nhất trị giá 20 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 10 triệu đồng, 2 giải Ba trị giá mỗi giải 5 triệu đồng và 50 giải Khuyến khích trị giá 1 triệu đồng/giải. Ngoài ra, các cá nhân đạt giải thưởng còn được Ban tổ chức tặng giấy khen.
Người dân Việt Nam đã có thể tải, dùng ứng dụng phòng chống lừa đảo nTrustHiện tại, người dân trên cả nước đã có thể tải, sử dụng miễn phí phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust, để bảo vệ điện thoại của mình và tham gia cộng đồng phòng chống lừa đảo." alt="Người dân Huế thi tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn trên không gian mạng">Người dân Huế thi tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn trên không gian mạng