- Bức thư của cô gái Việt ở Nepal gửi Bộ trưởng Giáo dục đang nhận được hàng ngàn bình luận,ãithưcôgáigửibácBộtrưởngGiáodụgiải vô địch bóng đá anh chia sẻ - thậm chí tranh cãi. Một nhà giáo, người viết sách nêu quan điểm: Nhiều điều Linh nói là đúng. Tất nhiên trong cái chê ấy có chuyện chưa đầy đủ, hiểu thấu đáo cũng là bình thường…
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng
Để đảm bảo thực hiện được chất lượng giảng dạy đúng quy định, ngành giáo dục đang tiếp tục cùng các địa phương quyết tâm với nhiều giải pháp.
Đặc biệt, ngành đã có một cơ sở dữ liệu phản ánh được bức tranh thực trạng đội ngũ hiện nay ở các vùng miền, các tỉnh ở tất cả các bộ môn. Cách đây hơn một tuần, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã gửi công văn thể hiện toàn bộ việc thừa thiếu nhu cầu giáo viên để làm kênh cho Bộ Nội vụ có phương pháp tiếp tục đề xuất, bổ sung; đặc biệt là với những vùng khó khăn, khu công nghiệp, vùng tăng trưởng nóng và cả những vùng trũng khác. Đây là việc sẽ phải làm từng bước.
- Giáo viên thiếu trầm trọng, Bộ GD-ĐT có tính đến sử dụng đội ngũ giáo viên hợp đồng hiện nay?
Chỉ thị năm nay của Bộ GD-ĐT là đảm bảo đúng quy định và Nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt là Nghị định 161 sửa đổi quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức, công chức. Như vậy, bắt đầu từ năm nay sẽ giải quyết dứt điểm, chấm dứt vấn đề hợp đồng dạy học đối với giáo viên.
Những vấn đề do lịch sử để lại, các địa phương cần có hướng giải quyết dứt điểm. Song cũng cần tính đến chính sách cho đội ngũ đã hợp đồng lâu năm, có năng lực, tâm huyết với nghề. Trong quá trình chấm dứt, khi có chỉ tiêu cũng cần quan tâm đến cả đối tượng lao động hợp đồng một cách thỏa đáng, đảm bảo an ninh, tính đến cống hiến của họ trong giai đoạn khó khăn của ngành, của địa phương.
Tuy nhiên, khi thực hiện hết số biên chế được giao và đã tính đến cả những trường hợp hợp đồng được tuyển dụng mà vẫn thiếu thì phải tiếp tục đề xuất giải pháp. Còn nếu thừa thì phải cắt đúng theo quy định.
Khoảng 400.000- 500.000 người phải đào tạo lại
- Sau khi sửa Luật Giáo dục, chính sách với giáo viên có thay đổi gì rõ rệt, thưa ông?
Luật Giáo dục sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Tuy nhiên, ngành đã xúc tiến các công việc, xây dựng các nghị định, thông tư từ bây giờ. Đối với đội ngũ giáo viên có một số chính sách thay đổi lớn.
Thứ nhất là nâng chuẩn trình độ đào tạo. Trước đây, bậc mầm non chuẩn trình độ đào tạo chỉ là trung cấp, giờ được nâng lên thành cao đẳng. Giáo viên tiểu học thì nâng chuẩn từ trung cấp lên đại học. Giáo viên THCS thì từ cao đẳng lên đại học. Như vậy tới đây, toàn bộ hệ thống giáo viên phổ thông sẽ có chuẩn tối thiểu là trình độ đại học; mầm non chuẩn tối thiểu là trình độ cao đẳng.
Bộ đã có phương án bồi dưỡng, lộ trình đào tạo cho giáo viên khi chưa đạt chuẩn để đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là bài toán lớn trong công tác của ngành, bởi giáo viên vừa phải thực hiện công việc hằng ngày vừa phải thực hiện đào tạo lại.
Đội ngũ giáo viên hiện nay khoảng 1,3 triệu nhưng lực lượng cần phải đào tạo lại để nâng chuẩn của bậc mầm non, tiểu học và THCS là khoảng 400.000- 500.000 người - đây là một lượng tương đối lớn.
Có những việc nâng chuẩn rất nặng, như tiểu học từ chuẩn trung cấp vọt lên đại học, đó là một khoảng lớn. Ở bậc THCS, còn đến 40% đội ngũ chưa đạt trình độ đại học. Nếu tính trung bình tất cả các cấp thì tổng khoảng 25% đội ngũ cần đào tạo lại. Dự kiến tháng 4/2020 sẽ có Nghị định về thực hiện lộ trình đào tạo giáo viên đáp ứng chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục sửa đổi.
Thứ hai là tất cả các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, cán bộ quản lý sẽ được đưa vào luật và trở thành khung quy định với năng lực, phẩm chất. Trước đây, những chuẩn đó không được nói đến một cách tường minh trong các văn bản quy phạm mà chỉ là những mong đợi của ngành thích ứng với thực tiễn. Tới đây, các tiêu chuẩn của giám đốc sở, trưởng phòng giáo dục cũng đang được xây dựng và công bố cùng các chương trình bồi dưỡng để hệ thống quản lý các cấp đều có các chuẩn nghề nghiệp phù hợp yêu cầu.
Thứ ba, là việc khẳng định lại tiền lương, phụ cấp phù hợp với tính đặc thù của ngành và phù hợp với các yêu cầu, chỉ thị và Nghị quyết của Đảng. Từ đó cũng là một căn cứ cho việc thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27.
Không phải cứ giáo viên có tuổi cao là phụ cấp cao
- Bảng lương mới của giáo viên sẽ được tính như thế nào, thưa ông?
Bậc lương mới của giáo viên sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung nhưng có phụ cấp ưu đãi nghề.
Bảng lương làm việc trả theo vị trí việc làm và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp. Ngành giáo dục không có bảng lương riêng so với các ngành nghề khác, nhưng định vị các bậc lương theo thực tiễn trình độ đào tạo đã được nâng lên theo chuẩn yêu cầu. Đây cũng là căn cứ để khởi đầu cho bậc lương ở bậc mầm non, tiểu học, THCS. Theo một cách logic, như vậy mức lương đã được nâng lên so với hiện nay.
Tới đây, sẽ có khái niệm một lượng tiền ứng với khởi động ban đầu, nhân với các hệ số. Như vậy lương của giáo viên, đặc biệt là mầm non, tiểu học và THCS sẽ được nâng lên, đặc biệt với những giáo viên mới vào ngành.
Về phụ cấp ưu đãi, Bộ đang xây dựng và bảo vệ quan điểm đối với ngành giáo dục được tối đa là 30%. Tới đây không còn phụ cấp thâm niên, do đó Bộ sẽ phân tích tính chất phức tạp, đặc thù của ngành để bảo vệ quan điểm được phụ cấp cao nhất các cấp độ.
Ngoài bậc lương thì tất cả các phụ cấp khác sẽ theo đúng giá trị giáo viên mang lại cho xã hội. Giáo viên sẽ được đánh giá theo bộ chuẩn về năng lực và phẩm chất, chứ không có nghĩa cứ nhiều tuổi hơn thì phụ cấp được nhiều hơn.
Như vậy hy vọng sẽ có được một hệ thống lương để thu nhập của giáo viên cao hơn so với hiện nay và cũng giải quyết được những bất cập cho những người mới vào ngành khi hệ số lương như hiện tại là quá thấp.
Hiện chúng tôi đã xây dựng xong dự thảo và đang trong quá trình tiếp tục chỉnh sửa để chuẩn bị trình lên Thủ tướng vào tháng 9 này.
- Như vậy tới đây khoảng cách lương giữa người mới vào và người làm lâu năm sẽ được rút ngắn?
Điều này đang trong lộ trình tính toán. Tới đây không còn phụ cấp thâm niên nữa - phụ cấp này đang là một bức tranh phân cấp giữa người mới vào ngành và người lâu năm. Khi bỏ phụ cấp thâm niên, có thể phân hóa về mặt phụ cấp giữa người mới vào và người lâu năm sẽ không còn hoặc được rút ngắn thông qua cơ cấu của phụ cấp ưu đãi. Điều này không làm ảnh hưởng đến lương của người làm lâu năm nhưng những người mới vào với lộ trình 10 năm đầu sẽ được đẩy lên tương đối. Rút ngắn đó cũng mang tính logic, hợp lý.
Về tổng thể, có thể đều cùng được nâng lên nhưng khoảng cách giữa lương của người mới vào ngành và người lâu năm sẽ giải quyết một số bất cập đang hiện hữu. Tức là cứ càng lâu năm thì bậc lương đã cao mà phụ cấp cũng được kéo dài chứ không đi theo đặc thù cống hiến hoặc theo nguyên lý rõ ràng như cách tính bảng lương đang xây dựng hiện nay – trả theo đúng vị trí việc làm.
Như vậy, điều này sẽ làm cho khoảng cách đó cơ bản được rút ngắn và cũng phù hợp với các thực tiễn mong đợi là lương trả theo tính chất phức tạp và vị trí nghề nghiệp.
Trong tổng cơ cấu phụ cấp đó, trong nội bộ của ngành, không phải tất cả đều được mức 30% mà có xê dịch, tính toán theo tính chất công việc của các cấp, các nhóm theo hạng chức danh. Nhưng cơ cấu phụ cấp ấy sẽ không bị “giãn” như trước nay là hoàn toàn chỉ theo độ tuổi (thâm niên) mà sẽ phân định theo mức phức tạp của các đối tượng trong cùng một cấp và của các cấp khác nhau. Như vậy, đảm bảo không bất cập theo kiểu cứ tuổi cao là phụ cấp cao, khác biệt so với người mới vào như trước đây.
- Với chương trình phổ thông mới, chương trình tiểu học sẽ là 2 buổi/ngày bắt buộc chứ không như trước nay. Giáo viên cho rằng khối lượng công việc hẳn sẽ tăng lên, như vậy lương có được tăng theo?
Trước đây, một giáo viên tiểu học khởi đầu nếu trình độ trung cấp thì hệ số cơ bản là 1,86 thì với chuẩn trình độ đào tạo mới được nâng lên thành 2,34. Như vậy, ngay hệ số cơ bản, nếu so với hiện nay cũng đã gấp rưỡi.
Song việc này khác với việc thực hiện chương trình. Dạy 2 buổi/ngày của chương trình mới tới đây sẽ khác 2 buổi/ngày của chương trình hiện hành với những định mức khác nhau vì sự tinh giản, tích hợp.
Việc dạy học 1 buổi hay 2 buổi/ngày, vốn bắt đầu từ chương trình sau đó tính toán ra khối lượng công việc và liên quan đến số lượng người làm việc.
Nếu như trước đây 1 buổi/ngày thì số lượng người làm/lớp ít, tới đây khối lượng công việc nhiều hơn thì số lượng người làm trên một định mức đó sẽ phải nhiều hơn. Do chương trình tăng lên, theo một nghĩa nào đó là 2 buổi thì phải tuyển thêm người và phải định mức lại người cho lớp học. Ví dụ vẫn những viên chức đó, khi công việc tăng lên gấp rưỡi thì sẽ tuyển dụng thêm và định mức lại chứ không phải là giáo viên phải làm tăng giờ, cho cả việc của người khác.
Và không phải chỉ mỗi tiểu học mà ở các cấp học khác, ngành giáo dục đã đặt hàng Trường ĐH Kinh tế quốc dân gần 2 năm nay một đề tài nghiên cứu tiếp cận chương trình phổ thông mới từ khi khởi động để xây dựng lại toàn bộ định mức làm việc của giáo viên.
Cụ thể, theo chương trình mới thì một tuần hoặc 1 ngày hay 1 buổi, mỗi giáo viên phải làm bao nhiêu thời gian, quy đổi theo số giờ làm việc theo quy định của nhà nước thì sẽ ra bao nhiêu tiết thực phải đứng lớp và bao nhiêu tiết chuẩn bị. Từ đó ra được số người cần cho một lớp và thay đổi định mức. Sau đó, so với thực tế cũ nếu thiếu thì phải tuyển thêm, thừa thì phải tinh giảm. Những điều này đều đi theo tính toán lao động và định mức trên đối tượng lớp học hay nhóm trẻ. Đề tài nghiên cứu này sẽ nghiệm thu vào cuối năm nay.
Tức là không phải thêm việc thì thêm lương mà sẽ tuyển thêm người, còn giảm việc thì tinh giản. Còn lương tính theo tính chất phức tạp, trình độ đào tạo gắn với các tiêu chuẩn, ngạch, hạng.
Chỉ có trong trường hợp không đủ người, giáo viên phải cáng đáng thêm, làm thêm một chút thời gian thì có thể được trả thêm lương thừa giờ. Việc này sẽ theo quy định trả lương thừa giờ để bù đắp chuyện làm thêm việc chứ không phải là lương của giáo viên được tăng.
- Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
"Cần tính toán để cải thiện chế độ lương với ngành đặc thù, trong đó có giáo viên"
- Đó là chia sẻ của đại diện Bộ GD-ĐT trong qua trình chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông mới sẽ bắt đầu từ năm 2020-2021 từ lớp 1.
" alt="Bảng lương mới của giáo viên được tính ra sao?" />
...[详细]
TSNguyễn Quốc Chính – Trưởng ban Đào tạo,ĐHQG TP.HCM
Ông Chính khẳng định:
-Nhà trường không vì lo mà không làm. Chúng tôi xác định phải làm để xãhội có cái nhìn tích cực hơn. Đây là nét văn hóa cần xây dựng ở Việt Nam- văn hóa tự chủ của học sinh, văn hóa giới thiệu người tốt của giáoviên.
Học sinh khi đã định hướng vàotrường sẽ có sự tự tin tìm hiểu về bản thân, về ngành học, về trườnghọc. Việc viết bài luận thức đẩy sự khám phá, tìm tòi của các em. Khảnăng tốt nhất là 3 điều này phù hợp với nhau, cũng có thể 3 điều nàykhông hoàn toàn chính xác, nhưng các em đã có động lực để tìm hiểu mìnhmuốn gì, mình có phù hợp không.
Vềthư giới thiệu của giáo viên, tôi cho rằng không thầy cô nào muốn viếtquá lố hay quá hay cho một học sinh, vì họ có trách nhiệm với bản thânvà xã hội. Không có giáo viên nào muốn lạm dụng quyền hạn của mình.
Tôi cho rằng có thể vẫn có rủi ro, nhưng sẽ ít và sẽ bị triệt tiêu dần.
Trường đưa ra quy định nếu số học sinh đăng ký ưu tiên xét tuyểnnhiều hơn chỉ tiêu cho phép, trường sẽ xét thí sinh từ cao xuống thấpdựa trên điểm trung bình 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trong quá trìnhhọc THPT và sự đam mê với ngành học được thí sinh thể hiện trong bàiluận.
Ông có thấy rằng việc tính điểm trung bình của 3 môn nói trên chưa chắc đã chính xác, vì mỗi trường chấm điểm khác nhau, mỗi lớp chuyên coi vai trò, giá trị của các môn không chuyên khác nhau?
- Không có thước đo nào là hoàn hảo. Một kỳ thi chung cũng không phản ánh hết được mọi thứ. Kết quả thi của kỳ thi chung cũng chỉ phản ánh được kiến thức, kỹ năng ở thời điểm đó chứ không phải ánh được thái độ của thí sinh hay quá trình phấn đấu của các em.
Nếu áp dụng điểm số mang tính chất dài hạn thì độ đánh giá chính xác sẽ cao hơn so với việc đánh giá của kỳ thi tại một thời điểm. Dù vậy, đây cũng không phải là thang đo hoàn chỉnh.
Nhưng chúng chúng tôi muốn nhìn nhận, đánh giá học sinh theo quá trình, và tin tưởng vào sự lựa chọn của mình.
Học sinh trường chuyên có cơ hội được tuyển thẳng vào ĐHQG TP.HCM
Năm 2015 ĐHQG TP.HCM đã áp dụng thí điểm hình thức tuyển thẳng này đối với học sinh 5 trường chuyên. Ông có thể cho biết kết quả xét tuyển?
- Năm 2015 chúng tôi dự kiến xét tuyển thẳng 10% chỉ tiêu đối với học sinh 5 trường THPT chuyên, và chúng tôi đã tuyển được 2%.
Chúng tôi không bất ngờ hay thất vọng vì kết quả này, bởi xác định làm thí điểm để kiểm tra quy trình tuyển chọn. Hơn nữa, trong 5 trường THPT đã có tới 3 trường ở phía Bắc, chỉ có 2 trường ở phía Nam nên số lượng học sinh nộp đơn xét tuyển thẳng không nhiều.
Quy trình xét tuyển thẳng của năm 2015 đã ổn, nên năm nay chúng tôi mở rộng quy mô ra 82 trường.
Dù vậy, có thể thấy năm trước độ cạnh tranh không cao. Số lượng hồ sơ nộp xét tuyển thẳng thường ít hơn số chỉ tiêu, nên việc đánh giá các điều kiện như bài luận, thư giới thiệu chỉ là điều kiện cần và đủ, chứ không xét để loại bỏ. Nhưng năm nay sẽ đánh giá sát sao hơn năm ngoái. Ví dụ như một ngành có 10% chỉ tiêu xét tuyển thẳng học sinh chuyên mà có 15 hồ sơ nộp vào, thì sẽ phải đánh giá để từ chối 5 em.
Ông nhận xét về chất lượng các bài luận của năm 2015 như thế nào?
"Có khả năng rủi ro, nhưng chúng tôi nhìn vào phần đã đầy của cốc nước chứ không chỉ nhìn thấy phần còn trống"
Các bài luận đạt yêu cầu. Thí sinh rất hiểu mình là ai, sự hiểu biết về ngành học của các em là vừa phải, vì các em cũng đang trong quá trình định hướng. Các em cũng có sự tìm hiểu về trường học. Thí sinh có đầu tư kỹ cho bài luận, và chúng tôi thấy hài lòng.
Năm nay, các ông có quy định, yêu cầu cụ thể nào cho bài luận không, ví dụ như độ dài…?
- Chúng tôi không quy định độ dài ngắn. Viết như thế nào, viết dài bao nhiêu phụ thuộc vào cách đặt vấn đề của các em. Như năm trước, các em viết từ 2 – 5 trang giấy khổ A4.
Chúng tôi chỉ quan tâm cách thể hiện. Chúng tôi cũng sẽ không đặt vấn đề chấm điểm, sẽ không có thang điểm nào cho bài luận được đưa ra. Đây là điều kiện cần, các em thể hiện được yêu cầu đó là đạt.
Trong trường hợp bắt buộc phải chọn 1 trong 2 học sinh, chúng tôi trước hết chọn theo tiêu chí định lượng. Nếu tiêu chí định lượng tương đương nhau chúng tôi mới xét đến chất lượng bài viết. thí sinh nào phân tích mình tốt hơn thì ưu tiên nhận.
Tôi tin rằng học sinh và giáo viên sẽ rất nghiêm túc khi thực hiện những yêu cầu này của trường.
Xin cảm ơn ông.
Ngân Anh thực hiện
" alt="Tuyển sinh bằng bài luận, thư giới thiệu: Tin ở giáo viên" />