Thay đổi tương lai chỉ trong cuộc nói chuyện
Đối với rất nhiều ứng viên, bước vào trường đại học VinUni không chỉ là hành trình khám phá một môi trường mới mà đó chính là bước ngoặt của cả cuộc đời. Tuệ Nhi là một nữ sinh tiêu biểu cho sự trưởng thành toàn diện như thế.
Tự tin quyết liệt, Tuệ Nhi tham dự vòng phỏng vấn với lá đơn chỉ có duy nhất nguyện vọng - ngành Quản trị Kinh doanh. Những năm tháng cấp 3 gắn liền với những cuộc thi kinh doanh, từ Teen Entrepreneur cho đến International Trade Challenge, Nhi nghĩ đây là ngành hợp nhất với mình.
Tuy nhiên, Hội đồng tuyển sinh VinUni đã nhận thấy ở Tuệ Nhi một tố chất khác, khi nghe bài luận nhắc tới vấn đề mất cân bằng giới tính trong ngành IT của cựu nữ sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội). Vốn ngoại ngữ học thuật của Nhi, hay các giải thưởng hàng đầu trong cuộc thi lập trình web như Techkids Hackathon, lại càng xác định quan điểm của các nhà tuyển sinh ở VinUni dìu dắt em theo một hướng đi khác.
Nhận thấy những tố chất đặc biệt phù hợp với ngành công nghệ của nữ sinh, Hội đồng tuyển sinh VinUni đã đặc cách cho Nhi tham gia một vòng phỏng vấn khác với giáo sư Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính để thử tìm kiếm ngọn lửa đam mê ẩn sâu trong tâm trí cô gái trẻ.
![]() |
Các GS của VinUni luôn tìm hiểu mong muốn và tiềm năng của các ứng viên, nắm được xu hướng phát triển nghề nghiệp tương lai và có tư vấn định hướng để các em phát triển bản thân |
Chia sẻ về quyết định “ngoài quy trình” trên, bà Amita Verma, Giám đốc tuyển sinh VinUni cho rằng: “Sẽ rất dễ dàng cho VinUni nếu chỉ đơn giản chấp nhận lựa chọn ban đầu của các thí sinh. Là nhà giáo dục, chúng tôi muốn nhiều hơn thế. Chúng tôi cần tìm hiểu mong muốn và tiềm năng của các em, nắm được xu hướng phát triển nghề nghiệp tương lai và có tư vấn định hướng để các em phát triển bản thân. Dĩ nhiên lựa chọn cuối cùng là của các em”.
Cũng nhờ những chia sẻ của vị giáo sư giàu kinh nghiệm trong buổi phỏng vấn đặc biệt, Tuệ Nhi bỗng nhận ra việc tự tạo ra sản phẩm công nghệ và phát triển nó trong tương lai mới là con đường mà mình mong muốn theo đuổi, thay vì trở thành một nữ doanh nhân thành đạt như dự định ban đầu.
Quy trình tuyển sinh “không giống ai”
Có không ít ứng viên đến với VinUni theo cách kỳ lạ như Tuệ Nhi. Theo Hội đồng tuyển sinh, VinUni có quy trình tuyển sinh tiên tiến dựa trên mô hình các trường đại học tinh hoa trên thế giới, điển hình là Cornell, đại học thuộc nhóm Ivy League hàng đầu nước Mỹ. Theo đó, VinUni sẽ thực hiện phân tích và tuyển chọn sinh viên dựa trên kết quả của hai vòng đánh giá hồ sơ và phỏng vấn.
Ở vòng đánh giá hồ sơ, những vị giáo sư đầu ngành của từng Viện sẽ chọn lọc ra các ứng viên tiềm năng nhất thông qua thông tin trong hồ sơ và dựa trên ba nhóm tiêu chí bao gồm: kết quả học tập, các hoạt động ngoại khóa và nội dung bài luận. Tuy nhiên, điểm số cao, giải thưởng “khủng” cũng không đảm bảo ứng viên sẽ có được một “tấm vé vàng” vào VinUni. Các giáo sư sẽ xem xét kỹ hoàn cảnh cá nhân để đánh giá bởi dù là ai và đến từ đâu, sự nỗ lực của bản thân mới là yếu tố được hội đồng tuyển sinh chú trọng hơn, thay vì điểm số.
“Một thí sinh có điểm IELTS 7.0 chưa chắc đã được đánh giá cao hơn một ứng viên chỉ đạt điểm 6.5 có hoàn cảnh gia đình khó khăn hay điều kiện học tập kém. Sự nỗ lực của bản thân ứng viên đó sẽ được các giáo sư lưu ý tìm hiểu thêm trong quá trình phỏng vấn. Điều này cho thấy mỗi ứng viên đều được đánh giá đa chiều trong mối tương quan với các ứng viên khác, nhưng cũng được trân trọng xem xét rất kỹ ở từng hoàn cảnh cá nhân của mình”, một giáo sư thuộc Hội đồng tuyến sinh VinUni lý giải.
Theo hội đồng tuyển sinh VinUni, những thí sinh vượt qua vòng đánh giá ban đầu của trường chắc chắn phải là những người có tinh thần, ý chí và sự tiến bộ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, sự “không giống ai” trong quy trình tuyển sinh ở VinUni nằm ở vòng phỏng vấn trực tiếp - cách giúp VinUni đánh giá toàn diện một thí sinh, định hướng và xét tuyển các sinh viên phù hợp theo từng ngành. Bằng hệ thống câu hỏi và tình huống được xây dựng dưới sự tham vấn của ĐH Pennsylvania và Cornell, các giáo sư chủ động đào sâu tìm hiểu các khía cạnh khác của các thí sinh.
Một buổi phỏng vấn ứng viên của các GS, giảng viên trường ĐH VinUni |
“Việc có thêm vòng phỏng vấn sẽ giúp cho việc đánh giá ứng viên được chính xác và toàn diện hơn”, PGS.TS Phạm Ngọc Nam, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, chia sẻ.
Phân tích thêm từ trường hợp cụ thể, PGS Nam cho biết có một ứng viên ghi trong hồ sơ từng đạt giải nhất một cuộc thi quốc tế, nhưng khi được hỏi sâu về sản phẩm và đóng góp cá nhân vào thành công của nhóm, ứng viên không trả lời được. Trong khi đó, ban tuyển sinh lại cần bản thân ứng viên quan tâm miêu tả rõ hơn các đóng góp và chú trọng vào quá trình để có giải thưởng đó.
Tất cả các tiêu chí đánh giá được kết nối đa chiều với nhau giúp VinUni nhận định chính xác về năng lực thấu cảm, tư duy và đánh giá toàn diện về mỗi ứng viên. Đặc biệt hơn, với quá trình tuyển sinh tập trung vào từng người, Hội đồng tuyển sinh sẽ có cơ hội tiếp cận, hiểu được mong muốn và khám phá ra nguồn đam mê ẩn sâu trong mỗi cá nhân. Từ đó có thể tư vấn, truyền lửa để các em chắc chắn với quyết định của mình, định hướng lại ngành nghề phù hợp với tố chất của từng ứng viên.
GS Maurizio Trevisan, Viện trưởng Viện Khoa học Sức khỏe trường đại học VinUni xác nhận, trải nghiệm tuyển sinh ở VinUni hoàn toàn tương đồng với các trường Y danh tiếng ở Mỹ.
“Cách tiếp cận toàn diện để lựa chọn các ứng viên khi không chỉ tập trung vào điểm số mà còn nhìn nhận con người toàn diện, tính cách, đặc điểm của mỗi ứng viên, đam mê của họ với ngành học và những mối quan tâm, sự tập trung của họ nhằm cải thiện đời sống xã hội”, GS Trevisan khẳng định điều tạo nên sự đặc biệt trong lựa chọn sinh viên của VinUni.
Minh Tuấn
" alt=""/>Đặc biệt cách tuyển sinh ở VinUni: ứng tuyển một ngành, trúng tuyển ngành khácThúy Ngọc
Sau hơn 5 tháng ly hôn vợ doanh nhân, Đan Trường bất ngờ giới thiệu tổ ấm mới mà anh vừa chuyển đến trong mùa lễ hội cuối năm.
Theo ông Phúc, hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở GDĐH gắn bó mật thiết với công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ. “Chúng ta mong muốn đào tạo tiến sĩ là đào tạo nhân tài, tinh hoa, nên phải đảm bảo chất lượng đầu ra” – ông Phúc nói.
Để tiếp tục thúc đẩy chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở GDĐH, Bộ GD-ĐT đang xây dựng Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ và Nghị định hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở GDĐH.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo |
Ông Phúc cũng cho biết Bộ sẽ xem xét, đề xuất các phương án hỗ trợ học phí, học bổng cho nghiên cứu sinh trong nước cũng như xây dựng cơ chế chính sách để nghiên cứu sinh có thể đảm bảo cuộc sống, toàn tâm toàn ý nghiên cứu.
Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH - bà Nguyễn Thu Thủy cho hay trong 2 năm qua số trường đào tạo tiến sĩ gia tăng. Tuy số ngành đào tạo giảm đi, tỷ lệ nghiên cứu sinh nhập học trong nước giảm sút, nhưng số lượng học viên đăng ký năm 2020 của các trường cao hơn nhiều so với năm 2019.
Thời gian tới, Bộ GD-ĐT nghiên cứu sửa đổi Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần tự chủ của các cơ sở GDĐH. Đồng thời có những điểm sửa đổi kỹ thuật để phù hợp với thực tiễn, nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ, tiệm cận với quốc tế.
Đội ngũ hướng dẫn và nhóm nghiên cứu quyết định chất lượng tiến sĩ
GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng việc tham gia nhóm nghiên cứu góp phần không nhỏ giúp nghiên cứu sinh công bố khoa học, đặc biệt là công bố quốc tế.
Qua thực tiễn thành lập, điều hành nhóm nghiên cứu mạnh, GS Đức chia sẻ rằng quá trình đào tạo còn giúp nghiên cứu sinh trưởng thành cả về nhân cách, hoàn thiện các kỹ năng cơ bản, thiết yếu.
![]() |
Đại diện các cơ sở đào tạo bàn cách nâng cao chất lượng tiến sĩ |
Từ các khảo sát của mình, GS Đức cho rằng “có nhóm nghiên cứu và môi trường học thuật” là một trong hai yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất, đứng sau yếu tố “chất lượng đội ngũ hướng dẫn nghiên cứu sinh”. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài đội ngũ hướng dẫn được đánh giá cao, những điều kiện quan trọng khác như cơ sở vật chất, kinh phí và nhóm nghiên cứu có mức độ đầu tư còn hạn chế.
Do đó, GS Đức đề xuất sửa đổi Quy chế Tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ theo hướng đặt ra yêu cầu cao đối với người học và cán bộ hướng dẫn. Đồng thời có chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ, nghiên cứu sinh tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tăng quy mô và chất lượng nghiên cứu sinh.
Bên cạnh đó, những giải pháp then chốt là tăng cường xây dựng, đầu tư nhóm nghiên cứu, đầu tư dài hơi cho các nhóm nghiên cứu mạnh. Nghiên cứu sinh cần làm việc toàn thời gian, tăng cường học bổng và tham gia nhóm nghiên cứu. Các trường đại học phải thu hút được nhà khoa học đầu ngành và nhân tài, đồng thời hội nhập với quốc tế…
Phải “làm tiến sĩ” thay vì “học tiến sĩ”
Đồng quan điểm với GS Đức, PGS.TS Trần Thị Thanh Tú, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng để đào tạo tiến sĩ thành công và đạt chuẩn quốc tế, yếu tố then chốt là chính sách thu hút giáo sư nước ngoài, nghiên cứu sinh làm việc toàn thời gian và cần xây dựng nhóm nghiên cứu.
TS Nguyễn Đắc Trung, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhấn mạnh “Nghiên cứu sinh phải thực sự là người làm tiến sĩ, coi đây là công việc của họ, để toàn tâm toàn ý, từ đó nhận được lại thành quả. Từ đây mới tạo nên động lực đúng đắn, thúc đẩy nghiên cứu sinh hoàn thành tốt công việc của mình”.
TS Trung cũng chia sẻ những kinh nghiệm của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, từ xây dựng định hướng nghiên cứu, hợp tác với nước ngoài, doanh nghiệp thành lập trung tâm nghiên cứu hỗn hợp, thu hút đầu tư đào tạo dài hạn đến ươm mầm nhân tài từ sinh viên năm thứ 3 tham gia các nhóm nghiên cứu đến sau đại học.
Còn theo GS TS Vũ Đình Lãm, Giám đốc Học viện Khoa học Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện cũng đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy đào tạo tiến sĩ như hợp tác đào tạo với đại học nước ngoài, triển khai chương trình Postdoc dành cho tiến sĩ, đẩy nhanh thời gian thực hiện các thủ tục,…
PGS.TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cũng cho biết thành lập những nhóm nghiên cứu là một trong những giải pháp của trường nhằm thu hút nghiên cứu sinh. “Nghiên cứu sinh không có nhóm nghiên cứu thì không có sự hỗ trợ. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi bao gồm GS, PGS, TS, thạc sĩ, cử nhân và kỹ sư”.
Theo PGS Giang, thông qua các nhóm nghiên cứu, trường thu hút nhiều dự án để nghiên cứu giải quyết những vấn đề thực tiễn. Đồng thời, với cơ chế tự chủ, ngân sách cho phép trường hỗ trợ nghiên cứu sinh trong nghiên cứu khoa học, thưởng bài báo ISI,…
Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhận định các ý kiến thảo luận đều ủng hộ việc cần thiết hình thành các nhóm nghiên cứu, do đó cần cơ chế chính sách để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong GDĐH. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó có dự thảo Nghị định hoạt động Khoa học công nghệ trong GDĐH.
Hải Nguyên
GS Vũ Hà Văn nói chương trình này nhằm hỗ trợ để các học viên cao học, các nghiên cứu sinh xuất sắc chuyên tâm học tập, vững tâm đi theo con đường nghiên cứu khoa học.
" alt=""/>Bộ Giáo dục tìm cách nâng chất lượng đào tạo tiến sĩ