Soi kèo góc MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn -
Cô gái Hồ Thị L (SN 1997) người dân tộc Pa Kô, sinh ra và lớn lên ở khu vực heo hút thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị. L đang ở tháng cuối cùng của thai kỳ, vóc dáng bé nhỏ, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ. Rơi nước mắt cô gái mang bầu, nương nhờ ngôi chùa ở Hưng YênCũng như nhiều hoàn cảnh bất hạnh khác, cô được Đại Đức Thích Nguyên Bình, trụ trì chùa Mục Đồng ở thôn Yên Xá (xã Phan Đình Phùng, Mỹ Hào, Hưng Yên) giúp đỡ, đón về nuôi dưỡng trong chùa, chờ ngày sinh nở…
Chùa Mục Đồng ở thôn Yên Xá, xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên Tuổi thơ bất hạnh
Đưa tay quệt dòng nước mắt, L cho biết tuổi thơ cô là tháng ngày thiếu thốn tình thương khi bố mắc bạo bệnh qua đời, mẹ bỏ đi lấy chồng khác. Năm đó, L mới bắt đầu biết bò. Đến giờ, L thừa nhận, cô không thể hình dung được khuôn mặt của bố ra sao.
Cô gái trẻ Hồ Thị L (SN 1998) Hồ Thị L kể, năm 16 tuổi, L vướng vào lưới tình của một người đàn ông rồi có thai. Ngay sau đó người yêu tàn nhẫn chối bỏ trách nhiệm, đi lấy vợ. Một mình L với cái thai lớn lên từng ngày.
Không chịu nổi ánh mắt soi mói của người làng và lời mắng mỏ của chú, L cho biết, khi cái thai bước sang tháng thứ 7, cô uống thuốc ngủ tự tử nhưng may mắn được phát hiện và cứu sống.
‘Quê tôi vẫn còn hủ tục nặng nề, con gái không chồng mà chửa là mang lại tai họa cho gia đình, làng bản. Theo truyền thống, người đó phải mua heo và dê phạt vạ cho làng làm lễ để gột rửa đen đủi. Năm đó tôi không có tiền, chỉ mua được một con lợn nhỏ phạt vạ’, L nhớ lại.
Còn trẻ, gần đến ngày sinh nở L vẫn không hay biết, đến lúc trở dạ, cô gái trẻ phải vượt cạn một mình.
‘Ở làng tôi, trường hợp có chồng, khi sinh con sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc cẩn thận của người trong gia đình, dòng tộc nhưng nếu người như tôi, phải tự sinh một mình. Nếu ai giúp tôi sinh, tôi phải cho họ con gà gột rửa đen đủi. Tôi không có tiền nên bơ vơ trong giai đoạn sinh tử đó.
Tôi đau từ sáng đến chiều, khi vừa ra nhà tắm ngoài vườn, tôi đẻ rơi con. Một người dân làng đi qua, nghe tiếng trẻ con khóc, họ đứng cách 20 m, hướng dẫn tôi tự cắt rốn cho con trai bằng chỉ.
Ông nội tôi thương cháu nhưng vì là đàn ông, lại là người đứng đầu của gia đình nên không giúp gì được. Sống ở đấy, ông cũng phải tuân theo quy định từ xa xưa của dân làng.
Một tuần đầu, hai mẹ con chỉ có manh chiếu mỏng, nằm dưới nền đất đầy bụi bặm của nhà sàn. Thương con, tôi xin phép ông cho lên nhà, ông khóc cho hai mẹ con lên, bất chấp chú tôi phản đối’, L kể tiếp.
L cho hay, bố đứa trẻ lấy vợ, sinh được hai con gái, nhiều lần có ý định sang ‘bắt’ con trai về. Tuy nhiên, cô khẳng định, cô sẽ nhờ sự can thiệp của chính quyền nếu điều đó xảy ra.
‘Con trai hơn tuổi, tôi để cháu ở nhà nhờ ông nội và cô chú nuôi giúp, còn mình vào Đà Nẵng với anh trai ruột, làm công nhân cho công ty thủy sản. Mỗi tháng tằn tiện tôi gửi về cho gia đình 2 triệu nuôi con.
Anh tôi là người khuyết tật, bị teo tay chân nhưng vẫn đi lại được. Hai anh em đùm bọc lẫn nhau nơi đất khách quê người. Để giảm chi tiêu, tôi ở trong kí túc xá cho công nhân’, cô gái sinh năm 1998 nói.
Nào ngờ, định mệnh cho cô yêu một người đàn ông tên Phương (SN 1998 - Quảng Ngãi) và L tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, bị người yêu phụ bạc khi họ hay biết cô mang thai.
Lòng từ bi nơi của chùa
‘Tôi quen người đó qua mạng xã hội zalo. Từ chỗ chỉ trò chuyện qua mạng, hai người gặp gỡ và hẹn hò. Tôi ở kí túc xá, 10 giờ đã đóng cửa nên cuối tuần hai hai mới gặp nhau. Anh ở cách chỗ tôi vài km. Ban đầu anh tha thiết, hứa sẽ cưới tôi sớm.
Tuy nhiên, ngày tôi thông báo tin vui, anh lạnh lùng khuyên tôi đi phá. Anh bảo anh còn trẻ , cần phấn đấu cho sự nghiệp, tương lai, chưa muốn lấy vợ. Người đó dúi vào tay tôi 3 triệu rưỡi, dặn tôi tự đến bệnh viện giải quyết’, giọng đau đớn, L nói.
L kiên quyết giữ cái thai, người đàn ông cắt liên lạc, bỏ về quê làm thủ tục sang nước ngoài lao động. Bơ vơ với bào thai đang lớn dần trong bụng, L tìm đến chị gái của người yêu đang sống ở Đà Nẵng.
‘Chị gái anh đưa hai anh em tôi về Quảng Trị gặp bố mẹ anh. Hai bác không chấp nhận cháu nội. Họ nói, đợi khi nào tôi sinh con xong, mang đứa trẻ đi xét nghiệm ADN, nếu đúng huyết thống, hai người sẽ có trách nhiệm. Chán nản, tuyệt vọng, tôi quay về Đà Nẵng’, người phụ nữ chua xót chia sẻ.
Mang bầu nặng nề, năng suất lao động giảm, công ty cho L nghỉ việc. Lần này, trong lúc quẫn trí, nghĩ đến số phận hẩm hiu của mình, cô lại tìm đến cái chết nhưng bất thành. Tỉnh dậy trong bệnh viện, cô bật khóc nức nở.
Qua một số trang mạng xã hội, L biết đến Đại Đức Thích Nguyên Bình và chùa Mục Đồng. Cô nhắn tin cho thầy cầu cứu.
Đại đức Thích Nguyên Bình chăm sóc một cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi Được sự đón nhận của thầy, L khăn gói ra Hà Nội. Trước khi ra nương náu ở chùa, L bán chiếc xe máy được 4 triệu, gửi về cho cô chú ở quê.
Phóng viên nghĩ L gửi tiền về, nhờ cô chú nuôi con, thế nhưng người phụ nữ trẻ tiết lộ: ‘Tôi gửi tiền về để chú ruột mua dê, lợn phạt đền cho làng. Nếu không làm vậy, ông nội tôi sẽ bị người làng chỉ trích. Ông lớn tuổi rồi, tôi không muốn ông khổ thêm...’.
Sống trong sự đùm bọc của nhà chùa và những người cùng cảnh ngộ, tinh thần L phấn chấn hơn chút nhưng cũng có những ngày buồn bã, bỏ cả ăn uống. Sư thầy và phật tử phải động viên.
Cô dự định sinh nở xong, đợi con cứng cáp, cô sẽ gửi con nhờ nhà chùa nuôi giúp một thời gian, vào Nam làm việc. Đợi ổn định, cô sẽ quay về đón.
Một trường hợp được nhà chùa chăm sóc trong thời gian mang thai, hiện đã sinh con được 4 tháng Đại Đức Thích Nguyên Bình cho biết: ‘Tất cả các trường hợp như L, được nhà chùa hỗ trợ, nuôi dưỡng đến khi đứa trẻ tròn 6 tháng. Sau thời gian đó, các mẹ có thể đưa con theo hoặc gửi lại chùa chăm sóc tạm thời, đợi công việc ổn định, họ quay lại đón con. Tất cả được nhà chùa giúp đỡ miễn phí từ nguồn ủng hộ của các mạnh thường quân.
Thời điểm này chùa Mục Đồng đang xây dựng lại nên các thai phụ được chuyển về chùa Thiên Hương (xã Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên) ở tạm. Chùa Thiên Hương cũng là ngôi chùa tôi trụ trì. Một số khác thì tôi thuê nhà cho ở. Khi nào chùa Mục Đồng hoàn thiện, nhà chùa sẽ chuyển các trường hợp này về’.
Trao đổi với VietNamNet, ông Kiều Mạnh Bề - Chủ tịch UBND xã Dương Quang cho biết: 'Các trường hợp phụ nữ mang thai được sư thầy Thích Nguyên Bình đưa về tạm lánh tại chùa Thiên Hương đều có đăng ký tạm trú đầy đủ. Việc nhà chùa làm được chính quyền, nhân dân ủng hộ vì đây là việc phúc đức. Chúng tôi cũng xác minh, không có tình hình gì bất ổn hay vi phạm pháp luật'.
Ông Vũ Văn - trưởng thôn Yên Xá, (xã Phan Đình Phùng) thông tin: 'Việc sư thầy xây nhà tạm lánh, chăm sóc bà bầu và nuôi dưỡng trẻ em được chúng tôi hoan nghênh, ủng hộ. Thời gian tới, khi chùa hoàn thiện, nhà chùa đón các bà bầu về đây, dân làng sẽ chung tay góp sức'.
*Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi
‘Bà giáo’ tuổi 80 ở Hà Nội bật khóc vì hành động của một học sinh
20 năm trôi qua, người đàn bà nay đã gần tuổi 80 vẫn miệt mài dạy múa, hát cho những trẻ em khuyết tật dù địa điểm là một lớp học khang trang hay chỉ là trước sảnh một ngôi trường.
"> -
Chuyện nghề của cơ trưởng ‘ngày không giờ, tuần không thứ’Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên đã gắn bó với nghề bay 39 năm nay. Ảnh: NVCC Hình ảnh những chiếc máy bay đi theo suốt thời thơ ấu
Ít ai biết rằng niềm say mê và khát khao chinh phục bầu trời của cơ trưởng Nguyễn Nam Liên được gieo mầm và nuôi dưỡng nhờ người mẹ ngay từ thuở thơ ấu.
‘Ngày còn bé, mỗi khi dỗ cho tôi ăn là bà lại nói rằng ‘con gắng ăn nhiều, mau lớn, sau này làm phi công’. Ngày đó, 2 chữ phi công hiện lên trong nhận thức của mọi người một cách rất xa vời và như là một điều cao siêu, phi thường lắm’.
‘Ước mơ trở thành phi công của tôi nhen nhóm từ đó. Món đồ chơi đầu tiên của tôi là một chiếc máy bay. Thứ đầu tiên tôi cầm bút vẽ trước khi biết viết cũng là một chiếc máy bay’.
Niềm say mê và khát khao chinh phục bầu trời của cơ trưởng Nguyễn Nam Liên được gieo mầm và nuôi dưỡng nhờ người mẹ ngay từ thuở thơ ấu. Ảnh: NVCC Những hình vẽ máy bay theo ông suốt thời học sinh thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở vì vẽ máy bay trong giờ học. Ông hay say sưa tìm hiểu và sưu tập hình ảnh các loại máy bay. Cứ thế, những nét vẽ của ông ngày càng tinh xảo hơn.
Đến năm 15 tuổi, ông đã có một bộ sưu tập tương đối lớn và tự mình vẽ xong một cuốn truyện tranh mang tên ‘Không trung sát đấu, trong đó nhân vật chính là ‘đại uý… Nguyễn Nam Liên’ tưởng tượng, điều khiển máy bay MiG-23 chiến đấu tung hoành trên bầu trời. Cuốn truyện được bạn bè thích thú, chuyền tay nhau đọc đến rách mới thôi.
Để theo đuổi ước mơ của mình, năm 1978, ông Nguyễn Nam Liên trúng tuyển và nhập ngũ vào không quân. Đến năm 1980 ông có chuyến bay đầu tiên. Được học tập và huấn luyện ở Trường Sĩ quan Không quân (Nha Trang), sau đó ông trở thành giáo viên bay của trường.
‘Thời chiến tranh bom đạn, những anh hùng phi công như Trần Hanh, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Hồng Nhị… là những thần tượng của tôi từ bé. Khi vào không quân, ước mơ duy nhất của tôi là được bay chiến đấu và sẵn sàng hi sinh’, ông Liên nói.
Một trong số những cuốn truyện tranh do cơ trưởng Nam Liên sáng tác khi còn nhỏ. Ảnh: NVCC Cuốn sách ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) mà ông Nguyễn Nam Liên là đồng tác giả. Ảnh: NVCC Trong quá trình tại ngũ, ông bắt đầu tìm hiểu về lịch sử chiến tranh không quân ở Việt Nam với ý định sẽ tái hiện lại các trận không chiến giữa không quân ta và Mỹ bằng truyện tranh. Sau đó, ông cho ra đời một số cuốn truyện tranh cũng về chủ đề này như: Cuộc đọ sức, Một chọi một…
Năm 1990, ông chuyển sang làm việc tại hàng không dân dụng, trở thành cơ trưởng rồi giáo viên bay tại đoàn bay 919 thuộc Vietnam Airlines.
Thường xuyên bay và ở lại các nước nên ông có cơ hội tìm kiếm, sưu tầm các thông tin về chiến tranh không quân ở Việt Nam. Từ cuối thập niên 90, ông bắt đầu viết và so sánh thông tin từ 2 phía về cuộc chiến.
Đến năm 2013, cùng với tiến sĩ Nguyễn Sĩ Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vietnam Airlines đồng thời cũng là một cựu trung tá phi công, ông Liên là đồng tác giả của cuốn sách ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975)’ được anh hùng phi công Trần Hanh đánh giá là ‘bom tấn’ về đề tài không chiến giữa Việt Nam và Mỹ.
Đến nay, cơ trưởng Nguyễn Nam Liên đã có 39 năm lái máy bay và trải qua 19 nghìn giờ bay với quá nhiều kỷ niệm trên các chuyến bay khắp trong và ngoài nước.
‘Bay là lẽ sống của cuộc đời tôi’
‘Cho đến hôm nay, cảm xúc của tôi mỗi khi ngồi vào buồng lái vẫn không bao giờ xưa cũ, vẫn mới mẻ như những ngày đầu tiên vào nghề’ - cơ trưởng Nguyễn Nam Liên chia sẻ. Ảnh: NVCC
Hiện tại, vừa làm công việc của một phi công vừa đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng của Trường Phi công Bay Việt, ông Liên có một lịch làm việc vô cùng bận rộn.
‘Với vị trí hiện tại, tôi phải ngồi ở văn phòng là chính nhưng tôi vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc để lúc nào đi bay được là đi. Bởi tôi thèm bay’.
Mỗi tháng, vị cơ trưởng này đều chọn một chuyến bay đường dài, một chuyến bay đường trung và tuần nào cũng bay một chuyến nội địa ngắn vào buổi tối. ‘Cứ tối thứ Sáu, tôi lại xách vali lên đường cho một chuyến đường dài. Cuộc sống của chúng tôi là những chuyến đi. Nhà chỉ là nơi chúng tôi lưu lại tạm thời giữa các chuyến bay’.
‘Nhiều khi giật mình tỉnh giấc trong những khách sạn xa lạ, tôi tự hỏi mình đang ở đâu, cửa thoát hiểm chỗ nào, mình đang ở quốc gia nào. Chúng tôi mất đi khái niệm ‘thời gian’, ‘khí hậu’, ‘bốn mùa’. Chúng tôi trải qua những đêm dài lê thê khi bay đuổi theo bóng đêm, cất cánh nơi mùa đông tuyết trắng, hạ cánh nơi nắng lửa chói chang, sống cuộc đời ‘ngày không giờ, tuần không thứ’’.
‘Nhưng nếu bạn hỏi có bao giờ tôi cảm thấy nhàm chán với công việc của mình không thì tôi có thể khẳng định là chưa bao giờ. Tôi có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng chưa từng thấy nhàm chán. Một tuần không được bay là tôi buồn lắm rồi’.
‘Nhiều người đi làm có thể chỉ coi đó là công việc kiếm sống, nhưng với tôi đó là tình yêu, niềm đam mê. Bay là lẽ sống của tôi. Tôi luôn phấn đấu để làm tốt hơn những gì mình có thể’ - cơ trưởng Nam Liên chia sẻ.
‘Cho đến hôm nay, cảm xúc của tôi mỗi khi ngồi vào buồng lái vẫn không bao giờ xưa cũ, vẫn mới mẻ như những ngày đầu tiên vào nghề’.
Ngồi trong buồng lái và nhìn xuống khung cảnh phía dưới là một cảm giác khác lạ. ‘Làm phi công sẽ cho bạn cơ hội nhận thức lại thế giới một cách trực quan sinh động hơn. Bạn biết rõ Trái đất tròn như thế nào; khái niệm về múi giờ, đường kinh tuyến, vĩ tuyến trở nên thực ra sao. Cũng chính trong những lúc ở xa mặt đất nhất tôi lại càng thêm yêu cuộc sống và quê hương mình’.
Luôn cố gắng để không trở thành ‘anh hùng’
Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên (giữa) và 2 con trai đều theo nghề bay. Ảnh: NVCC Với cơ trưởng Nam Liên, nghề bay là một nghề đầy những thách thức và rất đặc thù, bởi vì bạn phải làm việc ở môi trường mà con người không được sinh ra để làm việc ở đó.
‘Đó là nơi mà bạn có thể bất tỉnh trong vòng 15 giây nếu buồng lái bị mất tăng áp, là nơi bạn phải xử lý các tình huống trong tích tắc để bảo vệ 300 con người phía sau cùng bản thân và khối tài sản trị giá vài trăm triệu đô la. Bạn không được phép phạm phải những sai lầm phải trả giá.
Chính vì thế, bạn cần phải được huấn luyện để có những tố chất đặc biệt, đó là sự bền bỉ, kiên nhẫn, cẩn trọng, là khả năng nhìn và đánh giá tình huống trên diện rộng… Một khi đã ngồi lên máy bay thì dù thời tiết không thuận lợi, ở nhà có bao nhiêu chuyện phải lo… cũng phải gạt sang một bên’.
‘Có một điều khá buồn cười mà chính vợ tôi cũng không sao hiểu nổi, là dù bay thường xuyên nhưng bao giờ tôi cũng chuẩn bị hành trang cho mỗi chuyến bay rất kỹ. Một cuốn sổ nhỏ mà tôi bao giờ cũng mang theo bên người, trong đó có nhiều mục mà bạn có liếc qua cũng sẽ lấy làm khó hiểu’.
Ông Liên nói, chính nghề nghiệp đã luyện cho ông thói quen đó – chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất xảy ra.
40 năm trong nghề lái với 9 loại máy bay, cơ trưởng Nguyễn Nam Liên đã trải qua nhiều tình huống khác nhau trên bầu trời. ‘Cũng có những chuyến bay khiến tôi nhớ mãi như khi tôi phải hạ cánh xuống sân bay khác để cứu một hành khách gặp vấn đề sức khoẻ, có những chuyến chuyên cơ chở các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, có chuyến bay thời tiết mưa bão, khi hạ cánh xuống sân bay được mọi người vỗ tay tán thưởng… Đó là những kỷ niệm đáng nhớ đối với tôi’
Còn với vấn đề kỹ thuật, cơ trưởng Nam Liên cho biết bản thân ông luôn cố gắng xử lý sớm tình huống để sự cố không xảy ra. ‘Phi công chúng tôi không gặp nhiều sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật như mọi người vẫn nghĩ. Trong đời bay của tôi, tôi chưa gặp tình huống nào thử thách và phức tạp hơn những tình huống giả lập mà tôi đã được huấn luyện hàng trăm lần’.
‘Có thể nhiều người nghĩ rằng một phi công giỏi là một phi công gặp nhiều sự cố khó khăn mà vẫn xử lý được. Nhưng chúng tôi được huấn luyện để tránh rơi vào những tình huống phải xử lý. Chúng tôi luôn cố gắng để không phải trở thành ‘những anh hùng’ trong khi vẫn luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất trắc’.
Nhắn nhủ tới các bạn trẻ muốn gắn bó cuộc đời với nghề phi công, cơ trưởng Nam Liên cho rằng, trước tiên các bạn hãy xác định động lực vào nghề. ‘Nếu bạn đến với nghề bay chỉ vì nó được coi là một nghề sáng giá, vì cho rằng đây là một nghề đơn giản, chẳng cần học hành gì nhiều lại lương cao thì tôi khuyên bạn hãy chọn nghề khác. Bởi vì thà ngồi ở mặt đất mà ước ao bay bổng trên chín tầng mây, chứ đừng bao giờ ở trên đó mà ao ước đặt chân lại xuống mặt đất’.
Cơ trưởng Vietnam Airlines: Chi tiền tỷ để trở thành phi công là một đầu tư xứng đáng
Để nhận mức lương hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, các phi công phải trải qua quá trình đào tạo khắt khe, tốn kém lên đến hàng tỷ đồng.
"> -
Khi nhắc đến “tuổi thơ” ta vẫn thường liên tưởng đến những khoảng sân xóm nhỏ, nơi lũ trẻ tụ tập nhảy dây, bắn bi với nhau, hay hình ảnh tiệm tạp hóa đầu hẻm, nơi bán đủ các loại đồ chơi thủ công, mộc mạc,… Nhưng đó đã là thước phim của quá khứ, còn tuổi thơ hiện tại thì sao? Phải chăng chỉ là một màu buồn tẻ, với các hoạt động chỉ là gắn liền với các thiết bị điện tử vây quanh? Bất ngờ vì những điều hay ho của tuổi thơ ngày nayKhông gian vui chơi an toàn, đáp ứng tính hiếu kỳ và năng động của bé
Thử hỏi đứa trẻ nào lại không thích chạy giỡn với bạn trong khu vận động liên hoàn với nhà banh, nhà tưng và cầu trượt nhiều làn đầy màu sắc? Cùng với thời gian, những sân chơi thần tiên như thế xuất hiện ngày một nhiều, nổi bật trong số đó là tiNiWorld, một nơi mang đến cho con nhiều sự trải nghiệm vừa chơi vừa phát triển. Con sẽ được học cách chia sẻ và phát triển cảm xúc thật tích cực.
Chơi mà học. Tại tiNiWorld, bé cũng sẽ có những góc riêng để khám phá năng khiếu bản thân như góc vui chơi khoa học với hồ cát, đua xe Hot Wheels, Dream House, hay góc vui chơi trí tuệ, góc khéo léo với hoạt động vẽ tranh, tô tượng, làm hạt nhựa, vòng tay xinh xắn,…
Tuổi thơ của bé ngày nay, dù khác về phương tiện, hình thức giải trí so với bố mẹ ngày trước, nhưng niềm vui và giá trị của sự học hỏi sẽ là như nhau vì “Tuổi thơ là phải vui”. Đó cũng chính là thông điệp đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng mạng trong thời gian qua.
Những cửa hàng đồ chơi phong phú
Kho báu của ba mẹ ngày xưa là tiệm tạp hóa đầu xóm với những món đồ xinh xinh, bé bé, gắn liền với tuổi thơ vô cùng đáng nhớ.
Theo thời gian, các con ngày nay đã có hẳn những cửa hàng bán đủ loại đồ chơi và cả đồ dùng hằng ngày cần thiết cho cuộc sống. Vậy nên, tuổi thơ giờ đây còn có màu lung linh của ước mơ từ những cửa hàng đồ chơi hấp dẫn. Ba mẹ ơi, nếu còn lăn tăn chưa biết cùng con đến đâu, sao không thử ghé tiNiStore nhỉ?
Vào cửa hàng tiNiStore, bé sẽ thỏa thích khám phá, tự đẩy xe chọn món đồ chơi và đồ dùng mình yêu thích, qua đó, bố mẹ có thể khéo léo quan sát cách bé chọn món đồ nào, chính là gợi ý đắt giá để biết sở thích từ nhỏ của con. Đó sẽ là không gian thế giới đồ chơi rộng lớn mà đứa trẻ nào cũng rất thích.
Đồ chơi tuổi thơ, là người bạn không thể thiếu của con.
Đứa trẻ ngày ấy hẳn còn nhớ rõ cảm giác hân hoan khi cầm trên tay món đồ chơi mới được bố mẹ mua, do khi đó, không có nhiều điều kiện, trẻ con chỉ chơi các đồ chơi tự chế, hay tự lượm lặt các đồ dùng mà có. Ngày nay, ngoài những thương hiệu nước ngoài, đồ chơi Việt Nam cũng rất chất lượng, đa dạng và thú vị không kém. Thương hiệu đồ chơi tiNiToy mới ra đời là một lựa chọn đáng cân nhắc của ba mẹ đấy.
Có thể thấy rằng, dù thời gian thay đổi, tuổi thơ của con trẻ cũng phần nào đổi thay, nhưng theo chiều hướng tích cực hơn, vui hơn và nhiều màu sắc hơn, với những nỗ lực không mệt mỏi của ba mẹ mong muốn mang đến cho trẻ niềm vui trọn vẹn nhất.
Thùy Phương
">