Công việc kỹ sư vốn có thể dư dả để chăm lo cho các con ăn học đầy đủ. Nhưng vợ chồng ông quyết định nói: “Không”. “Tôi sẽ nói về những điều chúng tôi đã làm, nhưng trước tiên, hãy để tôi nói về kết quả. 12 đứa con của chúng tôi đều học đại học (đã tốt nghiệp hoặc đang là sinh viên), và vợ chồng tôi không trả tiền học phí đại học cho bất kỳ đứa nào.
Vài đứa đã có gia đình, vợ/chồng của chúng đều có bằng đại học và phẩm chất tốt. 18 đứa cháu của chúng tôi cũng đang được học lại những điều tương tự như cha mẹ chúng, về lòng tự trọng, biết ơn và ý thức đền đáp xã hội”, ông Thompson chia sẻ.
Gia đình ông từng sống tại Utah, Florida và California. Hiện tại, vợ chồng ông đang sinh sống tại Colorado. Ông chia sẻ những thông tin này vào thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày cưới. Đứa con lớn nhất của ông lúc ấy cũng đã 37 tuổi, nhỏ nhất là 22. Ông cho rằng, chính tình yêu của vợ chồng ông là yếu tố quan trọng làm nên thành công của những đứa con. Một gia đình yên ấm, không cần đến sự thỏa hiệp.
 |
Ảnh gia đình Thompson - Qz cho rằng bức ảnh có thể đã được chỉnh sửa, vì tất cả gia đình họ đã không ở cùng một nơi kể từ năm 1998. |
Dưới đây là danh sách 9 phương pháp mà ông Thompson cho rằng vợ chồng ông đã đúng trong cách chăm sóc và nuôi dạy con.
1. Làm việc nhà
- Từ năm 3 tuổi, những đứa trẻ của chúng tôi đã bắt đầu phải làm việc nhà. Có thể lúc 3 tuổi, chúng quét dọn, lau chùi chưa sạch, nhưng lên 4 tuổi, mọi thứ sẽ khá hơn.
- Những đứa trẻ làm việc vặt trong nhà và được trả tiền công.
- 8 tuổi, những đứa trẻ đã bắt đầu phải giặt quần áo theo ngày được chỉ định.
- Khi bắt đầu biết đọc, chúng phải nấu ăn tối, công thức đã có trong sách.
- Cả con trai và con gái đều phải học cách khâu vá.
2.Thời gian biểu học tập
Đối với gia đình chúng tôi, kiến thức rất quan trọng.
- Thời gian học quy định từ 18 – 20h. Không có ti vi, trò chơi hay bất cứ hoạt động nào khác trong khoảng thời gian 2 tiếng này. Nếu giáo viên không giao bài về nhà thì chúng có thể đọc sách. Kể cả với những đứa trẻ chưa biết đọc, chúng tôi giao một đứa biết chữ đọc cho chúng nghe. Sau 2 tiếng quy định, chúng có thể làm bất cứ điều gì, miễn là trong giờ giới nghiêm.
- Tất cả những đứa trẻ đều phải tham gia lớp học nâng cao, để điểm đầu vào trường học không còn là điều đáng ngại. Là cha mẹ, chúng tôi dành thời gian để đảm bảo con mình học hành tử tế mà lên được lớp. Sau đứa đầu, nhà trường đã hiểu rằng chúng tôi giữ lời hứa, rằng bọn trẻ của chúng tôi có thể xoay xở được với các lớp nâng cao.
- Nếu có đứa trẻ nào về nhà và nói rằng giáo viên ghét nó hoặc không công bằng, chúng tôi đều khuyên nhủ con hãy học cách hòa đồng, thân thiện. Bởi thực tế, sau này khi đi làm, có thể con sẽ gặp phải một người sếp không thích mình. Chúng tôi không cho phép trẻ em đổ lỗi cho giáo viên vì không theo kịp, mà sẽ đặt lại trách nhiệm cho đứa trẻ. Tất nhiên, chúng tôi ở bên cạnh con trong hai giờ học mỗi ngày, để có thể giúp đỡ chúng bất cứ lúc nào.
3. Không ăn quà vặt
- Cả nhà luôn cùng ăn sáng và ăn tối. Bữa sáng bắt đầu lúc 5h15, sau đó những đứa trẻ phải làm xong việc nhà trước khi tới trường. Bữa tối lúc 17h30 chiều.
- Chúng tôi đặt ra chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn nhớ khi còn bé thường xuyên bị ép ăn những thức ăn mà mình không thích. Vì vậy, vợ chồng tôi quy định sẽ đưa những món bọn trẻ ghét nhất (thường là rau) rồi mới đến những món khác. Chúng cũng có thể không ăn và rời bàn. Nếu sau đó đứa trẻ kêu đói, chúng tôi sẽ lấy thực phẩm mà trước đó đã không ăn, hâm nóng lại. Có thể lúc đó đứa trẻ vẫn không muốn ăn, nhưng sẽ chẳng có món ăn nào khác cho bữa kế tiếp, cho đến khi đứa trẻ tự thỏa hiệp.
- Gia đình chúng tôi không có các bữa ăn nhẹ. Bữa ăn của chúng tôi luôn có 4 nhóm thực phẩm (thịt, sữa, ngũ cốc, rau củ quả) và sau bữa ăn hầu như luôn có món tráng miệng. Cho đến nay, những đứa trẻ của chúng tôi không bị kén ăn, cũng không bị dị ứng với thực phẩm. Chúng có thể thử tất cả các món ăn mới và chỉ ăn đến no. Không có một đứa trẻ nào thừa cân, chúng lực lưỡng và rất khỏe mạnh.
4. Tính tự lập
- Khi đứa trẻ lên 16 tuổi, chúng tôi mua cho mỗi đứa một chiếc xe hơi. Chúng đều hiểu thế nghĩa là gì. Khi xe tải kéo về một cái xe, đứa con cả kêu lên: “Ba, đó là xe phế thải!”. Tôi bảo: “Đúng, nhưng đó là một chiếc Mustang Fastback 1965 phế thải. Cẩm nang sửa chữa đây. Dụng cụ trong garage. Ba sẽ trả cho mọi thứ nhưng không trả công”. 11 tháng sau, chiếc xe đã được làm lại động cơ và bộ truyền động, nội thất được bọc mới, có hệ giảm xóc và lớp sơn mới. Con gái tôi có một trong những chiếc xe “ăn chơi” nhất trường. Điều đó trở thành niềm tự hào vô bờ bến của con, rằng chính đứa trẻ đã làm lại chiếc xe đó (nói thêm, chưa đứa con nào của tôi bị phạt vì chạy quá tốc độ, mặc dầu không chiếc xe nào trong nhà dưới 450 mã lực).
- Chúng tôi cho phép đứa trẻ phạm sai lầm. Từ 11 tuổi, chúng đã phải phụ giúp rửa và sửa chữa xe cộ của gia đình. Có lần tôi yêu cầu con trai Samuel thay nhớt xe và hỏi có cần giúp đỡ hay chỉ dẫn gì không? “Không bố ạ, con có thể làm được”. Một tiếng sau, Samuel vào hỏi: “Bố có phải mình cần 18 quarts nhớt để thay không?”. Tôi hỏi con định đổ 18 quarts nhớt ấy vào đâu khi mà bình thường chỉ cần 5 quarts, cháu đáp: “Thì con ốc to ngay trên nóc máy đó”. “Ý con là bộ tản nhiệt?”. Nhưng Samuel không bị mắng vì đã đổ nhớt vào bộ tản nhiệt. Đứa trẻ phải xả hết nhớt trong đó ra. Chúng tôi rửa bộ phận tản nhiệt, thay nước mới, rồi Samuel tiếp tục thay nhớt cho xong. Chúng tôi không mắng, không phạt cháu vì đã làm sai. Chúng tôi để con tự rút ra bài học từ những việc làm đó. Trẻ con trong nhà không sợ thử điều gì mới. Chúng được huấn luyện rằng nếu làm sai, chúng cũng không bị phạt. Mặc dù khá tốn kém nhưng chúng tôi muốn nuôi dạy con tốt hơn trong tương lai, thay vì tiết kiệm tiền bạc.
- Khi lên 12 tuổi, mỗi đứa đều có máy tính riêng, nhưng phải tự lắp đặt. Tôi mua bộ xử lý, bộ nhớ, nguồn cung cấp điện, vỏ máy, bàn phím, ổ cứng, bo mạch chủ và chuột. Bọn trẻ tự lắp rồi tải phần mềm.
 |
Ảnh minh họa (huffpost). |
5. Luôn hỗ trợ nhau trong mọi việc
- Chúng tôi yêu cầu những đứa trẻ phải giúp đỡ lẫn nhau. Khi một đứa lớp 5 phải đọc 30 phút mỗi ngày, đứa lớp 1 cũng phải đọc 30 phút, đứa này ngồi cạnh đứa kia cùng đọc. Đám đã rành tích phân của trung học dạy đám đang học đại số hoặc cộng trừ của tiểu học.
- Chúng tôi chỉ định một đứa lớn hơn dạy đứa bé, giúp chúng hoàn thành công việc hàng tuần.
- Bọn trẻ được tham gia vào việc đặt quy định chung cho cả nhà. Ví dụ, chúng muốn đặt ra quy tắc cấm để đồ chơi trong phòng sinh hoạt chung. Đồ chơi phải để trong phòng ngủ hoặc phòng chơi. Chúng còn muốn thêm vào danh sách việc nhà là dọn phòng ngủ mỗi ngày. Chúng tôi cho bọn trẻ được chỉnh sửa hoặc ra quy tắc mới mới mỗi tháng, tất nhiên bố và mẹ có quyền phủ quyết.
- Chúng tôi cố gắng nhất quán mọi thứ ngay từ đầu. Nếu bọn trẻ phải học mỗi tối hai tiếng thì nhất quyết không được tặc lưỡi du di. Giới nghiêm là 10h đêm với những ngày có đi học và nửa đêm với những ngày không đi học. Không có ngoại lệ.
6. Hoạt động ngoại khóa
- Khi bắt đầu đi học, những đứa trẻ phải chơi thể thao. Chúng có thể lựa chọn bất cứ bộ môn nào nếu muốn: bơi, bóng chày, bóng rổ, quần vợt, đấu kiếm…
- Bắt buộc phải tham gia một câu lạc bộ nào đó: hướng đạo sinh, lịch sử, kịch…
- Phải làm gì đó cho cộng đồng. Gia đình chúng tôi thường xuyên làm từ thiện trong cộng đồng mình sinh sống tại nhà thờ. Chúng tôi gom quần áo cũ và đưa sang Mexico phân phát. Bọn trẻ được thấy cuộc sống thiếu thốn của nhiều gia đình, thấy những gì chúng gom góp đã mang lại niềm vui cho người khác như thế nào.
7. Kế hoạch nghỉ phép
- Mỗi mùa hè, gia đình chúng tôi đều có kỳ nghỉ mát kéo dài 2 – 3 tuần. Chúng tôi đủ khả năng thuê hẳn một khách sạn hoặc du thuyền, nhưng đã không chọn điều đó. Chúng tôi thường vác balô đi cắm trại. Chúng tôi dựng trại tại một địa điểm với năm, sáu cái lều, tôi sẽ cho tất cả bọn trẻ từ 6 tuổi trở lên đi một chuyến 3-5 ngày. Vợ tôi sẽ ở với những đứa nhỏ. Tôi và những đứa lớn đã đi qua nhiều nơi như vườn quốc gia Grand Canyon, leo đỉnh núi Whitney, qua Continental Divide (đường phân chia lục địa châu Mỹ), qua vườn quốc gia Yosemite.
- Cứ khoảng 2 – 3 tuần, chúng tôi lại cho những đứa trẻ đi máy bay đến thăm người thân ở châu Âu hoặc khắp nơi trên đất nước Mỹ. Chúng tôi bắt đầu điều này khi chúng còn học mẫu giáo. Sẽ phải yêu cầu riêng với các hãng hàng không để đứa trẻ 5 tuổi có thể đi một mình trên máy bay, và yêu cầu người thân bên kia phải có giấy tờ chứng minh. Chúng tôi sẽ chỉ gửi những đứa trẻ muốn đi. Những đứa trẻ đã được dạy từ khi còn nhỏ rằng, cha mẹ sẽ luôn ở đó vì chúng, nhưng vẫn mong chúng có thể tự mọc cánh và bay.
8. Quan niệm về tiền bạc và vật chất
- Mặc dù chúng tôi có đủ tiền để giúp bọn trẻ mua nhà, trả tiền học, trả tiền cho đám cưới, nhưng chúng tôi vẫn nói “Không”. Chúng tôi chỉ cho chúng thông tin, cách thức thực hiện, sử dụng vốn để làm giàu. Chúng tôi đã giúp những đứa trẻ liên lạc với các công ty, tập đoàn, nhưng phải thực hiện các cuộc phỏng vấn để tìm vị trí xứng đáng trong công việc.
- Những đứa trẻ sẽ được tặng quà trong dịp sinh nhật và Giáng sinh. Chúng tôi đóng giả Santa Claus, nhưng khi lớn lên, những đứa trẻ hỏi, chúng tôi sẽ không nói dối. Đó là một trò chơi ý nghĩa, khi chúng tôi có danh sách những món quà mà đứa trẻ thích.
9. Hiện thực cuộc sống
Chúng tôi yêu tất cả các con, bất kể chúng có làm gì. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không ngăn chặn hay cố gắng tìm cách làm nhẹ đi những lỗi lầm của chúng chỉ vì lo sợ chúng đau khổ.
Chúng tôi, trước đây và cả sau này, không phải là người bạn tốt của con cái. Chúng tôi là cha mẹ của chúng.
Khánh Hòa (Theo qz.com)

Làm thế nào để dạy con quan tâm đến người khác?
Ravi Rao, một bác sĩ nhi khoa cho rằng, cha mẹ nên dạy cho con về cảm xúc nhiều như cách dạy chúng về màu sắc và con số. Thấu hiểu cảm xúc của người khác sẽ giúp những đứa trẻ có cái nhìn đồng cảm hơn.
" alt=""/>Bí quyết của gia đình nuôi dạy 12 con nên người, làm cha mẹ

- Những hình ảnh về một cô giáo thực tập xinh đẹp, trẻ trung chụp cùng các em học sinh cấp 2 đang được chia sẻ liên tục trên các mạng xã hội nhiều giờ qua. |
Cô giáo thực tập Lại Nguyễn Thùy Dung. |
Những hình ảnh này ngay lập tức hút sự chú ý của cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu và rất teen của cô giáo thực tập. Thậm chí cách tạo dáng chụp ảnh còn xì tin, nhí nhảnh hơn cả học sinh của mình.
Qua tìm hiểu, cô giáo thực tập này là Lại Nguyễn Thùy Dung, sinh năm 1996, hiện là sinh viên của Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chia sẻ với VietNamNet, Thùy Dung cho biết em vô cùng bất ngờ bởi những tấm ảnh đang được chia sẻ rất nhanh trên mạng xã hội là từ đợt thực tập hồi tháng 5/2016 tại trường THCS Phước Nguyên (Bà Rịa- Vũng Tàu).
“Em không nghĩ những hình ảnh đó hôm nay lại được mọi người quan tâm và chia sẻ như thế. Hơi ngạc nhiên nhưng em cũng vui vì nhận được sự yêu mến của mọi người”, Dung nói.

Dung cho biết, chỉ ít giờ sau khi những bức ảnh của mình được chia sẻ trên mạng xã hội, số lời mời kết bạn và theo dõi facebook của em tăng đột biến. Tính tới thời điểm hiện tại, trang Facebook cá nhân của nữ sinh này đã có tới hơn 40.000 lượt người theo dõi.

Thích thú với ngành học của mình, nhưng Thùy Dung cho biết, lúc mới theo học ngành sư phạm, em vẫn có chút lo sợ nghề không hợp với mình. Thế nhưng đến khi tiếp xúc với học sinh, Dung lại cảm thấy quyết định của mình đúng đắn và càng cảm thấy yêu nghề.
“Là một cô giáo trẻ, trong những ngày đầu tiên đi thực tập, em rất rụt rè, lo lắng. Thế nhưng khi đến trường được học sinh chào đón, thân thiện khiến em cảm thấy tự tin hơn, yêu thích ngành nghề mà mình đã chọn”, Dung kể.

Tháng 3/2017, Thùy Dung sẽ có thêm một đợt và hoàn thành việc thực tập song cô giáo tương lai này cho biết chưa vội đi dạy mà sẽ học liên thông lên đại học để tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm.

Hiện, ngoài việc học và thực tập, với ngoại hình ưa nhìn của mình, Thuỳ Dung cũng thường nhận làm mẫu ảnh và kinh doanh riêng để kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hùng
" alt=""/>Cô giáo thực tập xinh đẹp, trẻ như học sinh gây sốt cộng đồng mạng
Trong tương lai, Dự án Trung tâm thương mại - Dịch vụ Hạ Đình sẽ trở thành nơi kinh doanh mặt hàng phong thủy, tượng Phật, thờ cúng, vàng mã… Đặc biệt, hai khối tháp 13 tầng là khu vực dịch vụ lưu giữ các lọ tro sau hỏa táng và cốt sau cải táng. |
Phối cảnh “cao ốc nghĩa trang” của Công ty Miền Núi. Ảnh: T.L
|
1 trong 2 nhà thầu… đi đâu?
Những ngày đầu tháng 8, người dân phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (Hà Nội) phát hoảng khi hay tin, dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Hạ Đình đã được cơ quan chức năng chấp thuận cho chuyển đổi, bổ sung thành nơi kinh doanh dịch vụ tâm linh.
Hơn 100 hộ dân đang sinh sống trên vị trí quy hoạch dự án “đứng ngồi không yên” khi nhận được quyết định thu hồi đất, những hộ dân khác thì hoang mang khi nghĩ đến viễn cảnh sẽ ở cạnh “cao ốc nghĩa trang”. Đỉnh điểm của sự việc khi hàng trăm người dân xã Tân Triều đã đến trụ sở UBND huyện Thanh Trì đề nghị làm rõ thông tin về dự án.
Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, năm 2009, UBND quận Thanh Xuân quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn làm Trung tâm Thương mại dịch vụ Hạ Đình. Có vị trí “đất vàng” nằm trên mặt đường Nguyễn Xiển, chủ đầu tư dự kiến xây dựng 2 cao ốc kết hợp trung tâm thương mại và dạy nghề.
Dự án nằm trên phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân) và xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), trúng thầu là liên danh Tổng Cty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty TNHH TM Hỗ trợ kiến thiết Miền Núi (sau đây viết tắt là Công ty Miền Núi). Khi trúng thầu, nhà đầu tư phải hỗ trợ ngân sách thành phố Hà Nội 2 tỷ đồng. Điều đáng nói, sau khi hoàn thành “nhiệm vụ đấu thầu”, PVC gần như “biến mất” khỏi dự án(?!). Các văn bản liên quan dự án đều đứng tên Công ty Miền Núi.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau 6 năm, chủ đầu tư vẫn không thể triển khai dự án mặc dù đây là “mảnh đất vàng” về vị thế kinh doanh? Bất ngờ hơn, đến năm 2015, Công ty Miền Núi có văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin chuyển đổi dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình thành Trung tâm thương mại dịch vụ văn hóa tâm linh. Theo đề án này thì Công ty Miền Núi đề xuất TP Hà Nội cho phép xây dựng 2 tòa cao ốc phục vụ cho thuê chỗ lưu giữ lọ tro cốt sau hỏa táng, cung cấp các mặt hàng tâm linh như đồ thờ cúng, phong thủy, vàng mã, đồ tượng Phật tại chính vị trí đất lập dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình.
Lãnh đạo địa phương cũng… bất ngờ
 |
Để xây dựng 2 tòa nhà “cao ốc nghĩa trang”, UBND quận Thanh Xuân và UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) cần giải phóng mặt bằng trên 15.000m2. Ảnh: Cao Tuân |
Qua ghi nhận thực tế của PV, các hộ dân có nhà đất nằm trong diện bị thu hồi cho dự án bày tỏ sự bất bình khi biết thông tin sắp có “nghĩa trang tro cốt” tại đây. Về nguồn gốc nơi đây là đất nông nghiệp. Sau khi nhà nước thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp của người dân để làm đường vành đai 3 của thành phố, diện tích còn lại do không còn phù hợp sản xuất nông nghiệp, người dân đã tự xây nhà và hình thành nên tổ dân nằm trong ngõ 307 đường Nguyễn Xiển hiện nay.
Ông Nguyễn Gia Dũng (50 tuổi), một người dân có nhà trên đường Nguyễn Xiển bức xúc: “Ngày 5/7 vừa qua, tôi nhận được Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình nhà ở của UBND xã Tân Triều gửi. Trước đó, ngày 23/6, khi tiến hành họp bàn dân thì UBND xã chưa trả lời thích đáng cho những câu hỏi của người dân. Đây cũng là chỗ sinh nhai chính của gia đình, nếu xã lấy đất đi thì gia đình chưa biết xoay xở cuộc sống sau đó thế nào. Sao lại đẩy người sống ra đường làm nhà cho người chết giữa nội thành vậy?”.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Đặng Ngọc Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều cho biết: “Tổng diện tích thu hồi đất trên địa bàn xã Tân Triều cho dự án đấu thầu của Công ty Miền Núi là 4.321,9m2. Địa phương đang lên phương án giải phóng mặt bằng cho dự án Trung tâm Thương mại dịch vụ Hạ Đình, còn về việc xây dựng “cao ốc nghĩa trang” hay dịch vụ tâm linh thì chúng tôi không biết(?!)”.
Những tưởng đề xuất trên sẽ bị bác bỏ, thế nhưng theo văn bản chúng tôi nắm được, ngày 01/9/2015, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 6010 gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP là đã đồng ý về mặt nguyên tắc đối với đề xuất của Công ty Miền Núi và yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc hướng dẫn công ty này làm thủ tục.
Bỏ trung tâm dạy nghề để xây nơi lưu giữ tro cốt
 |
Nhiều hộ dân ngõ 307 đường Nguyễn Xiển đang sinh sống trên khu đất thuộc dự án “cao ốc nghĩa trang”. |
Theo đó, công trình được thiết kế với các chức năng bao gồm: 2 tầng hầm là khu vực để xe và kỹ thuật; khối đế 5 tầng: Bố trí các chức năng trung tâm thương mại, kinh doanh mặt hàng phong thủy, tượng phật, thờ cúng, vàng mã…; 2 khối tháp 13 tầng là khu vực dịch vụ lưu giữ các lọ tro sau hỏa táng và cốt sau cải táng, dự kiến bố trí khoảng 130.000 ô đựng tro, cốt. Như vậy ở dự án này, không còn thấy trung tâm dạy nghề như dự kiến ban đầu.
Theo tìm hiểu của PV, dù vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân, UBND quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì vẫn lên phương án giải phóng mặt bằng. Căn cứ để cho các cơ quan này thu hồi đất của người dân là văn bản 8467/UBND-TNMT ngày 31/10/2014 của UBND TP Hà Nội.
Tuy nhiên, nội dung văn bản thể hiện rõ: “Việc tiếp tục thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phải căn cứ vào điểm a, khoản 1 Điều 99 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thi hành một số nội dung Luật Đất đai 2013”. Tức là, thành phố cho phép “thu hồi đất” nhưng phải căn cứ theo luật, mà cụ thể trong Văn bản số 8467 của thành phố nêu rõ: “Luật Đất đai 2013”. Vậy theo Luật Đất đai 2013, tại Điều 62: “Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” thì dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình lại không thuộc diện được phép thu hồi đất. Còn nếu xác định dự án của Công ty Miền Núi là dự án “cao ốc nghĩa trang” thì theo khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai 2013 phải có sự chấp thuận của HĐND thành phố Hà Nội.
Trong khi đó, dự án “cao ốc nghĩa trang” còn chưa lấy ý kiến nhân dân, chưa thông qua cấp thôn, cấp xã, cấp huyện thì việc UBND TP. Hà Nội chấp thuận đề xuất xây nơi chứa đựng hài cốt giữa Thủ đô liệu có phù hợp các quy định của pháp luật?
Không đặt nghĩa trang gần nơi đông dân cư GS.TS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) bày tỏ: “Việc xây dựng nghĩa trang, nơi chứa đựng tro cốt ở giữa lòng Thủ đô thì rõ ràng cần phải cân nhắc. Hiểu đơn giản nhất nơi thờ phụng tâm linh cần thanh tịnh, sạch sẽ và không đặt gần dân cư đông người. Nếu chọn vị trí ở trung tâm làm nơi phục vụ cho thuê chỗ lưu giữ lọ tro cốt sẽ có đông người có nhu cầu. Từ đó dẫn đến việc sau một thời gian nghĩa trang sẽ bị quá tải do quỹ đất nhỏ”. Phá vỡ quy hoạch? Ngày 8/4/2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 496/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mục “nghĩa trang cấp xã” nêu rõ: “Có kế hoạch đóng cửa các nghĩa trang phân tán có quy mô nhỏ, không đảm bảo khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường hoặc không nằm trong quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang. Di chuyển các mộ phần đến nghĩa trang tập trung ở các vùng theo quy hoạch”. Tháng 12/2014, Hà Nội đã công bố Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, quỹ đất xây nghĩa trang được dự báo là 1.200 ha, kinh phí khái toán đến 2030 là 24.000 tỷ đồng. Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, về nguyên tắc khu vực nội đô không có nghĩa trang, tất cả nhu cầu an táng đều phải chuyển ra bên ngoài. Những nghĩa trang đang tồn tại từng bước sẽ chuyển khỏi nội đô. Trước mắt khi chưa chuyển được, những khu vực này sẽ được tiến hành trồng cây xanh đảm bảo môi trường, cảnh quan. Vậy nhưng, không hiểu vì lý do gì, UBND TP Hà Nội lại chấp thuận với đề xuất của Công ty Miền Núi bổ sung xây dựng “cao ốc tro cốt” tại vị trí đất lập dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hạ Đình ngay giữa khu vực nội đô như vậy? |
Theo Báo Gia đình &Xã hội
Phối cảnh “cao ốc nghĩa trang” của Công ty Miền Núi. Ảnh: T.L
" alt=""/>Vì sao xây “cao ốc nghĩa trang” giữa lòng Hà Nội?