Giáo sư Yann LeCun
Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: Cho dù lễ tất cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng.
Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những linh hồn, linh anh, may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.
Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.
![]() |
Ảnh VietNamNet |
Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các Trạng Nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu Triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.
Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.
Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.
Thứ 3, ngày Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.
Cách cúng Rằm tháng Giêng
Tại gia đình, nếu làm đầy đủ thì phải có 5 mâm (5 đĩa) ở 5 vị trí khác nhau. Một mâm cơm đặt trong nhà, 4 mâm còn lại đặt ở ngoài trời.
Mâm cơm đầu tiên đặt ở ban thờ gia tiên trong nhà. Mâm cơm thứ 2 đặt ở hướng Tây hoặc ban thờ Phật, mâm cơm thứ 3 quay về hướng Đông để thờ các vị vua và các vị Trạng để tưởng nhớ câu chuyện của các vị vua và trạng thời xưa.
Mâm cơm thứ 4 là mâm cơm đặt ở hướng Nam để thờ các vị thần tiên (Long thần thổ địa thổ công táo quân…). Mâm cơm thứ 5 là mâm cơm thờ thượng đế, thờ trời đất đặt ở hướng Bắc hoặc đặt ở giữa.
Tuy nhiên, việc làm mâm cúng không cần thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy.
![]() |
"Việc làm mâm cúng không cần thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy". Ảnh: VietNamNet |
“Bên cạnh nhang, đèn, mâm cúng gia tiên có thể cúng bằng bất cứ thứ gì mà gia đình có. Lễ Phật là cúng chay, gia đình không có điều kiện thì chỉ cần một chén nước, đĩa hoa quả nho nhỏ. Cúng thượng đế cũng chỉ cần một bát nước trắng (nếu gia đình không có điều kiện)...
Đây là nghi lễ thể hiện tấm lòng của gia chủ đối với thần tiên, với trời phật không cần thiết phải lễ linh đình mâm cao cỗ đầy”, GS Lương Ngọc Huỳnh nói.
Về việc cúng chè trôi nước trong ngày Rằm tháng Giêng, GS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng đó chỉ là thói quen, và tập tục ở một số địa phương chứ không phải món ăn bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng của tất cả các gia đình.
Minh Anh(ghi)
" alt=""/>Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúngGia đình chồng tôi ở Hà Nội. Điều kiện kinh tế không quá khá giả nhưng bố mẹ chồng tôi có nhiều đất ông cha để lại.
Chồng tôi là con trai thứ hai trong gia đình. Người anh cả đã lấy vợ và được cho mảnh đất bên cạnh. Tuy nhiên, anh ấy không xây nhà trên mảnh đất đó mà bán đi rồi mua nhà chung cư cách nhà bố mẹ chồng tôi gần 10 km.
Vì thế sau khi chúng tôi kết hôn, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng chúng tôi chung sống với ông bà cho vui cửa vui nhà.
Ban đầu, tôi không thấy bất tiện lắm với việc sống chung cùng bố mẹ chồng nên vui vẻ đồng ý. Thế nhưng sau một năm chung sống, nhất là sau khi tôi sinh con, những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Mẹ chồng tôi hay nói còn bố chồng tôi có tính soi mói và nhớ lâu thù dai.
Tôi đi làm, lần nào về nhà cũng thấy ông bà đang mở tivi thật to. Tôi cố gắng chào lớn nhưng có lần không nghe thấy, mẹ chồng tôi gọi giật tôi lại và chửi. Bà bảo tôi là loại có học như không, đi không biết hỏi về không biết chào.
Tôi giải thích, nhưng chẳng bao giờ bố mẹ chồng tin tôi. Họ áp luôn cho tôi cái tội láo toét và thù hằn ra mặt. Không chỉ thù hằn một mình tôi, họ thù sang cả gia đình bên ngoại của tôi.
![]() |
Sau một năm chung sống, nhất là sau khi tôi sinh con, những mâu thuẫn với bố mẹ chồng bắt đầu nảy sinh. Ảnh minh họa |
Có lần, chồng tôi đi công tác, mẹ tôi sang nhà chơi với cháu. Bước vào cửa, cả nhà chồng tôi (bao gồm bố mẹ chồng và em gái chồng) đang ngồi ăn cơm, tuyệt nhiên, không ai chào mời mẹ tôi một câu.
Mẹ tôi chào cả nhà thì mẹ chồng bĩu dài môi rồi buông câu: “Không dám, chào bà”. Sau đó, họ lại tập trung vào ăn uống chứ không tiếp chuyện mẹ tôi.
Tôi không biết phải xử lý như thế nào vì quá ngượng nên kéo mẹ tôi lên phòng. Mẹ tôi ngỡ ngàng với cách cư xử của thông gia và khá bức xúc. Tuy nhiên, mẹ vẫn nhẫn nhịn và làm như không có chuyện gì xảy ra để tôi khỏi phiền lòng.
Sau đó, bà nội của tôi mất. Vợ chồng tôi đưa con sang chịu tang bà. Trước khi đi, tôi đã thông báo cho bố mẹ chồng. Tuy nhiên, khi dắt xe ra cổng thì bố chồng tôi gọi chúng tôi lại.
Ông yêu cầu tôi để đứa bé ở nhà vì nó còn quá nhỏ không thể tùy tiện đi đến đám ma. Chồng tôi không nói gì và liếc mắt nhìn tôi. Tôi quá đau buồn vì mất bà (bà tôi chỉ có 3 người cháu và con tôi là đứa chắt đầu tiên), thế nên, tôi không đồng ý với yêu cầu của bố chồng.
Tôi bảo, cháu đã hơn 2 tuổi và đó là đám tang của cụ nên là phận con cháu, cháu nên có mặt. Nghĩa tử là nghĩa tận.
Thế là bố chồng tôi ném thẳng chiếc cốc vào phía tôi. Ông bảo tôi láo, dám cãi lời bố chồng. Ông giằng lấy con bé trong tay tôi, nhất định không cho nó đi cùng.
Tôi tức đến trào nước mắt nhưng không làm được gì. Từ đó, ngọn lửa hận thù cứ ngùn ngụt cháy trong tim tôi. Tôi cảm thấy nếu mình còn chung sống với bố mẹ chồng, cuộc hôn nhân của chúng tôi sẽ nhanh chóng tan vỡ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tôi bàn với chồng xin ra ở riêng. Đất đai, tiền bạc của bố mẹ chồng, tôi không cần đến, cũng không nhòm ngó trong tương lai. Chúng tôi sẽ dọn đến ở trong một căn hộ chung cư mà bố mẹ đẻ của tôi đã mua và đang cho thuê. Chồng tôi đồng ý và chúng tôi cùng xin phép bố mẹ chồng.
Ban đầu, bố mẹ chồng tôi không đồng ý nhưng sau khi nghe chồng tôi trình bày, bố chồng tôi cũng gật gù. Tuy nhiên, ông yêu cầu phải lắp camera trong tất cả các ngóc ngách của căn hộ nơi tôi sống để ông bà tiện theo dõi và nhìn thấy con cháu.
Tôi thấy yêu cầu này quá vô lý. Ông bà yêu cầu như thế khác gì giám sát chúng tôi. Tôi nhất quyết không chấp nhận. Tuy nhiên, chồng tôi bảo: "Ông bà già rồi, muốn nhìn con cháu mỗi ngày cho đỡ nhớ chứ không có ý giám sát gì. Mình đừng nghĩ quá mà tội nghiệp".
Có phải tôi đang nghĩ nhiều quá không mọi người? Tôi có nên chấp nhận yêu cầu đó của bố mẹ chồng không?
Lê Na(Hà Nội)
" alt=""/>Xin ở riêng, bố mẹ chồng đòi đặt camera theo dõi khắp nhà