当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Le Havre vs AS Monaco, 0h00 ngày 27/4: Theo đuổi mục tiêu 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Lazio vs Parma, 1h45 ngày 29/4: Nối mạch bất bại
Trước khi chuẩn bị bước vào quá trình tập luyện cho chương trình Con đường âm nhạc diễn ra vào 20hngày 24/6 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Nguyễn Ngọc Anh và Tô Minh Đức đưa con gái đi nghỉ để nạp năng lượng. Đây cũng là những ngày hè đầu tiên của MiA, con gái của cặp đôi, nên cô bé rất thích thú.
Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ, suốt thời gian vừa rồi, lịch diễn của hai vợ chồng cô dày đặc gần như không có ngày nghỉ. Nữ ca sĩ cho biết đã ngừng nhận diễn trước Con đường âm nhạc10 ngày để tập trung hoàn toàn cho show diễn.
“Đây là show diễn quan trọng vừa ghi nhận con đường âm nhạc của tôi, lại vừa là dịp để tôi tri ân những thầy cô, khán giả, đồng nghiệp… luôn bên cạnh, cùng tôi vượt qua mọi thăng trầm trong cuộc sống cũng như nghề nghiệp. Tôi muốn dồn toàn lực cho chương trình để có những phần trình diễn tốt nhất trên sân khấu", Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ.
Giọng ca Chỉ có mình anh thôicũng tiết lộ, sân khấu của Con đường âm nhạckhông màu mè hay nặng về chiêu trò trình diễn, mà sẽ đem đến cho khán giả một Nguyễn Ngọc Anh trọn vẹn nhất trong âm nhạc. Bởi với cô, là ca sĩ trước hết phải hát hay.
“Ca sĩ mà hát không hay chiêu trò quá sẽ thành lố. Khán giả yêu mến ca sĩ trước hết là bởi giọng hát, tôi muốn tận hiến với khán giả bằng chính giọng hát có được từ sự đam mê nghề nghiệp và nỗ lực không ngừng trong nghề của mình", Nguyễn Ngọc Anh nói.
Khách mời của Con đường âm nhạclà Tô Minh Đức và Hoàng Dũng và rapper Ram C. Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Ngọc Anh “dính như sam” với chồng từ ngoài đời đến sân khấu như vậy liệu có bất lợi với hình ảnh một nữ nghệ sĩ vốn đã định vị tên tuổi riêng mình trên thị trường âm nhạc hay không? Nguyễn Ngọc Anh thẳng thắn nói, cô không hề thấy bất lợi mà còn thấy có lợi hơn rất nhiều từ khi sánh đôi với Tô Minh Đức trên con đường âm nhạc.
"Chồng là một phần con đường âm nhạc của tôi. Mỗi khi tôi có những băn khoăn, lo lắng về đường đi của mình hoặc muốn có sự chuyển hướng, thay đổi đều có anh ấy bên cạnh cùng tôi tìm ra hướng đi. Âm nhạc của anh ấy rất xu hướng, văn minh, đã giúp tôi rất nhiều trong việc phát triển nghề nghiệp.
Chúng tôi luôn động viên nhau để ra những sản phẩm mới, khai phá những mảnh đất âm nhạc mới. Có anh ấy đồng hành nên tôi đã làm được nhiều hơn cho sự nghiệp âm nhạc của mình. Đặc biệt, tôi có được một người tình sân khấu rất ăn ý”, nữ ca sĩ chia sẻ.
Trong chương trình Con đường âm nhạcmang tên Giấc mơ tôicủa mình, ngoài việc sẽ song ca, Nguyễn Ngọc Anh cũng sẽ hát một số sáng tác của Tô Minh Đức mà cô tâm đắc. Hiện tại, cặp đôi đang cùng ban nhạc miệt mài tập luyện cho đêm diễn. Giám đốc âm nhạc của chương trình là nhạc sĩ Đỗ Bảo, tri kỷ trên con đường âm nhạc của Nguyễn Ngọc Anh, nên cô tin tưởng anh sẽ đem đến phần âm nhạc ưng ý nhất để cô được thăng hoa trên sân khấu.
Quỳnh An
Tròn mắt xem Shemika Charles cô gái bưng nước uốn mình qua gầm ôtô
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các ý kiến về SGK gần đây dù gay gắt nhưng đều thể hiện sự tâm huyết và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất
Năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của công ty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM biên soạn.
Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia, với 1/3 số thành viên hội đồng là các giáo viên đang dạy học trực tiếp đã thẩm định 5 bộ sách này, sau đó chuyển lên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt. Trải qua quy trình này, nhiều lỗi trong bản thảo SGK đã được yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, quá trình lựa chọn, phê duyệt từng bộ sách rất công phu, nhưng khó tránh khỏi những sai sót, bởi thực tế đã có nhiều cuốn SGK dù được tái bản nhiều lần vẫn còn “sạn”.
Sau một thời gian thực hiện, một bộ phận phụ huynh học sinh đã có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Bộ GD-ĐT đã giao cho các đơn vị trao đổi với tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia xem xét trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, có hướng xử lý phù hợp.
Còn “sạn” thì phải tiếp tục nhặt
TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá quá trình biên soạn, phê duyệt các bộ SGK mới đã được thực hiện theo đúng quy định trong Luật Giáo dục và Nghị quyết 88.
Nhưng các vấn đề liên quan đến giáo dục bao giờ cũng nhận được sự quan tâm, góp ý rất tâm huyết của cử tri, nhân dân, xã hội. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Những ý kiến xác đáng cần điều chỉnh kịp thời.
Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng đã là đổi mới thì phải có cái mới, và Bộ phải có giải thích cặn kẽ, thuyết phục, còn những “hạt sạn” thì chúng ta phải “nhặt”, tiếp tục hoàn thiện.
“Tôi được nghe ý kiến trực tiếp từ một số giáo viên lớp 1 được tập huấn kỹ thì đều thấy chương trình rất tốt nhưng đối với những người chưa được tập huấn kỹ thì còn lúng túng. Chúng ta cần lưu ý, nhiều phụ huynh chưa được tiếp cận, nắm rõ chương trình, phương pháp giảng dạy mới, vì vậy, Bộ phải tập huấn rất kỹ cho giáo viên để hướng dẫn, trao đổi lại cho các bậc phụ huynh”, TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Sẽ mở thêm các kênh góp ý, phản biện
Trên cơ sở ý kiến của nhân dân cũng như kết quả khảo sát những tuần đầu triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng SGK ngày càng tốt hơn. Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng SGK ngày càng tốt hơn.
“Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ có sách tốt mà cần chú trọng hơn nữa đến công tác tập huấn giáo viên, và có những giải pháp phù hợp để phụ huynh cùng đồng hành với giáo viên triển khai tốt việc dạy và học theo chương trình mới”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ GD-ĐT trong công tác chỉ đạo biên soạn SGK mới cũng như sự cầu thị của lãnh đạo Bộ khi xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý, nhưng cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.
Các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GD-ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.
Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.
“Bằng công nghệ thông tin nên chăng chúng ta thay đổi cách làm đối với bản thảo một cuốn SGK khi mới nộp cho Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia thì đưa lên mạng và kêu gọi giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, trong đó có các phụ huynh, cùng góp ý, “nhặt sạn” ngay từ đầu sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà xuất bản, Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia. Đông người “nhặt" thì chắc chắn "sạn” sẽ bớt đi”, Phó Thủ tướng gợi mở.
Theo chinhphu.vn
Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt cho hay, hình ảnh bài học 'Chữ số 4' với ví dụ 'Bốn cái làn' được lan truyền trên mạng xã hội là bịa đặt và 'không đời nào hội đồng thẩm định lại để lọt những nội dung như thế'.
" alt="Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải cầu thị, trân trọng tiếp thu góp ý về SGK mới"/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải cầu thị, trân trọng tiếp thu góp ý về SGK mới
Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Man City, 22h30 ngày 27/4
Phim phát sóng được khoảng 15 tập nhưng nội dung khá nhạt nhẽo, không đọng lại điều gì. Dàn diễn viên từ gạo cội tới trẻ tuổi đều không gây được ấn tượng.
Kịch bản phim khá giống Hàn Quốc nhưng không có điểm nhấn. Tôi chưa thấy xung đột giữa hai thế hệ trong phim. Bà Lan (NSND Lê Khanh thủ vai) chỉ quanh quẩn áp đặt cháu trai trong khi Gia An (Lãnh Thanh) cũng không quyết liệt thể hiện rõ thái độ mà chỉ ngầm không thích trong lòng. Mọi tình tiết trong phim đều bình bình, không có điểm nhấn.
Lời thoại của nhân vật bà Lan cũng có vấn đề. Trong phim, có đoạn bà Lan nói: "Bà rất ghét cái trò cứ thò chân xuống gầm bàn không lao động gì, mất một chút nước bọt kiếm bộn tiền. Bà nói thật đấy. Cháu bỏ kinh doanh online đi, nó không bền đâu". Tôi thấy lời thoại này khó hiểu khi kinh doanh trên mạng đang là công cụ kiếm tiền của nhiều người trẻ.
Trong phim, đạo diễn xây dựng nhân vật Mai Anh (Minh Thu thủ vai) bị “lố” và vô lý. Mai Anh chỉ là người yêu cũ của nhân vật Gia An nhưng làm đủ trò ghen tuông quá quắt khiến người xem khó chịu.
Vai trò của nhân vật này trong phim cũng chưa rõ ràng khi suốt ngày cau có, trợn mắt, cư xử không chừng mực giữa chốn đông người. Trong tập 10, Mai Anh xông thẳng vào nhà Trí - bạn thân Gia An để tìm người yêu cũ, sau đó đòi lấy điện thoại Trí để gọi Gia An. Nếu Trí không gọi, Mai Anh sẽ ở đó chờ qua đêm. Phân đoạn này gây cảm giác bực bội, ức chế. Phim giải trí mà xem xong không thoải mái chút nào. Không chỉ tôi, nhiều khán giả còn muốn tắt tivi mỗi khi phim chiếu tới nhân vật Mai Anh.
Không chỉ bị chê về kịch bản, lời thoại, dàn diễn viên cũng bị chê không hợp vai, diễn xuất nhạt.
Đài từ, thần thái công tử nhà giàu của nam chính Lãnh Thanh chưa rõ nét. Dù có thoải mái, ở nước ngoài du học về nhưng đã tới công ty làm việc, Gia An nên ăn mặc tử tế, lịch sự, không phải như "đi chợ" tới chỗ làm như vậy.
Tôi thất vọng với vai diễn của NSND Lê Khanh trong phim. Lê Khanh nhiều năm không đóng phim truyền hình nhưng có vẻ lựa chọn kịch bản chưa kỹ và nhân vật chưa có chiều sâu để sự trở lại ấn tượng như nhiều người kỳ vọng. Cô diễn cứng, đôi mắt hơi dữ dằn, không tạo được cảm tình. Tôi chưa thấy hình ảnh người bà quyền lực ở Lê Khanh.
Nói chung, sau 15 tập đầu, tôi thấy phim chán. Kịch bản nhạt nhẽo, lời thoại rời rạc, diễn xuất không tạo được điểm nhấn, mong diễn biến tiếp theo của phim sẽ khác để không phụ lòng khán giả.
Nhật Anh
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Đa dạng giải pháp công nghệ cao
Theo đó, huyện Đơn Dương xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nâng cao thu nhập trên địa bàn. Đi vào thực hiện từng nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, huyện Đơn Dương hướng dẫn nông dân ứng dụng đồng bộ quy trình canh tác cải tạo đất, luân canh, chuyển đổi cây trồng, phòng, chống dịch hại và kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng an toàn sản phẩm thu hoạch.
Ngoài công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới tự động, huyện Đơn Dương tập trung phát triển các giải pháp canh tác trên giá thể, thủy canh, internet kết nối vạn vật, hữu cơ tuần hoàn, sử dụng thuốc sinh học, nuôi thả thiên địch để phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng…
Quy mô phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh trong giai đoạn hơn 4 năm qua, huyện Đơn Dương đã nhân rộng diện tích từ các vùng nông nghiệp trọng điểm đến tất cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Tính đến ngày 30/6/2023, toàn huyện Đơn Dương đã được cấp 330 Giấy chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích hơn 608 ha.
Ngành Nông nghiệp huyện còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên trách lập thủ tục cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đối với 13 cơ sở sản xuất 92 ha rau các loại. Hội đồng OCOP cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã xếp hạng 11 sản phẩm OCOP 4 sao và 7 sản phẩm OCOP 3 sao.
Đáng kể, UBND tỉnh đã công nhận 2 vùng sản xuất rau công nghệ cao với gần 285 ha thuộc 2 xã Lạc Xuân, Lạc Lâm; 1 vùng chăn nuôi công nghệ cao hơn 13.850 con bò sữa, tổng diện tích tự nhiên gần 10.640 ha thuộc địa bàn 2 xã Đạ Ròn và Tu Tra.
Toàn huyện Đơn Dương hiện đang phát triển hoạt động 36 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả, dược liệu… do doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác chủ trì, đạt tỷ lệ hơn 30% sản lượng hàng năm. 70% sản lượng còn lại, người nông dân chủ động liên kết tiêu thụ với các thương nhân đầu mối thu mua, cung ứng cho thị trường trong nước…
Riêng sản lượng sữa bò tươi phần lớn được các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu thụ theo hợp đồng ổn định hàng năm; đồng thời, người chăn nuôi được thường xuyên tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung ứng thức ăn chăn nuôi chất lượng cao…
“Sản phẩm chủ lực rau, hoa, chăn nuôi bò sữa của huyện Đơn Dương được sản xuất tại các vùng tập trung diện tích đạt tiêu chuẩn vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế nông nghiệp của huyện Đơn Dương đảm bảo thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của thị trường, hướng đến phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững…”, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương.
Thu nhập bình quân đầu người 100 triệu đồng/năm
Kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh đến ngày 30/6/2023, huyện Đơn Dương đã đạt các mục tiêu đề ra. Cụ thể gồm 6 xã Lạc Lâm, Ka Đô, Quảng Lập, Lạc Xuân, Đạ Ròn và Tu Tra công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Trong đó, 3 xã Lạc Lâm, Ka Đô và Quảng Lập đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Sản xuất rau, hoa công nghệ chiếm tỷ lệ 95% tổng diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 220 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người 72 triệu đồng/năm.
Mỗi xã đều có 1 HTX trở lên ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Toàn huyện có 10 doanh nghiệp tiêu biểu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh…
Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh đến năm 2025, huyện Đơn Dương huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung các công trình trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình thủy lợi Ka Zam.
Đồng thời, tiếp tục tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thông qua xây dựng, chuyển giao và nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, phát triển thương hiệu nông sản; xây dựng mỗi xã nông thôn mới kiểu mẫu có ít nhất 2 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.
Mục tiêu đến năm 2025, huyện Đơn Dương đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao, được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, thu nhập bình quân đầu người 100 triệu đồng/năm.
Theo Văn Việt(Báo Lâm Đồng)
" alt="Phát triển nông nghiệp theo hướng thông minh ở Đơn Dương"/>Từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh Bình Định đã vận động thành lập mới 19 hợp tác xã (HTX), hỗ trợ phát triển 6 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện có 17/42 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận theo quy định hiện hành.
Tỉnh Bình Định cũng đã ban hành kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025; triển khai đồng bộ các chính sách phát triển OCOP như khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông, khuyến công, khoa học - công nghệ,… Đến nay, toàn tỉnh đã công nhận 217 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh.
Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định cũng đã tiếp tục ứng dụng công nghệ cao để đầu tư, nâng cấp xây dựng trang trại chăn nuôi tự động, khép kín, thân thiện với môi trường; chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Tỉnh Bình Định đang tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi với công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
Theo ông Trần Văn Phúc, hiện nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bình Định đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp nhãn hiệu; phương thức chăn nuôi được chuyển dịch đúng hướng; ứng dụng công nghệ cao trong khai thác thuỷ sản tiếp tục được tăng cường; cơ sở hạ tầng nghề cá, các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh được đầu tư.
“Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp được duy trì ổn định qua các năm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương trong bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nhờ đó, đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của Nhân dân; giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn”, ông Trần Văn Phúc nói.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định Hồ Quốc Dũng đánh giá, công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mang lại những hiệu quả tích cực. Tỉnh Bình Định đã làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp theo tính ứng dụng cao, an toàn, hữu cơ, VietGAP…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình hành động số 11 của tỉnh Bình Định thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm chăn nuôi nói riêng còn nhiều khó khăn, giá cả không ổn định; việc nhân rộng các mô hình công nghệ còn hạn chế; triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm còn nhiều hạn chế…
Trước những tồn tại đặt ra, ông Hồ Quốc Dũng yêu cầu các cấp, ngành cần thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, hạn chế cũng như tồn tại để thúc đẩy nông nghiệp tốt hơn.
Bí thư Bình Định đề nghị, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp, ngành trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, cấp uỷ, lãnh đạo địa phương. Chú trọng bố trí nhân lực, nguồn lực để tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tư nghiên cứu hạ tầng, đổi mới ứng dụng tốt hơn nữa ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp.
“Chúng ta ứng dụng những tiến bộ khoa học của thế giới có nghiên cứu, cái gì phù hợp thì triển khai ngay ứng dụng để thúc đẩy ngành nông nghiệp đi tắt, đón đầu. Nhân rộng được các mô hình mới, hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân”, ông Dũng nói.
Trong kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh Bình Định đặt mục tiêu phát triển kinh tế số cụ thể như sau: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP trên 10% năm 2023 và trên 20% vào năm 2025. Trên 30% năm 2023 và trên 50% vào năm 2025 các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) thường xuyên sử dụng các nền tảng số. Trên 70% năm 2023 và 85% vào năm 2025 các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của tỉnh chấp nhận thanh toán học phí, thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, thu hút khoảng 1.500 chuyên gia năm 2023 và 2000 chuyên gia vào năm 2025, lao động làm việc tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định. |
Diễm Phúc
" alt="Bình Định nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất"/>Bình Định nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất