Bóng đá

10 thương hiệu game thành công nhất mọi thời đại

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-18 06:47:43 我要评论(0)

Ngành công nghiệp video game toàn cầu hiện có trị giá hơn 76 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ ngày càng phát tlịch đá ngoại hạng anhlịch đá ngoại hạng anh、、

Ngành công nghiệp video game toàn cầu hiện có trị giá hơn 76 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa,ươnghiệugamethànhcôngnhấtmọithờiđạlịch đá ngoại hạng anh mang lại món lợi nhuận khổng lồ cho các game thủ và cả những nhà sản xuất game, thiết bị ngoại vi, console... Trong hơn hai thập kỷ qua, các tiến bộ kỹ thuật đã trở thành mũi nhọn tăng trưởng của ngành công nghiệp này, mang lại lợi ích doanh thu vượt trội.

Từ những năm 1980 tới nay, rất nhiều trò chơi mới đã xuất hiện và biến mất, nhưng vẫn còn đó những cái tên được khắc dấu trong trái tim và trí óc của hàng triệu người chơi, nay đã thành các ông bố, bà mẹ hoặc ông cụ, bà cụ... Và rồi, được tiếp lửa bởi thế hệ game thủ trẻ 9x, 10x hiện nay.

Trong sự lộn xộn ngày càng tăng của làng game thế giới với hàng trăm ấn phẩm mới, những "mô hình nhượng quyền thương mại" game dưới đây đã đứng vững và trụ lại được qua sự thử thách của thời gian, phát triển không ngừng và tiếp tục là những "giá trị bất biến" của ngành công nghiệp non trẻ này.

Mario

Đây có thể coi là "linh vật" chính thức của Nintendo. Lần đầu tiên xuất hiện năm 1981, của game Donkey Kong, nhân vật này đã nhanh chóng trở thành hình tượng không thể thay thế, mang lại thành công không ngờ tới cho hãng phát triển. Trong đó, Mario Bros (1983) là phiên bản kinh điển nhất.

Nhờ lối chơi giàu trí tưởng tượng của mình, Mario là một trong những series game thành công nhất, hấp dẫn trẻ em cũng như người lớn trong hơn ba thập kỷ qua.

Tính tới hiện tại, Mario đã trở thành thương hiệu game duy nhất và lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp trò chơi, bán được hơn 850 triệu bản trên 200 đầu game. Nhượng quyền thương mại của nó bao gồm các trò chơi nhiều thể loại, từ thể thao, phiêu lưu, nhập vai cho tới đua xe. Ngoài ra, nó cũng bao gồm loạt phim hoạt hình, truyền hình, manga (Nhật), truyện tranh, các món đồ chơi, ngũ cốc, quần áo, thương hiệu dầu gội đầu....

Trong số 850 triệu bản game được bán ra, 250 triệu thuộc về Super Mario và 100 triệu thuộc về Mario Kart.

Call of Duty

Là game bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát hành bởi Activision Blizzard, trò chơi đầu tiên của series này ra mắt trên PC năm 2003 mang tên Call of Duty. Với nội dung xoay quanh chiến tranh thế giới II, nó đã tạo nên sự khác biệt so với tất cả đàn anh đi trước khi cho phép game thủ trải nghiệm cuộc chiến như những người lính thực sự. Game đã giành được một loạt giải thưởng trong năm 2003 và 2004, đánh bại những cái tên như Command and Conquer : Generals và Max Payne 2.

Sự thành công của bản game Call of Duty đầu tiên đã đặt tiền đề cho sự ra đời của một loạt các phần tiếp theo, lấy bối cảnh những câu chuyện vượt ra ngoài chiến tranh thế giới II và dần lan tới thế hệ tương lai, hiện đại. Với hơn 39 danh hiệu, bao gồm cả các gói mở rộng và hơn 130 triệu đơn vị bán ra, dòng game Call of Duty là một trong những game bắn súng FPS thành công nhất đã được phát hành.

Grand Theft Auto

Đây là một series game mang phong cách thế giới mở đậm chất phiêu lưu hành động, phát hành lần đầu tiên vào năm 1997 bởi Rockstar Games. Bốn phiên bản game đầu tiên là dạng 2D, sau chuyển sang 3D từ điểm mốc Grand Theft Auto III năm 2001. Nhờ thành công này, hãng phát triển đã liên tục tung ra các bản mở rộng, cũng như tạo ra các ấn phẩm tiếp theo (15 danh hiệu), bán được hơn 185 triệu bản trên toàn thế giới.

Phiên bản game mới nhất, GTA V ra mắt 9/2013 đã trở thành video game bán chạy nhất mọi thời đại, thu hơn 800 triệu USD ngày đầu tiên phát hành. Game có được 1 tỷ USD doanh thu sau 3 ngày, trở thành hiện tượng truyền thông trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, nó vẫn luôn bị chỉ trích bởi gameplay bạo lực và phân biệt giới tính. Nhưng điều đó không ngăn cản được việc các game thủ trẻ vẫn không ngừng sốt sắng săn lùng ấn phẩm này.

Final Fantasy

Final Fantasy được tạo ra bởi nhà thiết kế game nổi tiếng của Nhật Bản, Hironobu Sakaguchi. Nó đã trở thành một trong những thương hiệu trò chơi lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới. Các trò chơi đầu tiên trong series được phát hành vào năm 1987 và được coi là tiền thân của thể loại nhập vai. Tác giả của nó đã thừa nhận tại thời điểm ra mắt, trò chơi này là nỗ lực cuối cùng của ông trong việc định vị một tầng lớp đối tượng chơi game nhất định. Chính cái tên Final Fantasy đã phản ánh cảm xúc của tác giả lúc đó.

Series game đã bán được hơn 100 triệu đơn vị, nhưng nó còn nổi tiếng hơn bởi các đoạn soundtrack, album nhạc, phim hoạt hình, phim truyền hình, manga, tiểu thuyết... Ngoài 14 chức danh chính đã phát hành, đã có khá nhiều bản mở rộng và mini-series phát hành thêm dựa trên các khái niệm nghệ thuật theo tính chất nhượng quyền thương mại .

Final Fantasy đã nhận được 7 kỷ lục Guinness, cho hình ảnh mang tính đột phá và âm nhạc (được sáng tác bởi Nobuo Uematsu).

FIFA

Là một series game bóng đá nổi tiếng được phát triển bởi EA Sports từ năm 1993, FIFA được phát hành hàng năm và là game đầu tiên được chính thức cấp giấy phép của cơ quan quản lý quốc tế, về hình ảnh cầu thủ và tên gọi các đội bóng.

Ngoài 21 trò chơi đã phát hành, nhà phát triển này cũng đã bổ sung không ít danh hiệu bên ngoài, bao gồm các trò chơi FIFA World Cup được phát hành mỗi bốn năm 1 lần, tương ứng với giải đấu FIFA World Cup. Ngoài ra còn có FIFA Street và hàng loạt game quản lý bóng đá khác.

Series FIFA đã sử dụng âm nhạc được cấp phép từ năm 1998, với sự đóng góp của các nghệ sĩ nổi tiếng như Fatboy Slim, Robbie Williams, Linkin Park và Oasis .

Loạt game này đã vượt qua doanh số bán hàng 100 triệu đơn vị và phiên bản mới nhất của nó, FIFA 14, tiếp tục đứng trong bảng xếp hạng game hàng đầu ở thể loại trò chơi thể thao.

Need for Speed

Với hơn 20 danh hiệu (bao gồm cả phim) và hơn 150 triệu đơn vị bán ra, Need for Speed ​​là cái tên tiếp theo được nhắc tới trong danh sách này. Được phát triển bởi Distinctive Software, sau được EA mua lại vào năm 1991, sau đó công bố danh hiệu đầu tiên trong năm 1994, kể từ đó tới nay thương hiệu này đã trở thành một thứ không thể thay thế đối với tất cả những người hâm mộ đua xe trên khắp thế giới.

Điểm mốc đánh dấu sự thành công của series này nằm ở phiên bản Need for Speed: Underground, khi cho phép người chơi có khả năng tùy chỉnh và nâng cấp xe.

Sự phổ biến của nó còn được tôn thêm nhờ bộ phim cùng tên mới ra mắt trong năm nay. Dù bất ngờ thất bại tại các phòng vé của Mỹ trong tuần đầu tiên nhưng sau đó, nó đã thu về hơn 200 triệu USD trên toàn thế giới.

The Sims

Là trò chơi thế giới mở mô phỏng cuộc sống thực của con người, game không có cốt truyện hay bất cứ sự ràng buộc nào đối với người chơi. Trong game, người chơi điều khiển nhân vật ảo được gọi là Sims và tạo ra thế giới riêng của họ, từ ngoại hình cho tới cuộc sống, số phận . EA chịu trách nhiệm phát triển các trò chơi của series này cho đến năm 2008, trước khi The Sims Studio, một công ty con EA nắm quyền kiểm soát của toàn bộ các phiên bản tiếp theo.

Qua sự khẳng định bởi thời gian, đây được coi là trò chơi giả lập thành công nhất mọi thời đại.

Danh hiệu đầu tiên của nó được phát hành vào năm 2000 cho máy tính và nhanh chóng trở thành game PC bán chạy nhất mọi thời đại lúc bây giờ. Loạt game chính bao gồm ba danh hiệu một phiên bản thứ tư đang chờ phát hành. Ngoài các danh hiệu chính, nhượng quyền thương mại của The Sims còn bao gồm nhiều bản mở rộng khác.

Cho đến nay, EA đã bán được hơn 175 triệu bản game.

Metal Gear

Là một trong những người tiên phong của thể loại stealth-game, trò chơi đầu tiên được phát hành vào năm 1987 bởi Konami. Nhân vật chính là một người có quá khứ phức tạp, luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn với sự hỗ trợ hạn chế, tự mình thực hiện theo phong cách riêng và lối chơi ẩn nấp là phong cách chính hay được sử dụng.

Trò chơi ngay từ khi ra mắt đã được hoan nghênh rộng rãi bởi các nhà phê bình và game thủ, được tôn vinh là "trò chơi video hậu hiện đại đầu tiên trên thế giới". Qua nhiều năm, các phần tiếp theo của nó đã nhận được hàng loạt giải thưởng cao quý.

Với hơn 32 triệu bản game được bán ra và 11 danh hiệu đã phát hành, nhượng quyền thương mại của nó mở rộng ra bao gồm các tiểu thuyết, phóng tác truyện tranh, phim truyền hình, album nhạc phim và một loạt đồ chơi trẻ em.

Wii

Đây là loạt trò chơi video được phát triển bởi Nintendo cho Wii và WiiU, bao gồm 15 trò chơi mô phỏng vật lý với đồ họa đơn giản và lối chơi hấp dẫn. Nó được chia thành bốn series chính, cụ thể là Wii Sports, Wii Play, Wii Fit và Wii U.

Wii Sports, đại diện đầu tiên được phát hành cùng với console Wii vào năm 2006, đã bán được hơn 80 triệu bản. Còn tổng cộng series Wii đã bán được hơn 197 triệu đơn vị trên toàn thế giới, biến nó trở thành một trong các thương hiệu trò chơi thành công nhất mọi thời đại.

Sonic the Hedgehog

Vào năm 1991, Sega phát hành Sonic the Hedgehog, nhanh chóng bán được hơn 15 triệu bản game. Âm nhạc, hình tượng các nhân vật, sự nổi tiếng nhanh chóng khiến Sega nhận ra đây thực sự là một "mỏ vàng". Trong những năm qua, series trò chơi này đã có hơn 20 phần tiếp theo, mở rộng nền tảng trên nhiều thể loại từ PC, console cho tới Mobile.

Cho đến nay, thương hiệu này đã bán được hơn 140 triệu đơn vị game. Ảnh hưởng của nó lan sang cả anime, manga, đồ chơi.... Đây hiện vẫn là một trong những thương hiệu trò chơi cổ xưa nhất vẫn tiếp tục nắm bắt được xu thế, thu hút sự quan tâm của cả trẻ em và người lớn trên toàn thế giới với lối chơi có nhịp độ nhanh đặc biệt của mình.

 

Theo Gthu

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
My phai tra tien so huu tri tue cho Huawei, so huu tri tue cua Huawei anh 1

Huawei khẳng định là tổ chức đứng đầu trong 6 công ty đang sở hữu 80% bằng sáng chế của công nghệ 5G. Ảnh: Chụp màn hình.

Bài nghiên cứu được đăng tải trên trên Bloomberg ngay lập tức được chia sẻ lại trên Twitter chính thức của Huawei cùng dòng cập nhật khẳng định vai trò của công ty này.

"80% bằng sáng chế của công nghệ 5G sở hữu bởi 6 công ty, Huawei là người dẫn dầu và chỉ có 1 công ty của Mỹ. Nếu cố gắng loại bỏ chúng tôi ra khỏi dây chuyền sản xuất, Mỹ vẫn phải trả tiền cho bằng sáng chế", trang Twitter của Huawei viết.

Sau đó, công ty nghiên cứu công nghệ GreyB Services xác nhận về mặt pháp lý có nghiên cứu trên.

"Nếu thuê một công ty khác để tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng 5G, Mỹ vẫn phải trả cho các công ty sở hữu bằng sáng chế công nghệ này vì những đóng góp của họ vào việc phát triển nó", ông Deepak Syal, giám đốc GreyB Services nói.

Luật sở hữu trí tuệ và thanh toán liên quan tới các quy định về sở hữu trí tuệ là một phần không thể thiếu trong ngành công nghệ. Gần đây, vụ tranh chấp liên quan giữa Verizon và Huawei đã giúp công ty Trung Quốc thu về hơn 1,4 tỷ USD, và khoảng 6 tỷ USD cho các công ty liên quan.

Theo Zing

Huawei 'trọng thương', Apple lập kỷ lục mới về giá trị vốn hóa thị trường

Huawei 'trọng thương', Apple lập kỷ lục mới về giá trị vốn hóa thị trường

Apple trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới; Huawei 'trọng thương' vì cú đòn của Tổng thống Mỹ; Facebook, Twitter, Instagram đồng loạt gỡ video vận động tranh cử của Trump,... là thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

" alt="Cấm hay không, Mỹ vẫn phải trả tiền cho Huawei vì công nghệ 5G" width="90" height="59"/>

Cấm hay không, Mỹ vẫn phải trả tiền cho Huawei vì công nghệ 5G

Hành trình… 1.0!

Ai cũng hiểu VinSmart có nguồn lực tài chính và quyết tâm “làm thật ăn thật” với nhóm hàng smartphone, không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn tại nhiều thị trường ngoại quốc như Myanmar, Nga...

Nhưng để những yếu tố trên phát huy sức mạnh không thể không nhắc đến “độ lì chiến lược” của thương hiệu này. Từ tháng 12/2018 cho đến tháng 12/2019, lãnh đạo Tập đoàn Vingroup xác định là “thời kỳ tìm hiểu nhu cầu cũng như đo đếm thái độ của khách hàng với thương hiệu Vsmart”. Nhiều thương hiệu nước ngoài đến Việt Nam chỉ xác định thời gian hiểu thị trường là… 3 tháng, nếu 12 tháng sau lỗ 50%, phải tìm đường rút. Trong 3 năm, từ 2016 - 2019, đã có hàng chục tên tuổi đã rời thị trường smartphone Việt Nam vì không chịu nổi mức độ cạnh tranh và sự khó tính của khách hàng. Nhiều chuyên gia kinh doanh ngành hàng điện tử cho rằng, “chỉ có VinSmart mới dám làm như vậy vì họ chuẩn bị sẵn nguồn lực tài chính, chiến lược kinh doanh và tinh thần”.

{keywords}
 Vsmart đã phủ sóng thành công thị trường, kết thúc giai đoạn 1.0 trong hành trình của mình.

Trong hành trình này, ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện trên thị trường, VinSmart đã chọn chiến thuật là sản xuất những sản phẩm thuộc phân khúc phổ thông, dưới 5 triệu đồng như: Joy1 (2,49 triệu đồng), Joy1+ (3,39 triệu đồng)… Theo thống kê của GfK Việt Nam, tháng 8/2019, Vsmart bắt đầu có “số má” trên thị trường là 1,5% và tới tháng 9/2019, thị phần tăng lên 2,9%. Sau đó, thị phần của Vsmart “tăng dần đều”. Bước sang năm 2020, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 -11,2%... Khi Việt Nam công bố dịch Covid-19, nhiều tên tuổi giảm sút thị phần cũng là lúc Vsmart gia tăng thị phần: tháng 3 là 14,2%, tháng 4 là 16,7%... Với thị phần trên, Vsmart là một trong 3 thương hiệu có thị phần trên 15% tại thị trường smartphone Việt Nam.

Để có tỷ lệ thị phần cao như vậy, Vsmart vẫn trung thành với chiến thuật “đánh mạnh vào những sản phẩm giá phổ thông”: Bee/ Bee 3, Star/ Star 3… Tính đến hết tháng 3/2020, phiên bản Joy 3 2GB RAM và 32GB ROM đã đem về 13,3% thị phần cho VinSmart. Bình luận về chiến thuật này, ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng điện tử - viễn thông của Thế Giới Di Động chia sẻ: “Cách tiếp cận của VinSmart là đúng. Với một thương hiệu trẻ, muốn cạnh tranh với những tên tuổi lớn, chỉ còn cách là chọn những sản phẩm có giá phổ thông nhưng cấu hình mạnh hơn cùng mức giá của những thương hiệu khác. Khách hàng hiện nay rất thông minh, ngay cả ở vùng sâu vùng xa, cùng mức giá nhưng cấu hình mạnh hơn, thiết kế đẹp, họ sẽ chọn mua sản phẩm đó”. 

{keywords}

Với cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu khu vực,Vsmart đã sẵn sàng tiến lên phân khúc di động cao cấp. 

Bước vào hành trình mới

Hành trình 1.0 chỉ là giai đoạn chiến thuật của VinSmart dành cho thương hiệu Vsmart. Trong hành trình này, dù chỉ sản xuất những chiếc smartphone phổ thông nhưng VinSmart vẫn đầu tư hệ sinh thái sản xuất quy mô lớn như nhiều thương hiệu khác trên thế giới, như đầu tư nhà máy sản xuất với công suất giai đoạn 1 là 26 triệu sản phẩm/năm, còn trong tương lai gần là 125 triệu sản phẩm/ năm; viện nghiên cứu thiết bị di động, trong đó tập trung vào ngành hàng smartphone; hệ thống kiểm định với thiết bị cao cấp; hợp tác với các tên tuổi hàng đầu thế giới như Qualcomm, Google… Gần nhất, ngày 4/5/2020, VinSmart công bố hợp tác chiến lược với hãng thiết kế công nghiệp Pininfarina (Italia) trong việc thiết kế điện thoại thông minh thế hệ mới có ngôn ngữ đặc trưng, hội tụ chất lượng - hiệu năng của VinSmart với vẻ đẹp thanh lịch - tinh tế của Pininfarina. Dự kiến dòng smartphone thế hệ mới của Vsmart sẽ xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào khoảng cuối năm nay.

Chia sẻ về hành trình “2.0”, lãnh đạo VinSmart cho biết, sau khi kết thúc hành trình đầu tiên, thương hiệu Vsmart sẽ có những bước chuyển mới. Đó là tung ra thị trường những sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung và cao như là minh chứng Vsmart với hạ tầng cơ sở hiện đại sẵn sàng có những sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, “bằng vai phải lứa” với những thương hiệu đã thành danh trên thị trường. Theo một nguồn tin riêng, đầu tháng 8/2020, VinSmart sẽ tung ra thị trường những dòng smartphone Vsmart cao cấp tích hợp công nghệ mới như camera ẩn dưới màn hình, kết nối 5G… Dù sở hữu công nghệ mới nhưng VinSmart cam kết những sản phẩm mới sẽ có mức giá hấp dẫn, thỏa đáng dành cho người tiêu dùng.

“Chắc chắn VinSmart chưa thể có lãi vì đầu tư vào những giá trị công nghệ cao nhưng lời cam kết đem lại những giá trị mới cho người tiêu dùng là điều đáng ghi nhận. Nhiều khách hàng kỳ vọng Vsmart là một thương hiệu Việt tử tế, nói được làm được, hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, dải sản phẩm rộng, trong đó có cả những sản phẩm cao cấp. Là nhà bán lẻ, chúng tôi sẵn sàng ủng hộ và đồng hành với các nhà sản xuất biết tôn trọng khách hàng và luật chơi của thị trường”, ông Nguyễn Ngọc Đạt, chủ chuỗi bán lẻ Di động Việt nhận định.

Minh Tuấn

" alt="Hành trình 2.0 của thương hiệu Vsmart trong làng điện thoại Việt" width="90" height="59"/>

Hành trình 2.0 của thương hiệu Vsmart trong làng điện thoại Việt