Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà -
Nhật Bản phát hiện "kho báu" trị giá 26 tỷ USD dưới đáy biểnQuặng mangan chứa các kim loại quan trọng trong sản xuất công nghệ cao (Ảnh: Getty).
Theo Newsweek, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo và tổ chức phi lợi nhuận Nippon Foundation đã phát hiện ra số khoáng sản này dưới đáy đại dương ngoài khơi đảo Minami-Torishima, nằm cách Tokyo khoảng 1.900km về phía đông nam.
Mỏ khoáng sản dưới nước này chứa 740.000 tấn niken và 610.000 tấn coban. Theo các nhà nghiên cứu, con số này đủ để đáp ứng nhu cầu của Nhật Bản trong 11 năm và 75 năm.
Tổng giá trị của các nguồn tài nguyên này ước tính là 26,6 tỷ đô la, nếu bán theo giá giao dịch hiện tại là 16.035 USD một tấn niken và 24.300 USD một tấn coban.
Niken và coban được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong hóa chất pin lithium-ion, trong khi coban là thành phần thiết yếu cho pin sạc trong thiết bị điện tử tiêu dùng và đóng vai trò trong sản xuất chất bán dẫn. Cả hai kim loại, cũng như mangan, đều rất quan trọng đối với các công nghệ như pin lithium cho xe điện (EV).
Newsweeknhận định, phát hiện này sẽ giúp Nhật Bản độc lập hơn về vấn đề chuỗi cung ứng.
Nhật Bản không phải là nước duy nhất đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung các mặt hàng thiết yếu. Mỹ và một số quốc gia khác cũng đang tìm kiếm các nguồn kim loại và khoáng sản hiếm mới như vonfram, mangan và các nguyên tố đất hiếm (REE). Trung Quốc đang nắm giữ nhiều trong số này, mà Washington cho rằng gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia.
Một báo cáo vào tháng 6 của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đã coi sự thống trị của Trung Quốc với coban là một rủi ro lớn đối với chuỗi cung ứng, đặc biệt là khi căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Năm nay, Trung Quốc được cho đã cảnh báo hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản. Động thái này được đưa ra khi Tokyo thắt chặt các hạn chế đối với việc bán thiết bị sản xuất chip cho các công ty Trung Quốc vào tháng 7.
Phát hiện về mỏ khoáng sản của Nhật Bản là kết quả của một cuộc khảo sát dưới nước được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6, bao gồm hơn 100 địa điểm dọc theo đáy đại dương gần Minami-Torishima.
Nippon Foundation đã công bố kế hoạch bắt đầu khai thác quy mô lớn vào cuối năm tài chính 2025, với sự tham gia của Đại học Tokyo. "Bắt đầu từ năm 2026, chúng tôi dự kiến sẽ thành lập một liên doanh với nhiều công ty Nhật Bản để thương mại hóa các khoáng sản như các nguồn tài nguyên được sản xuất trong nước", quỹ cho biết.
"> -
TPHCM đơn phương chấm dứt hợp đồng đường nối cao tốc TPHCMDự án xây dựng đoạn đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương sau 8 năm thực hiện (Ảnh: Nam Anh).
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (đơn vị giám sát hợp đồng) những năm qua đã có nhiều cuộc họp và văn bản đề nghị nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án rà soát, cập nhật thông tin, tài liệu pháp lý liên quan; xác định khối lượng, giá trị hợp pháp do nhà đầu tư đã thực hiện đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định. Tuy nhiên, đến nay nhà đầu tư vẫn chưa cung cấp các hồ sơ khối lượng, giá trị hợp pháp theo yêu cầu.
UBND TPHCM cho rằng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án từ chối quyền lợi được TPHCM thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết và không có cơ sở khiếu nại, khiếu kiện sự việc này đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Do đó, TPHCM không có cơ sở thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết.
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương có chiều dài 2,7km với tổng mức kinh phí đầu tư 1.557 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án nối vào cuối đường Võ Văn Kiệt (huyện Bình Chánh), công trình gồm hai đường song hành, quy mô 2 làn xe.
Dự án khởi công vào tháng 10/2015, mốc tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019, dự án ngừng thi công cho đến nay.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, nhiều trụ cầu sau khi xây xong bị bỏ hoang trong thời gian dài, cây cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục tại công trình đang có dấu hiệu xuống cấp, sắt thép hoen gỉ sau thời gian dài phơi nắng, mưa.
Khu vực thi công dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương, đoạn giao với đường Nguyễn Cửu Phú, hiện không có rào chắn, vẫn còn đường đất. Người dân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển qua đoạn đường này.
"> -
Ai đứng sau chuỗi thời trang Lep' vừa tuyên bố sắp dừng hoạt động?Ông Định và bà Trâm xuất hiện trong một sự kiện thời trang (Ảnh: Fanpage Lep').
Vốn điều lệ ban đầu đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200 triệu đồng. Hai cổ đông góp vốn là ông Trần Hoàng Định và bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Mỗi người góp 100 triệu đồng, tương đương 50% vốn điều lệ. Ông Định là giám đốc doanh nghiệp.
Tháng 11/2018, công ty tăng vốn lên 1 tỷ đồng và sau đó là 5 tỷ đồng vào tháng 10/2020, với cơ cấu cổ đông không thay đổi. Tháng 3/2021, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Thời trang Song Bình và tăng vốn lên 8 tỷ đồng. Ông Định góp 4 tỷ đồng (50% vốn điều lệ), bà Trâm góp 3,6 tỷ đồng (45% vốn) và bà Phạm Minh Thúy góp 400 triệu đồng (5% vốn điều lệ). 3 người đều có cùng hộ khẩu thường trú tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Đến tháng 4/2022, doanh nghiệp tiếp tục nâng vốn lên 20 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến nay, nhưng cơ cấu cổ đông không được công bố. Tháng 8 cùng năm này, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Thời trang Au Couture.
Một số thông tin cho biết, ông Định và bà Trâm là cựu sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội. Mặc dù học ngành kinh tế nhưng Nguyễn Ngọc Trâm từng chia sẻ yêu thích may vá, thời trang từ rất nhỏ nhưng hoàn cảnh không cho phép để theo đuổi ngành này.
Từ năm thứ 3 đại học, cô đã đi làm thêm, dành dụm tiền để đi học về may và thiết kế. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2015, Nguyễn Ngọc Trâm quyết định khởi nghiệp với một thương hiệu thời trang nhỏ nhưng thất bại.
Năm 2017, thương hiệu Lep' ra đời với sở thích mặc váy hoa nhưng không tìm được sản phẩm phù hợp trên thị trường của nhà sáng lập này.
">