Ngoài ra, một vài thành viên khác trong ban huấn luyện của IMT bao gồm chuyên gia phân tích Nick Luft, cũng xác nhận họ đang tìm kiếm công việc ở bên ngoài.
SSONG chính thức gia nhập IMTvào ngày 18/5 vừa qua, và ngay lập tức đưa đội tuyển này lọt vào trận Chung kết LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2017. IMT cán đích ở vị trí Á quân khi để thua Team SoloMid1-3.
Với thành tích này, IMT cũng đã lần đầu tiên giành vé tham dự một kỳ CKTG. Tại Trung Quốc, đội tuyển này xếp hạng 4/4 tại vòng bảng và không thể giành vé đi tiếp ở CKTG 2017.
Trước khi bắt đầu công tác huấn luyện tại LCS Bắc Mỹ, SSONG đã từng đảm nhiệm vai trò này tại quê nhà Hàn Quốc. Anh đến CKTG 2016 cùng với ROX Tigers và huấn luyện Longzhu Gaming tại LCK Mùa Xuân 2017. Anh cũng đã cảm nhận được sự thành công thời còn thi đấu LMHTchuyên nghiệp ở hai mùa giải 2012-2013 trong màu áo NaJin Sword.
Lời chia tay của đội ngũ huấn luyện lại càng củng cố thêm thông tin IMT sẽ sớm rời khỏi giải đấu LCS Bắc Mỹ kể từ mùa giải 2018. Theo thông tin từ ngày 18/10, IMT đã bị Riot Games bác bỏ đơn đăng ký tham dự phiên bản nhượng quyền thương hiệu mới của LCS Bắc Mỹtại vòng 2 – gây ra sự ngạc nhiên lớn với cộng đồng LMHTtoàn cầu.
SSONG đang có rất nhiều lựa chọn trong quá trình chuẩn bị cho mùa giải 2018. Bởi bốn đội tuyển mới đã được xác nhận sẽ tham gia LCS Bắc Mỹ 2018 đang tìm kiếm HLV – và họ khó có thể bỏ qua HLV xuất sắc nhất LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2017.
Gnar_G (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Ban huấn luyện tháo chạy khỏi ImmortalsNước Mỹ vốn không mấy mặn mà gì khi công nghệ nhận diện gương mặt được tích hợp trong lĩnh vực hành chính công. Cụ thể, công nghệ Rekognition của từng bị phản đối mạnh mẽ khi Amazon có ý định mở rộng dịch vụ này cho Cục Kiểm soát di trú và Thuế quan Mỹ (ICE).
Trong khi đó tại Trung Quốc, nơi công nghệ nhận diện khuôn mặt xuất hiện khắp nơi, camera chi chít phố phường, những cuộc tranh cãi về công nghệ trên gần như không có.
Không những thế, ngày càng có nhiều dự án nhận diện khuôn mặt phục vụ chính phủ mọc lên như nấm sau mưa. Các ông lớn công nghệ tại quốc gia này tập trung phát triển công nghệ an ninh giám sát, đo tốc độ, kiểm soát biên giới.
Bên cạnh đó, khuôn mặt của người dùng là một mỏ thông tin cá nhân để khai thác triệt để. Công nghệ Alipay của Alibaba giúp người dùng thanh toán bằng khuôn mặt, WeChat giúp check in khách sạn chỉ bằng một cái nháy mắt trong khi Tencent hạn chế giờ chơi game cũng bằng một cú quét mặt.
Theo nghiên cứu của tổ chức Gen Market, Trung Quốc sở hữu thị trường sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt phát triển nhất thế giới. Quốc gia này còn là nơi khai sinh công ty phát triển công nghệ giám sát qua video lớn nhất thế giới Hikvision.
![]() |
Nhận diện khuôn mặt có ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Ảnh: China Daily. |
Sau khi Microsoft thể hiện rõ thái độ tạm dừng việc phát triển công nghệ AI cho đến khi có một bộ luật rõ ràng. Các công ty công nghệ của Trung Quốc chuyên cung cấp loại dịch vụ này như Yitu, Megvii, SenseTime từ chối bình luận.
Những trang tin, mạng xã hội ở Trung Quốc cũng bày tỏ sự bất an về công nghệ nhận diện khuôn mặt nhưng tất cả đều không hề đả động đến vấn đề chính phủ nắm mọi thông tin cá nhân của người dân.
Chẳng hạn, tờ People Dailychỉ tập trung quan điểm về các vụ đánh cắp dữ liệu tiềm tàng thông qua công nghệ nhận diện mặt. Bên cạnh đó, các nhà làm luật tại quốc gia này chỉ khuyến cáo người dùng hãy cẩn thận trong việc giữ gìn thông tin cá nhân.
Trung Quốc đã bỏ xa Mỹ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn dành cho trí tuệ nhân tạo, trong đó có công nghệ nhận diện khuôn mặt. Chính phủ Trung Quốc thiết lập kế hoạch cho AI vào năm 2015, sau đó tuyên bố rằng đến năm 2025 toàn bộ luật pháp, bảo mật đều sẽ được tích hợp AI. Trung Quốc mong muốn trở thành cường quốc AI vào năm 2030.
Mỹ không hề có một chính sách bảo vệ thông tin cá nhân nội địa rõ ràng trong khi Trung Quốc đã có hẳn một bộ luật. Samm Sacks, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ quốc tế tại Mỹ (CSIS) cho rằng bộ luật này nghiêm khắc hơn GDPR gấp nhiều lần.
Ở phương Tây, người ta lo sốt vó về sự phổ biến công nghệ nhận diện khuôn mặt còn người Trung Quốc chỉ đơn giản "sống chung với lũ". Một khảo sát được thực hiện bởi Chinanewscho thấy có 73% số người đồng ý băng qua đường khi gương mặt của họ bị chụp lại và 43% bày tỏ nỗi lo vì bị lộ diện thông tin cá nhân. Cuối cùng, chỉ có 2,3% nói rằng họ không chắc chắn về vấn đề trên.
![]() |
Không hề có một lời phản đối về công nghệ nhận diện khuôn mặt tại Trung Quốc. Ảnh: China Daily. |
Bất chấp việc cư dân mạng Trung Quốc ngày càng có ý thức về quyền bất khả của thông tin cá nhân của chính bản thân, ngay cả trên mạng xã hội Weibo, có rất ít lời bình luận về động thái dứt khoát của 2 ông lớn Google và Microsoft. Đa số là những dòng nhận xét nước đôi, hại cũng không mà lợi cũng có.
"Là một công dân bình thường, tôi có cách nào khác ngoài việc chấp hành", một bình luận đặc biệt trên Weibo.
" alt=""/>Vì sao Mỹ nói không với nhận diện khuôn mặt, Trung Quốc thì ngược lại?Vé xem bóng đá trở thành món hàng xa xỉ.
Trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 trên sân Mỹ Đình đã khép lại với chiến thắng làm nức lòng 90 triệu Việt Nam, ĐT Việt Nam đã lần thứ hai giành cúp vô địch AFF Cup. Sân Mỹ Đình nóng hơn bao giờ hết với sự cổ vũ nhiệt tình của hơn 40.000 cổ động viên.
Sức hút của trận đấu với người hâm mộ đã đẩy thị trường vé chợ đen trận chung kết lượt về Việt Nam và Malaysia lập một kỷ lục chưa từng có về mức giá "cắt cổ".
Cơn sốt vé vào sân Mỹ Đình được đẩy lên bắt đầu từ trận bán kết lượt về giữa ĐT Việt Nam và Philippines khi đó, giá vé chợ đen hạng cao nhất cũng chỉ bán được cao nhất tầm 6 triệu đồng. Tuy nhiên ở trận đấu bán kết lượt về, gần giờ thi đấu những tấm vé ế ẩm còn được rao hạ giá trên các chợ vé bóng đá online. Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam vượt qua Philippines để giành quyền vào chung kết AFF Cup 2018, lập tức kéo theo cơn sốt vé xem trận chung kết lên đến đỉnh điểm.
Càng gần sát giờ thi đấu trận chung kết lượt về thì giá vé chợ đen lại càng được đẩy lên cao chót vót tới mức mà không ai có thể ngờ tới, đã có những tấm vé VIP đã được người mua chấp nhận móc túi trả với mức 12 triệu đồng/cặp vé để vào sân Mỹ Đình.
Trước trận chung kết lượt về AFF Cup 2018, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phát hành vé xem với 4 mệnh giá: 200, 350, 500 và 600 nghìn đồng/vé. Vé được bán qua kênh online với số lượng 10.300 vé, 3.000 vé bán cho cổ động viên Malaysia, còn lại bán qua đường công văn, một số bán cho thương binh và vé mời dành cho các đối tác, nhà tài trợ...
Trước khi VFF trả vé cho người đặt thành công mua online thì vé được rao bán từ 4-8 triệu đồng/cặp, giá tùy thuộc hạng vé và vị trí ngồi trên sân đẹp như thế nào. Thế nhưng, cho đến ngày 14/12, thị trường vé online đã lên cao đến đỉnh điểm. Trên các chợ vé online, thậm chí có người rao bán tới 16 triệu đồng/cặp (khán đài A, B, tầng 2), dù người mua sẽ trả giá để bớt tiền nhưng có người chấp nhận mua một cặp vé vào khán đài A giá 12 triệu đồng/cặp.
" alt=""/>Vé chợ đen trận chung kết AFF Cup 2018 lập kỷ lục về giá “cắt cổ”