Nhận định, soi kèo Lithuania U21 vs Malta U21, 22h30 ngày 8/10


相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3 -
- Trên đường đi làm về vào một ngày cuối tháng 2, chị Trần Thị Anh – một nhân viên thu ngân của Điện lực Đà Nẵng – nhặt được một chiếc túi ni-lông. Trong túi có một số tiền lớn và một hộp ô mai. Người mẹ trả lại 1 tỷ nhặt được: 'Dạy con lòng trung thực rất khó'Chị Trần Thị Anh được lãnh đạo Điện lực Đà Nẵng tặng giấy khen. Ảnh: Thanh Niên “Suy nghĩ đầu tiên của tôi là về cảm giác của người đánh mất số tiền ấy. Chắc chắn sẽ rất đau buồn và sốc. Tôi cũng từng đánh rơi tiền, mặc dù không lớn như thế nhưng tôi hiểu cái cảm giác ấy” – chị Anh nói.
Đoán chắc người đánh rơi sẽ quay lại đoạn đường vừa đi để tìm lại túi đồ, chị dừng lại ở một cửa hiệu bên đường để đợi người đánh rơi. 5 phút sau, đúng như dự đoán của chị, một người phụ nữ hớt hải chạy lại tìm kiếm thứ gì đó.
Sau khi người phụ nữ xác nhận chính xác trong túi đồ có một hộp ô mai, chị Trần Thị Anh đã trả lại bà toàn bộ số tiền trước sự chứng kiến của người dân xung quanh. Bà Nguyễn Thị Thanh T. – người đánh rơi số tiền – cho biết trong chiếc túi là 1 tỷ đồng do con gái bà gửi đặt cọc tiền mua đất.
Để cảm tạ tấm lòng của chị Anh, người phụ nữ đã rút ra một số tiền không nhỏ cảm ơn chị. Nhưng bà mẹ này nhất quyết không nhận.
Trong buổi giao lưu “Ngời sáng những người con trung hiếu” mà chị Anh là một trong số những khách mời được tôn vinh, chị nói: “Việc tôi nhặt được số tiền và tìm đúng chủ nhân để trả lại đã là một sự may mắn cho tôi. Tôi không thể nhận được số tiền cảm ơn của cô”.
Hành động đẹp của chị Anh sau đó nhận được nhiều lời khen tặng, bằng khen của lãnh đạo Điện lực Đà Nẵng, lãnh đạo Tổng Công ty và Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, chị Anh luôn nói rằng, việc làm của chị không có gì to tát và ai trong hoàn cảnh đó ai cũng sẽ làm như chị.
Chị nói, nhân viên của ngành điện nhặt được đồ đánh rơi rất nhiều nhưng trường hợp của chị được nhiều người nhắc đến và tôn vinh là vì số tiền chị nhặt được quá lớn.
Chia sẻ với Vietnamnet về gia đình riêng, chị Anh cho biết vợ chồng chị có 2 cháu, một cháu 11 tuổi, một cháu 9 tuổi. Chị nói: “Dạy con về lòng trung thực rất khó. Cháu lớn mới 11 tuổi thôi nhưng đã có những suy nghĩ rất thực tế”.
“Khi sự việc xảy ra, ở lớp cũng có nhiều bạn của cháu không hiểu, nói là "sao mẹ dại thế". Trước tình huống đó, mình cũng phải phân tích, giải thích cho cháu hiểu cái gì không phải của mình, nếu mình giữ là điều không tốt, không trung thực” – chị nói.
“Mặc dù các cháu có được học môn Đạo đức, được thầy cô, bố mẹ rao giảng về lòng trung thực rất nhiều, nhưng cuộc sống xung quanh thì rất muôn màu muôn vẻ, khiến các cháu không nhận ra đâu là việc tốt, việc xấu. Là mẹ, mình phải nhấn mạnh với các cháu rằng cái gì không phải của mình thì không bao giờ được giữ. Nó là mồ hôi, nước mắt, công sức của người khác. Mình giữ thì mình cũng không an yên, nên trả lại là điều tốt nhất” - chị Anh chia sẻ.
- Nguyễn Thảo
-
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mất lúc 10h05 ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hơn 2 năm trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước đã dành mối quan tâm sâu sắc đến toàn ngành giáo dục nước nhà. 3 lần đánh trống trường của Chủ tịch nước Trần Đại Quang>> Những hình ảnh khó quên về Chủ tịch nước Trần Đại Quang
>> Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
2016 là năm đầu nhậm chức trong nhiệm kỳ mới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm và dự lễ khai giảng tại Trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam.
3 lần đánh trống khai giảng ở Hà Nội
Tại đây, Chủ tịch nước đề nghị Trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam cần xác định ngôi trường phải thực sự là nơi giáo dục, chăm lo cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ, vươn lên để hòa nhập với các trường tiên tiến trong khu vực.
Đồng thời, Chủ tịch nước cũng mong muốn mỗi thầy cô, mỗi cán bộ quản lý giáo dục nhà trường cần nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang của mình đối với việc dạy “chữ”, dạy “người”; giữ vững chữ “đạo”, dồi dào chữ “tâm”; không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, khơi dậy tình yêu, khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước, thực sự là những tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Mỗi thầy cô cần giữ vững chữ “đạo”, dồi dào chữ “tâm”
Dành những lời nhắc nhở tới thế hệ học sinh trường Ams, Chủ tịch nước nhấn mạnh, học sinh của trường cần thể hiện rõ niềm vinh dự, tự hào là học sinh của một trường nổi tiếng được cả thế giới biết đến như phát biểu của một giáo sư người Mỹ khi đến thăm trường vào năm 2003.
Để phát huy điều đó, học sinh cần nỗ lực phấn đấu, thi đua học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; không ngừng học hỏi, khám phá, sáng tạo, tích lũy kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, thử nghiệm những điều mới mẻ, nuôi dưỡng khát vọng xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đến năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến tham dự lễ khai giảng tại Trường THCS Trưng Vương, cũng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập trường. Ảnh: Lê Văn
Tại lễ khai giảng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu nhà trường cần giữ vững truyền thống thầy dạy hay, trò học giỏi, tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng quản lý, đổi mới dạy và học theo hướng hiện đại, phát triển tư duy sáng tạo độc lập, tinh thần hợp tác. Bên cạnh đó, cần phát triển hơn nữa văn hóa đọc, tạo lập hành trang kiến thức toàn diện cho học sinh.
Chủ tịch nước hy vọng thầy cô cả nước cũng như thầy trò Trường THCS Trưng Vương sẽ học tốt, dạy tốt để xứng đáng với ngôi trường mang tên vị nữ anh hùng dân tộc. Ảnh: Thanh Hùng
Chủ tịch nước cũng yêu cầu phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, không có bạo lực học đường, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh sạch đẹp. Tập trung phát triển trí tuệ, phẩm chất, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, lồng ghép giáo dục tích hợp cho học sinh.
Khai giảng năm học 2018-2019 là lần cuối cùng người đứng đầu đất nước tham dự Lễ khai giảng năm học mới. THPT Chu Văn An cũng là ngôi trường cuối cùng Chủ tịch nước tới dự lễ và đánh trống khai trường. Ảnh: Thanh Hùng
Đi cùng Chủ tịch nước hôm đó còn có Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng nhiều lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và Hà Nội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chuẩn bị hoa viếng nhà giáo Chu Văn An. Ảnh: Xuân Trung Ông cũng không quên căn dặn thầy cô và nhà trường trong bài phát biểu của mình: “Trường THPT Chu Văn An là ngôi trường lâu đời, giàu truyền thống: “Yêu nước – Cách mạng – Dạy tốt – Học giỏi” của nền giáo dục Việt Nam.
Trong suốt lịch sử hào hùng của dân tộc, nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo nhà trường đã nêu gương sáng về tài năng và đức độ, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục cách mạng nước nhà, như: Liệt sĩ, giáo sư Dương Quảng Hàm, GS Tạ Quang Bửu, nhà giáo Ngô Gia Tự, nhà giáo Nguyễn Lân…
Chủ tịch nước lưu ý nhà trường cần quan tâm giáo dục nhân cách học sinh
Chủ tịch nước lưu ý nhà trường cần quan tâm giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật, ý thức công dân, lồng ghép giáo dục tích hợp cho học sinh; kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, bình đẳng, lành mạnh.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gióng lên hồi trống khởi đầu năm học mới. Đây cũng là lần đánh trống cuối cùng trong cuộc đời của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.
Tăng cường kỷ cương giáo dục, chú trọng đào tạo công dân toàn cầu
Trong thời gian ở cương vị Chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang đã tới làm việc với Bộ GD-ĐT một lần vào mùng 8 Tết năm 2017 (ngày 4/2 Dương lịch).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong dịp tới thăm, chúc tết Bộ GD-ĐT. Ảnh: Lê Văn Trong bài phát biểu của mình sau khi lắng nghe ý kiến của các cán bộ lão thành, cũng như cán bộ viên chức của Bộ GD-ĐT, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, ông chỉ "góp một vài suy nghĩ" của mình để cùng ngành giáo dục đưa sự nghiệp GD-ĐT phát triển như chúng ta mong muốn.
Chủ tịch nước cũng cho biết, những điều ông nói đã được các nhà khoa học cũng như phương tiện truyền thông nhắc tới nhiều lần.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước cho rằng, cần phải nhắc đi nhắc lại để những người làm giáo dục thấm hơn và có trách nhiệm hơn. "Mỗi người phải thấm thật sâu về những điều chúng ta đã khẳng định".
Ông lưu ý với ngành giáo dục 7 việc cần làm, trong đó chú trọng tăng cường kỷ cương, kỷ luật và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, phát huy truyền thống tiên học lễ, hậu học văn. Giáo dục đạo đức phải gắn liền với giáo dục thể chất. Ngoài ra, còn phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, những “công dân toàn cầu” đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế....
Thúy Nga
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai giảng năm học mới
Cùng với gần 22 triệu học sinh sinh viên cả nước, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ khai giảng năm học mới sáng nay.
"> -
Phát hiện hơn 90.000 lỗ hổng, điểm yếu của các hệ thống tại Việt Namtrongtháng 6So với các tháng 3, 4 và 5 năm nay, số lượng điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trong hệ thống của các cơ quan, tổ chức nhà nước tại Việt Nam được ghi nhận trong tháng 6 có tăng nhẹ. Ảnh minh họa: Internet Cũng trong tháng 6 vừa qua, hệ thống giám sát, rà quét từ xa của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin đã phát hiện hơn 1.600 lỗ hổng an toàn thông tin trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên Internet. Đáng chú ý, trong các lỗ hổng an toàn thông tin được ghi nhận, có 12 lỗ hổng mới được công bố, với mức độ ảnh hưởng cao và nghiêm trọng.
“Các lỗ hổng an toàn thông tin này tồn tại trên những sản phẩm phổ biến của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đối tượng tấn công có thể lợi dụng các lỗ hổng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức”, chuyên gia Cục An toàn thông tin phân tích.
Vì thế, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn quốc cần thực hiện kiểm tra toàn diện và rà soát để xác định hệ thống của đơn vị mình có sử dụng các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi những lỗ hổng an toàn thông tin đã được cảnh báo hay không. Trường hợp có ảnh hưởng, các đơn vị cần nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cũng cần liên tục cập nhật thông tin về các lỗ hổng an toàn thông tin mới cũng như những xu hướng tấn công phổ biến trên không gian mạng.
Khai thác các điểm yếu, lỗ hổng của các sản phẩm công nghệ phổ biến để tấn công vào hệ thống thông tin đã được các chuyên gia an toàn thông tin dự báo tiếp tục là một trong những xu hướng tấn công mạng của năm 2024 và giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu được Viettel Cyber Security công bố hồi đầu năm nay đã chỉ ra rằng, số lượng lỗ hổng được công bố tăng dần theo thời gian, đặc biệt là các lỗ hổng nghiêm trọng dễ dàng khai thác, chiếm quyền điều khiển trên các trên các dòng sản phẩm phổ biến trong môi trường doanh nghiệp.
Việc rao bán mã khai thác của các lỗ hổng nghiêm trọng cũng diễn ra nhiều hơn. Điều này khiến việc các nhóm tấn công sử dụng các lỗ hổng 0-day, 1-day để làm 'bàn đạp' xâm nhập hệ thống trở nên phổ biến trong năm nay. Ngoài ra, trong bối cảnh chuyển đổi số được đẩy mạnh, các lỗ hổng trên các nền tảng IoT, OT, SCADA ICS, điện toán đám mây cũng được các nhóm tấn công chú ý nhiều hơn.
Trao đổi với phóng viên VietNamNetsau khi hệ thống của các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, chứng khoán, viễn thông tại Việt Nam gặp sự cố tấn mã hóa dữ liệu tống tiền – ransomware trong các tháng đầu năm nay, ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty VNCS cho rằng: Ý nghĩa tích cực từ những sự cố này là đã giúp các đơn vị nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.
“Tôi cho rằng, một trong những việc các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cần quan tâm triển khai là thường xuyên đánh giá hệ thống an toàn thông tin, chủ động triển khai các giải pháp an ninh mạng để rà quét, phát hiện và khắc phục nhanh các nguy cơ, lỗ hổng, điểm yếu bảo mật của hệ thống”, ông Khổng Huy Hùng nêu quan điểm.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc được khuyến nghị phải thường xuyên rà soát, khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng của các hệ thống thông tin. Ảnh minh họa: M.Quyết Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT đã thường xuyên có cảnh báo cũng như nhắc nhở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc quan tâm rà soát, khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng của các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Trong định hướng công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2024, Cục An toàn thông tin đã chỉ rõ cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ưu tiên chú trọng giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn hoặc đã nằm sẵn trong hệ thống thông tin.
Phân tích của Cục An toàn thông tin cho hay, có một hiện trạng đang diễn ra là một số tổ chức tập trung vào đầu tư rất nhiều cho an toàn thông tin trước những nguy cơ mới, nhưng lại quên rằng còn rất nhiều lỗ hổng, điểm yếu đã biết nhưng chưa được vá trên hệ thống. Do đó, một việc quan trọng mà các đơn vị cần làm là định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và thường xuyên săn lùng mối nguy hại để phát hiện, loại bỏ những nguy cơ với hệ thống.
Gần đây nhất, trong hướng dẫn về 6 giải pháp trọng tâm để tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin và phục hồi nhanh hoạt động sau sự cố, Bộ TT&TT cũng đã lưu ý các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải rà soát, khắc phục và không để xảy ra các lỗi cơ bản dẫn đến mất an toàn hệ thống thông tin.
Hơn 70% tổ chức chưa quan tâm rà soát, vá lỗ hổng bảo mật được cảnh báoTheo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), ghi nhận của đơn vị qua các lần cảnh báo, có hơn 70% tổ chức chưa quan tâm đến việc rà soát và xử lý cập nhật, vá các lỗ hổng bảo mật được cảnh báo.">