您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
NEWS2025-02-07 06:28:06【Thể thao】8人已围观
简介 Chiểu Sương - 01/02/2025 19:11 Bồ Đào Nha bao bong da moibao bong da moi、、
很赞哦!(6719)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi
- Nâng cao hình ảnh, vai trò của Việt Nam tại diễn đàn UNESCO
- thưởng Tết; osin; người giúp việc
- Những pha 'chặt chém' chỉ có ở Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Dinamo Bucuresti vs Otelul Galati, 1h30 ngày 5/2: Giữ điểm ở lại
- Diễn viên lồng tiếng Thế Thanh của FFVN qua đời
- Chị đồng nát nhặt được 1 tỷ giờ ra sao?
- Phiên tòa tình yêu tập 9: Thái Trinh ôm Quang Đăng khóc, công khai muốn kết hôn
- Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
- NSND Công Lý giả gái trong MV của ca sĩ Đinh Hiền Anh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
- Khi ngồitrên bàn nhậu uống rượu anh em thường có câu “Rượu bất khả ép, ép bất khả từ, màtừ từ sẽ phải hết”. Còn những đàn ông đang ngồi nhậu mà đứng dậy về thì sẽ bịphán là thiếu nhiệt tình, coi thường anh em…rồi này nọ.
LTS: Theo một thống kê gần đây bình quân người ViệtNam uống rượu bia nhiều gấp 4 lần so với thế giới, đứng thứ 2 Đông Nam Á. Một trong những điều làm nên sự kém văn minh của ngườiViệt Nam là sự bê tha rượu bia, mất tự chủ...Diễn đàn “Rượu chè của đàn ông Việt” với những câu chuyện thật, những lý giải của chuyên gia nhằm cảnh báo các hậu quả từ rượu như bạo hành gia đình, mâu thuẫn, tai nạn giao thông...gây mất trật tự xã hội.
Suốt cả quãng tuổi thơ của mình, tôi luôn ám ảnh bởi nhữngbữa cơm chan nước mắt, những cuộc cãi vã căng thẳng cùng những trận đòn mà bốtôi đánh mẹ.
Nguyên nhân của tất cả những kỉ niệm buồn tôi muốn quên ấychính là do bố tôi bê tha, nghiện rượu chè. Trong dòng trí nhớ hỗn độn ấy, tôivẫn nhớ như in câu nói của mẹ: “Anh bỏ nhà bỏ cửa, mang tiền đi nhậu nhẹt, anhcó biết mẹ con tôi sống khổ sở như thế nào không?” và bố lại đánh mẹ bắt mẹ đưatiền đi nhậu. Vậy nên mỗi khi thấy bố về nhà là anh em tôi rất sợ, sợ run ngườivì lo bị bố đánh, rồi bố mẹ cãi nhau, ly hôn, gia đình tan nát.
Lớn lên, khi đã có đầy đủ nhận thức của một người đàn ôngtrưởng thành, đi làm, tôi vẫn không thể hiểu nổi lí do vì sao nhiều đàn ông Việtlại thích nhậu nhẹt đến thế? Họ cho rằng tan sở không nhất thiết là phải về phụvợ, phụ con việc nhà mà phải đi nhậu. Một khi đã ngồi vào bàn là phải uống, màđã uống là phải 100%, phải kiệt ly, phải cạn ly, phải theo bàn, phải ôm chai...
Nói chung là phải hết mình, ai không theo được như vậy hoặclên tiếng không uống sẽ bị phán không nhiệt tình, không hết mình, không có tìnhcảm với anh em, coi thường bạn bè, nặng hơn thì không phải là đàn ông...
Thấy những ai bê tha, nôn ói, chửi vợ, đánh vợ, đánh con vì bia rượu thì tôi phát tởm không thèm giao du. Ảnh minh họa
Tôi đã từng chứng kiến một anh chồng cô bạn đồng nghiệp đi dulịch cùng cơ quan tôi. Đến bữa ăn, mọi người uống rượu, anh ấy nói không uốngđược bia rượu nên xin dùng nước ngọt. Ngay lập tức một đồng nghiệp lớn tuổitrong bàn phán một câu không nể nang gì: "Uống nước ngọt hả, vậy anh mặc quầnhay mặc váy đấy”. Nghe anh ấy sượng cả mặt, ăn uống qua loa rồi xin phép vềphòng.
Rồi họ lại tiếp tục uống, tiếp tục zô như không có chuyện gìxảy ra và để lại chiến trường la liệt những vỏ chai rượu đã hết. Nhiều người vìsĩ diện ngồi uống bị nôn thốc nôn tháo ngay trước mặt mọi người. Nhiều ngườichứng kiến cười ha hả rồi văng tục, chửi bậy…
Nhìn thấy cảnh đó, một cô đồng nghiệp khác có chồng trong đám nhậu than thở rằng: “Bản chấtrồi, không thay đổi được. Chồng em dù vợ ốm nằm nhà hay con đợi dài cổ ở trườngnhưng bạn gọi đi nhậu anh ấy lúc nào cũng sà tới luôn. Ngày dẫn vợ con đi dulịch cùng cơ quan thì say sưa nhậu với các chiến hữu. Về quê vợ ăn cưới mà uốngtừ đầu bữa tới đêm để bố mẹ vợ phải ra nhắc khéo...chán ơi là chán”.
Sau khi say đến độ không biết gì bao nhiêu hệ lụy xảy ra,không kiểm soát được chính mình, không kiểm soát được hành động lời nói. Nhiềuông có vợ ngồi cạnh mà vẫn thẳng thừng tuyên bố sẵn sàng bỏ vợ, bỏ con, bỏ cảgia đình, sự nghiệp chứ nhất quyết không bỏ rượu. Về nhà vợ chồng lục đục, đánhnhau chảy máu mồm máu mũi, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông, tệ nạn xãhội...
Một vài giây trước khoảnh khắc chiếc xe Camry đâm chết hai ông cháu vào ngày 29/2/2016 ở Hà Nội. Người điều khiển xe khi đến đầu thú đã có nồng nặc hơi men. Khoảnh khắc này sẽ là một nỗi đau đớn không bao giờ nguôi với nhiều người. Một điều nữa là ở Việt Nam, uống rượu bây giờ người ta còngắn tới cả công việc. Năng lực không chỉ thể hiện trên bàn làm việc mà phải thểhiện cả trên bàn nhậu cũng như các khoản khó nói khác ở ngoài. Anh có tửu lượngtốt dễ được lòng sếp và hay được tháp tùng sếp đi quan hệ. Mối quan hệ cũng đượcmở rộng, cơ hội thăng tiến cao...
Tuy nhiên, đàn ông các nước công nghiệp phương Tây đến giờ tan sở họ ba chân bốn cẳng leo lên tàu điện, đổi dămba tuyến đường mới về được đến nhà phụ vợ con dọn cơm, rửa chén rồi đi ngủ sớm,đến cuối tuần cần tranh thủ sửa sang nhà cửa, đưa vợ con đi nghỉ mát chứ khôngai nát rượu như nhiều đàn ông Việt.
Thú thực, tôi là đàn ông nhưng tôi kịch liệt phản đối thói ănnhậu, la cà của nhiều đàn ông Việt. Tôi tự hỏi họ uống rượu bia nhiều để làm gì,và say để làm gì, tại sao lại phải say? Các cuộc gặp mặt thân tình đâu phải cứuống tới bến là được? Tại sao mỗi lần nâng ly là phải cạn chén, phải zô zô? Tạisao mình không thể uống theo khả năng và sở thích của mình, và tại sao cứ phảiép cho người khác uống hết cốc bia thì mới nhiệt tình?
Riêng tôi, tôi nói không uống mà vẫn ép thì tôi khinh, nhữngai mà chửi tôi thì tôi ghét. Thấy những ai bê tha, nôn ói, chửi vợ, đánh vợ,đánh con vì bia rượu thì tôi phát tởm không thèm giao du!!!
Hoàng Tú ( Hà Nội)
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Mọi quan sát, suy ngẫm, phân tích về tệ nạn uống rượu của một số đàn ông Việt xin được gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email [email protected]! Trân trọng cảm ơn độc giả! TIN LIÊN QUAN:
Đau đớn vì sự vô cảm trong vụ xe Camry đâm chết 3 người">Ghê sợ cảnh bê tha rượu chè của nhiều đàn ông Việt
- Tôi không đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết 'Tết bây giờ như một món nợ'. Trong cuộc sống, mọi vấn đề đều có hai mặt, chúng ta nên nhìn vào mặt tích cực để thấy cuộc sống đáng yêu hơn thay vì chỉ u uất khi nhìn đâu cũng thấy tiêu cực.
Với tôi, sau một năm vật lộn với cuộc sống mưu sinh vất vả, Tết chính là thời điểm để chúng ta được nghỉ ngơi, sống chậm lại, có thời gian để chăm sóc, làm đẹp cho bản thân, có điều kiện dành sự quan tâm cho cha mẹ, anh chị em hơn và quan trọng là được nhìn thấy cảnh vật, con người chung quanh ta tươi đẹp hơn, gần gũi hơn...
Những hối hả ngày trở về, những lo toan sắm Tết như nhiều người phàn nàn cũng chính là một nét văn hóa của dịp Tết đến xuân về. Con cái đi xa chờ mong ngày Tết được nghỉ dài để về quê thăm ông bà, cha mẹ, đó là một mưu cầu chính đáng. Cuộc sống phát triển, chúng ta phải biết chấp nhận những điều khó khăn, trở ngại để thích ứng với hoàn cảnh. Chứ cứ hình dung, nếu không có Tết để được nghỉ nhiều ngày thì con cái về thăm cha mẹ khi nào?
Nếu không có Tết để con người tìm đến cái đẹp thì làm sao chúng ta biết Việt Nam có những vùng trồng hoa rất đẹp? Những người trồng cây, hoa cũng sẽ không có dịp để đưa sản phẩm của mình đến với mọi người. Còn việc phải đập bỏ cây chiều 30 Tết hay những điều không tốt khác, tôi nghĩ chỉ là một phần tất yếu của cuộc sống. Nói chung, với tôi, Tết là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm cho tất cả ngành nghề và các mối quan hệ".
Đó là quan điểm của độc giả Hoangtramn xung quanh những ý kiến chê Tết ngày nay mệt mỏi, dần mất đi những giá trị truyền thống vốn có. Thực tế, nhiều người trẻ bây giờ thấy sợ Tết nhiều hơn chờ mong đến Tết. Tuy nhiên, phải chăng ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm chỉ còn là gánh nặng, là món nợ với mỗi người?
>> Mệt 'bở hơi tai' mỗi lần về quê chồng ăn Tết
Nhấn mạnh những giá trị tốt đẹp của Tết Nguyên đán, bạn đọc Hanh Nguyen bày tỏ suy nghĩ: "Tết là dịp để nghỉ ngơi, là dịp để sum vầy. Cuộc sống ngày nay càng vội vã, càng hối hả thì càng nên duy trì Tết truyền thống. Bình thường, con cháu có thể viện cớ bận bịu công việc không về thăm ông bà, cha mẹ. Nhưng ngày Tết đến là phải sắp xếp về để sum họp với gia đình. Nếu không có Tết có lẽ sẽ có nhiều ông bà, cha mẹ cả đời không gặp được con cháu.
Thực tế ngày nay cuộc sống rất áp lực, chúng ta cần một khoảng ngừng là dịp Tết để dừng lại và lấy sức đi tiếp. Đây cũng là dịp để chúng ta nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình, người thân. Ngày thường ai cũng lao đầu vào công việc để lo miếng cơm, manh áo, có mấy ai rảnh để viếng thăm họ hàng, bà con? Tết cũng là dịp để chúng ta xả stress khi có thể đi du lịch, nghỉ ngơi, ăn uống tùy thích. Ngày thường làm việc thì phải vội vội vàng vàng nuốt miếng cơm, miếng cháo để đưa con đi học rồi đi làm cho kịp giờ, có mấy khi được thảnh thơi mà vừa ăn vừa rung đùi hay nói chuyện, nghe nhạc...đâu?
Tết cũng là dịp để chúng ta nhìn lại kết quả một chặng đường năm qua, chúng ta đã đạt được gì, chúng ta cần nỗ lực, rút kinh nghiệm ra sao cho những năm tới? Những lễ nghi, quà cáp ngày Tết, có thể tùy theo tình hình kinh tế của mỗi người mà đơn giản hóa cho phù hợp. Thực tế, ông bà, cha mẹ chỉ cần nhìn con cháu khỏe mạnh là vui lắm rồi, không cần mâm cao cỗ đầy làm gì, chúng ta chỉ cần có tấm lòng là được".