Trang công nghệ Variety đưa tin, ông Galati từng đảm nhiệm sứ mệnh phát triển chip cho iPhone, iPad và Apple TV suốt 8 năm qua. Tuy nhiên, vị kỹ sư kỳ cựu này hiện đã về đầu quân cho Google.
Theo hồ sơ của Galati trên mạng xã hội LinkedIn, ông hiện là kỹ sư trưởng mảng hệ thống trên chip (SOC) của Google. Chức danh trên ám chỉ, Google đang quan tâm tới việc phát triển và thiết kế hệ thống trên chip riêng của hãng. Đáng chú ý, Google từng bày tỏ sự quan tâm đến việc tự chế tạo chip lần đầu tiên vào cuối năm 2015.
Một số nhà phân tích nhận định, mục đích ẩn giấu của Google là phát triển các chip độc quyền cho những thế hệ điện thoại flagship Pixel sắp ra mắt. Mặc dù đại gia tìm kiếm Mỹ vẫn ca ngợi Android là hệ điều hành cho số đông, nhưng có một thực tế là trong vài năm trở lại đây, hãng đang dần dần gia tăng kiểm soát đối với các mẫu smartphone đầu bảng của mình nhằm cạnh tranh tốt hơn với iPhone.
Thực tế, do Apple đang duy trì các nhóm kỹ sư thiện chiến, chuyên về thiết kế chip tùy biên nên các sản phẩm di dộng của hãng thường chiếm ưu thế trên thị trường. Mỗi khi một mẫu iPhone mới trình làng, nó chắc chắn sẽ khiến các đối thủ Android phải ghen tị về hiệu năng hoạt động. Thiết kế chip tùy biến giúp đã Apple phát triển các loại chip tối ưu hóa cho tốc độ và hiệu suất sử dụng năng lượng.
Trong khi đó, Google đã dựa vào một loại chip do hãng Qualcomm thiết kế và sản xuất khi ra mắt thế hệ smartphone Pixel đầu tiên hồi mùa thu năm ngoái. Nhiều nhà sản xuất smartphone Android khác cũng sử dụng chính loại chip đó, kể cả HTC, LG, Lenovo và Asus. Điều này đồng nghĩa, tất cả các smartphone nói trên dường như mang đến hiệu năng hoạt động tương tự nhau.
Qualcomm hiện đã trở thành nhà cung cấp chip chính cho các điện thoại Android cao cấp, nên rất khó để các công ty tạo nên sự khác biệt cho những sản phẩm của họ.
Vì vậy, việc theo đuổi thiết kế chip tùy biến cũng có thể mang lại cho Google các lợi thế như Apple. Ngoài ra, hoạt động này còn có thể giúp Google tạo sự khác biệt cho các mẫu điện thoại flagship của mình so với cả iPhone và các smartphone Android đầu bảng khác trên thị trường.
Các sản phẩm Android ngày càng phổ biến, nhưng iPhone vẫn là đối thủ khó nhằn đối với smartphone Android ở phân khúc cao cấp của thị trường. Việc Google thử sức với thiết kế chip tùy biến có thể là một phần tham vọng của hãng nhằm thay đổi thực tế này.
Tuấn Anh(theo BGR)
" alt=""/>Cuộc chiến giữa iPhone và smartphone Android ngày càng gay cấnĐầu tháng 6 năm nay, Kaspersky Lab đã đệ đơn khiếu nại chống lại Microsoft.
Công ty bảo mật này khẳng định gã khổng lồ phần mềm đang lạm dụng vị thế của mình trên thị trường để buộc người dùng phải sử dụng phần mềm diệt virus (anti-virus) của họ.
Microsoft cho biết họ phát triển các lớp bảo mật để giúp người dùng Windows 10 được an toàn.
Trong một bài đăng không trực tiếp nhắc đến Kaspersky hay đơn khiếu nại của hãng, Microsoft cho biết công ty đã đưa phần mềm diệt virus Windows Defender Antivirus lên Windows 10 để đảm bảo mọi thiết bị đều được bảo vệ khỏi virus và malware.
Ông Rob Lefferts, giám đốc đối tác của nhóm Windows và Thiết bị cho doanh nghiệp và bảo mật tại Microsoft, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng Windows Defender Antivirus để đảm bảo với khách hàng của chúng tôi rằng mọi thiết bị sử dụng Windows 10 sẽ luôn an toàn trước virus và malware… Kết quả kiểm tra của chúng tôi nằm trong top những công ty hàng đầu của ngành công nghiệp bảo mật, bao gồm cả cuộc thử nghiệm thực tế gần đây trong đó Windows Defender Antivirus đã đạt tốc độ phát hiện vượt mức 99%”.
" alt=""/>Microsoft thừa nhận đã vô hiệu hóa phần mềm diệt virus của người dùng Windows 10Akamai vừa đưa ra báo cáo về tốc độ Internet trên toàn cầu tính đến Quý I/2017 "State of the Internet Report", theo đó Việt Nam hiện đang xếp thứ 58 trên thế giới, tăng 15% so với quý trước và tăng tới 89% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cụ thể, tốc độ kết nối Internet trung bình (IPv4) của Việt Nam đạt 9,5Mbps, tốc độ đỉnh của quý I đạt 59 Mbps và tương đương với mức tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng là mức cao nhất trong khu vực.
Theo báo cáo của Akamai, trong khu vực này, Hàn Quốc lại một lần nữa đứng đầu khu vực và thế giới về tốc độ kết nối Internet trung bình (28,6Mbps), tăng 9,3% so với quý trước. Theo khảo sát, tất cả các quốc gia/khu vực đều chứng kiến tốc độ Internet trung bình tăng hơn so với trước, ngoại trừ Hồng Kông giảm nhẹ (0,2%).
Philippines là quốc gia có tốc độ kết nối trung bình thấp nhất trong khu vực với 5,5Mpbs.
" alt=""/>Tốc độ Internet Việt Nam xếp thứ 58 trên thế giới