Một trào lưu mới đang rộ lên trên các mạngxã hội như Facebook,Đuanhaunângngựcgọtcằmđểtựsướlịch thi đấu laliga khi nhiều người coi đây là cửa ngõ quan trọng để làm quen,kết giao xã hội và thậm chí là tìm kiếm bạn tình.
Bộ Ngoại giao Mỹ chi gần triệu đô 'câu like' trên Facebook?Đua nhau nâng ngực gọt cằm để 'tự sướng' Facebook
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng -
Nữ bác sĩ sáng chữa bệnh, tối làm võ sĩ đánh đối thủ… nhập việnVõ sĩ Trung Quốc đá vào đầu cực mạnh khiến đối thủ nhập viện
Tối 23/11, Shi Ming đã giành chiến thắng bằng knock-out vô cùng ấn tượng trước Feng Xiaocan ở sự kiện UFC Macau. Đầu hiệp 3, Shi Ming đã tung ra cú đá trúng đầu đối thủ, rồi lao vào đấm liên tiếp. Trọng tài đã phải can thiệp và xử Shi Ming chiến thắng. Sau đó, Feng Xiaocan đã phải nhập viện trong tình trạng thương nặng.
Chiến thắng này đã giúp Shi Ming được UFC chính thức ký hợp đồng. Sau trận đấu, nữ võ sĩ 30 tuổi này cho biết: "Điểm yếu lớn nhất của tôi là thương người. Tôi không đủ quyết liệt. Thực sự khó khăn khi tôi phải làm tổn thương đối thủ. Thật buồn khi Feng Xiaocan đã nằm sàn 10 phút. Tôi hy vọng cô ấy sớm bình phục".
Shi Ming đã nhận được 50.000 USD cho chiến thắng trước Feng Xiaocan. Thế nhưng, sau đó, câu chuyện về nữ võ sĩ sinh năm 1994 đã thực sự gây sốt. Có một điều ít ai biết rằng, nghề chính của Shi Ming là bác sĩ.
Trong đoạn video quảng bá cho sự kiện UFC Elite Road diễn ra trước đó, Shi Ming đã mặc trang phục y tế, rời bệnh viện để chuẩn bị thượng đài. Theo tìm hiểu, Shi Ming đang làm bác sĩ châm cứu ở một bệnh viện tại Côn Minh.
Cô sinh năm 1994 tại Hắc Long Giang và bắt đầu tập luyện võ thuật từ năm 13 tuổi. Biệt danh của nữ võ sĩ này là "chị mười ba" để ghi nhận dấu mốc này. Shi Ming đã tập luyện taekwondo, sanda, đấu vật…
Cha mẹ của Shi Ming là công nhân bình thường. Cô chịu ảnh hưởng khá nhiều từ ông nội, vốn là ông lang bốc thuốc ở Trung Quốc. Shi Ming đã thi đỗ vào Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc tại Vân Nam với chuyên ngành châm cứu, xoa bóp.
Ngoài giờ khám bệnh, Shi Ming không từ bỏ niềm đam mê võ thuật. Cô thường tập luyện với những võ sĩ nam. Một người quen mô tả về Shi Ming: "Đó là cô bé dễ thương, nhút nhát, ăn nói nhẹ nhàng nhưng trên sàn đấu, cô ấy là con người khác. Shi Ming thực sự mạnh mẽ".
Báo giới Trung Quốc đã gọi Shi Ming là "Hoàng Phi Hồng phiên bản nữ". Tờ Sohu viết: "Shi Ming trải qua hai cuộc sống hoàn toàn khác biệt. Ban ngày, cô làm việc trong bệnh viện yên tĩnh. Tới buổi tối, cô lại xuất hiện trong những phòng tập ồn ào. Shi Ming đã học cách cân bằng giữa hai thế giới. Từ bác sĩ tới võ sĩ, Shi Ming đã tìm thấy sự khẳng định của bản thân trong mỗi trận đấu".
"> -
Cuộc sống ở Nepal của cô gái Quảng Trị hạnh phúc và đơn giảnNguyễn Thị Yến, 33 tuổi, chọn sống ở Nepal vì tình yêu với mảnh đất này. "Khác người" là nhận xét mà nhiều người có thể dễ dàng đưa ra khi tiếp xúc hoặc lắng nghe câu chuyện của Nguyễn Thị Yến - cô gái Việt Nam, 33 tuổi, hiện sống ở thủ đô Kathmandu của Nepal.
Tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 2 tại TP.HCM), không giống như nhiều bạn bè, Yến không thích làm công việc văn phòng 8 tiếng/ngày cho những công ty, tập đoàn lớn. Cô chọn công việc thông dịch viên cho Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam của tổ chức động vật châu Á Animals Asia, đặt ở Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Ở đây, hằng ngày, Yến sinh sống và làm việc trong khuôn viên Vườn quốc gia. Tình yêu và sự kết nối với thiên nhiên trong cô có lẽ đã được nuôi dưỡng từ công việc đầu tiên này. “Đến giờ, khi nhắc lại, tôi vẫn còn nhớ những cảm xúc tuyệt vời trong quãng thời gian làm việc ở đó. Đó là bầu không khí trong lành, là những đồng nghiệp yêu thiên nhiên và quan tâm tới bảo tồn động vật”.
Yến làm việc ở đây từ khi ra trường vào cuối năm 2012 đến khi sang Cộng hoà Ireland học thạc sĩ theo diện học bổng vào tháng 8/2016. Trước đó, hồi đầu năm khi có một kỳ nghỉ Tết dài, Yến đã sang Nepal lần đầu tiên để ngắm tuyết. “Trước khi sang Nepal, tôi đã từng đi du lịch bụi một mình tới nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nên lần này, tôi muốn thay đổi trải nghiệm của mình đi một chút”.
Sau chuyến đi, Yến cảm thấy mình đã yêu mảnh đất này ngay lập tức, từ cảnh sắc thiên nhiên cho tới bầu không khí trong lành, con người thân thiện, hiền hoà. Đã đi nhiều nơi nhưng có lẽ đây là nơi mà cô cảm thấy thương nhớ khôn nguôi khi phải tạm biệt nó. “Dù mới đặt chân đến lần đầu nhưng không hiểu sao, tôi cảm thấy đây chính là nơi mà mình thuộc về và cảm thấy thoải mái, tự nhiên như đang ở nhà”.
Khoảng 5-6 tháng sau, trước khi sang Ireland du học, cô chọn quay trở lại Nepal và sống ở đây tới tận 2 tháng giống như một người dân bản địa.
Yến nói, đi du học là ước mơ từ lâu của cô. Thời gian học tập và sinh sống ở quốc gia châu Âu này cũng là một trải nghiệm tuyệt vời. “Có lẽ nếu không trót yêu Nepal thì tôi đã muốn ở lại châu Âu làm việc”.
Sau khi học xong thạc sĩ, Yến nhận được lời mời làm việc cho một công ty khởi nghiệp. Họ sẵn sàng tài trợ visa cho cô ở lại. “Thực sự lúc đó cũng đứng giữa 2 lựa chọn, một bên là công việc ổn định để định cư ở châu Âu, một bên là tình yêu với Nepal, tôi đã rất khó để đưa ra quyết định. Nhưng tôi nhớ tới lời ba dặn: on cứ làm cái gì mà mình cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tôi đã đặt câu hỏi đó cho mình và quyết định không ở lại châu Âu mà sẽ sống ở Nepal”.
Đưa ra quyết định khác người nhưng Yến nhận được sự ủng hộ của ba mẹ. “Bởi vì từ nhỏ ba mẹ đã quá quen với những quyết định có phần giật gân của con gái. Gia đình có 7 anh chị em thì ba mẹ luôn biết tôi là đứa khác người nhất trong nhà. Ngoài ra, bản thân tôi khá tự lập nên được ba mẹ tin tưởng từ nhỏ”.
Bạn bè của Yến nhiều người cũng thể hiện sự tiếc nuối trước quyết định này nhưng vì yêu quý cô nên họ luôn ủng hộ những quyết định của cô bạn cá tính.
Trước khi sang Nepal, Yến cũng tìm hiểu sơ qua về tình hình việc làm ở đây và biết là không có nhiều công việc dành cho người nước ngoài, cộng với thủ tục xin giấy phép làm việc cũng khá phức tạp. Nhưng ngay từ đầu, cô đã không có ý định sẽ làm một công việc toàn thời gian, phải có mặt hằng ngày tại công sở, nên điều này cũng không ảnh hưởng gì tới quyết định định cư.
“Từ lâu, tôi đã thích lối sống du mục - làm việc tự do, online, thời gian linh hoạt. Vì thế, tôi đã chọn công việc viết bài về du lịch Nepal cho các blog du lịch, đôi khi là cả phiên dịch”.
Ngoài những công việc trên, Yến cũng đầu tư vào mảng khách sạn và công ty chuyên cung cấp các chuyến trekking ở Nepal. “Mức thu nhập đủ để tôi sống theo cách mà mình mong muốn. Điều tôi thích nhất trong công việc của mình là nó hoàn toàn linh hoạt về mặt thời gian. Ngày nào cũng có thể là ngày nghỉ nên tôi có thể sắp xếp cho các chuyến đi khá dễ dàng. Đó là điều rất may mắn và tôi cảm thấy biết ơn”.
Yến cũng tự nhận mình là người sống khá là tuỳ hứng nên trước khi làm một việc, cô không cân nhắc quá kỹ càng. “Trước khi sang Nepal, tôi cũng cân nhắc, điều gì khiến mình vui, hạnh phúc, chứ không suy nghĩ quá nhiều về những khó khăn. Tôi chỉ nghĩ nhiều về những cái được, đó là tha hồ trekking, sống trong bầu không khí mình ao ước…”.
Hiện tại, Yến đang sống ở thủ đô Kathmandu, nằm ở độ cao 1.400m - giống như Đà Lạt của Việt Nam. Thời tiết ở đây cũng có 4 mùa nhưng mùa hè không quá nóng và mùa đông không quá lạnh, thời tiết mát mẻ quanh năm.
Sau 4 năm sống ở Nepal, Yến nói, cuộc sống của cô ngày càng tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc vì được trải nghiệm, được sống trong môi trường mà mình mơ ước.
“Những gì tôi đang có ngày hôm nay rất gần với lối sống mà tôi mong muốn. Tôi chưa đạt đến mức hoàn toàn tự do về mặt tài chính nhưng thấy mình đang đi đúng hướng và cảm thấy rất hài lòng”.
Yến tâm sự, từ khi sang Nepal, cô học được cách tận hưởng cuộc sống. “Tôi thấy mình hạnh phúc hơn và trở thành người đơn giản hơn rất nhiều. Tôi không cần có quá nhiều vật chất mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Khi mình hạnh phúc thì những ý tưởng, vận may và cơ duyên sẽ đến”.
Những trải nghiệm từ trekking ở Nepal cũng khiến tình yêu với thiên nhiên của Yến ngày một lớn. “Nhiều khi đi rừng, lên núi, điều kiện vật chất rất thiếu thốn, không tiện nghi nhưng cảm giác vui sướng vỡ oà khi được đứng trước thiên nhiên thì không gì so sánh được. Niềm hạnh phúc đó mang lại cho tôi rất nhiều nguồn cảm hứng, như là việc lập kênh YouTube để ghi lại trải nghiệm với núi rừng Nepal cùng 2 chú chó cưng của mình”.
Dự định trong tương lai gần của cô là cùng 2 người bạn của mình tiếp tục hoàn thành các cung trekking của toàn bộ dãy Himalaya. Dự định trong tương lai xa hơn là đưa 2 chú cún cưng về Việt Nam bằng ô tô, thậm chí là có những chuyến đi xa hơn như châu Âu, hay vòng quanh thế giới.
Cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cùng 2 chú cún đáng yêu là những thứ mà cô gái quê Quảng Trị chưa bao giờ cảm thấy tiếc nuối vì đã lựa chọn. “Mỗi chuyến đi về, tôi như trở thành một con người mới, được tiếp thêm năng lượng và tình yêu với Nepal. Cho đến giờ, cuộc sống của tôi ở mảnh đất này vẫn đang theo chiều hướng vui và rất vui”.
Ảnh: NVCC
Bán hết tài sản để du lịch vòng quanh thế giớiNăm 2019, vợ chồng Chloe và Jordan Egbert (Mỹ) quyết định nghỉ việc và bán tất cả tài sản họ có, bao gồm cả nhà và ôtô, để lên đường du lịch vòng quanh thế giới."> -
Thử tài với các từ vựng tiếng Anh về tuyến metro này, qua trắc nghiệm sau(*):"> Từ vựng tiếng Anh về tàu điện Nhổn