
- Malaysia thay đổi rất nhiều qua từng trận đấu, với 3 điểm nhấn chính mà tuyển Việt Nam cần thận trọng ở lượt đi AFF Cup 2018 (11/12).Sao Malaysia tuyên bố đánh bại tuyển Việt Nam
Thầy Park đăm chiêu, ủ mưu chờ tái đấu Malaysia
Malaysia tổn thất nặng vẫn tuyên bố thắng Việt Nam tại Bukit Jalil
Thể lực và pressing
Hai lượt trận bán kết AFF Cup 2018 trước Thái Lan đã cho thấy nguồn thể lực mạnh mẽ của đội tuyển Malaysia.
 |
Thể lực và lối chơi pressing cường độ cao là điểm mạnh của Malaysia |
Với nguồn thể lực dồi dào, Malaysia luôn di chuyển đồng đều và duy trì được lối đá pressing ở cường độ cao.
Trong đó, trận lượt về ở Bangkok là một Malaysia pressing ấn tượng, khiến cho Thái Lan thường xuyên mắc sai lầm.
Nếu như Thái Lan chỉ biết tạo đột biến từ các pha cố định hoặc bóng bổng, thì Malaysia khiến đối phương tự phơi bày điểm yếu bằng việc triển khai pressing không ngừng.
Đây là dấu ấn của HLV Tan Cheng Hoe, người đã làm việc không ngừng để chọn điểm rơi hợp lý cho các cầu thủ.
Cách Malaysia thi đấu mang hình ảnh một đội bóng được xây dựng rất khoa học, theo kiểu châu Âu.
Vai trò của Akram Mahinan
Ở Malaysia của Tan Cheng Hoe là đội bóng mang phong cách chơi của nhiều CLB lớn. Họ có một chút kiểm soát bóng kiểu Chelsea của HLV Sarri, và pressing dựa trên thể lực như Liverpool của Jurgen Klopp.
 |
Akram Mahinan được xem như lá phổi trong lối chơi của Malaysia |
Trong đó, với hệ thống 4-4-2, HLV Tan Cheng Hoe biến Akram Mahinan thành lá phổi của đội bóng.
"Tôi được giao nhiệm vụ cắt đứt các pha phản công của đối phương", Akram Mahinan chia sẻ trước báo chí Malaysia, khi chuẩn bị cho trận lượt đi chung kết AFF Cup 2018 với Việt Nam.
Akram Mahinan đã thi đấu trọn vẹn các trận AFF Cup 2018, và là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong 2 lượt bán kết với người Thái.
"Tôi đã chơi không thực sự tốt trong trận đấu ở vòng bảng tại Hà Nội", Akram thừa nhận. "Hy vọng trận đấu tới ở Bukit Jalil tôi sẽ làm việc hiệu quả hơn".
Chắc chắn, trong cách đá pressing của Malaysia, tiền vệ 25 tuổi này sẽ như trở thành cái bóng của Quang Hải - hạt nhân trong các pha tấn công trung lộ của tuyển Việt Nam.
Hàng công biến hóa
Malaysia chỉ có 3 cầu thủ ghi bàn, gồm Norshahrul Idlan Talaha (5 bàn), đội trưởng Zaquan Adha Radzak (3), và hậu vệ phải Syahmi Safari (1) - người bị treo giò trận lượt đi với Việt Nam.
 |
Sumareh giúp Malaysia trở nên mạnh mẽ và biến hóa |
Tuy vậy, cách chơi tấn công của Malaysia rất biến hóa, khi Norshahrul Talaha và Zaquan Adha thường xuyên hoán đổi vai trò cho nhau, để khiến hàng thủ đối phương lúng túng.
Thái Lan đã không thể kiểm soát bộ đôi này, để cho họ có quá nhiều khoảng trống. Bàn gỡ 2-2 của Norshahrul ở Bangkok là tình huống mà anh không bị hậu vệ nào của chủ nhà áp sát, nhờ việc di chuyển thông minh.
Quan trọng hơn là vai trò của Mohamadou Sumareh, cầu thủ nhập tịch người gốc Gambia.
Sumareh mạnh về thể lực và tốc độ, nhưng cũng không thiếu các pha xử lý bóng kỹ thuật trong phạm vi hẹp.
Đá lệch cánh, Sumareh luôn đột phá vào trung lộ với những pha bóng có tính đột biến cao. Chưa ghi bàn, nhưng anh chính là hạt nhân để các pha tấn công của Malaysia thêm biến ảo.
Trong trận lượt đi ở Bukit Jalil, Đoàn Văn Hậu hứa hẹn một ngày làm việc mệt mỏi khi phải trực tiếp đối đầu Sumareh, và đây được xem là chìa khóa thành công của cả hai đội.
Kim Ngọc

Từ chuyện Quang Hải “được yêu”, đến bài học Công Phượng!
Cái tên Quang Hải bỗng nở rộ trên phương tiện truyền thông với hàng loạt giải thưởng, bình chọn đang chờ đợi. Nghe thì vui, những bỗng lo và lại nhớ tới câu chuyện của Công Phượng...
" alt="Malaysia vs Việt Nam: Giải mã sức mạnh Malaysia"/>
Malaysia vs Việt Nam: Giải mã sức mạnh Malaysia
Số liệu từ trang tin QQ cho biết, trước khi đập Tam Hiệp được xây dựng thì vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử cứ 10 năm lại xảy ra một đợt lũ lụt lớn.Chẳng hạn vào năm 1954, một trận lũ lớn tại thượng nguồn đã gây ra nhiều vụ vỡ đập và đê kè ở hạ lưu, gây ngập úng hơn 3,18 triệu m2 đất nông nghiệp, làm tuyến đường sắt Bắc Kinh-Quảng Châu ngừng hoạt động hơn 100 ngày và khiến gần 19 triệu người dân bị ảnh hưởng.
Đợt lũ đó đã khiến các tỉnh nằm ở hạ lưu mất nhiều năm để khắc phục thiệt hại.
Vì thế Chính phủ Trung Quốc sau này đã phê chuẩn việc xây dựng đâp Tam Hiệp nhằm ngăn tình cảnh lũ lụt năm đó có cơ hội tái diễn. Theo QQ, kể từ khi đập Tam Hiệp được hoàn thành, hiện tượng mưa lũ tàn phá trên diện rộng tại hạ lưu không còn xảy ra nữa.
 |
Vị trí một số đập thủy điện nằm ở thượng nguồn Dương Tử. Ảnh: QQ |
Nhiều người hỏi, nếu như đập Tam Hiệp có khả năng chống lũ lụt tốt như vậy, thì tại sao Trung Quốc không xây thêm một số công trình thủy lợi tương tự tại vùng hạ lưu con sông.
Trên thực tế, dọc sông Dương Tử, ngoài đập Tam Hiệp ra còn có 23 đập đã hoàn thành, 32 đập đang được xây dựng, 46 đập đang được lên kế hoạch.
Địa hình phía tây ở thượng lưu cao, còn hạ lưu phía đông thấp. Do vậy, dòng chảy sông Dương Tử được chia làm 3 ‘bậc thang’, trong đó vùng nào nằm giữa các bậc thang trên có độ chênh lệch cao nhất thì lại được đánh giá là nơi tốt nhất để xây đập thủy điện.
Đập Tam Hiệp nằm ở vị trí có độ chênh lệch lớn, do vậy dòng nước chảy qua rất mạnh, rất phù hợp cho việc chạy máy phát điện. Trong khi đó, các địa phương tại trung và hạ lưu có địa hình bằng phẳng, không có độ chênh lệch lớn, không đủ điều kiện xây dựng đập lớn như Tam Hiệp.
Một yếu tố nữa là xây đập để ngăn nước lũ, do các hồ chứa trong đập cần đủ lớn để chứa dòng nước lũ chảy vào. Chẳng hạn tại Tam Hiệp, người ta lợi dụng địa hình cao hai bên đập để ngăn nước lũ.
Còn tại các vùng trung và hạ lưu lại có địa hình thấp, nên dù có xây đập to như Tam Hiệp cũng khó ngăn được lũ. Một khi nước lũ tràn tới, toàn bộ vùng đất xung quanh đập sẽ bị nhấn chìm trong nước, và gây ra tình trạng ngập lụt tại nơi đó.
Trang QQ nhận định, việc xây dựng các đập tại thượng lưu chủ yếu để ngăn dòng lũ, một khi tình hình lũ ổn định sẽ dần xả lũ trong hồ chứa đập. Tất nhiên mức xả cũng không được vượt quá khả năng thoát nước của hạ lưu, để tránh xảy ra hiện tượng ngập úng.
Và dù vùng hạ lưu Dương Tử không có đủ điều kiện để xây đập lớn ngăn lũ như Tam Hiệp, nhưng những địa phương này lại gần biển. Chỉ cần chính quyền các địa phương làm tốt công tác phòng chống thiên tai như thiết lập các cơ sở cảnh báo sớm để kiểm soát lũ lụt, thì tác động của mưa lũ sẽ được giảm thiểu.
Tuấn Trần

Hình ảnh thành phố hạ lưu đập Tam Hiệp bị ngập lụt kinh hoàng
Thành phố Nghi Xương của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nằm ở hạ lưu đập Tam Hiệp bị ngập lụt nghiêm trọng.
" alt="Lý do Trung Quốc không xây đập kiểu Tam Hiệp ở hạ lưu sông Dương Tử"/>
Lý do Trung Quốc không xây đập kiểu Tam Hiệp ở hạ lưu sông Dương Tử