Vì vậy, liệu 5G có thúc đẩy sự đổi mới trong thị trường nhà thông minh?
Các hệ thống giám sát video nhà thông minh hiện tại có thể cho thấy các ví dụ về sự đổi mới bằng cách sử dụng 5G. Nhiều sản phẩm cho phép bạn sử dụng các chức năng như phát hiện chuyển động. Đây là hình thức giám sát cơ bản, theo dõi những thay đổi trong hình ảnh và thông báo cho chủ nhân khi có tình huống bất thường xảy ra.
Khi 5G đi vào hoạt động, dữ liệu video thu được có thể được gửi lên đám mây để phân tích chi tiết hơn và hệ thống có thể suy ra chuyển động là của người, vật thể hay động vật. Tính năng nhận dạng khuôn mặt cũng có thể đóng một vai trò nào đó ở đây, cung cấp dịch vụ liền mạch hơn khi báo cáo sự việc cho cảnh sát.
Tương tự, mọi người có thể sử dụng dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau trong nhà để tăng cường các biện pháp bảo mật. Máy ảnh được sử dụng cùng với thiết bị phát hiện nhiệt hoặc hiện diện có thể hoạt động bằng cách cung cấp nhiều điểm dữ liệu hơn cho "bức tranh lớn hơn", do đó loại bỏ các lỗi nhỏ kết hợp tất cả các thiết bị thông minh.
Mọi người không thể chỉ dựa vào thiết bị thông minh để đưa ra quyết định mà những gì họ có thể làm là cải thiện quá trình xử lý của thiết bị để khi mọi người can thiệp, họ có tất cả thông tin cần thiết để đánh giá lời kêu gọi hành động phù hợp.
5G sẽ mang lại những thay đổi gì cho nhà thông minh trong thời gian tới?
Hiện tại, các ngôi nhà thông minh sử dụng 4G hoạt động theo cách phi tập trung bằng cách tích hợp WiFi, Bluetooth và các giao thức mạng khác. Không giống như 4G, 5G sẽ được sử dụng với các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp để cung cấp cho nhiều loại sản phẩm được kết nối hơn. Điều này có nghĩa là mọi người sẽ có thể kết nối tất cả các thiết bị để cho phép giao tiếp tích hợp giữa tất cả các thiết bị.
Ví dụ, tủ lạnh và các thiết bị nhà bếp khác có thể được kết nối với nhau và hoạt động cùng với hệ thống gia đình để tạo ra một ngôi nhà hoàn toàn tự động. Nếu tủ lạnh được kết nối Internet, bạn có thể nhận được thông báo nếu mất nguồn, nhưng vì tất cả các thiết bị khác trong nhà cũng được kết nối nên bạn có thể xác định ngay là mất nguồn hay hỏng sản phẩm.
Kết nối nhanh hơn có nghĩa là người dùng có thể nhanh chóng sử dụng dữ liệu do các thiết bị thông minh của họ cung cấp, chẳng hạn như cảm biến nước có thể theo dõi mực nước và cho phép thay đổi hành vi để hạn chế sử dụng nước.
Điều tương tự cũng áp dụng cho các loại xe. Chiếc xe của tương lai sẽ tự lái và bao gồm một camera hành trình tích hợp, sau đó có thể được kết nối với hệ thống an ninh của bạn để cung cấp bảo mật nâng cao tại chỗ ở khu vực ngoại vi của ngôi nhà, cảnh báo cho bạn khi có kẻ xâm nhập trái phép tới cửa trước.
Phong Vũ
5G sẽ cần thời gian một vài năm tới để phát triển. Tuy vậy, công nghệ này có thể sẽ là nền tảng chung để thúc đẩy thế giới phục hồi sau đại dịch và bước sang một trạng thái bình thường mới.
" alt=""/>5G có thể thúc đẩy sự đổi mới trong thị trường nhà thông minh?Mẹ viêm cơ tim, mổ bắt con khẩn cấp
Gặp anh Trương Văn Thế, chúng tôi chỉ trao đổi được ít phút vì đã tới giờ anh phải đi thăm con ở Bệnh viện Hùng Vương. Cả tuần nay, một mình anh cứ chạy đi chạy lại giữa bệnh viện Chợ Rẫy và Hùng Vương chỉ để được nhìn thấy mặt vợ, mặt con trong ít phút ngắn ngủi. Nhìn khuôn mặt phờ phạc, đôi mắt thâm quầng đờ đẫn, chúng tôi cũng thấy ái ngại cho hoàn cảnh gia đình anh.
Viêm cơ tim, chị Tố Hảo cần gấp 140 triệu đồng để cứu nguy tính mạng. |
Chị Nguyễn Thị Tố Hảo, vợ anh Thế đang mang thai ở tuần thứ 34. Kinh tế khó khăn, chị về nhà mẹ đẻ ở Trà Vinh chuẩn bị cho cuộc sinh nở. Không ngờ ngày 28/2 chị Hảo thấy khó thở, người nhà vội đưa tới Bệnh viện Trà Vinh. Do tiên lượng phức tạp, bác sĩ liên tục chuyển tuyến chị đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chị Hảo nhập viện trong tình trạng rất nặng, phải thở oxy, tim co bóp yếu, thai 35 tuần có dấu hiệu suy.
Ngay lập tức, chị được ê kíp bác sĩ tim mạch, hồi sức, cấp cứu đặt máy tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) và bóng nối xung (IABP) để hỗ trợ tim phổi, sau đó phẫu thuật đưa con ra ngoài. Bé gái chào đời nặng 1,95kg được chuyển đến phòng dưỡng nhi tại Bệnh viện Hùng Vương để các bác sĩ tiếp tục chăm sóc, theo dõi.
Từ hôm con sinh hầu như mọi việc anh Thế đều trông cậy vào bệnh viện, mỗi ngày chỉ qua thăm con được 1 lần. Anh luôn phải túc trực ở Bệnh viện Chợ Rẫy chờ bác sĩ thông báo về tình hình của vợ, đồng thời tìm cách vay mượn tiền cứu vợ.
Tuy nhiên, đến hiện tại anh Thế vô cùng bế tắc vì chẳng thể vay mượn được ai nữa, trong khi tiền viện phí mỗi ngày của chị Hảo lên tới cả chục triệu đồng.
Vét cả nhà còn 5 triệu đồng
Sau nhiều năm làm thuê, gia đình anh Thế, chị Hảo vẫn sống trong cảnh khó khăn vì vừa lo tiền trọ, tiền nuôi con, tiền sinh hoạt. Hầu như hai vợ chồng chẳng bao giờ có dư. Chắt bóp mãi mới tiết kiệm được 5 triệu đồng, anh quyết định vay mượn thêm 27 triệu nữa để mua chiếc xe ba gác chở thuê.
Nhưng bởi mới vào nghề, anh chưa có nhiều mối mang, thu nhập cũng thất thường. Có ngày kiếm được vài ba trăm ngàn nhưng có ngày lại về tay không. Vừa lo chi phí sinh hoạt vừa trả nợ mỗi tháng 1 triệu đồng nên đến lúc vợ sắp sinh, anh cũng chỉ mới dành được 5 triệu.
Chồng chỉ có 5 triệu đồng làm sao cứu được vợ. |
Anh quyết định đưa vợ về quê sinh cho có người thân chăm sóc và đỡ tốn kém. Không ngờ vừa về được ít ngày, chị Hảo phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Để đóng 60 triệu đồng tạm ứng viện phí cho vợ, anh phải nhờ người thân giúp đỡ vay mượn giúp. Sắp tới anh cần gấp 140 triệu đồng nữa mới mong cứu vợ thoát khỏi bàn tay tử thần, số tiền quá lớn chưa biết kiếm đâu ra.
“Em quýnh quáng quá chẳng biết làm sao. Nhà đơn chiếc ông bà nội già, bên ngoại cũng khó khăn. Anh em cũng nghèo khó, giúp chẳng được bao nhiêu. Anh ba mới lãnh lương hôm qua, nay mang lên cho vay 4,5 triệu em chưa kịp đóng tạm ứng. Em xin với bác sĩ, em có bao nhiêu cho em ứng bấy nhiêu. Đầu óc em rối tung, có khi bác sĩ gọi cho thăm mà em còn đi lộn đường. Xin hãy cứu vợ con em!”, anh Trương Văn Thế nấc nghẹn.
Theo bác sĩ Nguyễn Lý Minh Duy - người trực tiếp điều trị cho chị Hảo, trường hợp của chị khá phức tạp vì vừa mổ bắt con vừa điều trị viêm cơ tim. Các bác sĩ đã phải đặt đồng thời máy ECMO và đường bóng đối xung hỗ trợ tim phổi.
"Có những lúc tim quá yếu gần như không bóp được, chức năng phổi cũng xấu. Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị, kết quả siêu âm tim đã thấy dấu hiệu phục hồi, tim đã co bóp lại. Chúng tôi cũng thấy mừng lắm luôn, bệnh viện cũng đã cố gắng hết sức để cứu bệnh nhân. Chi phí điều trị rất cao vì phải sử dụng nhiều máy móc hiện đại. Tiên lượng sau điều trị bệnh nhân sẽ hồi phục tốt", bác sĩ Duy cho biết.
Con thơ đang khát sữa mẹ, người chồng chỉ mong vợ sớm tỉnh dậy, gia đình được đoàn tụ. Thế nhưng nghèo khổ bủa vây, nợ nần chồng chất, hoàn cảnh bi đất của vợ chồng anh Thế, chị Hảo đang cần lắm sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể liên hệ Phòng Công tác xã hội BV Chợ Rẫy để được hướng dẫn đóng tạm ứng viện phí hoặc gửi anh Trương Văn Thế ở trọ tại 50/1/44/12 đường Nguyễn Quý Yêm, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. ĐT: 093 8877 871 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.046 (chị Nguyễn Thị Tố Hảo) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Nghe bác sĩ thông báo chi phí ca mổ tim lần 3 hết khoảng 120 triệu đồng, gia đình bàng hoàng, bất lực không biết vay ở đâu. Cho con về nhà thì không nỡ bởi điều đó đồng nghĩa sẽ đẩy con vào chỗ chết.
" alt=""/>Cần gấp 140 triệu đồng cứu sản phụ viêm cơ tim, mổ bắt con khẩn cấpXây sản phẩm mẫu rồi cho dùng thử
Điển hình là việc triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP). Tính đến tháng 12/2019, cả nước mới có 4 bộ và 21 tỉnh xây dựng và kết nối LGSP với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) do Cục Tin học hóa chủ trì xây dựng.
Bản thân LGSP không phải là phần mềm dành cho người dùng sử dụng trực tiếp để cảm nhận được. Nhiệm vụ của nền tảng này là kết nối các phần mềm với nhau. Do đó, với một số bộ, tỉnh mà lượng dữ liệu chưa nhiều thì chưa rõ hiệu quả của LGSP.
“Chúng tôi cho rằng, nếu có cái mới, mọi người chưa thực sự hiểu nó là gì, hoặc nó giúp ích được gì cho mình, thì cần có 1 sản phẩm mẫu để các nơi sử dụng thử. Sau khi dùng thử, trải nghiệm thử, họ sẽ hiểu hiệu quả và sẽ tìm cách triển khai”, ông Đỗ Công Anh bày tỏ.Với cách nghĩ khác đó, Cục Tin học hóa đã nâng cấp NGSP để cung cấp cho tất cả các đơn vị, bộ, tỉnh có nhu cầu. Thời gian triển khai kỹ thuật cho mỗi đơn vị trung bình là 1 ngày. Sau đó kết nối, đào tạo, chuyển giao mất khoảng 3-5 ngày.
Từ khi nâng cấp NGSP để phục vụ việc “dùng thử”, đến tháng 7/2020, toàn quốc đã có 55/63 tỉnh có LGSP, 8 tỉnh còn lại đều đang có kế hoạch triển khai, có đơn vị đang phê duyệt dự án, có đơn vị đang triển khai đấu thầu, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020; 19/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã có LGSP, 3 đơn vị còn lại đang trong quá trình đấu thầu, triển khai dự án.
Chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp
Một minh chứng nữa cho thấy hiệu quả vượt trội của cách nghĩ khác, cách làm mới, đó là trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Tính đến tháng 12/2019, Bộ TT&TT mới có 27% DVCTT mức 3, 17% DVCTT mức 4; toàn quốc có 26,68% DVCTT mức 3, 10,76% DVCTT mức 4.
Theo cách làm trước kia, mỗi bộ, tỉnh nâng mức độ DVCTT theo cách làm lần lượt, có thể đăng ký năm nay 10 DVCTT, sang năm 15 DVCTT. Thực tế cho thấy cách làm này không thực sự hiệu quả, tiến độ triển khai DVCTT nhìn chung còn chậm, số lượng hồ sơ DVCTT của người dân, doanh nghiệp rất thấp.
Cục Tin học hóa xác định cần phải chuyển từ tư duy cung cấp những gì đang có sang tư duy chủ động phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời đặt câu hỏi tại sao cơ quan nhà nước không chủ động cung cấp tất cả các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa?
Nghĩ khác - làm mới, Cục Tin học hóa đã phối hợp với Trung tâm Thông tin, Văn phòng Bộ TT&TT để triển khai áp dụng mô hình trước tiên tại Bộ TT&TT, nâng cấp cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa theo mô hình nền tảng, như vậy tất cả các dịch vụ công đều được triển khai đồng bộ, thống nhất.
Sau đó, Cục Tin học hóa triển khai cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến PayGov, kết nối với cổng dịch vụ công, cho phép người dân thanh toán trực tuyến. Điều này đồng nghĩa tất cả DVCTT mức 3 đã được đưa lên mức 4.
Đến tháng 7/2020, Bộ TT&TT và Bộ Y tế là 2 Bộ đầu tiên công bố đạt 100% DVCTT mức 4; toàn quốc có 30,69% DVCTT mức 3, 15,91% DVCTT mức 4. Vừa qua, Cục Tin học hóa đã phối hợp với Sở TT&TT Bến Tre, Sở TT&TT Tây Ninh và một số địa phương khác để phấn đấu đưa được tối đa DVCTT của các địa phương đó lên mức 4.
“Cục cũng đã có công văn gửi các sở TT&TT và đơn vị chuyên trách CNTT của các bộ, đề nghị kết nối với hệ thống PayGov để nhanh chóng đưa được các DVCTT mức 3 lên mức 4; xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai DVCTT theo mô hình mới, phấn đấu đạt tối đa DVCTT mức 4”, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa chia sẻ thêm.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh trình bày cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số tại Hội nghị trực tuyến Giao ban quản lý nhà nước tháng 7/2020 của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt. |
Quản lý bằng số liệu
Gần đây, công tác theo dõi, đôn đốc giám sát quá trình triển khai chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số cũng đã và đang được áp dụng những cách nghĩ khác, cách làm mới.
Từ trước đến nay, việc đánh giá thực tế triển khai vẫn thường được tiến hành qua mẫu báo cáo, phiếu khảo sát.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT là “muốn quản lý tốt thì phải đo đạc được, phải có số liệu”, trong năm 2020, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh triển khai hệ thống giám sát Chính phủ điện tử (EMC).
Hệ thống này có khả năng thu thập, đo đạc mức độ sử dụng cổng DVCTT, hệ thống thông tin một cửa, đánh giá được mức độ truy cập của người dân vào DVCTT, đánh giá được mức độ nộp, xử lý và trả kết quả DVCTT, kể cả thời gian từ lúc nộp đến lúc trả kết quả của mỗi hồ sơ.
“Đến nay, 50 tỉnh, 7 bộ đã và đang liên hệ với Cục Tin học hóa để triển khai kết nối, dữ liệu liên tục được gửi về hệ thống EMC, bao gồm dữ liệu người dân truy nhập vào DVCTT thế nào, đến từ đâu (mạng xã hội hay Google Search hay vào thẳng cổng DVCTT), họ xem trang nào, nộp hồ sơ nhiều nhất vào dịch vụ công nào...”, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh nói.
Sẵn sàng đồng hành với địa phương và doanh nghiệp
Với cách nghĩ “không chỉ làm vai trò ra văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp báo cáo mà còn đồng hành cùng các Sở TT&TT, các đơn vị chuyên trách về CNTT, qua đó chủ động tháo gỡ vướng mắc trong triển khai”, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh các hoạt động song phương giữa Cục với từng sở, từng đơn vị chuyên trách CNTT; tổ chức các buổi làm việc trực tuyến nhanh, hiệu quả trong khoảng 15-30 phút.
Chủ động tạo lập các nhóm làm việc trực tiếp giữa cán bộ của Cục với các cán bộ của sở, đơn vị chuyên trách CNTT, thời gian qua, Cục đã tổ chức được các buổi đào tạo cả trực tiếp và trực tuyến với 100 chuyên gia về CNTT của các sở, đơn vị chuyên trách, qua đó thiết lập được mạng lưới mà gần như tất cả các vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ sẽ được gửi trên các nhóm đến Cục Tin học hóa để xử lý kịp thời.
Về hoạt động đồng hành cùng các doanh nghiệp công nghệ số, với cách nghĩ “không chỉ là cơ quan quản lý nhà nước mà còn có vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp số tham gia vào chuyển đổi số quốc gia”, Cục Tin học hóa theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT đã tổ chức đều đặn Ngày thứ Sáu công nghệ với các sự kiện ra mắt nền tảng công nghệ.
“Đến giờ, Ngày Thứ Sáu công nghệ đã bước đầu có tiếng vang, có tác dụng. Rất nhiều doanh nghiệp công nghệ, thậm chí các startup, công ty ở Singapore đã liên hệ với Cục để giới thiệu các sản phẩm, nền tảng của mình, và đề nghị được tham gia ứng dụng công nghệ vào công cuộc phòng chống Covid”, Phó Cục trưởng Đỗ Công Anh cho hay.
Mặt khác, Cục Tin học hóa đã thu hút các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ động góp ý cho các văn bản, chính sách, chủ động hỗ trợ các bộ, tỉnh triển khai xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số.
Các địa phương thường chi 0,3% ngân sách nhà nước hàng năm cho CNTT. Với cách nghĩ “không coi đây là khoản chi, mà cần coi đây là khoản đầu tư và sẽ mang lại giá trị lớn hơn nhiều trong tương lai”, Bộ TT&TT liên tục làm việc với các địa phương, qua đó khuyến nghị các tỉnh dành ít nhất 1% chi ngân sách cho CNTT.
Bình Minh
50 triệu người dân cài đặt ứng dụng Bluezone, đó là mục tiêu mà Bộ TT&TT đề ra nhằm giúp Việt Nam nắm trong tay một công cụ hiệu quả để chống lại sự lây lan của Covid-19.
" alt=""/>Cách nghĩ và cách làm mới trong xây dựng Chính phủ số